-
Thông tin
-
Quiz
Bài viết: Cánh cửa đại học tuổi 18 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài viết: Cánh cửa đại học tuổi 18 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Bài viết: Cánh cửa đại học tuổi 18 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài viết: Cánh cửa đại học tuổi 18 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Nhập môn khoa học xã hội và nhân văn 131 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
Cánh cửa đại học tuổi 18
Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi, nó chỉ
thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm
bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm
của giáo dục. Hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm và kể cả trong phần may
mắn có việc, có tới 60% làm trái ngành, hoặc công việc không đảm bảo nuôi sống
bản thân ở những thành phố đắt đỏ. Không khó để tìm thấy một cựu sinh viên Đại
Học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Ngân hàng làm thuê ở những
nhà máy, xí nghiệp, lãng phí tấm bằng cử nhân và bốn năm đại học – bốn năm tuổi
trẻ. Havard, Yale, Cambridge hay Oxford không tạo ra những Bill Gates, Mark
Zuckerberg hay bất kì một vĩ nhân nào. Thành công cần nhiều yếu tố hơn là điểm
số hay thậm chí IQ. Nó bắt nguồn từ đam mê, phát triển bằng tài năng, cứng cáp
nhờ học hỏi và vụt sáng khi có cơ hội. Đại học không dạy cho bạn đam mê – và dĩ
nhiên, không ai có thể dạy chúng ta điều này. Đừng lầm tưởng đại học sẽ giúp bạn
trả lời câu hỏi “Tôi là ai“, vì chỉ có chính bạn mới có thể đi tìm được lời giải đáp.
Thật ra, có rất nhiều người thành công không từ con đường đại học. Đại học, chỉ là
một bước đệm cho ta đi lên trên nấc thang thành công trong cuộc sống. Nhưng
vì lối quan niệm như thế, rất nhiều bạn trẻ đã làm đủ mọi cách, học đủ mọi nơi để
tìm cách có chân trong giảng đường đại học. Dạo một vòng mạng xã hội trong
những mùa ôn thi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu than thở đầy tuyệt vọng:
“Bài vở nhiều quá, phải cố lên, cố lên..” hay “Làm sao để vào được đại học..?” Với
những bạn có học lực khá giỏi, có lẽ việc đậu vào một trường đại học không có gì
khó, nhưng đối với những học sinh trung bình, thì đó quả thật là một vấn đề nan
giải. Tuy nhiên, dù biết rằng mình không hề có đủ khả năng để thi vào đại học,
nhưng các bạn ấy vẫn cứ nhắm mắt đưa chân chọn con đường này. Bởi vì, những
bạn ấy không đủ can đảm bước đi một con đường khác, đại học vốn dĩ là con
đường hầu hết các bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp cấp 3.. Quả thật vậy, vì xã hội
quan niệm “đại học là hàng đầu” nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn khinh thường đối
với những văn bằng thấp hơn đại học như trung cấp, cao đẳng, học nghề. Nhưng
liệu các bạn có biết, cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, chứ không
phải là từ những ta học được. Dù bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12 năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ
cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công.
Qua mỗi mùa thi, có rất nhiều bạn thất vọng vì không thể bước vào đại học, thậm
chí nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những việc làm phá hỏng cả tương lai
của mình. Bạn xem đại học là con đường lớn lao mà không bước vào nó thì sẽ cảm
thấy xấu hổ và tồi tệ, cảm thấy thua kém bạn bè. Ngày nay, có một thực trạng là, có
nhiều người học đại học xong nhưng tấm bằng thì cất vào tủ rồi đi làm công việc gì
đó để kiếm sống. Nếu không có lựa chọn thông minh thì chính con đường đại học
sẽ hủy hoại cả tương lai của bạn. Vì thế, việc vào đại học hay không cũng không
còn quan trọng như trước nữa. Nhiều bạn học cấp ba xong lại lựa chọn đi học
nghề, hay đi xuất khẩu lao động. Năm 19 tuổi, Steve Jobs bỏ học đại học để đi học
một lớp thư pháp. Đây là một quyết định mang tính chất số phận vì nó nằm ở thời
điểm nhạy cảm nhất trong cuộc đời ông: Chọn đại học hay lớp dạy viết? Cuối
cùng, ông để tình yêu cái đẹp dẫn dắt mình. Chính niềm say mê vẻ đẹp hoàn toàn
không thực dụng đó đã mang đến sự thành công của Steve Jobs sau này. Nó khiến
những sản phẩm của Steve Jobs không chỉ tiện ích mà còn mang vẻ đẹp tao nhã,
sành điệu mà tinh tế. Cội nguồn sâu xa mang lại thành công cho Apple chính là
tình yêu cái đẹp. Đam mê đã mở lối cho sáng tạo và thành công theo ngay sau đó.
Ở Việt Nam, có thể điểm mặt 5 “anh tài” tỷ phú không học Đại học là ông Đoàn
Nguyên Đức (chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai) với tài sản hơn 7.000 tỷ đồng cổ phiếu,
ông Lê Phước Vũ (chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen), ông Dương Ngọc Minh (chủ tịch
Thủy sản Hùng Vương, tài sản 810 triệu đồng), bà Chu Thị Bình – Phó Chủ tịch
kiêm Phó Tổng giám đốc MPC và bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT –
Tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai (top 15 người giàu nhất sàn chứng
khoán Việt Nam năm 2012)… Đôi khi trượt đại học lại mở ra cho bạn những cơ
hội khác. Trượt đại học có thể là một thất bại. Nhưng thất bại luôn có tính chất thời
điểm, không phải mãi mãi. Có hai cách để đương đầu: Hoặc tiếp tục đứng lên để
khẳng định giá trị bản thân, hoặc tiếp tục nằm đó, than vãn, ủ dột, chán chường.
Nói như vậy không có nghĩa là khuyến khích các bạn bỏ qua cánh cửa đại học. Suy
cho cùng đại học vẫn luôn là một cơ hội, là bước đệm vững chắc và mở ra những
cánh cửa mới cho tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu bạn có lỡ duyên với ngôi trường
đại học nào đó thì đừng nản chí, bạn đang có cơ hội được đi trên một con đường
khác đầy táo bạo và chỉ cần bạn cố gắng vượt qua chính mình