-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bản chất và hiện thực - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Bản chất và hiện thực - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Bản chất và hiện thực - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Bản chất và hiện thực - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
BẢN CHẤT VÀ HIỆN THỰC
KHÁI NIỆM BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
*Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mỗi liên hệ khác quan, tất
nhiên,tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động phát triền của đối tượng
và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
Ví dụ: -Dù ở thực vật,động vật hay con người có phong phú đa dạng như thế nào
đều do gen di truyền và bản chất sinh học quyết định.
-Bản chất của gió là sự di chuyển của không khí từ nơi có áp suất cao về nơi áp suất thấp
-Bản chất của mưa là sự ngưng tụ hơi nước từ khí quyển đến một mức độ nhất định
thì rơi xuống do sự tác động của trọng lực
*Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt,mối
liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình
thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Ví dụ:-Hành vi tính cách của con người được thể hiện thông qua các mối quan hệ
(gia đình ,bạn bè…): nhặt được của rơi trả người đánh mất,anh shipper cứu người
từ vụ cháy chung cư mini,….
-Màu da con người:đen,trắng,vàng….. là biểu hiện bên ngoài
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
A.Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
*Bản chất bộc lộ ra qua hiện tượng và hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản
chất ở mức độ nhất định.Để nhấn mạnh sự thống nhất này,Lenin cho rằng:Bản chất
hiện ra.Hiện tượng là có tính bản chất
*Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau.Bản chất nào thì hiện
tượng ấy,bản chất khác nhau thì hiện tượng khác nhau.Bản chất thay đổi thì hiện
tượng thay đổi theo.Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện theo nó cũng biến mất.
Ví dụ: Nền nông nghiệp của nước ta trước kia nông dân cày cấy thủ công còn nay
thì áp dungk máy móc hiện đại( hiện tượng biểu hiện bản chất của nền nông nghiệp cũ)
Bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi:phát triển lên nền nông nghiệp hiện đại
B.Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng
*Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau,nhưng đây là sự thống nhất của hai
mặt đối lập.Do vậy không phải bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau hoàn toàn
mà luôn bao hàm cả sự đối lập. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG Cái chung,cái tất yếu Cái riêng,cái cá biệt Mặt bên trong Mặt bên ngoài
Không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện Không biểu hiện ở hoàn toàn một bản chất
tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng nào mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản khác nhau chất đó
Cùng 1 bản chất nhưng biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tủy
thuộc điều kiện hoàn cảnh ( Người lương thiện biểu hiện nhặt đc của rơi, giúp đỡ người khác)
Không phải ai đối xử tốt vs mình qua vài việc cụ thể thì người đó là người tốt
Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
*Muốn nhận thức được một bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự
vật,hiện tượng,quá trình thực tế khác nhau cùng thể hiện bản chất ấy nhưng dưới các khía cạnh khác nhau
*Nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản
chất,từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn
* Trong hoạt động thực tiễn,phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương
thức hoạt động,cải tạo sự vật không được chỉ dựa vào hiện tượng