Bản luật cứ Hồ sơ hành chính - Law | Học viện Tòa án
Người bị kiện: Phó Chủ tịch UBND thành phố A – người ký Quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018 (K9 Đ 3 LuậtTTHC 2015). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CĂN CỨ PHÁP LUẬT CỦA HỒ SƠ HÀNH CHÍNH 07
Văn bản pháp luật áp dụng:
- Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Nghị định số 155/2016/NĐ – CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đương sự và đối tượng khởi kiện:
1. Người khởi kiện: Bà Hoàng Thị Nhân – Chủ cơ sở mộc Thái Sơn (K8 Đ3 Luật TTHC 2015);
2. Người bị kiện: Phó Chủ tịch UBND thành phố A – người ký Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018 (K9 Đ 3 Luật TTHC 2015);
3. Đối tượng khởi kiện: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-
XPHC do Phó Chủ tịch UBND thành phố A ban hành ngày 27/01/2018 (K1 Đ3 Luật TTHC 2015);
4. Điều kiện khởi kiện hành chính:
- Người khởi kiện là bà Hoàng Thị Nhân – chủ thể bị xử phạt theo Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC của Phó Chủ tịch UBND thành
phố A và Quyết định trên xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Do đó việc bà Nhân đủ điều kiện khởi kiện theo Đ115, Luật TTHC 2015.
- Thẩm quyền của Tòa án
Khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo Đ30, Luật TTHC 2015. Đồng thời, trong vụ án này, Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC do Phó Chủ tịch UBND thành
phố A ban hành nên Tòa án nhân dân thành phố A có thẩm quyền giải quyết vụ án. - Thời hiệu khởi kiện
Quyết định xử phạt hành chính số 44/QĐ-XPHC được ban hành ngày
27/01/2018 và ngày 21/03/2018 bà Nhân viết đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân
dân thành phố A, yêu cầu hủy Quyết định trên. Căn cứ theo quy định tại Đa, K2
Đ116 Luật TTHC 2015, thời hiệu khởi kiện 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định hành chính. Do đó, trong vụ án hành chính này, thời hiệu khởi kiện vẫn còn. - Thủ tục khởi kiện
Người khởi kiện đã có đơn khởi kiện, đã nộp tạm ứng án phí và đã giao nộp
các tài liệu chứng cứ theo quy định.
Định hướng giải quyết các vấn đề cần tranh tụng:
1. Về thẩm quyền: Ban hành quyết định trái thẩm quyền. Căn cứ pháp lý: 1
- Điều 38, Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC)
- Điều 48 Nghị định số 155/2016 ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Căn cứ thực tế: Phó chủ tịch UBND TP A ban hành Quyết định số 44/QĐ-
XPVPHC ngày 27/01/2018 về việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường đối với bà Hoàng Thị Nhân. Có Quyết định giao quyền không?
2. Về thủ tục và hình thức: 2.1. Về thủ tục:
Thứ nhất, về hình thứ biên bản xử phạt hành chính chưa đúng theo quy
định của pháp luật.
- Căn cứ pháp lý: khoản 2 và khoản 3 điều 58 luật XLVPHC 2012 quy
định về biên bản xử phạt hành chính:
- Căn cứ thực tế: Trong biên bản không ghi lý do từ chối ký trong biên bản.
Thứ hai, về thời hiệu ra quyết định xử phạt
- Căn cứ pháp luật: Theo :
Điều 66 luật xử lý phạm hành chính 2012
- Thực tế, đã hết thời hiệu ra quyết định xử phạt.
- Nội dung: Theo Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27-01-2018 của
UBND TP A về việc xử phạm hành chính về bảo về môi trường
UBND TP A Xử phạt bà Nhân 3 hành vi:
1. Không thực hiện nội dung cam kết bảo vệ mt
2. Thải bụi vượt tiêu chuẩn quy chuẩn về chất thải 3. Gây tiếng ồn:
- Yêu cầu giám định và trưng cầu giám định lại các kết quả căn cứ theo điều 89 Luật TTHC 2015.
3. Về nội dung:
3.1. Chủ thể bị xử phạt
- Cá nhân bà Hoàng Thị Nhân => sai phải xác định là Hộ kinh doanh Hoàng Thị Nhân
4.2. Chủ thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả Định Thị Nhường => sai 4.3. Hành vi vi phạm
- Do BB VPHC làm căn cứ để ban hành QĐ XPVPHC được lập không có
căn cứ do vậy việc xác định hành vi vi phạm đối với Hộ kinh doanh Hoàng Thị
Nhân là không có căn cứ.
- Mặt khác, tại Biên bản kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Phòng Tài
nguyên và Môi trường lập ngày 11/01/2018 (04 ngày trước ngày lập BB VPHC) xác định:
+ Có phát hiện bụi bên trong cơ sở, không phát tác ra xung quanh
+ Kết quả đo độ ồn (để ghi nhận) không vượt so với TCVN 2
Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm là hành vi “thải bụi vượt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần” và “gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trong khoảng thời gian từ 06 giờ đến 21 giờ” là không có căn cứ.
- Ngoài ra, việc xác định hành vi vi phạm là hành vi “không thực hiện nội
dung trong văn bản cam kết bảo vệ môi trường” nhưng lại không chỉ rõ được hành
vi nào là hành vi không thực hiện nội dung trong văn bản cam kết bảo vệ môi trường.
=> Quyết định số 44/QĐ-XPVPHC ngày 27/01/2018 về việc xử phạt vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với bà Hoàng Thị Nhân ban hành trái pháp luật
=> Đề nghị Hủy Quyết định số 44/QĐ-XPVPHC ngày 27/01/2018 về việc
xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với bà Hoàng Thị Nhân
BÁO CÁO HỒ SƠ HC 07 I. Tóm tắt -
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25-11-2005 -
Hợp đồng khảo sát, lập đề án bảo vệ môi trường 01-02-2017 -
Đề nghị khảo sát, đính chính đề án bảo vệ môi trường 22-06-2017 - Biên bản thanh lý HĐ 08-02-2017 -
Biên bản vi phạm hành chính 14-01-2018 -
Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC 27-01-2018 - Công văn 604/CV-UBND 21/02/2018 - Đơn khiếu nại 09-02-2018 - Đơn khởi kiện 21/03/2018 -
Đơn xin bổ sung đơn khởi kiện 19/04/2018 II.
Các tình huống có thể phát sinh
- Trưng cầu giám định III.
Căn cứ bảo về cho người kk 1. Đơn khởi kiện -
Người bị kiện: chủ tịch UBND TP A -
Đối tượng khởi kiện: Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27-01-2018 của
UBND TP A về việc xử phạm hành chính về bảo về môi trường. 3 -
Thời hiệu khởi kiện: còn thời hiệu -
Yêu cầu khơi kiện: + Hủy quyết định xử phạt trên
+ Kỷ luật các cán bộ công vụ đã vi phạm 2. Căn cứ bảo vệ -
Thẩm quyền :
+ Căn cứ pháp luật: theo Khoản 3 Điều 38 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy
định về thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh: “a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
+ Căn cứ thực tế: không có văn bản ủy quyền của Chủ tịch UBND TP A cho phó chủ tịch UBND TP A. - Thủ tục:
Thứ nhất, về hình thứ biên bản xử phạt hành chính chưa đúng theo quy định của pháp luật.
+ Căn cứ theo : khoản 2 và khoản 3 điều 58 luật XLVPHC 2012 quy định về biên bản xử phạt hành chính :
“ 3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người
lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi
phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại
diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm
nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu
người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc
đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. 4
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá
thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến
người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho
cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”.
+ Căn cứ thực tê: Trong biên bản không ghi lý do từ chối ký trong biên bản.
Thứ hai, về thời hiệu ra quyết định xử phạt
+Căn cứ pháp luật: Theo Điều 66 luật xử lý phạm hành chính 2012:
“a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này,
thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì
thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình
tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là
01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm
trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ
thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.”
+ Thực tế, đã hết thời hiệu ra quyết định xử phạt. -
Nội dung : Theo Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27-01-2018 của
UBND TP A về việc xử phạm hành chính về bảo về môi trường
UBND TP A Xử phạt bà Nhân 3 hành vi: 1.
Không thực hiện nội dung cam kết bảo vệ mt 2.
Thải bụi vượt tiêu chuẩn quy chuẩn về chất thải 3. Gây tiếng ồn:
( cái này mình không có ý kiến) 5 -
Yêu cầu giám định lại hết các kết quả kiểm tra.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬN CỨ BẢO VỆ
(Vụ án hành chính)
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Kính thưa vị đại diện Viện Kiểm sát;
Kính thưa vị luật sư đồng nghiệp;
Cùng toàn thể các Quý vị có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay!
Tôi: Luật sư Trương Quang Linh thuộc Công ty Luật TNHH Thầy Điệp
và Cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người khởi kiện là bà Hoàng Thị Nhân; địa chỉ: lô 11Q2 Khóm Tân An,
phường Tân Hội, thành phố A, tỉnh B trong vụ án hành chính “Khởi kiện Quyết
định số 44/QĐ – XPHC ngày 27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ
môi trường của PCT UBND thành phố A” Tòa án xét xử ngày hôm nay. Thưa Hội đồng xét xử!
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nghe lời trình bày của vị đại diện Viện Kiểm sát và
phần xét hỏi công khai tại phiên toà ngày hôm nay, với tư cách là Luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhân, tôi hoàn toàn đồng ý, thống nhất với yêu
cầu khởi kiện của bà Nhân: “Yêu cầu hủy Quyết định số 44/QĐ – XPHC ngày
27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của PCT UBND
thành phố A” với những lý do sau đây: I. NỘI DUNG VỤ ÁN 6
Hộ kinh doanh Hoàng Thị Nhân (Cơ sở mộc Thái Sơn) do bà Hoàng Thị Nhân
là chủ hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực đóng tủ - bàn – ghế, mộc gia dụng
đã được Phòng Tài chính kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
52A 8002554 lần đầu ngày 25/11/2005 và lần thứ hai ngày 02/4/2016.
Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường do hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình Hộ kinh doanh Hoàng Thị Nhân đã lập đề án bảo vệ
môi trường và được Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố A cấp Giấy xác
nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường số 15/GXN-TMNT ngày 01/02/2017.
Trong quá trình hoạt động, Cơ sở mộc Thái Sơn thường xuyên được các Cơ
quan nhà nước kiểm tra về việc thực hiện bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong buổi
kiểm tra công tác Bảo vệ môi trường ngày 11/01/2018 của Phòng Tài nguyên và
Môi trường đã xác nhận: “Có phát hiện bụi bên trong cơ sở, không phát tác ra
xung quanh và kết quả đo độ ồn không vượt quá so với TCVN”.
Tuy nhiên, ngày 15/01/2018, ông Trần Văn Tuât – Cán bộ kiểm tra Đội Quản
lý trật tự đô thị thành phố A không tiến hành kiểm tra Cơ sở mộc Thái Sơn mà tự ý
lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số 01/BB-
VPHC đối với bà Hoàng Thị Nhân (chủ cơ sở mộc Thái Sơn) do có các hành vi vi
phạm: (1) Không thực hiện các nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề
án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận số
15/XN.TNMT ngày 01/02/2016; (2) Thải khí bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về chất thải dưới 1,5 lần (quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN
05:2009/BTNMT quy định trong không khí xung quanh giới hạn là 300Mg/m; (3)
Gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn theo quy chuẩn
QCVN 6:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn mà không kiểm
tra, không đưa ra được các căn cứ chứng minh các vi phạm. 7
Ngày 27/1/2018, Phó Chủ tịch UBND Thành phố A ban hành Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/1/2018 đối với và Hoàng Thị
Nhân với 03 hành vi nêu trên.
Không đồng ý với Quyết định số 44/QĐ-XPHC của Phó Chủ tịch UBND
Thành phố A, ngày 09/02/2018 bà Hoàng Thị Nhân đã khiếu nại Quyết định này
gửi đến UBND Thành phố A. Ngày 21/02/2018, UBND Thành phố A ban hành
Công văn số 604/CV-UBND trả lời đơn của bà Hoàng Thị Nhân. Không đồng ý
với văn bản trả lời này bà Hoàng Thị Nhân đã khởi kiện ra Tòa để vào vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
II. NỘI DUNG BẢN LUẬN CỨ
1. PCT UBND Thành phố A không có thẩm quyền ban hành Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XPHC
Theo Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XPHC thì tổng số tiền phạt của bà
Hoàng Thị Nhân là 14.500.000 đồng (mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng).
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khoản
2 Điều 48 Nghị định 155/2016 NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định về thẩm quyền của
Chủ tịch UBND cấp huyện thì Chủ tịch UBND Thành phố A là người có thẩm
quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm của bà Hoàng Thị Nhân.
Trên thực tế, Quyết định XPVPHC đối với bà Hoàng Thị Nhân lại do PCT
UBND Thành phố A – ông Đặng Văn Phát Ký.
Căn cứ Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc
Giao quyền xử phạt, để PCT UBND TP.A xử phạt vi phạm hành chính đối với bà
Nhân bắt buộc phải có văn bản giao quyền xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. 8
Tuy nhiên, tại phiên tòa ngày hôm nay, bên phía người bị kiện vẫn không xuất
trình được văn bản giao quyền. Do vậy, Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XPHC
ban hành trái thẩm quyền.
2. Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XPHC ban hành trái trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
2.1. Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB – VPHC ban hành trái pháp luật
Thứ nhất, BBVPHC số 01/BB-VPHC ban hành trái thẩm quyền
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định các chức
danh có thẩm quyền lập BBVPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
“2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi
cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Công chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý
thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi
trường trên địa bàn quản lý;
đ) Chiến sĩ công an nhân dân, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công
cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị,
khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; 9
e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn
Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ
bảo vệ môi trường…”.
Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB – VPHC do ông Trần Văn Tuất - Cán
bộ kiểm tra đội QLTTĐT thành phố A. Đối chiếu với quy định trên, ông Tuấn
không thuộc bất kỳ trường hợp nào để có thẩm quyền lập BBVPHC trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đối với bà Hoàng Thị Nhân.
Đến thời điểm hiện tại, bên bị kiện không cung cấp được bất kỳ văn bản phân
công nhiệm vụ nào, chứng minh ông Tuất phát hiện hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường của Cơ sở mộc của bà Nhân trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn phường Tân Hội.
Thông báo phân công cán bộ theo Công văn 364/UBND-KT ngày 30/11/2017
về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở mộc của bà Nhân, không chứng
minh được thẩm quyền lập BBVP của ông Tuất. Bởi phạm vi phân công công việc
là “Xử phạt vi phạm hành chính”. Ngoài ra, việc phát hiện, kiểm tra, báo cáo kết
quả tại Cơ sở mộc được thực hiện bởi một Đoàn kiểm tra liên ngành thành lập theo
Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 trong danh sách không có tên ông
Trần Văn Tuất Tuất và hoạt động kiểm tra diễn ra trước thời điểm lập BBVP là hơn 02 tháng.
Như vậy, ông Trần Văn Tuất không có thẩm quyền lập BBVPHC đối với hành
vi vi phạm hành chính của cơ sở mộc của bà Nhân.
Từ các căn cứ nêu trên, khẳng định BBVPHC số 01/BB do ông Trần Văn Tuất
lập trái thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Thứ hai, BBVPHC số 01/BB-VPHC không tuân thủ quy định về trình tự,
thủ tục luật định.
- BBVPHC số 01/BB-VPHC được lập không đảm bảo tính kịp thời 10
Phía bị kiện trình bày, BBVPHC số 01/BB-VPHC được lập căn cứ vào Báo cáo số
23/BC – TNMT của Phòng TNMT ngày 26/11/2017 về kết quả kiểm tra cơ sở mộc
Hoàng Thị Nhân. Theo Báo cáo này, Phòng TNMT xác định hộ kinh doanh bà
Nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 2
Điều 56 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đều quy định về tính kịp thời của việc lập
BBVPHC, theo đó, người có thẩm quyền lập BBVPHC khi phát hiện hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản xử
phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định trên, thì việc lập BBVPHC phải được thực hiện kịp thời kể
từ khi phát hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, ngày 15/01/2018 (sau 51 ngày kể từ
ngày ban hành Báo cáo số 23/BC-PTNMT) BBVPHC đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của hộ kinh doanh bà Nhân mới được
lập. Như vậy, tính kịp thời trong việc lập BBVPHC không được đảm bảo, điều này
là trái quy định pháp luật.
- Hình thức BBVPHC không đảm bảo
Mẫu Biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Mẫu biên bản số 01
Phụ lục một số biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị
định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, tại phần căn cứ để lập Biên bản vi phạm hành chính bắt buộc phải có
căn cứ để lập biên bản như: Kết luận thanh tra; biên bản làm việc; kết quả ghi nhận
của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm
hành chính quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính; ... 11
Tuy nhiên, BBVPHC số 01/BB-VPHC lại không nêu ra căn cứ để lập biên
bản. Đây là một vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung Biên bản vi phạm hành chính.
Ngoài ra, trong BBVPHC số 01/BB-VPHC, bà Hoàng Thị Nhân không ký tên,
tuy nhiên, tại Biên bản này cũng không thể hiện lý do” tại sao bà Nhân không ký
tên?”, trong khi theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 quy định: “Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm… từ
chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản”.
Như vậy, BBVPHC số 01/BB-VPHC đã lập vi phạm nghiêm trọng các quy
định của pháp luật về hình thức của một BBVPHC, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền khiếu nại, quyền và lợi ích hợp pháp khác của bà Hoàng Thị Nhân.
Thứ ba, nội dung BBVPHC chung chung, không tuân thủ quy định về nội dung.
BBVPHC phải được lập tuân thủ theo hướng dẫn, quy định về Mẫu biên bản
vi phạm hành chính tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
Theo đó, nội dung của BBVPHC phải ghi tóm tắt mô tả hành vi vi phạm
(ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,...) của chủ thể vi phạm và dẫn
chiếu điểm, khoản, điều của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, tại BBVPHC số 01/BB-VPHC đã không tuân thủ quy định trên:
không mô tả hành vi vi phạm và cũng không dẫn chiếu chi tiết điểm, khoản, điều
Nghị định áp dụng mà chỉ ghi chung chung “luật” áp dụng đối với tất cả hành vi.
Việc nội dung BBVPHC số 01/BB-VPHC đã lập không cụ thể, chi tiết đồng
nghĩa với việc không xác định rõ hành vi vi phạm của chủ thể vi phạm, việc này
ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của bà Nhân - người bị xử phạt vi phạm hành chính. 12
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 quy định: “Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ …lời khai của
người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm…”. Tuy nhiên, tại BBVPHC số
01/BB-VPHC không có ý kiến của bà Nhân. Việc này là trái pháp luật, ảnh hưởng
đến việc thực hiện quyền của bà Nhân.
2.2. QĐXPVPHC số 44/QĐ-XPHC ban hành quá thời hạn luật định.
Trong vụ việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Cơ sở mộc của bà Hoàng Thị Nhân, theo căn
cứ xử phạt vi phạm hành chính mà bên bị kiện đưa ra (Báo cáo sô 23/BC-PTNMT)
thì vụ việc này không có yêu cầu giải trình hay yêu cầu phải xác minh các tình tiết
liên quan, cũng không phải xử phạt vi phạm hành chính do được Cơ quan THTT
chuyển hồ sơ. Do vậy, căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012, thời hạn ban hành quyết định xử phạt trong vụ việc này là 07
ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; hoặc tối đa là 10 ngày
làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp phải
chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền.
Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XP ban hành ngày 27/01/2018 – 12 ngày làm
việc kể từ ngày lập BBVPHC số 01/BB-VPHC (15/01/2018). Như vậy, Quyết đinh
XPVPHC số 44/QĐ-XPHC ban hành quá thời hạn luật định.
3. Nội dung Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XPHC không chính xác, trái quy định pháp luật.
3.1. Áp dụng chế tài nặng hơn so với hành vi vi phạm
Thứ nhất, đối với hành vi “không thực hiện nội dung trong bản cam kết
bảo vệ môi trường”
Hộ kinh doanh Hoàng Thị Nhân được Phòng Tài Chính kế hoạch thành phố A
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 52A 8002554 và ngày 01/02/2017 13
được Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố A cấp Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, trường hợp Hộ kinh
doanh Hoàng Thị Nhân (Cở sở mộc Thái Sơn) có hành vi vi phạm quy định về
thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thì chế tài áp dụng đối với hành vi này của
Cơ sở mộc Thái Sơn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ- CP.
Tuy nhiên, theo QĐ XPVPHC số 44 thì đối với hành vi vi phạm quy định về
thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của bà Nhân lại chế tài áp dụng quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Như vậy, PCT UBND Thành phố A đã áp dụng sai chế tài xử phạt đối với
hành vi “không thực hiện nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường” của bà Nhân.
Thứ hai, đối với hành vi gây ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn Xem lại
3.2. Xác định sai chủ thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Theo nguyên tắc, quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012, Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì chủ thể bị áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả là chủ thể vi phạm hành chính.
Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-VPHC xác định chủ thể vi phạm hành chính
là bà Hoàng Thị Nhân, tuy nhiên, người thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả lại
là bà Đinh Thị Nhường? Bà Đinh Thị Nhường là ai?...
Như vậy, Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-VPHC đã xác định sai chủ thể áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả. 14
Như vậy, Quyết định XPVPHC số 44/QĐ-XPHC đã áp dụng chế tài không
tương xứng với hành vi vi phạm, đồng thời xác định không chính xác chủ thể bị áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả. III. KIẾN NGHỊ
Vì các lẽ trên, căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định
155/2016/NĐ-CP, Nghị định 97/2017/NĐ-CP xét thấy Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 44/QĐ – XPHC ngày 27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính
về bảo vệ môi trường đối với cơ sở mộc Thái Sơn ban hành trái quy định pháp về
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung. Cụ thể
1. Không có văn bản giao quyền theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Ban hành QĐ XPVPHC dựa vào BBVPHC được ban hành trái quy định
pháp luật trái quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Ban hành QĐXPVPHC quá thời hạn quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Áp dụng chế tài không tương xứng với hành vi vi phạm theo quy định tại
Điều 8, Điều… Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
5. Xác định đối tượng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trái nguyên tắc
quy định Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 4 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.
Theo đó kính đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh B:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hoàng Thị Nhân
2. Tuyên hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số số 44/QĐ – XPHC
ngày 27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với cơ sở mộc Thái Sơn. 15
Trên đây là toàn bộ Luận cứ bảo vệ của tôi rất mong Hội đồng xét xử lắng
nghe và cân nhắc trước khi vào nghị án để đưa ra một phán quyết đúng pháp luật
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2021 Người bảo vệ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬN CỨ BẢO VỆ
(Vụ án hành chính)
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Kính thưa vị đại diện Viện Kiểm Sát;
Kính thưa vị luật sư đồng nghiệp;
Cùng toàn thể các Quý vị có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay!
Tôi: Luật sư Trương Quang Linh – Công ty Luật TNHH Thầy Điệp và
Cộng sự thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, được sự đề nghị của Nguyên đơn,
tôi tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi
kiện là bà Hoàng Thị Nhân; địa chỉ: lô 11Q2 Khóm Tân An, phường Tân Hội,
thành phố A, tỉnh B trong vụ án hành chính “Khởi kiện Quyết định số 44/QĐ –
XPHC ngày 27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của
UBND thành phố A” mà Tòa án xét xử ngày hôm nay. Thưa Hội đồng xét xử!
Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhân, tôi
hoàn toàn thống nhất với yêu cầu và nội dung khởi kiện của bà Nhân. Và tại phiên
Tòa hôm nay, tôi xin phép được trình bày quan điểm pháp lý của mình, giúp Hội
đồng xét xử có thêm cơ sở trong quá trình nghị án, để từ đó có một bản án tuyên
phù hợp với chứng cứ có trong hồ sơ, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong
quá trình xét xử. Bài luận cứ bảo vệ của tôi gồm những nội dung sau: I. Nội dung vụ án 16
Bà Hoàng Thị Nhân là chủ cơ sở mộc gia dụng Thái Sơn đang hoạt động tại
Lô 18 Khóm Tân An, Phường Tân Hội. Do có đơn thư phản ánh từ các hộ dân
xung quanh về việc cơ sở mộc gia dụng của bà Nhân gây ô nhiễm môi trường (bụi,
tiếng ồn, mùi hóa chất). Sau đó đã có Quyết định lập Đoàn thanh tra liên ngành,
kiểm tra cơ cở mộc Thái Sơn lập Biên bản kiểm tra và Biên bản thu mẫu. Ngày
26/11/2017 có kết quả kiểm tra cơ sở mộc của bà Nhân kết quả có ghi nhận cơ sở
bà Nhân có vi phạm. Ngày 15/01/2018, ông Trần Văn Tuất – Cán bộ kiểm tra đổi
QLTTĐT thành phố A đã lập Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB – VPHC đối
với cơ sở mộc của bà Nhân. Tại Biên bản không có chữ ký của bà Nhân và không
giải thích rõ lý do bà Nhân không ký vào Biên bản trên. Ngày 27/01/2018, UBND
thành phố A ban hành Quyết định số 44/QĐ – XPHC xử phạt vi phạm hành chính
về bảo vệ môi trường đối với cơ sở mộc của bà Nhân. Không đồng ý với Quyết
định của UBND thành phố A, bà Nhân đã khởi kiện hành chính Quyết định số
44/QĐ – XPHC về bảo vệ môi trường đối với cơ sở mộc của bà Nhân.
II. Nội dung bản luận cứ 1. Về thẩm quyền:
Trong Quyết định số 44/QĐ – XPHC ngày 27/01/2018 về xử phạt vi phạm
hành chính về bảo vệ môi trường đối với cơ sở mộc Thái Sơn của UBND thành
phố A do Phó Chủ tịch UBND thành phố A ký thay Chủ tịch nhưng không có văn
bản giao quyền theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính
2012 và khoản 2, điều 48 Nghị định 155/2016 về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện như sau: “a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy
định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt
quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e,
h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012 về việc Giao quyền xử phạt như sau:
“2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường
xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ
phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.” 17
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố A mới là người có quyền ký Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở mộc Thái Sơn. Tại phiên tòa hôm nay
Bên bị kiện không xuất trình được văn bản giao quyền của Chủ tịch UBND thành
phố A cho Phó Chủ tịch UBND thành phố A. Do đó, Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính số 44/QĐ – XPHC ngày 27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về về
bảo vệ môi trường đối với cơ sở mộc Thái Sơn là Quyết định được ban hành trái thẩm quyền. 2. Về thủ tục:
Thứ nhất, xem xét tính hợp pháp của Biên bản vi phạm hành chính số
01/BB – VPHC đối với cơ sở mộc Thái Sơn.
Về thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính:
Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB – VPHC đối với cơ sở mộc Thái Sơn
được lập bởi ông Trần Văn Tuất - Cán bộ kiểm tra đổi QLTTĐT thành phố A. Theo
quy định tại điểm d khoản 2 Điều 56 Nghị định 155/2016 quy định về biên bản,
thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường như sau:
“2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ
môi trường trên địa bàn quản lý;”
Ông Tuất thực hiện lập Biên bản sau khi có kết quả theo Báo cáo số 23/BC –
TNMT của Phòng Tài nguyên môi trường ngày 26/11/2017 về kết quả kiểm tra cơ
sở mộc Thái Sơn chứng không phải trong quá trình đang thi hành nhiệ vụ bảo vệ
môi trường. Theo đó, ông Tuất không có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
Về hình thức của Biên bản vi phạm hành chính:
Trong biên bản vi phạm hành chính không nêu rõ căn cứ xử phạt bà Hoàng
Thị Nhân, bà Nhân không ký vào Biên bản vi phạm hành chính nhưng không được
nêu rõ lý do bà Nhân không ký. Theo quy định tại khoản 2 điều 58 Luật xử lý vi
phạm hành chính 2012 về lập Biên bản vi phạm hành chính như sau:
“2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập
biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của
người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa
điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của
người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai 18
của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm
hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi
phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản
thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm
hoặc của hai người chứng kiến.”
Theo đó, hình thức của Biên bản xử lý vi phạm hành chính không đáp ứng
đủ điều kiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, sau khi kết quả theo Báo cáo số 23/BC – TNMT của Phòng TNMT
ngày 26/11/2017 về kết quả ktra cs mộc Hoàng Thị Nhân mà đến ngày 15/01/2018
ông Tuất mới lập Biên bản vphc số 01/BB – VPHC đối với cơ sở mộc. Việc lập
Biên bản này không đảm bảo quy định về tính kịp thời quy định tại khoản 1 Điều
58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Về nội dung của Biên bản vi phạm hành chính:
Biên bản vi phạm hành chính của mô tả hành vi vi phạm của cơ sở mộc Thái
Sơn và không đưa ra cụ thể các căn cứ để xử phạt hành chính đối với cơ sở mộc Thái Sơn.
Thứ hai, về thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
cơ sở mộc Thái Sơn:
Theo quy định tại Điều 66 luật xử lý phạm hành chính 2012 về thời hạn r
quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c
khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên
bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có
thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ
ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác
minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra
quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc
biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh,
thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập
biên bản vi phạm hành chính.”
Theo đó Biên bản xử lý vi phạm hành chính số 01/BB – VPHC đối với cơ sở
mộc Thái Sơn được lập ngày 15/01/2018 nhưng đến ngày 27/01/2018 UBND thành 19
phố A mới ra Quyết định số 44/QĐ – XPHC xử phạt hành chính về bảo vệ môi
trường đối với cơ sở mộc Thái Sơn. Việc ra Quyết định xử phạt của UBND thành
phố A là quá thời hạn so với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, đã hết thời hạn ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở mộc Thái Sơn. 3. Về nội dung:
Theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ – XPHC ngày
27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về về bảo vệ môi trường đối với cơ sở
mộc Thái Sơn nêu rõ người thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là bà Đinh
Thị Nhường, nhưng trên thực tế bà Nhường là ai, có quan hệ như thế nào đối với
cơ sở mộc Thái Sơn thì không được trình bày rõ trong Quyết định xử phạt.
Về hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm của cơ sở mộc Thái Sơn
quyết định phạt tiền 4.000.000đ đối với hành vi không thực hiện nội dung trong
bản cam kết theo điểm a khoản 2 điều 8 Nghị định số 155/2016/NĐ – CP. Tuy
nhiên đối với trường hợp vi phạm của cơ sở mộc Thái Sơn phải được áp dụng theo
khoản 1 điều 8 Nghị định số 155/2016/NĐ – CP quy định về Vi phạm các quy
định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
“1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và do Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội
dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã
được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và quy định tại điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực
hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp
quy định tại điểm d khoản này;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp,
lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử
lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy
trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không
xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.”
Ngoài ra, của cơ sở mộc Thái Sơn còn bị phạt số tiền phạt tiền 3.000.000đ
đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật theo khoản 2
điều 17 Nghị định số 155/2016/NĐ – CP. Tuy nhiên, cơ sở mộc Thái Sơn chỉ gây
tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật tiếng ồn dưới 02dBA. Theo đó, mức phạt tiền sẽ 20