Bản chất con người và vận dụng ý nghĩa thực tiễn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Con người luôn là đề tài được quan tâm nhiều nhất trong triết học nói chung và các ngành khoa học khác nói riêng vì sự đa dạng, phức tạp và chiều sâu của bản chất con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Quốc Tài MSSV: 31211025599 Mã lớp HP: 21C1PHI51002323 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................1
1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người.....1
1.1. Khái niệm con người...........................................................................................1
1.2. Bản chất con người..........................................................................................2
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm Mác - Lênin về con người...........3
2.1. Ý nghĩa lý luận.................................................................................................3
2.2. Ý nghĩa và vận dụng thực tiễn..........................................................................3
LỜI KẾT...................................................................................................................... 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn là đề tài được quan tâm nhiều nhất trong triết học nói chung và các
ngành khoa học khác nói riêng vì sự đa dạng, phức tạp và chiều sâu của bản chất con
người. Mỗi triết gia, trường phái triết học khác nhau đều có quan điểm riêng, lập
trường riêng trong công cuộc khai thác ý nghĩa con người, con người thực sự là gì?
Nhờ đó, chúng ta hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình để hoàn thiện bản thân
trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người cùng với
phương hướng phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới, em xin được phép
trình bày đề tài tiểu luận: “Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người
và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên”. NỘI DUNG
1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người
1.1. Khái niệm con người
*Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội:
Xét trên phương diện sinh học, con người là kết quả tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên.
Tức là, con người là một thực thể sinh vật, sản phẩm của giới tự nhiên, động vật xã
hội: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loại động vật mà ra, cũng đã quyết định việc
con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con
vật”[1]. Điều đó có nghĩa, con người cũng như động vật khác phải kiếm thức ăn, nước
uống, sinh sản để phục vụ nhu cầu sinh lý của mình. Ngoài ra, con người và giới tự
nhiên còn quy định, tác động lẫn nhau: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người,
… đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên”[2]. Con
người phải phục tùng các quy luật tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến
hoá sinh học, và các quá trình sinh học của giới tự nhiên. Điểm đặc biệt cũng như khác
biệt giữa con người và các thực thể sinh học khác ở chỗ, con người là một bộ phận
“đặc biệt” của giới tự nhiên nhưng lại có khả năng biến đổi trở lại giới tự nhiên và bản
thân con người dựa trên các quy luật khách quan.
Xét trên phương diện xã hội, con người là thực thể xã hội vì các hoạt động xã hội,
trước hết và quan trọng nhất là hoạt động lao động sản xuất đã làm cho con người trở
thành “con người” với đúng nghĩa của nó: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng
lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần tuý là loài vật”[3]. Khác với động vật chỉ biết
sống dựa hoàn toàn vào sản phẩm tự nhiên, con người biết lao động, tạo ra mọi sản
phẩm vật chất (thức ăn, xe cộ, internet,…) lẫn tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ
thuật,…) để thoả mãn nhu cầu của mình. Nhờ lao động mà tư duy và ngôn ngữ có cơ
hội để phát triển trong môi trường giáo dục, giao tiếp của xã hội. Tóm lại, xã hội suy
cho cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người. Con người tạo ra
xã hội và là thành viên của xã hội, mọi biểu hiện sinh hoạt của con người chính là
khẳng định của xã hội. Như vậy con người không chỉ là động vật thuần tuý mà là động
vật bẩm sinh mang đặc tính xã hội.
Con người bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật riêng biệt: hệ thống các quy luật tự
nhiên; hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức; hệ thống các quy luật xã hội giữa người
với người. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh
trong đời sống con người bao gồm bao gồm nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội.
Tiểu kết, mặt sinh học và mặt xã hội tồn tại trong sự thống nhất và tác động biện chứng
lẫn nhau. Mặt sinh học chính là tiền đề, mà trên cái tiền đề đó mặt xã hội tồn tại và phát triển. 1.2. Bản chất con người
Con người vượt lên thế giới loài vật trên ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ
này đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bản chất,
bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến
con người. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ và hiện tại; quan hệ giai
cấp và dân tộc; quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội,… Tất cả đều góp phần hình thành
bản chất của con người. Khi các quan hệ xã hội thay đổi thì sớm hoặc muộn, ít hoặc
nhiều, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong Luận cương về Phoiơbắc,
C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Điều này khẳng định không có con
người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội mà luôn sống trong
một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định và con người không chỉ
là sản phẩm của lịch sử mà còn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Quan niệm này giúp
chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh học ở con người.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm Mác - Lênin về con người 2.1. Ý nghĩa lý luận
Một là, trong nhận thức, khi lý giải khoa học về vấn đề con người phải dựa trên hai
phương diện sinh học và xã hội. Trong đó, cái căn bản, quyết định hơn là phương diện
xã hội, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó. Mặt khác, trong việc xây dựng thái
độ sống, phải biết tính đến nhu cầu sinh học, song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất,
đạo đức, tránh rơi vào lối sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là sự sáng tạo. Vì
vậy, cần tận dụng và kích thích phát triển tối đa tiềm lực của mỗi người trong công
cuộc xây dựng đất nước.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người phải hướng đến sự nghiệp giải phóng kinh tế -
xã hội. Vì bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nên cần chú trọng
trên việc xây dựng nền kinh tế phát triển. Kinh tế chính là cơ sở, tiền đề để xây dựng
một xã hội tốt đẹp, văn minh, với những mối quan hệ hoàn thiện, định hướng con
người một cách tích cực. Đồng thời, phải biết giải quyết đúng đắn các mối quan hệ xã
hội, tránh khuynh hướng đề cao bản thân quá mức mà đánh mất đi tính đoàn kết, tổng hoà xã hội.
2.2. Ý nghĩa và vận dụng thực tiễn
*Sơ lược về nền tình hình đất nước hiện tại
Đã hơn 35 năm kể từ ngày thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nước ta đã có bước
chuyển mình và đạt được những thành tựu to lớn. Liên tiếp trong 4 năm, từ 2016-2019,
Việt Nam đứng trong tốp 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền
kinh tế mới nổi thành công nhất với GDP tăng trung bình 5.9% trên năm. Để đạt được
thành công ấy, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những Nghị quyết đúng đắn và kịp thời.
TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2010-2020[4]
Thật không may, hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đang chống chọi
trước bệnh dịch COVID-19, dịch bệnh đã cướp đi hơn 30.000 đồng bào cả nước. Giờ
đây, nhân tố con người nên được ưu tiên quan tâm nhất để góp phần phục hồi lại nền
kinh tế và tạo ra một cộng đồng xã hội khoẻ mạnh.
Một là, hiểu rõ vấn đề nghiêm trọng hiện tại ảnh hưởng đến đời sống con người đó là
dịch bệnh. Nhà nước đã đề ra các biện pháp phòng chống dịch: 5K, cách ly xã hội, hạn
chế giao thương,… Tuy vậy, đây chỉ là biện pháp trong ngắn hạn, nó đã đánh một cú
suy thoái nặng nề vào nền kinh tế năm 2020 của Việt Nam. Ý thức được điều đó, Nhà
nước đã ưu tiên giải quyết vấn đề sức khoẻ, đàm phán để mua vắc-xin tiêm cho người
dân. Vắc-xin tốt nhất là loại vắc-xin được tiêm sớm nhất, người dân đã phối hợp thực
hiện tiêm chủng để có thể quay lại tăng gia sản xuất, sống trong một cơ chế xã hội
-bình thường mới. Nhờ đó, số ca tử vong giảm đáng kể và nền kinh tế phần nào được
khôi phục. Cụ thể, một số công ty đã quay trở lại hoạt động dưới sự khuyến khích, cho
vay với lãi suất 0 đồng,…
Hai là, ý thức cộng đồng xã hội. Không chỉ phương diện sinh học - sức khoẻ được
quan tâm, ý thức xã hội vẫn là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Thật may mắn,
trong những ngày đầu tiên của dịch bệnh, Nhà nước cùng với ý thức chấp hành tốt của
người dân đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh: đeo khẩu trang, cách ly, tình
nguyện,… Dẫu vậy, vẫn có một số thành phần làm xấu đi ý thức xã hội ấy. Chẳng hạn,
trốn cách ly, ăn chặn từ thiện, lợi dụng lòng tốt người khác để chuộc lợi, hay tung tin
sai sự thật làm hoang mang dư luận. Chính lúc này, ý thức xã hội cần được nâng lên
cao trên hết, bản chất mỗi con người là tổng hoà các mối hệ xã hội. Lẽ đó, chúng ta
cần phải tự sửa chữa, đốc thúc bản thân và chung tay với mọi người để xây dựng một
xã hội văn minh phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Ba là, nêu cao tinh thần tình nguyện, tính sáng tạo thời COVID. Không chỉ những y,
bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, giới trẻ chúng ta - những con người mang trong
mình tương lai của Đất nước cũng phải đóng góp chút ít vào “cuộc tổng tiến công đánh
bay COVID” bằng nhiều hình thức: làm tình nguyện, tuyên truyền ý thức người dân,
quyên góp, quan trọng nhất chính là học tập và trau dồi đạo đức. Không viện cớ dịch
bệnh mà sa sút việc học, việc làm, mà càng phải nỗ lực hơn nữa. Học online, nhưng
kiến thức thật, kiến thức sẽ thật dễ tiếp thu nếu bạn có một “nhóm bạn học tập” tốt và
thầy cô tận tâm. Việc làm vẫn sẽ rộng mở nếu bạn cố gắng, bởi không chỉ cá nhân con
người, mà tổng thể xã hội đang cố gắng khôi phục và phát triển. Chẳng hạn, ATM gạo
của một cậu học sinh ở Lào Cai, hay phần mềm chống gian lận thi online của nhóm
sinh viên đại học Bách khoa Đà Nẵng,… Đó là sự đóng góp của bản thân chúng ta vào
các mối quan hệ xã hội, con người chính là thành viên của xã hội.
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phụ thuộc vào động lực con người.
Nếu nguồn nhân lực đầy tiềm năng ấy được sử dụng trong một xã hội có ý thức văn
minh, thì sẽ là nguồn động lực vô cùng lớn để sớm đưa Việt Nam thoát khỏi dịch bệnh,
và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá và hội nhập toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. LỜI KẾT
Từ những phân tích trên, tiểu luận đưa ra kết luận rằng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
nói chung và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người nói riêng là kim chỉ
nam, đóng vai trò định hướng cho Việt Nam thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trở thành một quốc gia văn minh, dân giàu, nước
mạnh; thoát khỏi cái ngưỡng cửa nghèo nàn, lạc hậu. Đồng thời, tiểu luận đã phần nào
phản ánh được tình hình của đất nước, đề ra một số quan điểm và lý luận thực tiễn với
hy vọng rằng Việt Nam sẽ gặt hái được thành công sau này.
Một lần nữa, em xin cám ơn cô Nguyễn Thị Thu Hà và bộ môn những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài tiểu luận. Do kiến
thức còn hạn chế và còn nhiều sai sót, em mong sẽ nhận được được sự góp ý và nhận
xét của cô để hoàn thiện bài làm của mình hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.20, tr.146.
[2] C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.42, tr.135.
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.20, tr. 673.
[4] Tổng cục thống kê (2021), KINH TẾ VIỆT NAM 2020: MỘT NĂM TĂNG
TRƯỞNG ĐẦY BẢN LĨNH, được lấy từ https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-
thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/.
1. GS.TS. Phạm Văn Đức và các cộng sự (2019), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Hà Nội.
2. Khoa lý luận chính trị (2020), Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác -
Lênin, Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ban thời sự (2021), Nhiệm kỳ 2016-2020: Việt Nam đạt nhiều thành tựu kinh tế đặc
biệt, nâng cao vị thế đất nước, VTV báo điện tử, được lấy từ https://vtv.vn/chinh-
tri/nhiem-ky-2016-2020-viet-nam-dat-nhieu-thanh-tuu-kinh-te-dac-biet-nang-cao-vi-
the-dat-nuoc-20210113014845886.htm.
4. Hùng Lê (2020), Triết học về con người (chương 8 - Phần 10) - Quan điểm Mác-xít
về con người, bản chất con người, Youtube, được lấy từ
https://www.youtube.com/watch?v=jJXEjcr8lDs&t=441s.