Bài tiểu luận : Theo công ước CEDAW, ở Việt Nam hiện nay vấn đề thực hiện theo CEDAW đã và đang được kết quả như thế nào. Những tồn tại và biện pháp khắc phục. nêu dẫn chứng trong lĩnh vực chính trị | Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Bài tiểu luận : Theo công ước CEDAW, ở Việt Nam hiện nay vấn đề thực hiện theo CEDAW đã và đang được kết quả như thế nào. Những tồn tại và biện pháp khắc phục. nêu dẫn chứng trong lĩnh vực chính trị | Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tài liệu gồm 30 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
MÔN: PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÔNG BÀI TIỂU LUẬN
Theo công ước CEDAW, ở Việt Nam hiện nay vấn đề thực hiện theo
CEDAW đã và đang đạt được kết quả như thế nào. Những tồn tại và biện
pháp khắc phục. Nêu dẫn chứng trong lĩnh vực chính trị
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài
Nhóm thực hiện: Tiêu Dao+5 (Nhóm 1) - Lớp QLKT 02 K24 NỘI DUNG CHÍNH I. CÔNG ƯỚC CEDAW
1.1. Giới thiệu chung về Công ước CEDAW
1.2. Các nguyên tắc trong Công ước CEDAW
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CEDAW Ở VIỆT NAM 2.1. ĐIỀU 6 2.2. ĐIỀU 7, ĐIỀU 8 2.3. ĐIỀU 10 2.4. ĐIỀU 11 2.5. ĐIỀU 14 2.6. ĐIỀU 16
III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
IV. DẪN CHỨNG TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ V. KẾT LUẬN I. CÔNG ƯỚC CEDAW
1.1. Giới thiệu chung về Công ước CEDAW
Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (tiếng Anh:
Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women,
viết tắt là CEDAW) là một công ước quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc chấp thuận năm 1979. Được mô tả như một Tuyên ngôn nhân quyền
quốc tế cho phụ nữ, công ước này có hiệu lực từ ngày 03/09/1981.
Tính đến nay, đã có 188 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công
ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên Hợp Quốc. Công ước chính thức có hiệu
lực với Việt Nam ngày 19/3/1982.
1.2. Các nguyên tắc trong Công ước CEDAW
Nguyên tắc 1: Bình đẳng thực chất
Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử
Nguyên tắc 3: Nghĩa vụ quốc gia I. CÔNG ƯỚC CEDAW
Nguyên tắc 1: Bình đẳng thực chất
Trong cách tiếp cận hình thức: Xã hội không cho rằng nam giới và phụ nữ
có sự khác biệt, cách tiếp cận này không tính đến những nhu cầu đặc biệt của phụ nữ.
Trong cách tiếp cận bảo vệ: Phụ nữ mất cơ hội vì họ được coi là dễ tổn
thương và bị cấm tham gia vào một số hoạt động
Theo cách tiếp cận điều chỉnh: Việc thay đổi môi trường để mang lại lợi
ích bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ được ưu tiên.
Bình đẳng thực chất đảm bảo rằng phụ nữ có được bình đẳng và cơ hội, sự
bình đẳng trong tiếp cận những cơ hội đó và bình đẳng trong thụ hưởng
kết quả hay lợi ích. I. CÔNG ƯỚC CEDAW
Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử
Có rất nhiều luật và chính sách hiện hữu mà đáng lẽ là mang lại lợi ích cho
phụ nữ nhưng lại không tính đến sự phân biệt đối xử có tính lịch sử nên đã
hạn chế phụ nữ thụ hưởng các quyền đó.
Nguyên tắc 3: Nghĩa vụ quốc gia
Các quốc gia thành viên của công ước CEDAW cần hành động một cách
tích cực, nghĩa là nhà nước có trách nhiệm giải trình cho mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ kể cả ở lĩnh vực công hay tư để ngăn ngừa
phân biệt đối xử, cấm phân biệt đối xử, xác định phân biệt đối xử và đưa ra
các biện pháp sửa sai, trừng phạt những hành vi phân biệt đối xử, thúc đẩy
quyền của phụ nữ và bình đẳng thông qua các biện pháp tích cực và đẩy
mạnh bình đẳng trên thực tế
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CEDAW Ở VIỆT NAM
Công ước CEDAW bao gồm 30 điều, được chia thành 6 phần:
Phần I (điều 1 - điều 6): Đề cập đến khái niệm "phân biệt đối xử" và cam
kết của các nước thành viên trong việc bảo đảm các quyền bình đẳng và
các cơ hội phát triển cho phụ nữ.
Phần II (điều 7 - điều 9): Đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vực chính trị.
Phần III (điều 10 - điều 14): Đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh
vực kinh tế - xã hội - văn hóa.
Phần IV (điều 15 - điều 16): Đề cập đến các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực dân sự.
Phần V (điều 17 - điều 22) và phần VI (điều 23 - điều 30): Đề cập đến vấn
đề thi hành và hiệu lực của Công ước CEDAW
ĐIỀU 6: BUÔN BÁN VÀ BÓC LỘT PHỤ NỮ LÀM MẠI DÂM Tình hình thực hiện:
Trung bình mỗi năm, cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện khoảng
500 vụ, lừa bán 1000 nạn nhân, trong đó gần 80% là phụ nữ, trẻ em.
Năm 2015, các ngành tư pháp phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét
xử nghiêm minh các vụ án mua bán người (tỷ lệ điều tra đạt 86%, xét xử
đạt 98%). Các lực lượng chức năng đã xác minh, giải cứu, tiếp nhận và tự
trở về 644 nạn nhân, trên 80% nạn nhân trở về được hỗ trợ ban đầu.
Từ 2016 đến nay, lực lượng chức năng bộ đội biên phòng cũng đã phối
hợp với các lực lượng chức năng khác đấu tranh thành công 8 chuyên án
về mua bán người, phát hiện, xử lý 80 vụ với 48 đối tượng, giải cứu 115 nạn nhân.
ĐIỀU 6: BUÔN BÁN VÀ BÓC LỘT PHỤ NỮ LÀM MẠI DÂM Tình hình thực hiện:
Luật hình sự Việt Nam đã tội phạm hóa và trừng phạt nghiêm khắc với
khung hình phạt có thể đến mức tử hình những hành vi xâm hại tình dục
như: hiếp dâm (Điều 111), hiếp dâm trẻ em (Điều 112), cưỡng dâm (Điều
113), cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), giao cấu với trẻ em (Điều 115).
Những hành vi khác làm tổn hại đến quyền tự do và an toàn tình dục cũng
bị Bộ Luật Hình sự tội phạm hóa và trừng phạt nghiêm khắc như: mua
bán người vì mục đích mại dâm (điểm a khoản 2 Điều 119); mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để đưa vào hoạt động mại dâm (điểm h khoản
2 Điều 120), chứa mại dâm (Điều 254), môi giới mại dâm (Điều 255).
ĐIỀU 6: BUÔN BÁN VÀ BÓC LỘT PHỤ NỮ LÀM MẠI DÂM Tồn tại:
Hệ thống luật pháp về phòng chống buôn bán người thiếu đồng bộ, chưa
thống nhất, hợp tác quốc tế với các nước có liên quan thiếu chặt chẽ.
Công tác quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý nhà nước tại các khu vực biên
giới, nhất là các tuyến đường bộ còn sơ hở, thiếu sót, lực lượng mỏng
không kiểm soát được các đường tiểu ngạch, lối mòn ở khu vực biên giới
nên bọn tội phạm lợi dụng đưa người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em qua biên
giới bán, tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép...
ĐIỀU 7, 8: QUYỀN PHỤ NỮ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Tình hình thực hiện:
Điều 26 (Hiến pháp 2013): Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để
phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
Điều 27: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020:
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh
đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. •
Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016
– 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
ĐIỀU 7, 8: QUYỀN PHỤ NỮ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Tình hình thực hiện: •
Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên
95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. •
Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt
là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động
Cán bộ nữ đều có cơ hội đại diện cho Chính phủ Việt Nam trên các diễn
đàn quốc tế và tham gia vào các hoạt động quốc tế.
ĐIỀU 7, 8: QUYỀN PHỤ NỮ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Tồn tại:
Phụ nữ chỉ chiếm thiểu số trong mọi cấp hoạch địch chính sách trong đời
sống chính trị, kinh tế và xã hội:
Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạt dưới 10% trong 3
nhiệm kỳ gần đây nhất.
Số phụ nữ nắm vị trí lãnh đạo đang giảm. Ví dụ, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí
bộ trưởng và tương đương đã giảm từ 12% trong giai đoạn 2007-2011
xuống còn 4,5% trong giai đoạn 2011-2016. Những vị trí cao trong lĩnh
vực thực thi pháp luật như công an, kiểm sát và tòa án phần lớn vẫn do nam giới nắm giữ.
ĐIỀU 10: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Tình hình thực hiện:
Trong mục tiêu “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020”, nêu rõ:
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm
sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt
90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm
2020. Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020
Cơ hội học tập và phương thức đánh giá kết quả của Nam và Nữ là như nhau ở mọi cấp học
Thành tích của các vận động viên nữ trong lĩnh vực thể thao là rất nổi trội
ĐIỀU 10: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Tồn tại:
Tiếp cận giao dục còn khó khăn đối với chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số
Chưa thực đồng bộ các lĩnh vực khác nên phụ nữ chưa được trao cơ hội
học tập một cách thực chất
Đầu tư cho phụ nữ trong lĩnh vực thể thao vẫn còn chưa tương xứng với
thành quả và phần lớn vẫn chưa mang tính chất thừa nhận.
ĐIỀU 11: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM Tình hình thực hiện:
Điều 5 Bộ luật Lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự
do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề
nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”
Khoản 1 Điều 109: “Nhà nước đảm bảo quyền làm việc cho phụ nữ bình
đẳng về mọi mặt với nam giới...
Khoản 2 Điều 111, Bộ luật Lao động: Người sử dụng lao động phải ưu tiên
nhận lao động nữ vào làm việc khi họ có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn vào
công việc phù hợp với cả nam và nữ.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ tăng và đạt ở mức cao -
cao hơn nhiều nước trong khu vực và thế giới
ĐIỀU 11: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM Tồn tại:
Thực tế, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới khi tìm việc làm
và khi có việc, họ phải nhận mức lương thấp hơn và ít phúc lợi hơn so với
nam giới làm cùng một công việc.
Có nhiều thông báo tuyển dụng lao động chỉ tuyển nam, nếu tuyển LĐN
thì yêu cầu phải cam kết thời gian lấy chồng, sinh con cùng với các yêu
cầu khác về chiều cao, ngoại hình... (20% trong số 12.300 quảng cáo tuyển
dụng trên các mạng việc làm lớn tại Việt Nam yêu cầu rõ về giới tính)
Lao động nữ chủ yếu làm những công việc đơn giản, không có nhiều cơ
hội được tiếp cận với việc làm trình độ cao
ĐIỀU 14: QUYỀN PHỤ NỮ NÔNG THÔN Tình hình thực hiện:
Gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, lao động nữ nông thôn
chiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
(riêng nông nghiệp, lao động nữ chiếm 56,29%) và họ, hiện đang sản xuất
ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp
Điểm b Khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới: Lao động nữ khu vực nông
thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư theo quy định của pháp luật
Kết luận số 97-KL/TW ngày 9-5-2014 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Việc bảo đảm quyền của phụ nữ nông thôn không chỉ là nghĩa vụ của
Đảng và Nhà nước mà còn là một trong những giải pháp hữu hiệu góp
phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
ĐIỀU 14: QUYỀN PHỤ NỮ NÔNG THÔN Tồn tại:
Phần lớn phụ nữ nông thôn ít được đào tạo nghề, vì vậy thường tham gia
lao động giản đơn và có thu nhập thấp.
Phụ nữ nông thôn bị hạn chế khi tham gia quản lý xã hội: Nhiệm kỳ 2010-
2015, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy ở xã chỉ đạt 18,01%; tỷ lệ nữ trong
Đảng ủy ở cấp xã chỉ 18%, trong đó chỉ có 7, 25% Bí thư Đảng ủy xã là nữ
Môi trường lao động, sức khỏe phụ nữ nông thôn chưa được quan tâm đúng mức
ĐIỀU 16: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ Tình hình thực hiện:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đã khẳng định một trong những
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là “Hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng“.
Điều 39, Luật Dân sự 2015 quy định: Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn,
quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được
nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác
trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Điều 213, Luật Dân sự 2015 quy định: 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở
hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát
triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho
nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
ĐIỀU 16: QUYỀN PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ Tình hình thực hiện:
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra chỉ
tiêu cụ thể tại Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình,
từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới:
Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình
của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020.
Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân
của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe,
được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
Đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực
gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
Pháp lệnh Dân số năm 2003, được sửa đổi bổ sung năm 2009