-
Thông tin
-
Quiz
Bài tự học số 2 Xây dựng đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khái niệm thủ lĩnh chính trị và các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị ? Phân tích vai trò của thủ lĩnh chính trị. Hãy chỉ ra vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tự học số 2 Xây dựng đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khái niệm thủ lĩnh chính trị và các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị ? Phân tích vai trò của thủ lĩnh chính trị. Hãy chỉ ra vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Bài tự học số 2:
1. Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Chính trị là gì?
Theo quan niệm Mác Lênin- Quan niệm Mác-Lênin:
+ Chính trị là lợi ích, quan hệ giữa các giai cấp: Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích,
là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp. Cái căn bản nhất của chính trị là việc
tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc Nhà nước, là định hướng cho
nhà nước, xác định hình thức,nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước: Lênin nhiều lần nhấn
mạnh tới vai trò con người trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội và Người cho
rằng điểm xuất phát và trở về của chính trị chính là con người, "chính trị đó là số phận
thực tế của hàng triệu người". Chính trị là vấn đề con người, các quan hệ chính trị là
các quan hệ con người. Lênin nói rằng: "phải làm cho các cơ quan quyền lực trong thực
tế là cơ quan quản lý phục vụ những người lao động biến thành cơ quan quản lý do
những người lao động". Tư tưởng này cho ta thấy ý nghĩa của việc đưa quần chúng từ
chỗ đứng ngoài các sinh hoạt chính trị và thụ động trước các công việc quản lý xã hội
của nhà nước tới chỗ trực tiếp tham gia vào xây dựng và quản lý nhà nước, ý thức được
vai trò về quyền lực của mình.
+ Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế: luận điểm này đã khái quát được nguồn
gốc và bản chất của chính trị và mấu chốt của những mục đích, nhiệm vụ của chính trị.
Suy cho cùng thì lợi ích kinh tế chính là nguyên nhân xã hội của những hành động
chính trị và lý do tồn tại của toàn bộ hệ thống các tổ chức chính trị của xã hội là bảo vệ
lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị.
+ Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật: Khoa học và nghệ thuật trong chính trị
chính là tính thống nhất hữu cơ của lý luận và phương pháp, của hệ thống các quan
điểm, nguyên tắc chi phối hành động chính trị với những cách thức, phương pháp, thủ
đoạn của chính trị. Lênin nói rằng điều đó không phải tự nhiên mà có, đòi hỏi phải có
một sự cố gắng, giai cấp vô sản muốn thắng giai cấp tư sản thì phải đào tạo được những
chính trị gia không thua kém các chính trị gia của giai cấp tư sản.
Chính trị học là khoa học:
o Chính trị là hiện tượng khách quan
o Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập với đời sống xã hội, có quy luật nội tại
o Chính trị là một hệ thống tri thức
o Chính trị là đặc quyền của giai cấp thống trị
o Ngày nay chính trị phát triển và trở thành khoa học độc lập
Chính trị là nghệ thuật o
Chính trị là hoạt động tham gia bởi con người o
Hoạt động chính trị mang tính sáng tạo cao o
Chính trị là hoạt động phức tạp o
Chính trị là nghệ thuật của sự mềm dẻo o
Chính trị là nghệ thuật của sự vận dụng các tri thức và kinh nghiệm thực tiễn, dự đoán o
Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tiến hành chiến tranh Mối quan hệ biến chứng
o Bản chất chính trị là khoa học cũng đã phản ánh tính nghệ thuật của nó
o Chính trị là lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến vận mệnh của con người do đó đòi hỏi
người lãnh đạo khoa học, nhân văn
o Trong hoạt động thực tiễn, tính nghệ thuật và khoa học gắn kết chặt chẽ với nhau.
2. Khái niệm thủ lĩnh chính trị và các phẩm chất của thủ lĩnh
chính trị ? Phân tích vai trò của thủ lĩnh chính trị.
Khái niệm thủ lĩnh chính trị:
Thủ lĩnh chính trị: Là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất sắc
trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong điều kiện lịch sử nhất định, có sự
giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lí tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và sử dụng quy luật,
có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra.
Các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị: gồm 5 nhóm sau:
Về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thông minh, hiểu biết sâu rộng các
lĩnh vực, có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển của quá trình chính
trị, có khả năng dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lí.
Về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu cho lợi
ích của giai cấp, trung thành với mục tiêu lí tưởng đã chọn, dũng cảm đấu tranh bảo
vệ lợi ích của giai cấp. có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động phức tạp của lịch sử.
Về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là biết đề ra
mục tiêu đúng, phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng người,
biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, có khả năng động viên, khích lệ mọi người
hoạt động, kiểm tra, giám sát công việc.
Về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng, cởi mở, cương quyết.
Có lối sống giản dị, có khả năng giao tiếp và mối quan hệ tốt với mọi người. Có lòng
tin vào bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Có lòng say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Về khả năng làm việc: Có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao, có khả
năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra những quyết sách sáng suốt,
nhạy cảm, năng động. Biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị:
Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh chính
trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực
mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực phục vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực cho xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng,
thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị
nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân
tộc, có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả năng tổ chức, tập
hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua
những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra.
Thủ lĩnh có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho
phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ
của thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị:
Do thiếu tài kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết chớp
thời cơ, vượt thử thách để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra, đặc biết, trước những
bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động. thậm chí trở nên phản động, lái
phong trào đi ngược với lợi ích của quần chúng.
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, hoạt động
không trong sáng nên thương gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết trong hệ thống tổ chức
quyền lực, làm suy giảm vai trò sức mạnh của tổ chức, làm giảm hiệu quả giải quyết
những nhiệm vụ, mục tiêu, chính trị đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền hoặc do năng lực hạn chế của người
thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ, nhân quyền
thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết đinh sai lầm của
những thủ lĩnh chính trị sẽ khiến nhân loại phải trả giá đắt, đôi khi không thể lường trước được.
3. Hãy chỉ ra vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay. -
Người đứng đầu được giao cho sử dụng một số quyền lực để thi hành chức trách,
nhiệm vụ được giao. Đó là quyền lực của tập thể trao cho họ và họ là người đại diện
cho quyền lực của tập thể để thực thi công việc sao cho có hiệu quả cao nhất, quyền
lực đó không phải là của cá nhân họ. Chất lượng công tác của người đứng đầu thể
hiện chất lượng lãnh đạo cụ thể của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở đơn vị mà
người đứng đầu đại diện. Nó bộc lộ toàn bộ khả năng, phẩm chất của người cán bộ,
đồng thời cũng thể hiện chất lượng lãnh đạo cụ thể của tổ chức đảng ở lĩnh vực mà cá
nhân người đứng đầu được trao quyền đại diện. Bác Hồ từng chỉ rõ, cán bộ là gốc của
mọi công việc. Người đứng đầu lại càng là "gốc" quyết định sự thành công của đơn
vị, địa phương, đoàn thể cụ thể, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. -
Trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm lớn hơn cán bộ, nhân
viên thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách nhiệm
trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có trọng trách lớn trước mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động lãnh đạo, tổ
chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; tự mình phải chịu trách nhiệm chính
trong việc ra các quyết định, chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Việc tự mình biết tạo ra khả năng quán xuyến,
khả năng tổng hợp, khái quát đòi hỏi người đứng đầu có năng lực nghe, nhìn, phân
tích mọi hiện tượng, sự việc trong cơ quan, đơn vị. Nhìn nhận và đánh giá một cách
khách quan và chính xác những cán bộ, nhân viên thuộc quyền có vai trò rất quan
trọng đối với người đứng đầu trong sử dụng, bố trí, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhân
viên phù hợp. Nếu để xảy ra các sai phạm thì người đứng đầu trước hết phải chịu kỷ
luật đảng, sau đó là trách nhiệm trước pháp luật, chính quyền và nhân dân.