-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận Tìm hiểu về chế định về chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ luật dân sự Việt Nam được kỳ họp quốc hội khoá IX thông qua ngày 28/10/1995, công bố ngày 9/11/1995 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1996. Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Pháp luật đại cương (BK.HCM)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về chế định về chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam.”
Nhóm học phần: 010100500438
Sinh viên thực hiện: Đỗ Chí Thành
Mã số sinh viên: 2151170083 Lớp:QG21 lOMoARcPSD|47206521
TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2022 lOMoARcPSD|47206521 MỤC LỤC PHẦN
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. Mục đích nghiên cứu đề tài...............................................................................1
II. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.....................................................2
III. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
IV. Tài liệu tham khảo và nghiên cứu...................................................................3
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG BỘ
LUẬT DÂN SỰ.....................................................................................................4
1.Những khái niệm cơ bản.....................................................................................4
2. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam........................5
3. Đối tượng của quyền sở hữu..............................................................................6
4.Các hình thức sở hữu..........................................................................................7
4.1 Sở hữu toàn dân...............................................................................................7
4.2 Sở hữu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội...........................................8
4.3 Sở hữu tập thể..................................................................................................8
4.4 Sở hữu tư nhân.................................................................................................9
4.5 Sở hữu tổ chức, xã hội – nghề nghiệp.............................................................9
4.6 Sở hữu hồn hợp................................................................................................9
4.7 Sở hữu chung.................................................................................................10
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU....................................................11
1. Quyền chiếm hữu.............................................................................................11
2. Quyền sử dụng.................................................................................................11
3.Quyền định đoạt................................................................................................11
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................12 lOMoARcPSD|47206521 1 MỞ ĐẦU
I. Mục đích nghiên cứu đề tài
Bộ luật dân sự Việt Nam được kỳ họp quốc hội khoá IX thông qua ngày
28/10/1995, công bố ngày 9/11/1995 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1996.
Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, môi trường thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trên cơ sở thừa kế và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam có từ trước
đến nay, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, BLDS có vị trí quan trọng trong hệ
thống pháp luật nước nhà, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng
lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về
dân sự. Đó là thành quả trí tuệ của nhân dân ta trong nhiều năm xây dựng và
hoàn thiện một cách có hệ thống những quy định pháp lý cơ bản về các quan hệ
dân sự. Việc ban hành BLDS là một yếu tố khách quan nhằm thiết lập một trật tự
pháp lý trong lĩnh vực dân sự, tạo điều kiện cho các quan hệ dân sự phát triển
trong cuộc sống, thống nhất pháp điểm hoá và các quy định của pháp luật dân sự trong nhiều văn bản.
BLDS góp phần đảm bảo cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ
gìn và pháp huy truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, thuần phòng mỹ tục
và bản sắc văn hoá dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ sau cách mạng tháng tám và đặc biệt là trong giai đoạn cả nước tiến
hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự
phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng cụ thể. Các văn bản pháp luật được lOMoARcPSD|47206521 2
ban hành trong thời kỳ này thường có hình thức pháp luật cao, có nhiều nội dung
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới. Nhiều
quy định đã thể hiện được những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: kinh tế
là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những cơ sở vật chất quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống, an cư lạc nghiệp của các
cá nhân, cộng đồng chế định về quyền sở hữu giữ vai trò trọng tâm trong các chế
định dân sự. Trong mọi xã hội, phương thức chiếm hữu cơ sở vật chất và chế độ
sở hữu là điểm đặc trưng có ý nghĩa quyết định. Qua thực tiễn những năm thực
hiện đường lối đổi mới về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhận thức của chúng ta về chế độ sở hữu, vai trò của các chế độ sở hữu và hình
thức sở hữu tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không còn giản đơn
như trước đây. Ngoài việc tiếp tục khẳng định vai trò chỉ đạo, nền tảng của sở
hữu toàn dân, Nhà nước ta còn khuyến khích, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội
theo chủ trương đường lối của Đảng.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc áp dụng các chế định pháp luật về
quyền sở hữu vẫn đang gặp khó khăn, các tranh chấp về quyền sở hữu diễn ra rất
phức tạp. Việc giải quyết liên quan đến rất nhiều các chế định pháp lý khác, đặc
biệt là các chế định về thừa kế. Đây là vấn đề bức xúc mà việc giải quyết cũng
gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc "Tìm hiểu các chế định về
quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự" có ý nghĩa quan trọng, cần thiết nhằm đưa ra
các giải pháp cụ thể cho các cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp về
quyền sở hữu, góp phần quan trọng vào việc đưa pháp luật vào đời sống, phát
triển nền kinh tế - xã hội. lOMoARcPSD|47206521 3
II. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các chế định về quyền sở hữu trong BLDS Việt Nam chúng ta
chủ yếu tập trung nghiên cứu về quyền sở hữu đối với tài sản. Đây là đối tượng
chủ yếu của quyền sở hữu nói chung và là khách thể của phần lớn các quan hệ
pháp luật dân sự. Do đó trong phạm vi nhỏ này tôi chỉ nghiên cứ về quyền sở
hữu đối với tài sản trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự nhằm làm rõ nội
dung của các chế định pháp lý về quyền sở hữu trong BLDS Việt Nam.
III. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, trên cơ sở những kiến thức lý luận và
thực tiễn của bản thân, tôi đã nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy
vật biện chứng với các biện pháp: Phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học. Bên
cạnh đó, tham khảo một số giáo trình, tài liệu, các tạp chí có liên quan đến như:
Tạp chí toà án, tạp chí luật học. Quá trình nghiên cứ có sự trao đổi, thảo luận với
thầy cô giáo bộ môn và qua thực tiễn công tác.
IV. Tài liệu tham khảo và nghiên cứu
1. Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự. NXB chính trị Quốc Gia.
2. Những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự Việt Nam. NXB TP Hồ Chí Minh.
3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam. Học viện CSND
4. Bộ luật dân sự Việt Nam.
5. Tạp chí toà án và một số tạp chí, tài liệu tham khảo khác. lOMoARcPSD|47206521 4 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRONG
BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1. Những khái niệm cơ bản
Khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm trù pháp lý. Quyền
sở hữu được hiểu theo phạm trù kinh tế bởi nó gắn liền với một phương thức sản
xuất trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Sở hữu thể hiện trong các
quan hệ sản xuất, đó là sở hữu đối với tư liệu sản xuất, sở hữu đối với sản phẩm
làm ra và trong phân phối sản phẩm. Đối với một nền kinh tế thì sở hữu đối với
tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động kinh tế như việc tổ
chức quản lý sản xuất và vấn đề phân phối sản phẩm. Với tư cách là một chế
định pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan vì nó là sự ghi nhận của
Nhà nước, nhưng Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu thgeo ý chí chủ quan
của mình và quyền sở hữu được quy định trước hết bởi nội dung kinh tế của sở
hữu. Nhà nước quy định quyền sở hữu tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt những sản phẩm do con người tạo ra và phân phối sản
phẩm đó trong xã hội. Do đó quyền sở hữu là một chế định pháp lý quan trọng
trong Bộ luật dân sự, phản ánh đầy đủ quan hệ sở hữu ở nước ta. Quyền sở hữu
không những bao hàm các quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản mà
tính pháp lý còn thể hiện quyền xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp.
Ở nước ta quyền sở hữu gắn liền với các hình thức sở hữu và gắn liền với
chế định xã hội chủ nghĩa. Do đó, Bộ luật dân sự phải quy định các hình thức lOMoARcPSD|47206521 5
pháp lý phù hợp để các quan hệ sở hữu tồn tại vận động và phát triển theo quy
luật khách quan của phát triển kinh tế - xã hội. lOMoARcPSD|47206521 6
2. Những nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu.
Nguyên tắc là những tư tưởng mang tính chủ đạo mà một chế định pháp lý
phải tuân theo khi thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Những
nguyên tắc này là cơ sở cho các quy định ở chương sau. Các nguyên tắc đó là:
- Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình
theo quy định của pháp luật (Điều 173).
- Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với
tài sản của mình (Điều 175). Một khi pháp luật công nhận quyền sở hữu của một
chủ sở hữu nào đó thì cũng phải quy định nghĩa vụ của những người khác không
được xâm phạm quyền của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có quyền bảo vệ, ngăn cản
bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Khi quyền sở
hữu bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt không có căn cứ pháp luật.
- Chỉ trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích
quốc gia Nhà nước mới trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá
nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật (Điều 157).
- Chủ sở hữu thực hiện mọi hành vị theo ý chí của mình đối với tài sản
nhưng không làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, lợi ích của người khác (Điều 178). Nguyên tắc này rất quan trọng, vừa nêu
lên được sự độc lập tự do ý chí của chủ sở hữu, vừa quy định giới hạn của quyền
sở hữu là không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng.
- Chủ sở hữu cũng có quyền uỷ nhiệm, giao cho người khác chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản của mình. Điều này có nghĩa là không phải là chủ sở
hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đạt tài sản không thuộc sở hữu lOMoARcPSD|47206521 7
của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 180).
3. Đối tượng của quyền sở hữu.
Tài sản là một đối tượng quan trọng chủ yếu của quyền sở hữu. Đây là
khách thể của phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự. Song chúng ta cần phân
biệt tài sản trong quan hệ luật dân sự và tài sản trong quan niệm thông thường.
Yêu cầu cơ bản nhất đặt ra đối với tài sản trong Bộ luật dân sự là tài sản phải
đưa được vào trong giao lưu dân sự.
Tài sản trong quan hệ luật dân sự bao gồm: 1. Vật có thực 2. Tiền
3. Các giấy tờ trị giá được bằng tiền 4. Các quyền tài sản
Căn cứ vào bản chất và tính năng sử dụng của tài sản, Bộ luật dân sự đã
phân chia tài sản thành các loại sau:
1. Bất động sản và động sản 2. Hoa lợi và lợi tức
3. Vật chính và vật phụ
4. Vật chia được và không chia được
5. Vật tiêu hao và không tiêu hao
6. Vật cùng loại và vật đặc định 7. Vật đồng bộ lOMoARcPSD|47206521 8
Việc phân loại tài sản trong Bộ luật dân sự không chỉ giúp chúng ta xác
định, đánh giá giá trị của các tài sản là đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự
mà chính việc phân chia đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan bảo vệ
pháp luật xử lý các vụ việc vi phạm, những tranh chấp có liên quan đến các
quyền sở hữu về tài sản.
4. Các hình thức sở hữu.
Với việc quy định các hình thức sở hữu, chúng ta có điều kiện quy định phương
thức tồn tại vận động của sở hữu gắn liền với các chủ sở hữu cụ thể, với chế định
pháp lý có tính đặc thù của từng hình thức sở hữu, Bộ luật dân sự Việt Nam quy
định có 7 hình thức sở hữu.
- Sở hữu toàn dân (Điều 205 đến 213)
- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 214 đến 216)
- Sở hữu tập thể (Điều 217 - 219)
- Sở hữu tư nhân (Điều 220 đến 222)
- Sở hữu tổ chức xã hội nghề nghiệp (Điều 223 điều 225)
- Sở hữu hỗn hợp (Điều 226 đến 228)
- Sở hữu chung (Điều 229 đến 240)
4.1. Sở hữu toàn dân:
Bộ luật dân sự Việt Nam (Điều 205 đến 213) quy định về hình thức sở
hữu toàn dân. Điều 205 BLDS quy định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước,
tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng thuộc các
ngành và các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, lOMoARcPSD|47206521 9
quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước đều thuộc quyền sở hữu toàn dân. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn
dân. Nhà nước càng thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân bao nhiêu thì
thẩm quyền đại diện càng lớn. Có như vậy thì Nhà nước mới có quyền định đoạt
các tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân và phải chịu trách nhiệm về số phận của
tài sản trước nhân dân.
4.2. Sở hữu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 214 đến 216, BLDS)
BLDS khẳng định các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội nước ta có tài sản riêng để phục vụ cho các hoạt động theo mục đích
chung và được quy định theo điều lệ. Đây là vấn đề trong quan niệm về sở hữu
của các tổ chức này. Trong quá trình đổi mới ở nước ta, các tổ chức chính trị xã
hội có tài sản riêng từ các nguồn khác nhau như được tặng, cho, thừa kế, viện
trợ…một số được Nhà nước giao cho quyền sở hữu đối với một số loại tài sản.
Việc chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị,
tổ chức đó được quy định trong điều lệ (Điều 216 BLDS)
4.3. Sở hữu tập thể (Điều 217 đến 219)
Sở hữu tập thể là sở hữu của các hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập
thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác tái sản
xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ
theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng dân chủ cùng quản lý và cùng hưởng (Điều 217 BLDS).
Tài sản thuộc sở hữu tập thể được hình thành từ nguồn đóng góp của các
thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ lOMoARcPSD|47206521 10
hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở
hữu của tập thể đó (Điều 218). lOMoARcPSD|47206521 11
Việc chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể
do chính tập thể đó quyết định phù hợp với quy định của pháp luật
và điều lệ của chính tập thể. Các thành viên trong tập thể có quyền
ưu tiên mua, thuê, khoán tài sản thuộc sở hữu tập thể cũng như có
quyền thoả thuận và uỷ quyền định đoạt chiếm giữ tài sản đó.
4.4. Sở hữu tư nhân (Điều 220 đến 222)
Hiến pháp 1992 (Điều 25 và điều 21) đã thừa nhận sự tồn tại của sở hữu
tư nhân, cho phép sở hữu tư nhân phát triển dưới mọi hình thức, không hạn chế
về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
Sở hữu tư nhân la sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Sở hữu tư nhân bao gồm: Sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản, sở hữu
tư nhân (Điều 220 BLDS).
4.5. Sở hữu tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Điều 223 đến 225):
Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ
chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong điều lệ.
Tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện
quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản thuộc sơ hữu của mình theo quy
định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức đó được quy định theo điều lệ.
4.6. Sở hữu hỗn hợp (Điều 226 đến 228)
Sở hữu hỗn hợp là sở hữu chung đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. lOMoARcPSD|47206521 12
VIệc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp
phải tuân theo các quy định của BLDS về sở hữu chung và các quy định của
pháp luật cóliên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh,
quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
4.7. Sở hữu chung (Điều 229 đến 240)
BLDS quy định sở hữu chung là sở hữ của nhiều chủ sở hữu đối với tài
sản. Do đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung phụ
thuộc vào ý chí của tất cả chủ sở hữu chung trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Một điểm đáng lưu ý là Bộ luật dân sự có quan điểm bảo vệ lợi ích
của người có quyền yêu cầu. Khoản 2 điều 238 quy định: "Khi người có yêu cầu
trong các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì người yêu cầu có
quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào
chia tài sản chung trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Tài sản chung đã được chia
2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
3. Tài sản chung không còn.
4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ luật dân sự quy định 7 hình thức sở hữu tương ứng với các
thành phần kinh tế Nhà nước. việc quy định rõ 7 hình thức sở hữu thể hiện bản
chất của nền kinh tế xã hội Việt Nam đang phát triển phù hợp với quy định tất
yếu của thực tại khách quan, quán triệt đường lối chủ trương đường lối lãnh đạo lOMoARcPSD|47206521 13
của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đây chính là một nhân tố quan
trọng để xây dựng thành công Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU
Bộ luật dân sự Việt Nam quy định nội dung của quyền sở hữu bao gồm 3
quyền là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
1. Quyền chiếm hữu (Điều 198)
Chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm giữ tài sản thuộc
sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình
để nắm giữ, quản lý tài sản miễn là không phương hại đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc chiếm hữu
của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ vào pháp luật, không bị hạn chế, gián
đoạn về thời gian, phù hợp với những căn cứ do pháp luật quy định.
2. Quyền sử dụng (Điều 198)
Sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có quyền khai thác giá trị của tài
sản theo ý chí của mình bằng cách thức khác nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất
và tinh thần của bản thân miễn là không phương hại đến lợi ích Nhà nước, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Quyền định đoạt (Điều 201).
Định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của
mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu thực hiện quyền
định đoạt cuả mình bằng hai phương thức: lOMoARcPSD|47206521 14
- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản, tức là chuyển quyền sở hữu của
mình cho người khác thông qua giao dịch dân sự: bán, trao đổi, tặng, cho, cho vay, đề thừa kế.
- Định đoạt số phận thực tế của tài sản, tức là chủ sở hữu có quyền bằng
hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế. Ví dụ như: tiêu dùng
hết, huỷ bỏ tài sản, từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.
Chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt tài sản hoặc có thể
uỷ quyền cho người khác. Người được uỷ quyền phải thực hiện việc định đoạt
phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt được quy định tài điều 202 BLDS.
Việc định đoạt tài sản phải do người đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện quy
định của pháp luật. Đồng thời, BLDS cũng quy định quyền định đoạt hạn chế
trong những trường hợp sau:
- Đối với tài sản bị kê biên, cầm cố, thế chấp.
- Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Như vậy, quyền sở hữu đối với tài sản được thể hiện trên cả 3 mặt: Quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Cả 3 mặt này có mối quan hệ mật
thiết, thống nhất, có sự ràng buộc lẫn nhau tạo ra quyền sở hữu toàn diện đối với
tài sản của mình cho chủ sở hữu. PHẦN KẾT LUẬN
Chế định pháp luật về quyền sở hữu trong BLDS Việt Nam là một chế
định quan trọng, giữ vị trí trung tâm, có ảnh hưởng nhất định đối với một số
pháp lý khác. Chế định pháp luật về quyền sở hữu có phạm vi nghiên cứu tương lOMoARcPSD|47206521 15
đối rộng, vì vậy khi nghiên cứu đề tài này, trong phạm vi nhỏ tôi không thể đi
sâu phân tích được hết thực trạng phức tạp đang diễn ra của việc áp dụng các chế
định pháp lý về quyền sở hữu. ở đây tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, Việc áp dụng các chế định pháp luật về quyền sở hữu trong
BLDS diễn ra trong sự vận động phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội.
Các quan hệ pháp luật dân sự ngày càng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự can
thiệp sâu rộng của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp,
ngăn chặn phát sinh các mâu thuẫn giữa các chủ thể khi thực hiện nội dung của
chế định pháp luật về quyền sở hữu.
Thứ hai: Các chế định về quyền sở hữu trong BLDS vẫn chưa quy định rõ
ràng về đối tượng áp dụng, phạm vi các khái niệm được sử dụng. Văn bản hướng
dẫn thực hiện có nhiều điểm chưa bao quát hết thực tế, việc triển khai áp dụng
còn chậm chạp và thiếu thống nhất ở các địa phương, các cơ quan, các tổ chức
xã hội. Ví dụ như việc quy định với tài sản khi đem bán là cổ vật, là di tích lịch
sử văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua. song trên thực tế lại chưa quy
định rõ như thế nào thì được gọi là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá, chế độ đãi
ngộ với những vi phạm chưa rõ ràng, công minh.
Thứ ba: Dân trí nước ta còn hạn chế, vì vậy việc thực hiện các chế định
pháp lý về quyền sở hữu còn bộc lọ những tồn tại nhất định, đòi hỏi cần có
những biện pháp khắc phục kịp thời.
Có thể nói, thực hiện các chế định pháp lý về quyền sở hữu là một vấn đề
mang tính nguyên tắc trong quá trình đưa pháp luật dân sự áp dụng vào thực tiễn
cuộc sống. Quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ pháp luật dân sự về
quyền sở hữu nói riêng trên thực tế áp dụng đã phát sinh rất nhiều vấn đề phức
tạp mà việc giải quyết không đơn giản chút nào. Những tranh chấp mà nguyên lOMoARcPSD|47206521 16
nhân chính là xác định quyền sở hữu, xác định chủ sở hữu đang nhức nhối đối
với cơ quan là chủ thể trực tiếp giải quyết.
Với kiến thức về lý luận và thực tiễn pháp luật còn hạn chế, do đó việc
nghiên cứu của tôi về "Tìm hiểu các chế định về quyền sở hữu trong BLDS Việt
Nam" chắc chắn vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tôi hy vọng nhận được sự
góp ý từ phía các thầy cô giáo, các đồng chí và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn, góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại ngày nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO lOMoARcPSD|47206521 17