Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay | Tiểu luận cơ sở văn hóa Việt Nam

Mỗi một quốc gia, một dân tộc sẽ có văn hóa, bản sắc của riêng đất nước đó, từ đó  sẽ tạo nên thương hiệu của dân tộc đó. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng là  một đất nước có bản sắc văn hóa vô cùng đậm nét, trải dài ngàn năm lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
23 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay | Tiểu luận cơ sở văn hóa Việt Nam

Mỗi một quốc gia, một dân tộc sẽ có văn hóa, bản sắc của riêng đất nước đó, từ đó  sẽ tạo nên thương hiệu của dân tộc đó. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng là  một đất nước có bản sắc văn hóa vô cùng đậm nét, trải dài ngàn năm lịch sử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

94 47 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay
Họ và tên: Trương Yến Nhi
Lớp: Truyền thông đại chúng K40 A2
Lớp tín chỉ: Cơ sở văn hóa Việt Nam K40.4
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
Mã sinh viên: 2051050091
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
II. NỘI DUNG...................................................................................................................3
1. Khái niệm chung....................................................................................................3
1.1. Khái niệm “văn hóa”.......................................................................................3
1.2. Khái niệm “bản sắc”, “bản sắc văn hóa”.......................................................3
1.3. Khái niệm “toàn cầu hóa”, “hội nhập quốc tế”.............................................5
2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa, bản sắc văn hóa nói chung.....................6
3. Đặc trưng văn hóa Việt Nam.................................................................................8
a) Tính cộng đồng làng xã............................................................................................8
b) Tính trọng âm...........................................................................................................8
c) Tính ưa hài hòa........................................................................................................9
d) Tính kết hợp.............................................................................................................9
e) Tính linh hoạt...........................................................................................................9
4. Bản sắc văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
9
4.1. Khái quát tình hình phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay.........................9
4.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay trong công cuộc toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế.............................................................................................................11
4.3. Giải pháp........................................................................................................15
III. KẾT LUẬN................................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................21
I. MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia, một dân tộc sẽ có văn hóa, bản sắc của riêng đất nước đó,
từ đó sẽ tạo nên thương hiệu của dân tộc đó. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng
một đất nước bản sắc văn hóa cùng đậm nét, trải dài ngàn năm lịch sử.
Toàn cầu hóa hội nhập quốc tế đã đang đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt
Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển gìn giữ những giá trị văn hóa truyền
thống, bên cạnh đó lại vừa tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại,
hay chúng ta thường nói là “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
Giao lưu văn hóa một quy luật của thời đại. Nhờ giao lưu văn hóa đúng
hướng chúng ta thể làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc cũng
như nhân rộng ra để nước bạn biết đến mình nhiều hơn. Toàn cầu hóa hiện nay
không chỉ xu thế của thời đại còn chính dòng chảy mạnh mẽ lôi cuốn các
quốc gia. Đó vừa cầu nối để mọi quốc gia tiếp thu những tri thức mới, những
thành quả văn minh của toàn nhân loại, cũng vừa gây ra nguy đối với một số
dân tộc sẽ mất đi bản sắc riêng.
Hiện nay, thế giới đang biến đổi cùng nhanh mạnh mẽ, những nhận
thức mới về giá trị phát triển bền vững ngày càng được định hình nét hơn. Nền
kinh tế càng phát triển, chúng ta lại càng phải cố gắng gìn giữ được bản sắc văn
hóa hay được như cốt lõi để giúp cho một đất nước tồn tại phát triển. Một
trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho
sự phát triển của tất cả các quốc gia chính giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn
lực to lớn, một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân
tộc, quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế hiện nay, quá trình
đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi
trường, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa. Việt Nam chúng ta đã
trải qua rất nhiều những cuộc giao lưu văn hóa, hình thức cưỡng ép hay tự
1
nguyện thì đều đã đem lại cho chúng ta những nét độc đáo về văn hóa riêng, góp
phần làm phong phú bản sắc dân tộc.
Việt Nam chúng ta một nước lịch sử anh hùng với 4000 năm văn hiến.
Trải qua quá trình lịch sự dưới hơn 1000 năm đô hộ của phương Bắc, mức độ
nào đó, chúng ta vẫn giữ được những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng
thời cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy, trong bối cảnh
ngày nay, qua quá trình giao lưu hội nhập quốc tế, khi làn sóng văn hóa nước
ngoài du nhập vào nước ta, việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau đã làm lu
mờ dần những giá trị truyền thống, nhiều bản sắc văn hóa đã và đang dần bị mất đi.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời đại
ngày nay, trong phần bài tiểu luận của bản thân, em xin phép trình bày về đề tài:
“Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế hiện
nay.”
2
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm “văn hóa”
Đầu tiên, về khái niệm “văn hóa”, từ này rất nhiều nghĩa. Nghĩa thông
dụng thường chỉ trình độ văn hóa, nếp sống văn hóa hay trình độ phát triển của một
giai đoạn,… Theo nghĩa rộng, “văn hóa” bao gồm tất cả mọi thứ, từ các sản phẩm
tinh vi, hiện đại đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động… Qua cách hiểu
rộng này, văn hóa mới đích thực đối tượng của văn hóa học. Trên thế giới
hàng trăm cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, tuy nhiên qua cách phân tích các
cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, ta thể nêu ra một định nghĩa văn hóa
như sau: “Văn hóa một hệ thống hữu các giá trị vật chất tinh thần do con
người sáng tạo tích lũy qua quá trình hoạt động thực hiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên hội.” Chúng ta thể thấy rằng văn
hóa chính là biểu hiện cho trình độ phát triển của xã hội trong những thời kì lịch sử
khác nhau.
1.2. Khái niệm “bản sắc”, “bản sắc văn hóa”
Định nghĩa về “bản sắc” theo tâm học hội, cách thức nhận của một
nhân: bản thân, một nhân khác hoặc một nhóm hội. Bản sắc chính
“những đặc điểm khác biệt của một nhân hoặc một nhóm gồm nhiều nhân
thuộc một nhóm hoặc một xã hội cụ thể.”
“Bản sắc văn hóa” về bản bản chất, màu sắc, sắc thái, nét đặc trưng
nhất của sự vật, hiện tượng nhất định. Bản sắc văn hóa chính biểu hiện cho đặc
trưng của một nền văn hóa nào đó, thể hiện những nét riêng, từ đó so sánh, phân
biệt với những bản sắc văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Bản sắc văn hóa chính
là nói đến những nét đẹp, những tinh hoa mà chỉ có vùng, miền, dân tộc đó mới có,
3
cũng là những nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung, giúp chúng ta gợi
nhớ về đất nước, địa điểm đó hoặc một nhóm dân tộc đó. Bản sắc văn hóa, dân tộc
sức sống bên trong của dân tộc, quá trình dân tộc tự ý thức, tự khám phá, tự
vượt qua chính bản thân mình để cạnh tranh hợp tác, cùng tồn tại phát triển,
được thể hiện trong các lĩnh vực của mọi mặt trong đời sống xã hội như cách sống,
cách dựng nước, giữ nước, duy, sáng tạo,... Do trải qua hàng trăm năm, nghìn
năm sống trong những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị hội không giống
nhau, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều một cách lựa chọn để tạo nên một lối
sống riêng. Lối sống đó không nảy nở từ ý thức của nhân riêng lẻ, được tạo
nên như kinh nghiệm tập thể cái kinh nghiệm được truyền từ thế hệ trước cho
những thế hệ sau và kết quả là nó không giống với lối sống của bất kỳ một dân tộc,
một cộng đồng nào khác. Nhìn một cách tổng thể, bản sắc văn hóa được thể hiện
tập trung trong hệ giá trị của quốc gia-dân tộc.
“Bản sắc văn hóa Việt Nam” dùng để chỉ những sắc thái, vẻ đẹp những
nét đặc biệt, phân biệt với các quốc gia khác trên thế giới. Bản sắc văn hóa dân tộc
gốc của văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam những nét đặc sắc riêng, không
thể nhầm lẫn với bất bản sắc văn hóa của dân tộc, đất nước nào khác. Tất cả
những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước đã góp
phần giúp cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam càng trở nên phong phú, đặc sắc,
nét riêng hơn bao giờ hết. Bản sắc văn hóa Việt Nam đã những dấu ấn đậm
nét trong các hình thức biểu hiện mang tính chất dân tộc cao. thể nói rằng, bản
sắc văn hóa của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tích cách, khuynh hướng
cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ được
tính duy nhất, thống nhất, nhất quán trong quá trình phát triển. Sức mạnh sự
sáng tạo ấy có mối quan hệ vô cùng mật thiết, có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền
4
vững với môi trường tự nhiên hội, với quá trình lịch sử không chỉ dân tộc
Việt Nam ta mà còn tất cả những dân tộc trên thế giới đã tồn tại.
1.3. Khái niệm “toàn cầu hóa”, “hội nhập quốc tế”
“Toàn cầu hóa” dùng để miêu tả các thay đổi trong hội trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia các
tổ chức hay các nhân góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy toàn cầu. Toàn
cầu hóa gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế khoa học công nghiệp như
kinh tế số, internet,... Toàn cầu hóa tạo ra các luồng hàng hóa bản xuyên quốc
gia và làm cho không gian của các nền kinh tế văn hóa đơn lồng vào nhau. Với tác
động của toàn cầu hóa ra các dân tộc các nhân buộc phải xích lại gần nhau
liên kết với nhau trong sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại phát
triển. Những lợi ích của toàn cầu hóa không thể phủ nhận ăn nhưng cũng
đem lại không ít khách thức tiêu cực như sự đảo lộn cấu trúc chúc nhân lực
trong xã hội. Đặc biệt là toàn cầu hóa đang đặt ra những thách thức về mặt văn hóa
hầu như nước nào cũng phải đối mặt đó giải quyết như thế nào mối quan hệ
giữa tính dân tộc với tính quốc tế giữa truyền thống với hiện đại giữa mở cửa hội
nhập với thế giới mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc.
Hội nhập quốc tế quá trình các nhà nước đủ cách quốc gia, vùng
lãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổ
chức quốc tế khác để hướng đến chia sẻ nhằm mục tiêu chung đạt được lợi ích cho
nước mình các nước, tổ chức quốc tế khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, an
ninh... trên cơ sở tuân thủ các khuôn khổ chế định chung. Trong bối cảnh hiện nay,
hội nhập quốc tế ngày càng được coi trọng diễn ra trên nhiều mặt của đời sống
chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội với nhiều tính chất, phạm vi và hình thức sâu rộng
5
Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế
hội thể chế chính trị của các quốc gia. cũng phát triển theo quá trình hội
nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác sự tiếp
nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. vậy, chúng ta chủ trương xây dựng
hoàn thiện các giá nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa hội
nhập quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hội nhập quốc tế, hội Việt Nam đang những biến đổi mạnh mẽ. Biến
đổi xã hội rõ nhất là biến đổi cấu trúc xã hội, phân hóa xã hội và biến đổi về giá trị,
chuẩn mực, lối sống xã hội... Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển hơn bao
giờ hét, chính vậy, việc giữ gìn những nét đẹp, truyền thống, bản sắc văn hóa
của Việt Nam là vô cùng cần thiết.
2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa, bản sắc văn hóa nói chung
Nền văn hoá không những quyết định sự phát triển, còn rất quan trọng
trong tất cả các mặt của cuộc sống hiện đại. Đứng về mặt học thuật, văn hoá thế
giới chia làm hai loại hình văn hoá du mục và nông nghiệp dựa trên cơ sở phân loại
duy lý hay duy tình trong cách duy hành động của cộng đồng dân. Việt Nam
ta 54 dân tộc anh em, sống hòa thuận trên dải đất hình chữ S, những phong
tục tập quán, tín ngưỡng, tưởng tôn giáo khác nhau nhưng vẫn cùng nhau
chung sống sự giao thoa văn hóa. Theo PGS. Trần Ngọc Thêm, văn hóa
trước hết 4 đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh tính lịch
sử.
Đầu tiên, với tính hệ thống, nhờ tính hệ thống văn hóa bao trùm mọi
hoạt động hội, chức năng tổ chức hội. Văn hóa giúp làm tăng độ ổn định
hội, cung cấp cho hội những phương tiện thiết yếu để ứng phó với môi
6
trường xung quanh. Chính vậy, văn hóa được coi nền tảng của hội, cốt
lõi giúp cho xã hội, đất nước phát triển một cách bền vững.
Đặc trưng tiếp theo tính giá trị. Văn hóa được như “thước đo mức độ
nhân bản của hội con người”. Các giá trị văn hóa được chia nhỏ ra thành
nhiều nhóm nhỏ: mục đích, thời gian, ý nghĩa,… để giúp chúng ta nhận ra được sự
phân biệt, cái nhìn biện chứng, khách quan hơn trong việc đánh giá trính giá trị
của sự vật, hiện tượng. Chính thường xuyên xem xét, đong đếm các giá trị
văn hóa đã thực hiện được chức năng điều chỉnh hội, giúp cho hội duy trì
được trạng thái cân bằng động, luôn luôn tự hoàn thiện, thích ứng được với những
sự biến đổi của môi trường xung quanh, từ đó giúp chúng ta định hướng các chuẩn
mực, tạo thành động lực cho sự phát triển hơn nữa của xã hội.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa tính nhân sinh. Văn hóa do con người
sáng tạo dựa trên những giá trị tự nhiên, được biến đổi bởi con người. Do mang
tính nhân sinh, văn hóa trở thành một sợi dây kết nối con người với con người,
giúp cho con người thực hiện chức năng giao tiếp, giúp họ liên kết lại với nhau.
Cuối cùng, văn hóa tính lịch sử bởi cho phép chúng ta nhìn ra được
sản phẩm của một quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ văn minh, qua một
khoảng thời gian dài từ đời này qua đời khác cũng như ta có thể thấy được trình độ
phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử giúp cho văn hóa một bề dày,
chiều sâu, bên cạnh đó cũng khiến cho văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tự
hoàn thiện, khả năng phân loại phân bổ lại những giá trị cho phù hợp với
từng thời đại. Đây là giá trị có sự ổn định bởi nó được tích lũy và tái tạo trong cộng
đồng người qua rất nhiều thời gian, được đúc kết thành khuôn mẫu hội được
hình thành dưới những dạng thức khác nhau: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, luật
pháp,…
7
Văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bên cạnh
đó còn đảm bảo tính kế tục của lịch sử, giúp cho mỗi người chúng ta luôn nhớ về
cội nguồn của mình, biết trân trọng biết ơn những người đi trước, những người
đã có công dựng nước, giữ nước.
3. Đặc trưng văn hóa Việt Nam
Đặc trưng của văn hóa phạm trù luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổi
của điều kiện tự nhiên sự phát triển của hội loài người. cũng điểm làm
nên sự khác biệt về nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
a) Tính cộng đồng làng xã
Đặc trưng này được thể hiện các phẩm chất: tính dân chủ, tính tập thể,
đoàn kết, trọng thể diện, yêu quê hương, làng xóm, lòng biết ơn,… Chính cùng
chung sống với nhau trong một làng xã, thậm chí ngày xưa những người cả đời
không bao giờ bước ra khỏi lũy tre làng, vậy người Việt Nam có tính cộng đồng
làng xã rất cao. Họ thường xuyên “tối lửa tắt đènnhau”, và hàng xóm nhiều lúc
còn thân thiết hơn cả người thân: “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Tính cộng
đồng là một trong số đặc trưng gốc rễ trong làng xã Việt Nam, được hình thành từ
rất sớm trong lịch sử dựng nước giữ nước của dân tộc, gắn liền với tiền trình
đấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc, cũngnét đẹp văn hóa đặc trưng của
người Việt, được con cháu gìn giữ bảo tồn từ đời này sang đời khác. Tính cộng
đồng một nét đặc trưng cùng tiêu biểu, nguồn gốc sinh ra rất nhiều những
ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt từ trước đến nay.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam nhấn mạnh tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn
nhau “lá lành đùm lá rách”, tính tập thể cao của người Việt, đây cũng chính là ngọn
nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng. Tuy vậy, nó cũng dẫn đến thói dựa dẫm,
lại vào tập thể, đố kỵ, thói cào bằng…
8
b) Tính trọng âm
Tính trọng âm được thể hiện nét nhất các phẩm chất: ưa ổn định, tính
hiền hòa, bao dung, trọng tình trọng nghĩa, đa cảm; thiên hướng thơ ca, sức chịu
đựng, nhẫn nhịn, lòng hiếu khách. Người Việt chúng ta sống theo tình cảm, con
người luôn biết cách tôn trọng, xử, bình đẳng dân chủ với nhau. Lối sống
trọng tình nghĩa xử dân chủ lại dẫn đến tâm coi trọng cộng đồng, tập thể,
làm cũng phải tính đến tập thể, luôn tập thể đứng sau hỗ trợ. Tuy nhiên
cũng dẫn đến thói tùy tiện như hay cao su giờ, thiếu tôn trọng pháp luật, tình trạng
đi cửa sau...
c) Tính ưa hài hòa
Bởi người Việt chúng ta ngày xưa sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, phụ
thuộc vào thiên nhiên rất nhiều vậy luôn thái độ tôn trọng, ước mong được
sống hòa hợp với thiên nhiên, mong mưa thuận gió hòa… Tính ưa hài hòa được thể
hiện ở các phẩm chất: tính mực thước, tính ung dung, vui vẻ lạc quan và thực tế.
d) Tính kết hợp
Tính kết hợp được thể hiện ở khả năng bao quát tốtkhả năng quan hệ tốt.
Người Việt với duy tổng hợp, phong cách linh hoạt đã tạo ra thái độ dung hợp
trong tiếp nhận, luôn mềm dẻo, hiếu hòa với mọi người xung quanh.
e) Tính linh hoạt
Lối duy tổng hợp biên chứng, luôn đắn đo cân nhắc khiến cho
người Việt chúng ta cùng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn
biến báo thích hợp từng hoàn cảnh khác nhau, thể kể đến những đức tính như
khả năng thích nghi cao, tính sáng tạo,… hay dẫn đến nhiều triết sống: “Ở bầu
thì tròn”, “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”…
9
4. Bản sắc văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế hiện
nay
4.1. Khái quát tình hình phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay
Đất nước Việt Nam hiện nay đang thực sự những sự biến đổi sâu sắc, đa
dạng, đa chiều, chịu sự tác động của rất nhiều quá trình: công nghệ hóa, hiện đại
hóa, toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa,.. trên mọi lĩnh vực,mọi mức độ và từ đó có
những sự tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Toàn cầu hóa hội nhập quốc tế đã
góp phần giúp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước, các
khu vực. Đây quá trình giao lưu, hội nhập, trao đổi một cách tự nhiên tất yếu
giữa nhiều nền văn hóa khác nhau, góp phần làm cho mỗi nền văn hóa phong phú,
đa dạng hơn.
Văn hóa Việt Nam bề dày truyền thống hàng ngàn năm lịch sử văn hiến,
trải qua rất nhiều công cuộc dựng nước, giữ nước, biến cố thăng trầm, từ đó kết
tinh nhiều giá trị tốt đẹp, tích cực: truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần
hiếu học, lòng tương thân tương ái,… Việt Nam ngày nay được bạn bè quốc tế biết
đến một đất nước mến khách, an toàn, yêu chuộng hòa bình,… Nước ta nền
văn hóa phong phú, giàu bản sắc điều đã được hình thành qua rất nhiều năm lịch
sử. Nguồn tài nguyên văn hóa của chúng ta rất phong phú, đa dạng dồi dào trên
nhiều phương diện, được công nhận cả ở quốc tế lẫn trong khu vực, từ đó góp phần
đạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa hội của nước ta.
Chúng ta có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những
cảnh quan kì vì, thơ mộng, điển hình như Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận
di sản thiên nhiên thế giới, đưa hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam vươn ra biển lớn
với bạn bè quốc tế.
Chủ trương hội hóa đã một trong những giải pháp hiệu quả quan
trọng để thu hút các nguồn lực hội, thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt
10
động sáng tạo, cung cấp xây dựng sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo điều kiện
cho các hoạt động văn hóa phát triển cùng mạnh mẽ, rộng khắp, giúp nâng cao
mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Qua việc hội hóa, chúng ta đã thúc đẩy
sự đa dạng trong ý tưởng, xu hướng, loại hình phong cách biểu đạt văn hóa,
giúp cho chúng ta có những món ăn tinh thần phong phú và đa dạng hơn.
Nhờ việc tăng cường quảng hình ảnh Việt Nam đến mọi người trên toàn
thế giới, văn hóa – từ lĩnh vực bị xem là mang nặng yếu tố tuyên truyền đã và đang
trở thành một lĩnh vực đem lại giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận cho hội. Hoạt
động du lịch đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, từ đó văn hóa lại càng được
nhân ra, truyền bá rộng khắp và tạo ra được sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam, góp
phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng được mở rộng, song song với đó
là sự phát triển của Internet, công nghệ thông tin hay hạ tầng mạng lưới viễn thông
đã giúp cho sự hội nhập, học hỏi kinh nghiệm trên thế giới được dễ dàng thuận
tiện hơn, những bước phát triển cùng nét, vượt bậc, thông tin nhanh, đa
chiều cùng nội dung phong phú, từ đó chúng ta được tiếp cận nhanh với tri thức
nhân loại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng cuộc sống, mở mang trí tuệ…
Tóm lại, Việt Nam chúng ta đang ngày càng phát triển hơn trong công cuộc
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, những bước chuyển mình cùng mạnh mẽ,
góp phần tạo ra một môi trường tốt đẹp, phát huy được những giá trị nhân văn
truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Rất nhiều những giá trị văn hóa, đạo đức truyền
thống của nước ta đã được tôn vinh, tính sáng tạo, năng động, tự chủ tích cực
của xã hội cũng được phát huy và mở rộng hết sức.
4.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay trong công cuộc toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế
11
4.2.1. Tích cực
Điều đầu tiên chúng ta thể nhận ra ngay được đó chính toàn cầu hóa
góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, thông qua đó chúng ta
có khả năng mở rộng thị trường buôn bán, xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác,
từ đó giảm bớt sức ép về thuế. Trong quá trình tham gia toàn cầu hóa hội nhập
quốc tế, các nước bạn tạo mối quan hệ hòa hảo với nước ta, giúp Việt Nam ta cải
thiện, nâng cao chất lượng đời sống, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng chất
lượng kết cấu hạ tầng, môi trường cải thiện mức lương của người lao động, từ
đó thay đổi cấu kinh tế phù hợp hiệu quả với Việt Nam hơn. Hơn nữa, việc
giao lưu văn hóa đã giúp cho mọi người trên thế giới được tiếp cận những tinh hoa
văn hóa, những phát minh, công nghệ tiên tiến bậc nhất của nhân loại. Nhờ
Internet, chúng ta đã thể tiếp cận hiểu thêm về nhiều nền văn minh, nhiều
phong tục tập quán không chỉ trên đất nước Việt Nam mà còn ở bất kì đất nước nào
mình muốn. Chính lẽ đó, chúng ta cũng điều kiện để chia sẻ, quảng thêm
hình ảnh về con người, văn hóa Việt Nam và kết bạn thêm với rất nhiều người bạn
trên toàn thế giới.
Toàn cầu hóa hội nhập quốc tế còn góp phần làm cho quá trình mở rộng
kinh tế đối ngoại phát triển, chính thế diễn ra cùng mạnh mẽ dưới
sự phát triển không ngừng nghỉ của lực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng khoa
học công nghệ. Toàn cầu hóa đang không ngừng phát triển, đòi hỏi đặc biệt
chúng ta những nước đang phát triển, cần mở rộng kinh tế đối ngoại. Hơn nữa,
còn đóng một phần không thể thiếu vào công cuộc phát triển văn hóa, hội
của nước Việt Nam ta. Chúng ta óc hội được trao đi những giá trị truyền thống
tốt đẹp với bạn bè xung quanh, giúp cho các nước bạn hiểu biết nhiều hơn về chính
những văn hóa tốt đẹp của mình. Bên cạnh đó, chính chúng ta cũng khả năng,
hội được tiếp nhận, bổ sung học hỏi thêm nhiều giá trị quý báu, những tinh
12
hoa văn hóa của nhân loại. Từ đó, nhân dân Việt Nam đã được bồi đắp thêm những
đức tính tốt đẹp của Việt Nam cũng như tiếp thu, cởi mở hơn với những nét văn
hóa của thời đại mới.
Văn hóa đóng một vai trò cùng quan trọng, chính nhờ xu hướng toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đã càng giúp ta khẳng định văn hóa ý nghĩa cốt lõi đối
với sự sống còn, phát triển của cả một dân tộc, một đất nước. Nhờ quá trình giao
thoa văn hóa, càng ngày hình ảnh của đất nước Việt Nam được đi xa hơn, nhiều
người thiện cảm với hình ảnh của con người Việt Nam mến khách cùng nhiều
đức tính tốt đẹp khác. Việt Nam đã trở thành một điểm đến thú vị, nhận được nhiều
sự quan tâm yêu thích của khách du lịch, giúp thúc đẩy nền du lịch của nước
nhà càng ngày càng phát triển.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế là hàng loạt các thay đổi trên các
phương diện thụ hưởng cuộc sống, nâng cao chất lượng sống thay đổi ứng xử
như bình đẳng giới, quan niệm trọng nam khinh nữ, lên án bảo vệ phụ nữ bị lạm
dụng, quấy rối tình dục, nữ quyền… Quá trình tiếp xúc, giao lưu đã mở ra cho các
cá nhân nhiều hội tiếp xúc những thành tựu, các hệ giá trị khác nhau qua nhiều
phương cách đa dạng. Đặc biệt, giới trẻ - một lực lượng hội năng động, nguồn
nhân lực đông đảo của mỗi quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất. Giao lưu văn
hóa ngày càng được mở rộng điều kiện tốt cho giới trẻ mở rộng được tầm
nhìn, tiếp cận, hưởng thụ sản phẩm, thành tựu văn hóa đa dạng hơn trong thời kỳ
hội nhập.Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy,
một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ
thuộc, lại vốn của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự
lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa một khía cạnh nào đó đã gây ra sự cạnh
tranh trên mọi mặt của đời sống, góp phần giúp Việt Nam nâng cao bộ máy, nâng
13
cao hiệu quả kinh tế, chất lượng hàng hóa, nhận lực ngày càng hoàn thiện hiệu
quả hơn. Cũng chính thế, chúng ta càng ngày càng sáng tạo hơn, những
hình phát triển mới mẻ, mở ra nhiều hội phát triển hơn cho nền kinh tế Việt
Nam, giúp nâng cao dân trí của người dân tạo động lực để mỗi người trong số
chúng ta cố gắng mỗi ngày.
4.2.2. Tiêu cực
Tuy những tác động tích cực của việc toàn cầu hóa hội nhập quốc tế
đến sự phát triển, kế thừa, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam thì bên cạnh đó, việc
này cũng đặt ra không ít thách thức cần chúng ta bắt tay vào giải quyết ngay lập
tức.
Đầu tiên chínhtoàn cầu hóa làm mai một, xói mòn dần bản sắc giá trị văn
hóa truyền thống của Việt Nam, hay như chúng ta thường nói là “hòa tan văn hóa”.
Việc không chắt lọc những giá trị văn hóa du nhập từ nước ngoài vào sẽ khiến
chúng ta dần dần đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa, như chúng ta nói
chính cốt lõi cho sự phát triển một cách bền vững của đất nước Việt Nam, nếu
chúng ta không giữ gìn, kế thừa cố gắng tiếp tục phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp của nước ta chỉ chăm chăm chạy theo những trào lưu mới mẻ du
nhập từ nước ngoài thì sẽ thật sự làm mất đi bản sắc vốn có của dân tộc. Trong bối
cảnh hiện nay, biên giới giữa các nước dường như được xóa nhòa dần, sự giao lưu,
giao thoa văn hóa càng ngày càng mạnh mẽ sức xâm chiếm vào nhận thức
của từng cá nhân, việc chúng ta lơ là giữ gìn, tiếp nối bản sắc văn hóa dân tộc là vô
cùng nguy hiểm. Dân tộc ta, văn hóa của Việt Nam ta luôn mở cửa để tiếp thu, học
hỏi những tinh hoa văn hóa của nhân loại, tuy nhiên chúng ta cần phải chắt lọc
những thông tin đúng đắn, hữu dụng mang tính xây dựng, chứ không phải cứ
cái từ nước ngoài du nhập vào cũng học theo, kể cả những thói xấu bởi mặc
các nền văn hóa khác nhau từ trên thế giới giúp tương tác, làm phong phú thêm
14
những nền văn hóa khác nhau, song cũng làm cho tính, đường nét, dấu hiệu
riêng của từng nền văn hóa bắt đầu mờ nhạt, lu mờ dần.
Toàn cầu hóa cũng làm tăng thêm sự bất công trong hội, khiến cho
khoảng cách giữa các giai cấp ngày càng xa hơn, phân hóa ngày một rệt. Từ đó,
người giàu sẽ ngày càng giàu, người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn, kéo theo rất
nhiều hệ lụy chúng ta không lường trước được. Trong một vài thập kỉ gần đây,
những lối sống trái với thuần phong mỹ tục đã dần xuất hiện trong đời sống xã hội.
Một bộ phần lớp trẻ hiện nay có lối sống buông thả, quay lưng lại với những giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp truyền thống. Cùng với sự phát triển của các phương tiện
thông tin đại chúng, trên những trang mạng hội đã tuyên truyền những thông
tin, hình ảnh, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với truyền thông văn hóa của dân
tộc Việt Nam. Chính điều này đã góp phần khiến cho tình trạng phạm tội một bộ
phận giới trẻ hiện nay tăng lên bởi học sinh, sinh viên hay giới trẻ nói chung
những tệp người dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào những tệ nạn hội. Hiện tượng suy đồi
đạo đức đang trở thành vấn đề cùng được công chúng quan tâm. Bên cạnh đó,
một số bộ phân dân đã chịu sự ảnh hưởng của lối sống ích kỉ, hẹp hòi. Đạo đức
một bộ phân nhân dân đang xu hướng trượt dốc. Vấn đề đạo đức hội thì
diễn ra ngày một phức tạp, các giá trị truyền thống có phần bị đảo lộn, chính vì vậy
tinh thần đấu tranh giữa thiện ác, tiến bộ lạc hậu, đúng sai lại ít được đề
cao.
Nền văn hóa được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
VIII), mang hai đặc trưng cơ bảntiên tiến và đậm đà bản sắc; nổi bật nhất ở tính
dân tộc, hiện đại nhân văn. Nền văn hóa với vai trò nền tảng tinh thần của
hội, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với những
vấn đề phát sinh trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Không thể phủ nhận,
trong quá trình hội nhập, văn hóa phương Tây có phần chiếm ưu thế và đã tác động
15
mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời, sự xung đột giữa các giá trị
văn hóa phương Tây với các giá trị truyền thống văn hóa cũng sẽ diễn ra như một
tất yếu. Đã có không ít sự quan ngại về nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa và cũng
không ít câu hỏi đặt ra cho các nhà quản văn hóa, giới chuyên gia, đó làm thế
nào để vừa mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc
văn hóa – hồn cốt dân tộc. Chính chúng ta phải là những người giúp đỡ giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, từ những điều bé nhỏ nhất.
4.3. Giải pháp
Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm
trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ, giáo dục đào tạo…,sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta
cách duy độc lập, cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi
vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước phải tiếp thu những tinh hoa nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những
giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.
Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ
trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu
có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự
phát triển của thời đại. Chủ động tham gia hội nhập giao lưu văn hóa với các
quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại. Xây
dựng Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Giữ gìn bản
sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập
quán và lề thói cũ.
16
Mỗi một giá trị văn hóa thành quả của một quá trình sáng tạo lâu dài
ông cha ta đã hình thành, giữ gìn và kế thừa nó từ đời này qua đời khác. Con người
chúng ta vừa chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa đối tượng thủ hưởng cũng
một sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, xu thế tất yếu hiện nay chính làm thế nào để
chúng ta vừa phát triển văn hóa, vừa gắn với việc xây dựng con người. Chúng ta
cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bản sắc
văn hóa, từ đó sẽ dần dần hình thành ý thức việc giữ gìn bản sắc văn hóa một cách
chủ động, tự giác tích cực. Quá trình này cần chúng ta phải thực hiện ngay tại
thời điểm này, thông qua nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là thông quá giáo dục
và tự giáo dục trong cộng đồng. Muốn văn hóa phát triển tiếp nối, chúng ta cần
phải sự đầu về nội dung văn hóa, cần nâng cao chất lượng cũng như xây
dựng những chính sách phát triển văn hóa trên nhiều phương diện, phản ánh được
những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc chính cái gốc góp phần hình thành nên nền văn
hóa đặc trưng lâu đời của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là của bất kì một dân
tộc nào trên thế giới. Nếu chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn
truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ luôn tồn tại mãi mãi, trường tồn
và không thay đổi theo thời gian, chỉ từng ngày tự hoàn thiện hơn cho phù hợp với
thời đại ngày nay. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thể hiện cho con người Việt
Nam, tạo nên những nét đặc trưng không thể trộn lẫn vào đâu về mọi mặt: tín
ngưỡng, đức tính, nhân cách tốt đẹp, phong tục tập quán,… Chính vậy, bản sắc
văn hóa dân tộc chính tài sản giá cần phải được giữ gìn bởi giúp cho mỗi
chúng ta nhận thức luôn nhớ đến cội nguồn của bản thân, biểu hiện cho một
dân tộc tồn tại và phát triển, trường tồn với thời gian một cách đa dạng, phong phú.
Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa phải có phương pháp, cách thức phù
hợp, đi vào thực chất, chông căn bệnh hình thức, chạy theo phong trào làm phá vỡ
17
tính đa dạng, phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. Trên sở đó sẽ phát huy
được tính sáng tạo trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phát triển đất nước,
ngăn chặn bảo thủ, trì trệ trong phát triển của văn hóa dân tộc. Mỗi con người cần
ý thức bảo vệ môi trường văn hóa, các công trình kiến trúc, giá trị văn hóa vật
thể. Đây một nhân tố phát triển biền vững của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn
phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với việc giữ gìn không gian văn hóa, nơi duy trì
đời sống của cộng đồng dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập, việc của chúng ta cần làm chính gắn văn hóa
vào đời sống hàng ngày của con người, góp phần giúp các giá trị này được tỏa sáng
phát huy. Chúng ta cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục về truyền thống
yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc hay giáo dục lịch sử,… từ đó những cách
ứng xử với xu thế giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng trên mọi mặt của đời
sống. Việc nêu cao tính chủ động, luôn luôn sẵn sàng giao lưu, hội nhập, tiếp thu
những giá trị văn hóa điều đúng đắn cần thiết. Mỗi người cần luôn trong thế
chủ động để xây dựng bản lĩnh nền văn hóa Việt Nam, giữ gìn những giá trị đạo
đức truyền thống nói riêng và sự phát triển của văn hóa Việt Nam nói chung.
18
| 1/23

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay
Họ và tên: Trương Yến Nhi
Lớp: Truyền thông đại chúng K40 A2
Lớp tín chỉ: Cơ sở văn hóa Việt Nam K40.4
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
Mã sinh viên: 2051050091
Hà Nội, tháng 6 năm 2022 MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
II. NỘI DUNG...................................................................................................................3
1. Khái niệm chung....................................................................................................3
1.1. Khái niệm “văn hóa”.......................................................................................3
1.2. Khái niệm “bản sắc”, “bản sắc văn hóa”.......................................................3
1.3. Khái niệm “toàn cầu hóa”, “hội nhập quốc tế”.............................................5
2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa, bản sắc văn hóa nói chung.....................6
3. Đặc trưng văn hóa Việt Nam.................................................................................8
a) Tính cộng đồng làng xã............................................................................................8
b) Tính trọng âm...........................................................................................................8
c) Tính ưa hài hòa........................................................................................................9
d) Tính kết hợp.............................................................................................................9
e) Tính linh hoạt...........................................................................................................9
4. Bản sắc văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay 9
4.1. Khái quát tình hình phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay.........................9
4.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay trong công cuộc toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế.............................................................................................................11
4.3. Giải pháp........................................................................................................15
III. KẾT LUẬN................................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................21 I. MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia, một dân tộc sẽ có văn hóa, bản sắc của riêng đất nước đó,
từ đó sẽ tạo nên thương hiệu của dân tộc đó. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng
là một đất nước có bản sắc văn hóa vô cùng đậm nét, trải dài ngàn năm lịch sử.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt
Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền
thống, bên cạnh đó lại vừa tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại,
hay chúng ta thường nói là “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại. Nhờ giao lưu văn hóa đúng
hướng mà chúng ta có thể làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc cũng
như nhân rộng nó ra để nước bạn biết đến mình nhiều hơn. Toàn cầu hóa hiện nay
không chỉ là xu thế của thời đại mà còn chính là dòng chảy mạnh mẽ lôi cuốn các
quốc gia. Đó vừa là cầu nối để mọi quốc gia tiếp thu những tri thức mới, những
thành quả văn minh của toàn nhân loại, cũng vừa gây ra nguy cơ đối với một số
dân tộc sẽ mất đi bản sắc riêng.
Hiện nay, thế giới đang biến đổi vô cùng nhanh và mạnh mẽ, những nhận
thức mới về giá trị phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét hơn. Nền
kinh tế càng phát triển, chúng ta lại càng phải cố gắng gìn giữ được bản sắc văn
hóa – hay được ví như cốt lõi để giúp cho một đất nước tồn tại và phát triển. Một
trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho
sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn
lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân
tộc, quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quá trình
đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi
trường, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa. Việt Nam chúng ta đã
trải qua rất nhiều những cuộc giao lưu văn hóa, dù là ở hình thức cưỡng ép hay tự 1
nguyện thì đều đã đem lại cho chúng ta những nét độc đáo về văn hóa riêng, góp
phần làm phong phú bản sắc dân tộc.
Việt Nam chúng ta là một nước có lịch sử anh hùng với 4000 năm văn hiến.
Trải qua quá trình lịch sự dưới hơn 1000 năm đô hộ của phương Bắc, ở mức độ
nào đó, chúng ta vẫn giữ được những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng
thời cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy, trong bối cảnh
ngày nay, qua quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, khi làn sóng văn hóa nước
ngoài du nhập vào nước ta, việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau đã làm lu
mờ dần những giá trị truyền thống, nhiều bản sắc văn hóa đã và đang dần bị mất đi.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời đại
ngày nay, trong phần bài tiểu luận của bản thân, em xin phép trình bày về đề tài:
“Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.” 2 II. NỘI DUNG 1. Khái niệm chung
1.1. Khái niệm “văn hóa”
Đầu tiên, về khái niệm “văn hóa”, từ này có rất nhiều nghĩa. Nghĩa thông
dụng thường chỉ trình độ văn hóa, nếp sống văn hóa hay trình độ phát triển của một
giai đoạn,… Theo nghĩa rộng, “văn hóa” bao gồm tất cả mọi thứ, từ các sản phẩm
tinh vi, hiện đại đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động… Qua cách hiểu
rộng này, văn hóa mới đích thực là đối tượng của văn hóa học. Trên thế giới có
hàng trăm cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, tuy nhiên qua cách phân tích các
cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hóa
như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực hiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” Chúng ta có thể thấy rằng văn
hóa chính là biểu hiện cho trình độ phát triển của xã hội trong những thời kì lịch sử khác nhau.
1.2. Khái niệm “bản sắc”, “bản sắc văn hóa”
Định nghĩa về “bản sắc” theo tâm lý học xã hội, là cách thức nhận của một
cá nhân: bản thân, một cá nhân khác hoặc một nhóm xã hội. Bản sắc chính là
“những đặc điểm khác biệt của một cá nhân hoặc một nhóm gồm nhiều cá nhân
thuộc một nhóm hoặc một xã hội cụ thể.”
“Bản sắc văn hóa” về cơ bản là bản chất, màu sắc, sắc thái, nét đặc trưng
nhất của sự vật, hiện tượng nhất định. Bản sắc văn hóa chính là biểu hiện cho đặc
trưng của một nền văn hóa nào đó, thể hiện những nét riêng, từ đó so sánh, phân
biệt với những bản sắc văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Bản sắc văn hóa chính
là nói đến những nét đẹp, những tinh hoa mà chỉ có vùng, miền, dân tộc đó mới có, 3
cũng là những nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung, giúp chúng ta gợi
nhớ về đất nước, địa điểm đó hoặc một nhóm dân tộc đó. Bản sắc văn hóa, dân tộc
là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc tự ý thức, tự khám phá, tự
vượt qua chính bản thân mình để cạnh tranh và hợp tác, cùng tồn tại và phát triển,
được thể hiện trong các lĩnh vực của mọi mặt trong đời sống xã hội như cách sống,
cách dựng nước, giữ nước, tư duy, sáng tạo,... Do trải qua hàng trăm năm, nghìn
năm sống trong những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội không giống
nhau, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có một cách lựa chọn để tạo nên một lối
sống riêng. Lối sống đó không nảy nở từ ý thức của cá nhân riêng lẻ, mà được tạo
nên như là kinh nghiệm tập thể – cái kinh nghiệm được truyền từ thế hệ trước cho
những thế hệ sau và kết quả là nó không giống với lối sống của bất kỳ một dân tộc,
một cộng đồng nào khác. Nhìn một cách tổng thể, bản sắc văn hóa được thể hiện
tập trung trong hệ giá trị của quốc gia-dân tộc.
“Bản sắc văn hóa Việt Nam” dùng để chỉ những sắc thái, vẻ đẹp và những
nét đặc biệt, phân biệt với các quốc gia khác trên thế giới. Bản sắc văn hóa dân tộc
là gốc của văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam có những nét đặc sắc riêng, không
thể nhầm lẫn với bất kì bản sắc văn hóa của dân tộc, đất nước nào khác. Tất cả
những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước đã góp
phần giúp cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam càng trở nên phong phú, đặc sắc,
có nét riêng hơn bao giờ hết. Bản sắc văn hóa Việt Nam đã có những dấu ấn đậm
nét trong các hình thức biểu hiện mang tính chất dân tộc cao. Có thể nói rằng, bản
sắc văn hóa của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tích cách, khuynh hướng
cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ được
tính duy nhất, thống nhất, nhất quán trong quá trình phát triển. Sức mạnh và sự
sáng tạo ấy có mối quan hệ vô cùng mật thiết, có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền 4
vững với môi trường tự nhiên – xã hội, với quá trình lịch sử mà không chỉ dân tộc
Việt Nam ta mà còn tất cả những dân tộc trên thế giới đã tồn tại.
1.3. Khái niệm “toàn cầu hóa”, “hội nhập quốc tế”
“Toàn cầu hóa” dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy mô toàn cầu. Toàn
cầu hóa gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế khoa học và công nghiệp như
kinh tế số, internet,... Toàn cầu hóa tạo ra các luồng hàng hóa tư bản xuyên quốc
gia và làm cho không gian của các nền kinh tế văn hóa đơn lồng vào nhau. Với tác
động của toàn cầu hóa ra các dân tộc và các cá nhân buộc phải xích lại gần nhau
liên kết với nhau trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát
triển. Những lợi ích của toàn cầu hóa là là không thể phủ nhận ăn nhưng nó cũng
đem lại không ít khách thức và tiêu cực như sự đảo lộn cấu trúc chúc nhân lực
trong xã hội. Đặc biệt là toàn cầu hóa đang đặt ra những thách thức về mặt văn hóa
và hầu như nước nào cũng phải đối mặt đó là giải quyết như thế nào mối quan hệ
giữa tính dân tộc với tính quốc tế giữa truyền thống với hiện đại giữa mở cửa hội
nhập với thế giới mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc.
Hội nhập quốc tế là quá trình các nhà nước có đủ tư cách quốc gia, vùng
lãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổ
chức quốc tế khác để hướng đến chia sẻ nhằm mục tiêu chung đạt được lợi ích cho
nước mình và các nước, tổ chức quốc tế khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, an
ninh... trên cơ sở tuân thủ các khuôn khổ chế định chung. Trong bối cảnh hiện nay,
hội nhập quốc tế ngày càng được coi trọng và diễn ra trên nhiều mặt của đời sống
chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội với nhiều tính chất, phạm vi và hình thức sâu rộng 5
Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã
hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội
nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp
nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta chủ trương xây dựng
và hoàn thiện các giá nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ. Biến
đổi xã hội rõ nhất là biến đổi cấu trúc xã hội, phân hóa xã hội và biến đổi về giá trị,
chuẩn mực, lối sống xã hội... Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển hơn bao
giờ hét, chính vì vậy, việc giữ gìn những nét đẹp, truyền thống, bản sắc văn hóa
của Việt Nam là vô cùng cần thiết.
2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa, bản sắc văn hóa nói chung
Nền văn hoá không những quyết định sự phát triển, mà còn rất quan trọng
trong tất cả các mặt của cuộc sống hiện đại. Đứng về mặt học thuật, văn hoá thế
giới chia làm hai loại hình văn hoá du mục và nông nghiệp dựa trên cơ sở phân loại
duy lý hay duy tình trong cách tư duy và hành động của cộng đồng dân. Việt Nam
ta có 54 dân tộc anh em, sống hòa thuận trên dải đất hình chữ S, có những phong
tục tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau nhưng vẫn cùng nhau
chung sống và có sự giao thoa văn hóa. Theo PGS. Trần Ngọc Thêm, văn hóa
trước hết có 4 đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử.
Đầu tiên, với tính hệ thống, nhờ có tính hệ thống mà văn hóa bao trùm mọi
hoạt động xã hội, có chức năng tổ chức xã hội. Văn hóa giúp làm tăng độ ổn định
xã hội, cung cấp cho xã hội những phương tiện thiết yếu để ứng phó với môi 6
trường xung quanh. Chính vì vậy, văn hóa được coi là nền tảng của xã hội, là cốt
lõi giúp cho xã hội, đất nước phát triển một cách bền vững.
Đặc trưng tiếp theo là tính giá trị. Văn hóa được ví như “thước đo mức độ
nhân bản của xã hội và con người”. Các giá trị văn hóa được chia nhỏ ra thành
nhiều nhóm nhỏ: mục đích, thời gian, ý nghĩa,… để giúp chúng ta nhận ra được sự
phân biệt, có cái nhìn biện chứng, khách quan hơn trong việc đánh giá trính giá trị
của sự vật, hiện tượng. Chính vì thường xuyên xem xét, đong đếm các giá trị mà
văn hóa đã thực hiện được chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì
được trạng thái cân bằng động, luôn luôn tự hoàn thiện, thích ứng được với những
sự biến đổi của môi trường xung quanh, từ đó giúp chúng ta định hướng các chuẩn
mực, tạo thành động lực cho sự phát triển hơn nữa của xã hội.
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Văn hóa là do con người
sáng tạo dựa trên những giá trị tự nhiên, được biến đổi bởi con người. Do mang
tính nhân sinh, văn hóa trở thành một sợi dây kết nối con người với con người,
giúp cho con người thực hiện chức năng giao tiếp, giúp họ liên kết lại với nhau.
Cuối cùng, văn hóa có tính lịch sử bởi nó cho phép chúng ta nhìn ra được
sản phẩm của một quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ văn minh, qua một
khoảng thời gian dài từ đời này qua đời khác cũng như ta có thể thấy được trình độ
phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử giúp cho văn hóa có một bề dày, có
chiều sâu, bên cạnh đó cũng khiến cho văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tự
hoàn thiện, có khả năng phân loại và phân bổ lại những giá trị cho phù hợp với
từng thời đại. Đây là giá trị có sự ổn định bởi nó được tích lũy và tái tạo trong cộng
đồng người qua rất nhiều thời gian, được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội và được
hình thành dưới những dạng thức khác nhau: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, luật pháp,… 7
Văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bên cạnh
đó còn đảm bảo tính kế tục của lịch sử, giúp cho mỗi người chúng ta luôn nhớ về
cội nguồn của mình, biết trân trọng và biết ơn những người đi trước, những người
đã có công dựng nước, giữ nước.
3. Đặc trưng văn hóa Việt Nam
Đặc trưng của văn hóa là phạm trù luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổi
của điều kiện tự nhiên và sự phát triển của xã hội loài người. Nó cũng là điểm làm
nên sự khác biệt về nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
a) Tính cộng đồng làng xã
Đặc trưng này được thể hiện ở các phẩm chất: tính dân chủ, tính tập thể,
đoàn kết, trọng thể diện, yêu quê hương, làng xóm, lòng biết ơn,… Chính vì cùng
chung sống với nhau trong một làng xã, thậm chí ngày xưa có những người cả đời
không bao giờ bước ra khỏi lũy tre làng, vì vậy người Việt Nam có tính cộng đồng
làng xã rất cao. Họ thường xuyên “tối lửa tắt đèn có nhau”, và hàng xóm nhiều lúc
còn thân thiết hơn cả người thân: “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Tính cộng
đồng là một trong số đặc trưng gốc rễ trong làng xã Việt Nam, được hình thành từ
rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, gắn liền với tiền trình
đấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc, cũng là nét đẹp văn hóa đặc trưng của
người Việt, được con cháu gìn giữ và bảo tồn từ đời này sang đời khác. Tính cộng
đồng là một nét đặc trưng vô cùng tiêu biểu, là nguồn gốc sinh ra rất nhiều những
ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt từ trước đến nay.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam nhấn mạnh tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn
nhau “lá lành đùm lá rách”, tính tập thể cao của người Việt, đây cũng chính là ngọn
nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng. Tuy vậy, nó cũng dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ
lại vào tập thể, đố kỵ, thói cào bằng… 8 b) Tính trọng âm
Tính trọng âm được thể hiện rõ nét nhất ở các phẩm chất: ưa ổn định, tính
hiền hòa, bao dung, trọng tình trọng nghĩa, đa cảm; thiên hướng thơ ca, sức chịu
đựng, nhẫn nhịn, có lòng hiếu khách. Người Việt chúng ta sống theo tình cảm, con
người luôn biết cách tôn trọng, cư xử, bình đẳng và dân chủ với nhau. Lối sống
trọng tình nghĩa và cư xử dân chủ lại dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, tập thể,
làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau hỗ trợ. Tuy nhiên nó
cũng dẫn đến thói tùy tiện như hay cao su giờ, thiếu tôn trọng pháp luật, tình trạng đi cửa sau... c) Tính ưa hài hòa
Bởi người Việt chúng ta ngày xưa sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, phụ
thuộc vào thiên nhiên rất nhiều vì vậy luôn có thái độ tôn trọng, ước mong được
sống hòa hợp với thiên nhiên, mong mưa thuận gió hòa… Tính ưa hài hòa được thể
hiện ở các phẩm chất: tính mực thước, tính ung dung, vui vẻ lạc quan và thực tế. d) Tính kết hợp
Tính kết hợp được thể hiện ở khả năng bao quát tốt và khả năng quan hệ tốt.
Người Việt với tư duy tổng hợp, phong cách linh hoạt đã tạo ra thái độ dung hợp
trong tiếp nhận, luôn mềm dẻo, hiếu hòa với mọi người xung quanh. e) Tính linh hoạt
Lối tư duy tổng hợp và biên chứng, luôn đắn đo và cân nhắc khiến cho
người Việt chúng ta cùng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn
biến báo thích hợp từng hoàn cảnh khác nhau, có thể kể đến những đức tính như
khả năng thích nghi cao, tính sáng tạo,… hay dẫn đến nhiều triết lí sống: “Ở bầu
thì tròn”, “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”… 9
4. Bản sắc văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
4.1. Khái quát tình hình phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay
Đất nước Việt Nam hiện nay đang thực sự có những sự biến đổi sâu sắc, đa
dạng, đa chiều, chịu sự tác động của rất nhiều quá trình: công nghệ hóa, hiện đại
hóa, toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa,.. trên mọi lĩnh vực, ở mọi mức độ và từ đó có
những sự tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã
góp phần giúp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước, các
khu vực. Đây là quá trình giao lưu, hội nhập, trao đổi một cách tự nhiên và tất yếu
giữa nhiều nền văn hóa khác nhau, góp phần làm cho mỗi nền văn hóa phong phú, đa dạng hơn.
Văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống hàng ngàn năm lịch sử văn hiến,
trải qua rất nhiều công cuộc dựng nước, giữ nước, biến cố thăng trầm, từ đó kết
tinh nhiều giá trị tốt đẹp, tích cực: truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần
hiếu học, lòng tương thân tương ái,… Việt Nam ngày nay được bạn bè quốc tế biết
đến là một đất nước mến khách, an toàn, yêu chuộng hòa bình,… Nước ta có nền
văn hóa phong phú, giàu bản sắc – điều đã được hình thành qua rất nhiều năm lịch
sử. Nguồn tài nguyên văn hóa của chúng ta rất phong phú, đa dạng và dồi dào trên
nhiều phương diện, được công nhận cả ở quốc tế lẫn trong khu vực, từ đó góp phần
đạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của nước ta.
Chúng ta có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, những
cảnh quan kì vì, thơ mộng, điển hình như Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới, đưa hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam vươn ra biển lớn với bạn bè quốc tế.
Chủ trương xã hội hóa đã là một trong những giải pháp hiệu quả và quan
trọng để thu hút các nguồn lực xã hội, thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt 10
động sáng tạo, cung cấp và xây dựng sự nghiệp phát triển văn hóa, tạo điều kiện
cho các hoạt động văn hóa phát triển vô cùng mạnh mẽ, rộng khắp, giúp nâng cao
mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Qua việc xã hội hóa, chúng ta đã thúc đẩy
sự đa dạng trong ý tưởng, xu hướng, loại hình và phong cách biểu đạt văn hóa,
giúp cho chúng ta có những món ăn tinh thần phong phú và đa dạng hơn.
Nhờ việc tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam đến mọi người trên toàn
thế giới, văn hóa – từ lĩnh vực bị xem là mang nặng yếu tố tuyên truyền đã và đang
trở thành một lĩnh vực đem lại giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận cho xã hội. Hoạt
động du lịch đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, từ đó văn hóa lại càng được
nhân ra, truyền bá rộng khắp và tạo ra được sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam, góp
phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng được mở rộng, song song với đó
là sự phát triển của Internet, công nghệ thông tin hay hạ tầng mạng lưới viễn thông
đã giúp cho sự hội nhập, học hỏi kinh nghiệm trên thế giới được dễ dàng và thuận
tiện hơn, có những bước phát triển vô cùng rõ nét, vượt bậc, thông tin nhanh, đa
chiều cùng nội dung phong phú, từ đó chúng ta được tiếp cận nhanh với tri thức
nhân loại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng cuộc sống, mở mang trí tuệ…
Tóm lại, Việt Nam chúng ta đang ngày càng phát triển hơn trong công cuộc
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ,
góp phần tạo ra một môi trường tốt đẹp, phát huy được những giá trị nhân văn
truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Rất nhiều những giá trị văn hóa, đạo đức truyền
thống của nước ta đã được tôn vinh, tính sáng tạo, năng động, tự chủ và tích cực
của xã hội cũng được phát huy và mở rộng hết sức.
4.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay trong công cuộc toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế 11 4.2.1. Tích cực
Điều đầu tiên chúng ta có thể nhận ra ngay được đó chính là toàn cầu hóa
góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, thông qua đó chúng ta
có khả năng mở rộng thị trường buôn bán, xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác,
từ đó giảm bớt sức ép về thuế. Trong quá trình tham gia toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, các nước bạn tạo mối quan hệ hòa hảo với nước ta, giúp Việt Nam ta cải
thiện, nâng cao chất lượng đời sống, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng chất
lượng kết cấu hạ tầng, môi trường và cải thiện mức lương của người lao động, từ
đó thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu quả với Việt Nam hơn. Hơn nữa, việc
giao lưu văn hóa đã giúp cho mọi người trên thế giới được tiếp cận những tinh hoa
văn hóa, những phát minh, công nghệ tiên tiến bậc nhất của nhân loại. Nhờ có
Internet, chúng ta đã có thể tiếp cận và hiểu thêm về nhiều nền văn minh, nhiều
phong tục tập quán không chỉ trên đất nước Việt Nam mà còn ở bất kì đất nước nào
mình muốn. Chính vì lẽ đó, chúng ta cũng có điều kiện để chia sẻ, quảng bá thêm
hình ảnh về con người, văn hóa Việt Nam và kết bạn thêm với rất nhiều người bạn trên toàn thế giới.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế còn góp phần làm cho quá trình mở rộng
kinh tế đối ngoại phát triển, và chính vì thế mà nó diễn ra vô cùng mạnh mẽ dưới
sự phát triển không ngừng nghỉ của lực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng khoa
học – công nghệ. Toàn cầu hóa đang không ngừng phát triển, đòi hỏi đặc biệt là
chúng ta – những nước đang phát triển, cần mở rộng kinh tế đối ngoại. Hơn nữa,
nó còn đóng một phần không thể thiếu vào công cuộc phát triển văn hóa, xã hội
của nước Việt Nam ta. Chúng ta óc cơ hội được trao đi những giá trị truyền thống
tốt đẹp với bạn bè xung quanh, giúp cho các nước bạn hiểu biết nhiều hơn về chính
những văn hóa tốt đẹp của mình. Bên cạnh đó, chính chúng ta cũng có khả năng,
cơ hội được tiếp nhận, bổ sung và học hỏi thêm nhiều giá trị quý báu, những tinh 12
hoa văn hóa của nhân loại. Từ đó, nhân dân Việt Nam đã được bồi đắp thêm những
đức tính tốt đẹp của Việt Nam cũng như tiếp thu, cởi mở hơn với những nét văn
hóa của thời đại mới.
Văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng, chính nhờ xu hướng toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đã càng giúp ta khẳng định văn hóa có ý nghĩa cốt lõi đối
với sự sống còn, phát triển của cả một dân tộc, một đất nước. Nhờ quá trình giao
thoa văn hóa, càng ngày hình ảnh của đất nước Việt Nam được đi xa hơn, nhiều
người có thiện cảm với hình ảnh của con người Việt Nam mến khách cùng nhiều
đức tính tốt đẹp khác. Việt Nam đã trở thành một điểm đến thú vị, nhận được nhiều
sự quan tâm và yêu thích của khách du lịch, giúp thúc đẩy nền du lịch của nước
nhà càng ngày càng phát triển.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế là hàng loạt các thay đổi trên các
phương diện thụ hưởng cuộc sống, nâng cao chất lượng sống và thay đổi ứng xử
như bình đẳng giới, quan niệm trọng nam khinh nữ, lên án bảo vệ phụ nữ bị lạm
dụng, quấy rối tình dục, nữ quyền… Quá trình tiếp xúc, giao lưu đã mở ra cho các
cá nhân nhiều cơ hội tiếp xúc những thành tựu, các hệ giá trị khác nhau qua nhiều
phương cách đa dạng. Đặc biệt, giới trẻ - một lực lượng xã hội năng động, nguồn
nhân lực đông đảo của mỗi quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất. Giao lưu văn
hóa ngày càng được mở rộng là là điều kiện tốt cho giới trẻ mở rộng được tầm
nhìn, tiếp cận, hưởng thụ sản phẩm, thành tựu văn hóa đa dạng hơn trong thời kỳ
hội nhập.Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy,
một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ
thuộc, ỉ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự
lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa ở một khía cạnh nào đó đã gây ra sự cạnh
tranh trên mọi mặt của đời sống, góp phần giúp Việt Nam nâng cao bộ máy, nâng 13
cao hiệu quả kinh tế, chất lượng hàng hóa, nhận lực ngày càng hoàn thiện và hiệu
quả hơn. Cũng chính vì thế, chúng ta càng ngày càng sáng tạo hơn, có những mô
hình phát triển mới mẻ, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho nền kinh tế Việt
Nam, giúp nâng cao dân trí của người dân và tạo động lực để mỗi người trong số
chúng ta cố gắng mỗi ngày. 4.2.2. Tiêu cực
Tuy có những tác động tích cực của việc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
đến sự phát triển, kế thừa, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam thì bên cạnh đó, việc
này cũng đặt ra không ít thách thức cần chúng ta bắt tay vào giải quyết ngay lập tức.
Đầu tiên chính là toàn cầu hóa làm mai một, xói mòn dần bản sắc giá trị văn
hóa truyền thống của Việt Nam, hay như chúng ta thường nói là “hòa tan văn hóa”.
Việc không chắt lọc những giá trị văn hóa du nhập từ nước ngoài vào sẽ khiến
chúng ta dần dần đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa, như chúng ta nói
chính là cốt lõi cho sự phát triển một cách bền vững của đất nước Việt Nam, nếu
chúng ta không giữ gìn, kế thừa và cố gắng tiếp tục phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp của nước ta mà chỉ chăm chăm chạy theo những trào lưu mới mẻ du
nhập từ nước ngoài thì sẽ thật sự làm mất đi bản sắc vốn có của dân tộc. Trong bối
cảnh hiện nay, biên giới giữa các nước dường như được xóa nhòa dần, sự giao lưu,
giao thoa văn hóa càng ngày càng mạnh mẽ và có sức xâm chiếm vào nhận thức
của từng cá nhân, việc chúng ta lơ là giữ gìn, tiếp nối bản sắc văn hóa dân tộc là vô
cùng nguy hiểm. Dân tộc ta, văn hóa của Việt Nam ta luôn mở cửa để tiếp thu, học
hỏi những tinh hoa văn hóa của nhân loại, tuy nhiên chúng ta cần phải chắt lọc
những thông tin đúng đắn, hữu dụng và mang tính xây dựng, chứ không phải cứ
cái gì từ nước ngoài du nhập vào cũng học theo, kể cả những thói xấu bởi mặc dù
các nền văn hóa khác nhau từ trên thế giới giúp tương tác, làm phong phú thêm 14
những nền văn hóa khác nhau, song cũng làm cho cá tính, đường nét, dấu hiệu
riêng của từng nền văn hóa bắt đầu mờ nhạt, lu mờ dần.
Toàn cầu hóa cũng làm tăng thêm sự bất công trong xã hội, khiến cho
khoảng cách giữa các giai cấp ngày càng xa hơn, phân hóa ngày một rõ rệt. Từ đó,
người giàu sẽ ngày càng giàu, người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn, kéo theo rất
nhiều hệ lụy mà chúng ta không lường trước được. Trong một vài thập kỉ gần đây,
những lối sống trái với thuần phong mỹ tục đã dần xuất hiện trong đời sống xã hội.
Một bộ phần lớp trẻ hiện nay có lối sống buông thả, quay lưng lại với những giá trị
văn hóa, đạo đức tốt đẹp truyền thống. Cùng với sự phát triển của các phương tiện
thông tin đại chúng, trên những trang mạng xã hội đã tuyên truyền những thông
tin, hình ảnh, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với truyền thông văn hóa của dân
tộc Việt Nam. Chính điều này đã góp phần khiến cho tình trạng phạm tội ở một bộ
phận giới trẻ hiện nay tăng lên bởi học sinh, sinh viên hay giới trẻ nói chung là
những tệp người dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào những tệ nạn xã hội. Hiện tượng suy đồi
đạo đức đang trở thành vấn đề vô cùng được công chúng quan tâm. Bên cạnh đó,
một số bộ phân dân cư đã chịu sự ảnh hưởng của lối sống ích kỉ, hẹp hòi. Đạo đức
ở một bộ phân nhân dân đang có xu hướng trượt dốc. Vấn đề đạo đức xã hội thì
diễn ra ngày một phức tạp, các giá trị truyền thống có phần bị đảo lộn, chính vì vậy
tinh thần đấu tranh giữa thiện và ác, tiến bộ và lạc hậu, đúng và sai lại ít được đề cao.
Nền văn hóa được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
VIII), mang hai đặc trưng cơ bản là tiên tiến và đậm đà bản sắc; nổi bật nhất ở tính
dân tộc, hiện đại và nhân văn. Nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã
hội, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và gắn với những
vấn đề phát sinh trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Không thể phủ nhận,
trong quá trình hội nhập, văn hóa phương Tây có phần chiếm ưu thế và đã tác động 15
mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời, sự xung đột giữa các giá trị
văn hóa phương Tây với các giá trị truyền thống văn hóa cũng sẽ diễn ra như một
tất yếu. Đã có không ít sự quan ngại về nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa và cũng
không ít câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý văn hóa, giới chuyên gia, đó là làm thế
nào để vừa mở rộng cánh cửa hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc
văn hóa – hồn cốt dân tộc. Chính chúng ta phải là những người giúp đỡ giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, từ những điều bé nhỏ nhất. 4.3. Giải pháp
Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm
trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ, giáo dục và đào tạo…,sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta
có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi
vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước phải tiếp thu những tinh hoa nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những
giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.
Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ
trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu
có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự
phát triển của thời đại. Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các
quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại. Xây
dựng Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Giữ gìn bản
sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ. 16
Mỗi một giá trị văn hóa là thành quả của một quá trình sáng tạo lâu dài mà
ông cha ta đã hình thành, giữ gìn và kế thừa nó từ đời này qua đời khác. Con người
chúng ta vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là đối tượng thủ hưởng và cũng là
một sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, xu thế tất yếu hiện nay chính là làm thế nào để
chúng ta vừa phát triển văn hóa, vừa gắn với việc xây dựng con người. Chúng ta
cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về bản sắc
văn hóa, từ đó sẽ dần dần hình thành ý thức việc giữ gìn bản sắc văn hóa một cách
chủ động, tự giác và tích cực. Quá trình này cần chúng ta phải thực hiện ngay tại
thời điểm này, thông qua nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là thông quá giáo dục
và tự giáo dục trong cộng đồng. Muốn văn hóa phát triển và tiếp nối, chúng ta cần
phải có sự đầu tư về nội dung văn hóa, cần nâng cao chất lượng cũng như xây
dựng những chính sách phát triển văn hóa trên nhiều phương diện, phản ánh được
những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc chính là cái gốc góp phần hình thành nên nền văn
hóa đặc trưng lâu đời của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là của bất kì một dân
tộc nào trên thế giới. Nếu chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn
truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ luôn tồn tại mãi mãi, trường tồn
và không thay đổi theo thời gian, chỉ từng ngày tự hoàn thiện hơn cho phù hợp với
thời đại ngày nay. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thể hiện cho con người Việt
Nam, tạo nên những nét đặc trưng không thể trộn lẫn vào đâu về mọi mặt: tín
ngưỡng, đức tính, nhân cách tốt đẹp, phong tục tập quán,… Chính vì vậy, bản sắc
văn hóa dân tộc chính là tài sản vô giá cần phải được giữ gìn bởi nó giúp cho mỗi
chúng ta nhận thức và luôn nhớ đến cội nguồn của bản thân, là biểu hiện cho một
dân tộc tồn tại và phát triển, trường tồn với thời gian một cách đa dạng, phong phú.
Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa phải có phương pháp, cách thức phù
hợp, đi vào thực chất, chông căn bệnh hình thức, chạy theo phong trào làm phá vỡ 17
tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó sẽ phát huy
được tính sáng tạo trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển đất nước,
ngăn chặn bảo thủ, trì trệ trong phát triển của văn hóa dân tộc. Mỗi con người cần
có ý thức bảo vệ môi trường văn hóa, các công trình kiến trúc, giá trị văn hóa vật
thể. Đây là một nhân tố phát triển biền vững của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với việc giữ gìn không gian văn hóa, nơi duy trì
đời sống của cộng đồng dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập, việc của chúng ta cần làm chính là gắn văn hóa
vào đời sống hàng ngày của con người, góp phần giúp các giá trị này được tỏa sáng
và phát huy. Chúng ta cần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục về truyền thống
yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc hay giáo dục lịch sử,… từ đó có những cách
ứng xử với xu thế giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng trên mọi mặt của đời
sống. Việc nêu cao tính chủ động, luôn luôn sẵn sàng giao lưu, hội nhập, tiếp thu
những giá trị văn hóa là điều đúng đắn và cần thiết. Mỗi người cần luôn trong thế
chủ động để xây dựng bản lĩnh nền văn hóa Việt Nam, giữ gìn những giá trị đạo
đức truyền thống nói riêng và sự phát triển của văn hóa Việt Nam nói chung. 18