Bài tiểu luận triết học: Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Và Ý Thức, Từ Đó Rút Ra Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
Vật chất :- Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉthực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồntại không lệ thuộc vào cảm giác ”.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
Phân Tích Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Và Ý
Thức, Từ Đó Rút Ra Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
Họ và tên : Lê Nguyễn Hoàng Nam Mã sinh viên : 28211152982
Mã lớp học phần : PHI 150 AA
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước
tiên ta phải hiểu và phát biểu được khái niệm về vật chất và ý thức. • Vật chất : -
Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉthực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ”. • Ý thức : -
Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc conngười.
Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc
con người vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc. Ý thức có 2 nguồn
gốc chính : nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên:
+ Óc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả
quá trình tiến hóa lâu dài của vật chất.
+ Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ
phát triển khác nhau của vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp cao và sự chuyển
hóa của phản ánh tâm lý thành phản ánh ý thức của con người. - Nguồn gốc xã hội :
+ Ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn
ngữ và những quan hệ xã hội của loài người.
• Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức : -
Vật chất và ý thức quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫnnhau :Vật
chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc, lOMoAR cPSD| 45469857
là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. Hay nói cách khác
vật chất thế nào thì ý thức như thế ấy, vật chất thay đổi đến đâu thì ý thức thay đổi đến đó. -
Ý thức là do vật chất sinh ra nhưng 1 khi ý thức ra đời nó cótác
dụng tích cực trở lại với vật chất sinh ra nó theo 2 trường hợp :
+ Nếu ý thức tiến bộ: phản ánh phù hợp với thực tế thì
có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Nếu ý thức lạc hậu: phản ánh không phù hợp với quy
luật khách quan thì có tác dụng kìm hãm xã hội phát triển. - Ý thức thuần túy :
+ Ý thức này dù tiến bộ hay lạc hậu thì bản thân chúng cũng không làm
thay đổi điều kiện hiện thực mà ý thức đó phải thông qua hành động thực tiễn của
con người thì mới trở thành hiện thực.
• Ý nghĩa phương pháp luận : -
Nếu thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau, vật chấtquyết
định ý thức thì trong hành động nhận thức cũng như hành động thực tiễn
của con người phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan. -
Ý thức có tác động tích cực trở lại vật chất sinh ra nó chonên ta
phải biết phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân
tố chủ quan của con người. -
Cần chống bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, ỷlại, ngồi chờ.
• Xét cho tới cùng vật chất quyết định ý thức mang ý nghĩa tương đối : -
Khi một người muốn ước mơ của bản thân thành sự thật thìkhi
hành động để ước mơ thành hiện thực phải có vật chất lẫn ý thức. Ý thức của
con người có tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí. Trong thực tiễn, thế giới vật
chất của con người được cải biến, tồn tại , phát triển do quá trình lao động,
hoạt động vật chất mà tạo ra thành quả, của cải, vật chất khác. Thế giới khách
quan là những sự vật, hiện tượng ( dưới muôn hình vạn trạng khác nhau )
bao quanh con người là cái con người dùng để nhận thức, biết được những lOMoAR cPSD| 45469857
gì đang diễn ra trước mắt, chúng ta cảm nhận được bằng các giác quan. Dựa
vào đó phóng chiếu vào não bộ để tư duy. Con người cần phải có vật chất để
phản ánh trong não bộ để biết được, ý thức được cái mình muốn, cái mình
không muốn, cái nào sai, cái nào đúng. -
Xét về tâm lý con người :
+ Về tri thức : Vật chất như thế nào thì ý thức phản ánh
lại vật chất như thế đó : dobản tính phản ánh.
+ Về ý chí : Nếu trong một môi trường làm việc, để người công nhân có
thể gắn bó làm việc năng suất, hiệu quả lâu dài với công ty thì công ty đó không thể
chỉ có khích lệ bằng cách biểu dương, giấy khen thành tích, đó là về mặt tinh thần,
hình thức bên ngoài. Nếu về lâu dài thì người công nhân sẽ thấy không cần nỗ lực
thêm vì dù có cố gắng cũng không thể làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, nhu
cầu sinh hoạt, vật giá leo thang, mà chỉ có giấy khen không tác động được vào nhu
cầu vật chất của con người, không kích tích được ý chí cầu tiến, phát triển.
+ Về niềm tin : Trong thời kì chiến tranh, quần chúng nhân dân nhận
thức được sự khổ cực, nghèo nàn, áp bức khi dân tộc bị xâm lược. Đồng bào đồng
lòng cùng nhau chiến đấu với lòng yêu nước nồng nàn của các tầng lớp nhân dân,
cố gắng không ngừng, phát huy tiềm năng, ai có sức dùng sức, ai có công dùng công.
Để niềm tin chiến thắng được thực hiện thì bên cạnh yếu tố tinh thần, tình cảm.
Quân đội Việt Nam đã tận dụng được lợi thế của địa lý, thiên nhiên núi rừng Việt
Nam để lấy yếu đánh mạnh. Mỗi lần lập căn cứ, chiến địa ở đâu, người dân cũng
hoan hỉ chia sẻ miếng cơm, manh áo, chỗ trú ẩn. “ Có thực mới vực được đạo ” nên
yếu tố vật chất là không thể bỏ qua. Ngoài ra, dẫn tới thắng lợi còn có sự ủng hộ,
góp sức của anh em bạn bè các nước về vũ khí và lương thực.
- Xét theo chiều sâu nội tâm :
+ Con người tự ý thức về bản thân : Con người chúng ta
có trong quá trình trưởng thành, phát triển, chịu tác động của thế giới bên ngoài xã
hội. Các mối quan hệ xã hội, các định kiến hay kiến thức chúng ta tiếp thu được làm
cho chúng ta biết được cái nào sai, cái nào đúng; cái nào hay cái nào dở. Nếu có
một người nói bản thân muốn trở thành người thành đạt để có được sự công nhận,
yêu mến của nhiều người, có địa vị cao và các nhu cầu vật chất như tiền. Hay có khi
thậm chí là vì tiền, vì muốncó được nhiều tiền để đáp ứng tham vọng của bản thân
nên người đómuốn trở nên thành đạt. Do nhu cầu vật chất quyết định lên suy nghĩ, lOMoAR cPSD| 45469857
tư duy : nên người đó muốn ước muốn của chính bản thân thành hiện thực, cần
biết phải tự mình làm được những gì, có những thành tựu gì, đóng góp nào, cần
phải thay đổi bản thân ra sao. Tự ý thức không chỉ là về chiều sâu của con người mà
còn là của một tập thể lớn hơn, dẫn đến những kết quả lớn hơn.
+ Con người không thể có tồn tại đến nay nếu thiếu đi phần tiềm thức
và vô thức tồn tại của trong bộ não mỗi con người : Giai đoạn con người ở thời kì
sơ khai khi thấy thú dữ ăn thịt thì tìm cách trốn chạy hoặc ẩn nấp. Khi thấy bản thân
rơi vào nguy hiểm, gây hại đến mình, thì tìm cách suy nghĩ bảo vệ bản thân khỏi yếu
tố gây hại đến mình. Khi con người ý thức, ghi nhớ được phải làm gì để bảo vệ bản
thân khỏi yếu tố gây hại thì đó là vật chất đã tác động đến tiềm thức. Ẩn dưới tiềm
thức, tồn tại một dạng ý thức là vô thức, vô thức được coi như là hành vi bản năng.
- Vậy vật chất dưới nhiều hình thức khác nhau tác động lên ýthức cả chiều ngang lẫn dọc.
Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất : -
Như đã nêu, xét cho tới cùng vật chất quyết định ý thứcmang tính
đương đối. Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức là hình ảnh phản ánh vật chất, chứ
nó không phải là bản chất của vật chất. Vì là hình ảnh phản ánh thông qua bộ não
con người nên nó mang tính chủ quan lẫn khách quan. Tính chất chủ quan khi con
người có thể nhận thức nhanh hay chậm, song song với hiện thực, với thế giới vật
chất khách quan. Nhưng bản chất của vật chất là chuyển hoá không ngừng nên có
thể ý thức phải mất thời gian thay đổi để tương ứng với thế giới bên ngoài. Khách
quan con người khi nhận thức được sự vật, hiện tượng sẽ có cách phản ứng, đối
phó, hoạt động riêng lẻ, không hoàn toàn đồng nhất. Tính độc lập tương đối của ý
thức thể hiện ở mỗi cá nhân, môi trường sống, làm việc, học tập, khác nhau, độ
tuổi, kinh nghiệm sống cũng khác biệt. Bộ não con người với chiều sâu và chiều
ngang của ý thức của mọi cá thể con người không đồng nhất về mọi mặt. Không thể
đánh đồng mọi phản ứng, hành động một cách phiến diện, một chiều . -
Việc ý thức phản ánh đúng các dạng vật chất, đúng hiệnthực, có thể
chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người có hiệu quả trong việc cải thiện, phát
triển các đối tượng vật chất. Ngược lại, nhận thức sai lệch có thể kìm hãm, gây tổn
hại, ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa quá trình cải tiến các đối tượng vật chất .