Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Việt Nam là đất nước của gần 60 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đã cố kết từ trong lịch sử hình thành một khối thống nhất làm nên sức mạnh cho dân tộc tồn tại và phát triển. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 2.4 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Việt Nam là đất nước của gần 60 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đã cố kết từ trong lịch sử hình thành một khối thống nhất làm nên sức mạnh cho dân tộc tồn tại và phát triển. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc
1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
"Bản sắc" là nói đến một vấn đề nào đó, một sự vật, hiện tượng có tính chất đặc biệt và tạo thành đặc điểm
riêng, cái độc đáo và độc lập của sự vật, hiện tượng đó mà các sự vật, hiện tượng khác không có.
"Văn hóa" là tất cả những sản phẩm của con người, bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của
xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện....
Dân tộc:
Theo nghĩa rộng, dân tộc (nation) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự
thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền
thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Hay nói một cách
ngắn gọn, khái niệm dân tộc theo nghĩa này dùng để chỉ một quốc gia, nghĩa là toàn bộ nhân dân của
một nước.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Thái Lan...
Theo nghĩa hẹp, dân tộc (ethnie) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành
trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và
văn hóa. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia.
Ví dụ: Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc tức 54 cộng đồng tộc người.
Thực chất, hai cách hiểu trên về khái niệm dân tộc tuy không đồng nhất nhưng lại có sự gắn bó mật thiết
với nhau và chúng không tách rời nhau. Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc tộc người. Dân tộc tộc người là
bộ phận hình thành dân tộc quốc gia. Dân tộc tộc người ra đời trong những quốc gia nhất định và thông
thường những nhân tố hình thành dân tộc tộc người không tách rời với những nhân tố hình thành quốc gia.
Qua việc tách nghĩa bản sắc, văn hóa và dân tộc thì ta có thể đưa ra được một định nghĩa chung cho bản
sắc văn hóa dân tộc như sau:
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt
cách, tâm hồn, tâm lý...của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân
tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau
giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Ví dụ: Khi nói tới áo dài, chúng ta sẽ nghĩ đến nét đẹp văn hóa về trang phục của Việt Nam; "bắt vợ" là nét
văn hóa riêng của dân tộc Mông về phong tục tập quán.
2. Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện thông qua:
- Ngôn ngữ:
Ví dụ: Ngôn ngữ Việt Mường, ngôn ngữ Tày Thái, ngôn ngữ Mông - Dao, ngôn ngữ Ka Đai, ngôn ngữ Tạng
Miến....
- Phong tục tập quán.
Ví dụ: Tục ăn trầu, Tết Nguyên Đán, cúng giao thừa, Tết Thanh minh, Tết Trung thu, Lễ hội cầu an bản
Mường, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội đền Gióng, Lễ hội Bà chúa Xứ...
- Trang phục: áo dài, áo tứ thân, áo bà ba, áo chàm
- Phương thức sản xuất
3. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, giữ gìn
những nét đặc trưng, đó là những tài sản vô giá đối với dân tộc. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để
vận dụng, phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá
trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.
4. Ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Thứ nhất, bản sắc văn hóa dân tộc là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu
đời. Từ đó ngày càng phát triển, tại nên những nét riêng biệt cho đến ngày nay.
- Thứ hai, bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian. Thời
gian có thể thay đổi nhưng những nét văn hóa dân tộc vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc
văn hóa dân tộc ban đầu.
- Thứ ba, bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như
tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cách...Là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình
phát triển của dân tộc. Nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách dân tộc thì
sự phát triển ấy không được trọn vẹn.
- Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá cần được giữ gìn của một dân tộc. Mỗi một quốc gia đều
có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình, cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
một mặt để đem những tinh hoa của mình giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta hòa nhập chứ
không hòa tan.
- Thứ năm, bản sắc văn hóa dân tộc là một biểu hiện đa dạng và phong phú. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn
hóa nghèo nàn, giống nhau, khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn
điệu. Đây không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hóa bên ngoài theo đó mà tràn lan
vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hóa mới, hiện đại và đầy
quyến rũ. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng với bản sắc văn hóa
dân tộc. Bản sắc văn hóa là linh hồn, là gương mặt của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị
thế của dân tộc đs ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất sự bản sắc riêng trong nền văn hóa của mình là
đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc biệt là ở thế hệ trẻ - những người nắm giữ tương lai của đất nước. Để làm được điều đó cần phải:
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của
việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó mỗi người phải thực sự nhận thấy được giá trị của văn hóa
dân tộc, hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có
như vậy thì cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh
tế và phát triển nói chung của dân tộc. Đây là quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ
mà cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục trong
chính cộng đồng dân tộc.
Ví dụ: Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri
thức về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua những buổi chào cờ, hoạt động ngoại khóa...
- Các chính sách ban hành ra trong thời đại phát triển kinh tế như hiện nay đều phải gắn với cộng đồng dân
tộc, tôn trọng quyền quyết định của cộng đồng dân tộc, đồng thời phái đầu tư nghiên cứu sâu sắc về những
giá trị của văn hóa dân tộc để có những giải pháp phù hợp.
- Phương pháp, cách thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần đi vào thực chất, không chạy
theo hình thức, phong trào để làm mất đi tính đa dạng, phong phú, nét đặc trưng riêng vốn có của bản sắc
văn hóa dân tộc.
| 1/3

Preview text:

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
"Bản sắc" là nói đến một vấn đề nào đó, một sự vật, hiện tượng có tính chất đặc biệt và tạo thành đặc điểm
riêng, cái độc đáo và độc lập của sự vật, hiện tượng đó mà các sự vật, hiện tượng khác không có.
"Văn hóa" là tất cả những sản phẩm của con người, bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của
xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện.... Dân tộc:
Theo nghĩa rộng, dân tộc (nation) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự
thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền
thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Hay nói một cách
ngắn gọn, khái niệm dân tộc theo nghĩa này dùng để chỉ một quốc gia, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Thái Lan...
Theo nghĩa hẹp, dân tộc (ethnie) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành
trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và
văn hóa. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia.
Ví dụ: Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc tức 54 cộng đồng tộc người.
Thực chất, hai cách hiểu trên về khái niệm dân tộc tuy không đồng nhất nhưng lại có sự gắn bó mật thiết
với nhau và chúng không tách rời nhau. Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc tộc người. Dân tộc tộc người là
bộ phận hình thành dân tộc quốc gia. Dân tộc tộc người ra đời trong những quốc gia nhất định và thông
thường những nhân tố hình thành dân tộc tộc người không tách rời với những nhân tố hình thành quốc gia.
Qua việc tách nghĩa bản sắc, văn hóa và dân tộc thì ta có thể đưa ra được một định nghĩa chung cho bản
sắc văn hóa dân tộc như sau:
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt
cách, tâm hồn, tâm lý...của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân
tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau
giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Ví dụ: Khi nói tới áo dài, chúng ta sẽ nghĩ đến nét đẹp văn hóa về trang phục của Việt Nam; "bắt vợ" là nét
văn hóa riêng của dân tộc Mông về phong tục tập quán.
2. Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện thông qua: - Ngôn ngữ:
Ví dụ: Ngôn ngữ Việt Mường, ngôn ngữ Tày Thái, ngôn ngữ Mông - Dao, ngôn ngữ Ka Đai, ngôn ngữ Tạng Miến....
- Phong tục tập quán.
Ví dụ: Tục ăn trầu, Tết Nguyên Đán, cúng giao thừa, Tết Thanh minh, Tết Trung thu, Lễ hội cầu an bản
Mường, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội đền Gióng, Lễ hội Bà chúa Xứ...
- Trang phục: áo dài, áo tứ thân, áo bà ba, áo chàm
- Phương thức sản xuất
3. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, giữ gìn
những nét đặc trưng, đó là những tài sản vô giá đối với dân tộc. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng để
vận dụng, phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá
trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.
4. Ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Thứ nhất, bản sắc văn hóa dân tộc là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu
đời. Từ đó ngày càng phát triển, tại nên những nét riêng biệt cho đến ngày nay.
- Thứ hai, bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian. Thời
gian có thể thay đổi nhưng những nét văn hóa dân tộc vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc
văn hóa dân tộc ban đầu.
- Thứ ba, bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như
tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cách...Là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình
phát triển của dân tộc. Nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách dân tộc thì
sự phát triển ấy không được trọn vẹn.
- Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá cần được giữ gìn của một dân tộc. Mỗi một quốc gia đều
có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình, cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
một mặt để đem những tinh hoa của mình giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan.
- Thứ năm, bản sắc văn hóa dân tộc là một biểu hiện đa dạng và phong phú. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn
hóa nghèo nàn, giống nhau, khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn
điệu. Đây không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hóa bên ngoài theo đó mà tràn lan
vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hóa mới, hiện đại và đầy
quyến rũ. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng với bản sắc văn hóa
dân tộc. Bản sắc văn hóa là linh hồn, là gương mặt của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị
thế của dân tộc đs ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất sự bản sắc riêng trong nền văn hóa của mình là
đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc biệt là ở thế hệ trẻ - những người nắm giữ tương lai của đất nước. Để làm được điều đó cần phải:
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của
việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó mỗi người phải thực sự nhận thấy được giá trị của văn hóa
dân tộc, hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có
như vậy thì cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh
tế và phát triển nói chung của dân tộc. Đây là quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ
mà cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục trong
chính cộng đồng dân tộc.
Ví dụ: Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri
thức về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua những buổi chào cờ, hoạt động ngoại khóa...
- Các chính sách ban hành ra trong thời đại phát triển kinh tế như hiện nay đều phải gắn với cộng đồng dân
tộc, tôn trọng quyền quyết định của cộng đồng dân tộc, đồng thời phái đầu tư nghiên cứu sâu sắc về những
giá trị của văn hóa dân tộc để có những giải pháp phù hợp.
- Phương pháp, cách thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần đi vào thực chất, không chạy
theo hình thức, phong trào để làm mất đi tính đa dạng, phong phú, nét đặc trưng riêng vốn có của bản sắc văn hóa dân tộc.