-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận Quản trị Marketing - Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần phần Kỹ Nghệ thực phẩm Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài tiểu luận này tập trung vào phân tích chiến lược marketing của Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (VIFON) và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nó cũng nhấn mạnh vai trò của chiến lược marketing trong việc tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Quản trị marketing (QTMKT2023) 5 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Bài tiểu luận Quản trị Marketing - Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần phần Kỹ Nghệ thực phẩm Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài tiểu luận này tập trung vào phân tích chiến lược marketing của Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (VIFON) và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nó cũng nhấn mạnh vai trò của chiến lược marketing trong việc tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Môn: Quản trị marketing (QTMKT2023) 5 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ MARKETING THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẦM VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Ths.
Nhóm thực hiện: 02 Lớp: K64KDTPA
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên Lớp Mã Sinh Viên Hoàng Công Đạt K64KDTPA 641533 (nhóm trưởng) Phạm Thu Hoài K64KDTPA 642430 Nguyễn Bá Hoàn K64KDTPA 641420 Nguyễn Thị Hồng K64KDTPA 646128 Nga Nguyễn Thị Hảo K64KDTPA 641500 Trần Thị Thu K64KDTPA 646727 Nguyễn Thị Bích K64KDTPA 646018 Ngọc I. Mở Đầu
1, Giới thiệu vấn đề
Trong môi trường hoạt động kinh tế dưới sự trợ giúp của khoa học, công nghệ
hiện đại thì hoạt động marketing trở thành một trong những khâu then chốt
quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Các hoạt động marketing giúp
các quyết định trong sản xuất kinh doanh có cơ sở vững chắc hơn, doanh nghiệp
có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn nhằm thoải mãn mọi yêu cầu Mở của
khách hàng. Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì? Khối lượng bao nhiêu?
Sản phẩm có đặc điểm như thế nào? Cần sử dụng nguyên vật liệu gì? Giá bán
bao nhiêu? Thông qua chiến lược marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết
nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong
quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò của chiến lược marketing nói
chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động chiến lược đó
như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản
trị kinh doanh. Hiểu được tiềm năng của ngành hàng, sự tất yếu trong việc phát
triển chiến lược marketing của doanh nghiệp, nhóm được phân công làm đề tài
“ Phân tích chiến lược marketing của Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm
Việt Nam ” nhằm đào sâu, nghiên cứu chiến lược marketing hiện tại của công ty
và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
1.1 , Giới thiệu về doanh nghiệp
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam VIFON - Luôn vì hôm nay từ 1963
- Địa chỉ: 913 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
điện thoại: 028 3815 3947
- Công ty Vifon được thành lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1963. Qua hơn 50
năm hình thành và phát triển, Vifon ngày nay đã là một thương hiệu cung cấp
các sản phẩm sợi ăn liền, gia vị quen thuộc với người Việt Nam
- Những sản phẩm gắn liền tên tuổi của Vifon như phở Vifon, mì hoàng gia
Vifon, bánh đa cua Vifon, bột canh Vifon, tương ớt Vifon…
- Các giải thưởng mà Vifon đã được trao tặng như huân chương lao động hạng I
– II - III, đạt giải thưởng "thương hiệu việt được yêu thích nhất", "doanh nghiệp
xuất khẩu uy tín", sản phẩm phở ăn liền đạt top 10 giải thưởng thực phẩm toàn
cầu, người tiêu dùng bình chọn "hàng Việt Nam chất lượng cao" liên tiếp trong nhiều năm…
- Vifon có hơn 1.000.000 điểm bán hàng ở 64 tỉnh thành việt nam và 49 quốc
gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ba Lan, Anh, Nga, Đức…
Official website: www.vifon.com.vn
Youtube channel: www.youtube.com/VIFONCompany1963
Email liên hệ: pr@vifon.com.vn
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích chiến lược marketing hiện tại của công ty Vifon
- Đưa ra đề xuất để cải thiện những hạn chế, phát huy những điểm mạnh của
chiến lược marketing của Vifon
- Hiểu rõ được chiến lược marketing của Vifon từ đó tiếp thu tốt hơn môn học marketing thực phẩm Tham khảo:
+, https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/gioi-thieu-cong-ty-vifon- 994057
+, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/principle-
of-marketing/phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th/15550567
II. Phương pháp nghiên cứu:
2. Những phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra online qua bảng câu hỏi.
- Hình thức điều tra trọn mẫu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thủ công.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Mô tả các biến số: Tính tỷ lệ và trung bình.
+ Phân tích sự khác biệt: So sánh giữa các biến số.
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp thực nghiệm: quan sát, theo dõi.
- Phương pháp phi thực nghiệm: tạo bảng/phiếu khảo sát.
2.1 Các thông tin cần thu thập
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với
sản phẩm như mì ăn liền, cháo
- Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với hành vi tiêu dùng sản phẩm như mì ăn liền, cháo
-Thực trạng hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm cty
- Người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như chất
lượng dịch vụ, giá cả
- Các chương trình khuyến mại ảnh hưởng như thế nào đối với tâm lý của người tiêu dùng.
- Mức độ tiêu dùng, khả năng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm
- Từ các kết quả nghiên cứu, các dữ liệu đã phân tích đề xuất một số giải pháp
Marketing đến các nhà quản lý nhằm thu hút khách hàng cho cty Vifood
2.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
+ Số liệu được thu thập từ doanh số, số lượng khách hàng mua, giá trị đơn hàng
trên 1 ngày…Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập trên trang website chính thức của
công ty, các bài báo được đăng tải trên các trang chính thức, các tin tức qua báo chí.
+ Các công trình nghiên cứu và luận văn đã được công bố.
+ Các giáo trình về hành vi người tiêu dùng, quản trị marketing …
2.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp
* Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá điều chỉnh và bổ sung các biến
quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu nhập đầy đủ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tiến hành kiểm tra, làm sạch dữ
liệu, trong và sau khi mã hóa nhập dữ liệu
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
- Mean- Giá trị trung bình
Là giá trị trùng bình số học của một biến, được tính bằng tổng các quan sát chia cho số quan sát X =
Giá trị trung bình chịu sự tác động của các giá trị quan sát, do đó đây là thang
đo nhạy cảm nhất đối với sự thay đổi của các biến quan sát. -Variance- Phương sai
Là khái niệm dùng để đo lường mức độ phân tán của một tập hợp các giá trị
quan sát xung quanh giá trị trung bình của một tập quan sát đó. Phương sai bằng
trung bình các bình phương sai lệch giữa các giá trị quan sát đối với giá trị trung
bình của các quan sát đó. Người ta dùng phương sai để đo lường tính đại diện của
giá trị trung bình tương ứng, các tham số trung bình có phương sai tương ứng càng
lớn thì giá trị thông tin hay tính đại diện của giá trị trung bình đó càng nhỏ
Phương sai mẫu được tính bằng công thức sau:
-Standard deviation- Độ lệch chuẩn
Là một trong những công cụ dùng để đo lường độ phân tán của dữ liệu xung
quanh giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn chính bằng căn bậc hai của phương sai
2.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp thu thập tài liệu:
2.3.1 Ưu điểm:
– Việc áp dụng các phương pháp thu thập tài liệu này có một ưu điểm rất lớn
cho việc hệ thống số liệu, tình hình thực tế sử dụng cho việc phân tích đánh giá
thực trạng phát triển kinh tế – xã hội một cách chính xác nhât và toàn diện nhát
– Đồng thời thì việc sử dụng phương pháp thu thập tài liệu cũng được biết
đến trong một thủ tục thu thập thứ phát hoặc là thu thập trực tiếp thông qua điều
tra, khảo sát. Vậy, người xuất khẩu hoặc người bán cung cấp một thỏa thuận tín
dụng cho người mua. Việc gia hạn tín dụng được thực hiện thông qua hối phiếu có
thời hạn, có nghĩa là các tài liệu liên quan đến việc bán hàng hóa sẽ được chuyển
cho người mua hoặc người nhập khẩu sau khi họ đã chấp nhận và ký vào hối phiếu thời hạn.
Hối phiếu có thời hạn – một hối phiếu cho phép người mua thanh toán ở giai đoạn
sau – ràng buộc về mặt pháp lý người mua phải thực hiện thanh toán vào một ngày
xác định. Khi đến ngày quy định, ngân hàng thu tiền liên hệ với người mua để
thanh toán. Khi thanh toán đã được thực hiện, ngân hàng của người mua – còn
được gọi là ngân hàng thu – chuyển tiền cho ngân hàng của người xuất khẩu, sau
đó sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu / người bán.
=Đây là ưu điểm của pp thu thập số liệu
2.3.2 Nhược điểm
Bộ sưu tập chứng từ không cung cấp cho người bán hoặc nhà xuất khẩu
nhiều lựa chọn trong trường hợp người mua hoặc nhà nhập khẩu không thể đáp
ứng nghĩa vụ thanh toán. Đó là lý do tại sao các bộ sưu tập tài liệu phải được sử
dụng trong những điều kiện nhất định.
– Các điều kiện làm cho bộ sưu tập tài liệu trở nên lý tưởng bao gồm sự hiện
diện của mối quan hệ lâu dài và được thiết lập giữa người bán và người mua, thời
điểm mà quốc gia của người mua ổn định về kinh tế và chính trị, và trong các
trường hợp khi thư tín dụng không được người mua chấp nhận.
2.4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu phân tích :
2.4.1. Ưu điểm:
- Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện các hiện tượng mà tự
mình tạo ra các điều kiện, nên có khả năng tính đến một cách đầy đủ hơn các điều
kiện đó, cũng như những ảnh hưởng mà các điều kiện ấy gây ra cho đối tượng.
- Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện với những kết quả giống nhau,
chứng tỏ một mối quan hệ có tính quy luật và đảm bảo được tính tin cậy của đề tài.
2.4.2. Nhược điểm:
- Các điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt trong quá trình thực nghiệm,
có thể phá vỡ diễn biến tự nhiên của hiện tượng nghiên cứu (gây một trạng thái
tâm lý hồi hộp, lo lắng làm sai lệch các sự kiện thu được).
- Khó có thể dùng phương pháp này để nghiên cứu những hoạt động diễn
biến phức tạp trong tư tưởng, tình cảm con người.
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm Đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu
Thu thập nhanh it tốn kém chi phí Nhược
Tốn kém chi phí và thời gian khá
Đôi khi ít chi tiết, không đáp ứng đúng điểm nhiều nhu cầu nghiên cứu
2.5 Kết quả nghiên cứu
2.5.1 Tình hình cơ bản
Hiện tại, Vifon sử dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và đưa
vào hoạt động thường xuyên để khai thác tối đa công suất phục vụ cho thị trường.
Sản phẩm của Vifon xuất hiện tại 64 tỉnh thành trong cả nước, tổng số đại lý 500
đại lý. Thị phần khoảng 20% thị trường sản phẩm ăn liền, trong đó Miền Nam
chiếm 60%, Miền Bắc 40%. Sản phẩm Vifon đã xuất khẩu đến hơn 40 nước, trong
đó có nhiều thị trường đầy tiềm năng như Ba Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc,
Hàn Quốc, Malaysia. Doanh số xuất khẩu tăng lên bình quân 10%/năm. Công ty đã
4 năm liên tiếp được vinh dự lọt vào top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu.
2.6 Thực trạng chiến lược marketing của Công ty cổ phần kỹ nghệ Việt Nam (VIFON)
2.6.1 Tổng quan về chiến lược Marketing của Vifon
Là một trong những đơn vị đặt nền móng xây dựng nên ngành thực phẩm ăn liền
Việt Nam, VIFON đã trở thành thương hiệu quen thuộc và gắn bó với người tiêu
dùng thông qua nhiều sản phẩm sợi ăn liền và gia vị. Tọa lạc trên khuôn viên rộng
67.000 m2, với năng lực sản xuất lớn, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu
tâm huyết, công ty đã không ngừng hiện đại hóa thiết bị và đầu tư mạnh vào
nghiên cứu nhằm tạo nên nhiều sản phẩm chất lượng cao cấp.
Luôn đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, các sản phẩm
của VIFON cam kết không sử dụng phẩm màu tổng hợp, không chỉ đáp ứng đầy
đủ các quy định về chất lượng thực phẩm trong nước mà còn nhận được sự chấp
thuận từ nhiều quốc gia có tiêu chuẩn quản lý chất lượng khắt khe như: Mỹ, Úc,
Nhật và các nước Châu Âu.
Phải khẳng định rằng, việc cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền chỉ bắt đầu bùng
nổ và một xu hướng phát triển kinh doanh dựa vào tiếp thị hình ảnh, truyền thông
chỉ thực sự xuất hiện khi liên doanh sản xuất mì Vifon Acecook hình thành vào năm 1993.
Hiện tại, Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia
Foods đứng thứ 2 với 14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%) và Masan Consumer (9,2%).
2.6.2 Chiến lược Marketing của Vifon – Chiến lược sản phẩm của Vifon.
Mặc dù, một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu nên Vifon bị mất thị phần,
nhưng cũng đã kịp nhận ra và quay về để giành lại lợi thế. Cuộc cạnh tranh trong
ngành mì ăn liền ngày càng trở nên khó kiểm soát. Marketing mì ăn liền mỗi công
ty là khác nhau về chiến lược, nhưng nó luôn đổi mới không ngừng do phân khúc
thị trường bình dân bị cạnh tranh khốc liệt vì hàng loạt những doanh nghiệp đầu tư
trong khu vực này. Không chịu áp lực của cạnh tranh, Vifon đã thay đổi chiến lược
bằng cách tạo thêm nhiều sản phẩm mới hướng đến những nguyên liệu như gạo,
bún, phở, bánh đa cua và làm chủ công nghệ sản xuất những mặt hàng này.
• Chiến lược phát triển: Công ty đã thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng
trong từng thời kỳ bằng cách thường xuyên tung ra thị trường những mặt
hàng mới. Từ năm 60 mặt hàng trong năm 1998, đến nay công ty đã phát
triển hơn 90 mặt hàng chính và phụ.
• Chiến lược thu hẹp: Với dòng sản phẩm phở ráo, phở khô của công ty thì
công ty chỉ kinh doanh trên thị trường trong một thời gian không dài.
• Chiến lược cải biến: Vifon con rất chú trọng đến việc thiết kế bao bì, sản
phẩm trong dòng sản phẩm của công ty luôn được cải tiến mẫu mã, được
đóng gói dưới nhiều hình thức như gói, tô, cốc, khay… Thiết kế bao bì cho
sản phẩm có sự khác biệt giữa các thị trường. Nhãn hiệu mì Hoàng Gia của
công ty có nhiều chủng loại và hương vị đáp ứng khẩu vị đặc trưng của 4
vùng miền đất Việt như: Mì thịt bằm, bún giò heo, Bún măng giò heo, Bánh
đa cua, phở bò, hủ tíu Nam Vang, v.v
2.6.3 Chiến lược giá của Vifon.
Nếu Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công
nghệ Nhật Bản thì Chiến lược Marketing của Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một
thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin thông qua
mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao.
Không dừng lại ở đó, Vifon còn đang là doanh nghiệp duy nhất có công nghệ sản
xuất các loại súp riêu cua, thịt hầm,…mạnh về các loại gia vị bột canh, tương ớt,
lắc rắc,…Có thể nói Vifon có năng lực cạnh tranh rất tốt. Vì vậy, giá của Vifon mặc
dù trải rộng đa dạng về nhiều phân khúc với từng thương hiệu khác nhau nhưng
nhìn chung vẫn cao hơn mức trung bình của ngành hàng do những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.
2.6.4 Chiến lược phân phối của Vifon.
Sản phẩm của Vifon hướng đến hai thị trường chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Ở thị trường nội địa, Chiến lược Marketing của Vifon đã lựa chọn thị trường theo
chính sách bao phủ thị trường và phân thành các khu vực thị trường với các sản
phẩm khác nhau như: thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thị trường khu vực miền
Đông Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực duyên hải miền
Trung, thị trường phía Bắc,….
Ở thị trường xuất khẩu, từ năm 1993, công ty đã bắt đầu phát triển thị trường sang
Đông Âu, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như
Ba Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Malaysia ,…, thị trường chủ lực
của công ty là thị trường Châu Âu.
2.6.5 Chiến lược chiêu thị của Vifon.
Với lợi thế là một trong những công ty đi đầu về những sản phẩm đậm chất Việt
như Phở, bánh đa cua, hủ tiếu… Vifon đang dần khẳng định vị thế của một công ty
đứng đầu về những sản phẩm truyền thống. Cùng với đó là những chiến dịch chiệu
thị truyền thông mang nét bản sắc của Việt Nam như những video quảng cáo sản
phẩm với Việt Phục truyền thống, hay những hình ảnh của 64 dân tộc Việt Nam.
Cũng như định hình hương vị của người tiêu dùng Việt bằng những slogan như “Vị ngon chuẩn vị”
2.6.6 Đối thủ cạnh tranh của công ty Vifon
Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng
hiếm có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn người nghèo
như nó. Và vì vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì xem ra khá hấp dẫn.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều
nhất châu Á. Trong các năm qua, VIFON gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các
doanh nghiệp khác trong nước với các thương hiệu khá quen thuộc như Mì Vị
Hương, Miliket, Colusa, Vina-Acecook (cho các sản phẩm ăn liền), Knorr, Maggie,
Chinsu... (cho các sản phẩm bột canh, viên canh) và đặc biệt là các hãng mì tư
nhân với quy mô nhỏ liên tục giảm giá sản phẩm của họ trên thị trường. Gần đây
nhất, sự xuất hiện của Mì Vua Bếp, Mì Unif,... của tập đoàn đa quốc gia Uni-
President với đầu tư khá lớn về quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện thông tin
đại chúng đã tạo thêm một đối thủ cạnh tranh lớn cho các sản phẩm ăn liền của VIFON.
Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của Vina Acecook (100%
vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Ngay sau đó là Asia Food
(100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần với các thương hiệu Gấu Đỏ,
Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất là Trứng Vàng. Tại các siêu thị,
trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina Acecook, Asia
Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần
với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước
ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu
mã lẫn giá cả. Trong năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì
ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%. 2.7 Kết quả
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử trong suốt chiều dài 58 năm phát triển,
đến nay thương hiệu VIFON đã trở thành thương hiệu được người tiêu dùng tin
yêu lựa chọn không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn vì các hoạt động vì cộng
đồng ý nghĩa như hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đóng góp vào quỹ Vắc xin
phòng chống Covid 19 của Chính Phủ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch….
Cùng với việc triển khai các chiến dịch truyền thông quanh năm với hàng chục
thương hiệu khác nhau, Chiến lược Marketing của Vifon còn rất mạnh mẽ với các
hoạt động Marketing Thương Mại (Trade Marketing) tại điểm bán, thâm nhập sâu
vào hầu hết các điểm bán lẻ trên toàn quốc.
⇨ HIỆN NAY SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CÓ MẶT Ở HẦU KHẮP CÁC
TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG
NƯỚC NGOÀI. THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA: CÔNG TY CÓ HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI RỘNG KHẮP SONG VẪN CHỈ TẬP TRUNG CHỦ
YẾU Ở KHU VỰC PHÍA NAM (TRỌNG ĐIỂM Ở TPHCM), TIẾP ĐẾN
LÀ MIỀN BẮC (TRỌNG ĐIỂM LÀ TP HÀ NỘI) CÒN MIỀN TRUNG TIÊU THỤ ÍT NHẤT. Khu vực Số lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Miền Bắc 17.248 37 Miền Trung 8.062 17 Miền Nam 21.36 46 Cả nước 46.67 100
Bảng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực trong nước năn 2019
Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt nam (VIFON) đã xác định được kích
thước sản phẩm phù hợp với nguồn lực của Công ty. Với kích thước sản phẩm như
vậy đã phần nào phản ánh sự đa dạng, phong phú về sản phẩm của VIFON. Nhu
cầu về các sản phẩm thực phẩm luôn có sự đổi mới, vì vậy các sản phẩm đòi hỏi
phải có sự cập nhật. Nắm bắt được điều này, Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm
Việt Nam (VIFON) luôn đưa ra các sản phẩm mới, độc đáo, thu hút sự chú ý và
tiêu dùng của khách hàng.
Các chính sách Marketing-Mix hỗ trợ chính sách sản phẩm của Công ty đựợc sử
dụng linh hoạt giúp công ty quảng bá đựợc sản phẩm, tiêu thụ được nhiều hàng hoá
hơn, tăng doanh thu và tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với mong muốn áp
dụng kỹ thuật mới nhất của công nghệ 4.0, công ty đã áp dụng các công nghệ sản
xuất hiện đại để tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với mong muốn của khách
hàng, song song với đó là triển khai việc bán hàng thông qua các kênh phân phối
gián tiếp. Kênh này chiếm khoảng 80% doanh thu cho VIFON. Cách bán hàng như
vậy đã xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, nắm bắt được những nhu cầu
mới và xu hướng mới của khách hàng để có thể điều chỉnh chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Công tác nhân sự được công ty chú trọng từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, đánh giá
kết quả, quy hoạch, bổ nhiệm. Bước đầu đã xây dựng được đội ngũ cán bộ am hiểu
chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng làm việc độc lập. Bộ máy của công ty được
xây dựng khá hoàn chỉnh, các phòng, khu vực có khả năng giải quyết hầu hết các
tình huống kinh doanh trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng được trang bị kiến thức đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ của công ty và
thường xuyên cập nhật điểm mới, điểm cải tiến của sản phẩm, nắm chắc quy trình
xử lý nghiệp vụ đang cung cấp cho thị trường sản phẩm có chất lượng và được khách hàng đánh giá cao.
Chiến lược quảng bá sản phẩm dịch vụ được công ty quan tâm, hàng năm công ty
đều có kế hoạch ngân sách cho hoạt động này. Trong thời gian qua công tác quảng
cáo tuyên truyền gắn liền với chính sách truyền thông qua mạng xã hội (website,
facebook..) được đánh giá cao.
Cùng với cơ cấu lại các dòng sản phẩm, lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu,
chiến lược đầu tư cho dịch vụ sau bán hàng - yếu tố then chốt giúp công ty phát
triển bền vững đã được quan tâm đúng mức. 2.8 Hạn chế
Sản phẩm thực phẩm liên quan đến lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng, chính
vì vậy thủ tục pháp lý rất phức tạp. Do đó, xây dựng một chính sách sản phẩm mới
và đưa ra thị trường là một quá trình khó khăn đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ, kinh phí.
Trên thực tế, Marketing là hoạt động mới được đầu tư, quan tâm trong những năm
gần đây tại VIFON, vì vậy khi tiến hành các hoạt động Marketing, các marketer tại
VIFON chưa thực sự chú trọng đến những khâu trọng điểm như: nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu hành vi, đặc điểm tâm lý của người tiêu dùng…đây là hạn chế
lớn trong chiến lược marketing của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại.
Bên cạnh đó, với cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ kỹ thuật số và sự đa dạng
của truyền thông là điểm thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với VIFON trong
việc lựa chọn các phương tiện quảng cáo hiệu quả. Thị trường ngày càng mở rộng
và phát triển, các công ty thực phẩm nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt
Nam ngày càng nhiều, nhiều công ty thực phẩm trong nước được thành lập đã làm
cho thị trường trở nên cạnh tranh khốc liệt, gây khó khăn cho hoạt động nghiên
cứu và phát triển chiến lược sản phẩm của VIFON
2.8.1 Các yếu tố ảnh hưởng
2.8.1.1 Các yếu tố vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu nằm ngoài công ty, chúng tạo ra cơ
hội cùng nhiều nguy cơ đối với các công ty. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều
yếu tố nhưng xét trong hoàn cảnh thực tế, công ty ViFon chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
2.8.1.2 Các yếu tố kinh tế
• TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi
đáng kể theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở nâng cao đời
sống nhân dân, dẫn đến tăng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển và
tạo nguồn cho đầu tue phát triển… Tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành
kinh tế nói chung và ngành thực phẩm nói riêng. Tuy nhiên, theo đó yêu cầu
của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng cao hơn. • TỶ LỆ LÃI SUẤT:
Lãi suất tiền gửi và vay thấp dẫn đến tăng cầu đầu tư, tăng cầu tiêu
dùng là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế trong đó có ngành
thực phẩm. Việc huy động vốn cho công ty cũng dễ dàng hơn.
• VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN:
Hiện nay chúng ta vẫn đang trong tình trạng nhập siêu. Xu hướng tỷ giá hối
đoán giữa tiền Việt Nam và đồng ngoại tệ hiện nay thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu của công ty. Song do xu hướng biến động tỷ giá hối đoái làm cho
chí hoạt động nhập khẩu vẫn còn ở mức cao làm cho giá thành sản phẩm có
số dư nguyên vật liệu ngoại nhập vẫn cao, điều này ảnh hưởng tới khả
năng tiêu thụ và lợi nhuận của công ty.
2.8.1.3 Các yếu tố công nghệ
Ngành thực phẩm là một ngành có truyền thống phát triển lâu đời, công
nghệ chế biến và sản xuất đã đạt đến mức độ khá hoàn thiện. Ít có sự biến
động mang tính huỷ diệt nhanh chóng đối với công nghệ hiện đại như trong
một số ngành công nghệ thông tin hay viễn thông. Tuy nhiên, cũng như các
ngành khác, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định tới chất
lượng sản phẩm, đặc biệt khi nền sản xuất phát triển theo hướng cơ khí hoá,
tự động hoá. Công nghệ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vòng đời của sản phẩm ngày
càng ngắn lại, vòng đời của dây chuyền công nghệ cũng rút ngắn. công nghệ
quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.Thực trạng này sẽ đặt
công ty trong cơ hội phát triển đồng thời cũng buộc công ty đối mặt với yêu
cầu đổi mới để có thể thích ứng với môi trườn 2.8.1.4 Yếu tố xã hội
Hiện nay,dân số nước ta hơn 90 triệu người và số dân thế giới là hơn 7
tỷ . Đây là tiềm năng lớn cho các ngành sản xuất, đặc biệt là hàng tiêu dùng
trong đó có ngành thực phẩm. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của dân số
thì thị trường cũng mở rộng. Đây là xu hướng chuyển biến tốt tạo nhiều cơ
hội cho sự phát triểncủa công ty ViFon.
2.8.1.5 Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng tới nguồn lực đầu vào của công ty.
Việc sản xuất của công ty còn chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu.Nếu
thời tiết thuận lợi thì nguồn nguyên liệu cho công ty phong phú hơn
Bên cạnh đó yêu cầu về tiêu chuẩn chất thải công nghiệp, vệ sinh môi trường,
an toàn lao động … làm cho công ty phải tăng chi phí, ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm
2.8.1.6 Các yếu tố chính trị
Sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế nhà nước ta đã đem đến cho doanh
nghiệp một môi trường mới. Tuy nhiên do đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ
chế, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều điều chưa hợp lý. Xét về cơ chế và hệ
thống pháp lý hiện nay, có một số điểm cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động của công ty ViFon
Chủ trương phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu nguồn ngoại tệ của Đảng và nhà nước ta là
điều kiện thuận lợi cho công ty. Do công ty đang có chủ trương mở rộng sản
xuất hướng mạnh vào trong nước ( 80 - 90% sản phẩm của công ty hiện đang
được tiêu thụ trong nước)
Sù ra đời của thuế VAT đã khắc phục được tình trạng đánh thuế trùng.
Các điều luật về bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm yêu cầu công ty
phải đầu tư để xử lý chất thải.
2.8.1.7 Các yếu tố vi mô
Môi trường vi mô bao gồm tất cả các yếu tố liên quan chật chẽ đến doanh nghiệp
và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ khách hàng. Có
nhiều nhóm yếu tố, nhưng có những yếu tố cơ bản được xem xét tới đó là: Nhóm
các nhà cung ứng, những người môi giới Marketing, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh, công chúng trực tiếp. * Giải pháp
Trong khi các công ty khác không ngừng đẩy mạnh các hoạt động marketing thì
Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam(VIFON) chưa thực sự quan tâm
đến vấn đè này.Vì vậy,để đẩy mạnh hoạt động marketing cho VIFON cần xem xét những đề xuất sau
-Marketing online:sử dụng các công cụ E-marketing như Youtube Ads, Google Ads,..
-Marketing trực tiếp:giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và cho người
tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó.
-Marketing truyền thống:ví dụ như phát quảng cáo trên tivi
-Khuyến mãi:Để kích thích người tiêu dùng cần đưa ra những chương trình khuyến
mãi “Mua 1 thùng tặng 3 gói’’ hoặc là “Tặng kèm chén,đĩa,ly…khi mua sản phẩm”
IV. Kết Luận
Chiến lược marketing của VIFON tập trung nghiên cứu, phát triển những sản phẩm
phù hợp với mọi đối tượng khách hàng mục tiêu để dễ dàng phát triển với chiến
lược đã đề ra để mở rộng thị trường tiêu thụ, với lợi thế về thương hiệu và hàng
loạt những sản phẩm đã được người tiêu dùng biết tới và chấp nhận sử dụng qua
một thời gian rất dài , đặc biệt VIFON đã có nhiều sản phẩm có mặt tại nước ngoài
điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng phục vụ người tiêu dùng trong nước và
nước ngoài. Những nghiên cứu về marketing trên của nhóm tôi đã cho thấy những
lợi thế tiềm năng cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải áp dụng
những chiến lược marketing.
Một số giải pháp chúng tôi đặt ra nhằm thực hiện chiến lược đó bao gồm các chiến
lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về khuyến mãi, chiến lược chiêu thị
Điểm nổi bật mà bài phân tích đem lại cho mọi người là hiểu hơn về Công ty Cổ
Phần Kỹ Nghệ Việt Nam đặc biệt là chiến lược marketing của doanh nghiệp
VIFON cũng như những điểm mạnh của doanh nghiệp và những điểm chưa được
tốt của doanh nghiệp để cải thiện.