Bản sao kết hoạch phát triển kinh tế truyền thông - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bản sao kết hoạch phát triển kinh tế truyền thông - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRÍCH YẾU LỜI CẢM ƠN LỜI CAM KẾT MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh thị trường
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là một trong những mắt xích quan trọng nằm trong
chuỗi cung ứng của dịch vụ Logistics đã và đang trở thành một trong những ngành
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, giúp cho các hoạt động lưu
thông, chuyên chở hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đưa sản phẩm,
hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp cận đến mọi vùng miền và tận tay người tiêu dùng.
Trong giai đoạn 2020 – 2021, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có những giai
đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến bị gián đoạn, nhưng các nền tảng
gọi xe trực tuyến đã tăng cường mở rộng, bổ sung các dịch vụ khác như giao hàng,
thanh toán điện tử, giao đồ ăn…
Theo đó, các ứng dụng dịch vụ thông minh trên điện thoại di động cũng xuất hiện
ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sống nhanh, sống tiện lợi của con người. Vì
vậy, sự ra đời của xe công nghệ là cứu cánh cho rất nhiều người trong việc đi lại, đặc
biệt đối với đối tượng sinh viên, những người đang cần các hình thức di chuyển an
toàn, nhanh chóng, tiện lợi. Việc đặt xe trực tuyến đang tạo ra sự khác biệt lớn so với
các dịch vụ xe truyền thống và được hầu hết người dùng ưa thích.
Để có thể đứng vững trong cạnh tranh giữa nhiều ứng dụng đặt xe trực tuyến khác,
dịch vụ xe công nghệ cần phải hiểu được những yếu tố nào tác động đến quyết định sử
dụng dịch vụ của khách hàng và khách hàng cũng cần biết dịch vụ nào phù hợp với túi
tiền, nhu cầu của bản thân. 1.2. Giới thiệu công ty
Công ty Be Group là một công ty công nghệ đa quốc gia, chuyên về phát triển các ứng
dụng và giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến. Họ tập trung vào việc tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ inovative, giúp khách hàng tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ.
Be Group luôn ấp ủ có thể thực hiện Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị thương hiệu riêng
➢ Tầm nhìn: “Chúng tôi mong muốn trở thành một phần không thể tách rời trong
cuộc sống hằng ngày của mỗi người Việt Nam.”
➢ Sứ mệnh: “Với quyết tâm trở thành người tiên phong tạo ra những chuẩn mực
mới về chất lượng, chúng tôi cam kết luôn đặt sự hài lòng của khách hàng là
trọng tâm trong từng hành động dù là nhỏ nhất.”
➢ Giá trị thương hiệu: Vì Cộng Đồng Không Ngừng Đổi Mới
Tạo Điều Kiện Phát Triển
Be là một ứng dụng di động được phát triển bởi công ty Be Group, một startup về
công nghệ. App Be được thành lập vào năm 2015 và ban đầu chỉ là một ứng dụng gọi
xe taxi. Sau nhiều năm phát triển và mở rộng hoạt động, hiện nay ứng dụng Be kết nối
người dùng với các dịch vụ giao thông và giao hàng, bao gồm xe taxi, xe ôm, giao
hàng thực phẩm và vận chuyển hàng hóa đặc biệt là trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Quá trình phát triển công ty:
- 01 tháng 06, 2018: Be hình thành với tên gọi VEEP Technology
- 25 tháng 10, 2018: Chính thức sử dụng tên Be Group
- 17 tháng 12, 2018: Be chính thức lăn bánh với cả hai dịch vụ #beBike và
#beCar ở cả hai thành phố TP.HCM và Hà Nội
- 01 tháng 04, 2020: Mở rộng khu vực hoạt động lên 10 thành phố
- 12 tháng 01, 2021: Be ra mắt Ngân Hàng Số Cake by VPBank
- 18 tháng 01, 2021: Ra mắt tính năng Mua Vé Máy Bay
- 25 tháng 03, 2021: Be ra mắt dịch vụ BeTaxi tại các tỉnh thành mới, mở
rộng khu vực hoạt động lên 21 tỉnh thành
Thị trường Be đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh khác
như Grab, Go và Now. Các ứng dụng này cũng cung cấp các dịch vụ tương tự và đang
cố gắng thu hút người dùng bằng cách tăng cường tính năng và đa dạng hóa các dịch
vụ. Tuy nhiên, Be cũng có một số lợi thế để cạnh tranh trong thị trường này. Be có mô
hình kinh doanh tích hợp, cho phép người dùng sử dụng một ứng dụng duy nhất để
truy cập nhiều dịch vụ khác nhau.
Be Group mong muốn góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hoá giao thông ở
nước ta. Vì thế, họ đã cam kết đem đến sự sáng tạo và chất lượng cao cho mỗi dự án.
Công ty luôn hi vọng Be luôn là dịch vụ đề cao tính trải nghiệm và sự hài lòng của
khách hàng. Be luôn đặt bản thân vào vị trí của người sử dụng dịch vụ, đặt họ lên hàng
đầu và luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của họ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Con người hiện nay đang dần tiến tới gần hơn với cách mạng công nghiệp 5.0 nên
ngay tại thời điểm này, việc sử dụng các ứng dụng thông minh để hỗ trợ cuộc sống là
điều tất yếu. Dù đang ở đâu, làm việc gì, mưa hay nắng nhưng chỉ cần có smartphone
thì ta có thể gọi đồ ăn, gọi xe, gọi giao hàng,... thông qua các ứng dụng trên điện thoại
một cách tiện lợi và nhanh chóng. Đó là cũng là lý do mà các ứng dụng gọi xe công
nghệ ra đời. Nhằm thấy được sự tiện lợi và sự hài lòng của khách hàng sử dụng thì
nhóm đã làm bài nghiên cứu này. Thông qua các số liệu thu thập được thấy được các
điểm mạnh, điểm yếu để tiếp thu hoàn thiện sao cho tốt hơn nữa. Doanh nghiệp có thể
nâng cao chất lượng nhằm tăng số người sử dụng, tăng độ trải rộng của dịch vụ mà công ty cung cấp.
Nghiên cứu này nhằm mục đích thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng ứng dụng gọi xe công nghệ Be của sinh viên Hoa Sen. Từ đó, đưa ra các biện
pháp giải quyết các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực một cách hoàn thiện nhất.
1.4. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định và ước tính thông qua
việc phân tích các dữ liệu thu thập được từ các Google Forms với 326 mẫu khảo sát.
Tiếp đến là thực hiện các bước hình thành cơ sở lý thuyết, sắp xếp và giải quyết các
yếu tố có tác động đến trải nghiệm của khách hàng.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm hướng đến những đối tượng khách hàng là sinh viên của đại học Hoa Sen đã và
đang sử dụng ứng dụng gọi xe công nghệ Be.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu vào các người dùng sử dụng Be
trong phạm vi Đại học Hoa SenSen.
- Phạm vi thời gian: các kết quả thu thập được thông qua bảng khảo sát của các
sinh viên Hoa Sen trong năm 2023.
- Nội dung nghiên cứu: chú ý vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng với ứng dụng.
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp thông tin cho dịch vụ Be về mức độ thỏa mãn
cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Từ đó, dịch vụ Be:
- Xác định được định tỷ lệ người dùng yêu thích dịch vụ hiện nay.
- Hoạch định được chiến lược nhằm phát triển dịch vụ ở mức độ thỏa mãn khách hàng cao hơn.
- Cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt.
- Thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn nhằm giữ chân khách hàng
cũ và cũng có thể tìm kiếm được khách hàng mới.
1.6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Đề tài đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Be gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên
Trình bày về bối cảnh thị trường, giới thiệu công ty, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này giới thiệu về lý thuyết, học thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu sự
thỏa mãn của khách hàng về chất lượng, giá cả cũng như cảm nhận đối với dịch vụ của
Be qua tháp Maslow. Chương này cũng sẽ giới thiệu về ứng dụng của Be.
Tóm tắt một số nghiên cứu thực tiễn về sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ.
Giới thiệu mô hình nghiên cứu được xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết và phát triển
các giả thuyết: sự tin tưởng, sự phản hồi, sự đảm bảo, sự cảm thông, sự khuyến mãi,
giá cả. Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương này đưa ra phương pháp nghiên cứu. Chọn mẫu nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi.
Chương 4: Phân tích dữ liệu
Sử dụng thống kê mô tả để kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố của mô hình
nghiên cứu ban đầu, thu được mô hình nghiên cứu điều chỉnh bao gồm các nhân tố:
mức độ tin cậy, sự tin tưởng, phản hồi, sự đảm bảo, phương tiện hữu hình, sự khuyến
mãi, sự cảm thông, giá cả và giao nhân. Hồi quy các nhân tố trên cho biết được mức
độ tác động của các nhân tố đến sự thỏa mãn của khách hàng. Đồng thời cũng đánh giá
được sự thỏa mãn của khách hàng thông qua các nhân tố trên.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận cho đề tài nghiên cứu.
Đề xuất các kiến nghị đối với dịch vụ nhằm thực hiện giải pháp cho nội dung nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu
Ở chương 1, bài nghiên cứu đã giới thiệu về chủ đề được chọn để nghiên cứu. Sang
đến chương 2, những thông tin khái quát về các chủ đề nghiên cứu và những khái
niệm căn bản tạo nền tảng thực hiện nghiên cứu trên sẽ được đề cập cụ thể hơn, bao
gồm các khái niệm như: sản phẩm dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, sự đáp ứng của
khách hàng, sự trung thành dịch vụ và mối liên hệ của các khái niệm trên, từ đó, xây
dựng mô hình phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm rút ra các kết luận nghiên cứu. 2.2. Khái niệm 2.2.1. Tháp Maslow -
Mô hình tháp Maslow - một thuyết về động cơ, động lực trong tâm lý con người vào
năm 1943 trong A Theory of Human Motivation được nghiên cứu và phát triển bởi
Abraham Maslow. Mô hình này cho thấy nhu cầu của con người sẽ phát triển theo hai
cấp độ chính, từ cơ bản đến nâng cao và theo các cấp độ này, nhu cầu cơ bản được chia thành 5 cấp độ:
- Nhu cầu sinh lý: mong muốn thiết yếu nhất giúp con người sống còn.
- Nhu cầu an toàn: mong muốn được đảm bảo về sức khỏe và an ninh tính mạng
hoặc an toàn đối với công việc.
- Nhu cầu mối quan hệ, tình cảm: mong muốn được trao đổi cảm xúc và tương tác với xã hội
- Nhu cầu được được kính trọng: mong muốn được những người xung quanh
dành sự yêu mến và kính trọng
- Nhu cầu thể hiện bản thân: bản thân mong muốn thành công trong lĩnh vực thế mạnh
5 cấp độ trong tháp nhu cầu Maslow đã góp phần trợ giúp đắc lực đối với mỗi nhà
quản trị marketing và giúp khách hàng biết được rằng họ sẽ không thể thành công nếu
không phải biết cách thức cân bằng hài hoà những nhu cầu của khách.
Theo khảo sát về hành vi khách hàng trong phạm vi của sinh viên Hoa Sen thì nhóm
chúng tôi nhận thấy nhu cầu thứ 2 và 4 là hai nhu cầu mà khách hàng luôn mong chờ
nhận được khi trải nghiệm các dịch vụ của Be. Tại nhu cầu 2 thì đại đa số khách hàng
khi trải nghiệm dịch vụ đưa đón, vận chuyển thì mong muốn được bảo đảm an toàn
giao thông, còn khi trải nghiệm những dịch vụ khác thì mong muốn được bảo vệ thông
tin cá nhân. Bên cạnh đó thì tại nhu cầu 4 khách hàng trải nghiệm dịch vụ của Be cũng
mong muốn nhận được dịch vụ hỗ trợ tận tình, hướng dẫn chu đáo để hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lợi nhất khi có vấn đề trong quá trình trải nghiệm sử dụng dịch vụ và
được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
2.2.2. Chất lượng dịch vụ
Chất lượng là sự kết hợp của các thuộc tính có trong một sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng và các bên liên quan khác. Nếu một sản phẩm không làm hài lòng
khách hàng thì dù dây chuyền công nghệ có tiên tiến đến đâu cũng bị coi là kém chất lượng.
Từ năm 1930, chất lượng dịch vụ đang dần được phát triển hơn trong khi đó, chất
lượng hàng hóa sản xuất đã được mặc nhiên coi là một yếu tố để cạnh tranh. Xã hội
càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng sẽ càng nhiều thay đổi, vì vậy các công ty
cần liên tục phát triển các dịch vụ chất lượng cao để vượt qua mong đợi của khách
hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ chi tiết hơn thì vấn đề đánh giá sản phẩm, dịch vụ
cũng phức tạp và khó khăn hơn so với các đặc điểm riêng lẻ sau:
- Tính vô hình: Khách hàng không thể nhìn, sờ hoặc chạm vào sản phẩm hoặc
dịch vụ khi họ chọn mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó
- Tính không đồng nhất: Sản phẩm, dịch vụ chịu tác động của nhiều yếu tố nên
đôi khi tỷ lệ đóng gói của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định không đồng nhất.
- Tính dễ hư hỏng: Sản phẩm hoặc dịch vụ dễ bị hư hỏng, khó vận chuyển, khó
kiểm soát chất lượng hoặc không thể lưu trữ trong thời gian dài.
- Tính không thể tách rời: sản phẩm và dịch vụ được liên kết chặt chẽ với nhà sản xuất và nhà phân phối
Do tính chất vô hình của dịch vụ, nhà cung cấp sẽ cảm thấy trở ngại trong việc điều tra
ý kiến và đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp.
Khoảng 2 năm trở lại đây, ngành dịch vụ ô tô công nghệ trải qua cuộc chạy đua “đốt
tiền” và khuyến mại để giành thị phần. Cho đến nay, nhiều nhà phân tích cho rằng chất
lượng dịch vụ mới là yếu tố quyết định việc giữ chân khách hàng khi các doanh
nghiệp đồng loạt ngừng khuyến mãi.
Tài xế – người quyết định chất lượng dịch vụ
Hầu hết người tiêu dùng đều than phiền với Be cách phục vụ của người cầm lái. Điều
này dễ dàng hiểu vì có hàng trăm nghìn người theo nghiệp tài xế thì phần lớn họ lái xe
theo sở thích cá nhân và không qua đào tạo. Nhận thấy vấn đề trên nên Be nhanh
chóng cải tiến, nâng cao chất lượng ngay trong lần đầu tiên thâm nhập thị phần.
Khác với cách làm của nhiều hãng taxi hiện nay, Be coi tài xế làm gốc nhằm cải thiện
chất lượng dịch vụ. Giải pháp của hãng xe thuần Việt là đầu tư bài bản cho nghiệp vụ
và chuyên môn, cụ thể là chương trình đào tạo "Tài xế công nghệ chuyên nghiệp" để
hướng đến chuẩn hóa ngành nghề taxi. Hãng cũng đã nhắc nhở và ngưng hợp tác với
nhiều tài xế không chấp hành quy trình chất lượng dịch vụ.
2.2.3. Giá dịch vụ cảm nhận
Giá dịch vụ cảm nhận đề cập đến đánh giá chủ quan của khách
hàng hoặc nhận thức về mức giá mà họ đang trả cho một dịch vụ
cụ thể. Nó dựa trên cách giải thích của họ về giá trị mà họ nhận
được so với chi phí tiền tệ mà họ phải chịu. Giá dịch vụ cảm nhận
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm kỳ vọng của khách hàng,
kinh nghiệm trong quá khứ, giá tham khảo và chất lượng cảm nhận
của dịch vụ. Khách hàng có thể cảm nhận giá dịch vụ cao hay thấp
dựa trên đánh giá của họ về lợi ích và giá trị mà họ tin rằng họ sẽ
nhận được từ dịch vụ. Nếu khách hàng nhận thấy rằng giá dịch vụ
cao hơn giá trị nhận được, họ có thể coi đó là đắt hoặc bị định giá
quá cao. Ngược lại, nếu khách hàng nhận thấy rằng giá dịch vụ
thấp hơn giá trị nhận được, họ có thể coi đó là một thỏa thuận tốt hoặc một món hời.
Điều quan trọng cần lưu ý là giá dịch vụ cảm nhận là chủ quan và
có thể khác nhau giữa các khách hàng khác nhau. Các yếu tố như
thu nhập cá nhân, khả năng chi trả và sở thích cá nhân có thể ảnh
hưởng đến cách khách hàng cảm nhận về giá của một dịch vụ.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể xem xét các lựa chọn thay thế,
giá cả của đối thủ cạnh tranh và giảm giá hoặc khuyến mãi có sẵn
khi đánh giá giá dịch vụ cảm nhận.
Trong tiếp thị, hiểu và quản lý giá dịch vụ cảm nhận là rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp. Các tổ chức cần đạt được sự cân
bằng giữa việc định giá dịch vụ của họ một cách cạnh tranh đồng
thời đảm bảo rằng khách hàng nhận thức được mức giá là công
bằng và tương xứng với giá trị nhận được. Chiến lược định giá
hiệu quả thường liên quan đến việc xem xét động lực thị trường,
tiến hành nghiên cứu giá, phân khúc khách hàng và truyền đạt đề
xuất giá trị một cách hiệu quả để điều chỉnh giá trị cảm nhận của
khách hàng với mức giá đưa ra.
Áp dụng giá dịch vụ cảm nhận trong thực tế đòi hỏi một quá trình
cẩn thận và xem xét các yếu tố quan trọng như giá trị đối với khách
hàng, mục tiêu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây
là một số phương pháp và chiến lược thường được sử dụng để áp
dụng giá dịch vụ cảm nhận: - Nghiên cứu giá trị
- Định giá dựa trên giá trị - Phân đoạn giá
- Chiến lược giá cạnh tranh
- Chiến lược giá linh hoạt
2.2.4. Sự thoả mãn của khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng đề cập đến mức độ mà khách hàng
cảm nhận được rằng nhu cầu, mong đợi và yêu cầu của họ được
đáp ứng bởi một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm tổng thể do
một doanh nghiệp cung cấp. Đây là một chỉ số quan trọng cho
thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt như thế nào trong việc đáp
ứng mong đợi của khách hàng và mang lại giá trị. Để đáp ứng
được mục tiêu của đề tài, sự thỏa mãn của khách hàng được định
nghĩa bằng mức độ hài lòng của khách hàng khi dùng dịch vụ so
với thực tế, tiện ích mà khách hàng nhận lại khi sử dụng qua dịch
vụ và sự thỏa mãn dựa vào kinh nghiệm cá nhân người tiêu dùng
về chất lượng của dịch vụ xe công nghệ đang trải nghiệm. 2.2.5. Khái niệm về giá
Giá là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, nó liên
quan đến số tiền hoặc giá trị tương đương mà khách hàng phải trả để sở hữu
hoặc tiếp cận một sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản. Trong marketing, giá là một
yếu tố quan trọng trong việc định hình chiến lược tiếp thị và tạo ra giá trị cho
khách hàng. Giá cung cấp thông tin về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ và có
ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của khách hàng. Giả cho mỗi sản
phẩm hay dịch vụ là khác nhau tùy theo phân khúc khách hàng, thu nhập, tâm lý
và mục đích sử dụng của mỗi khách hàng. Đối với Be, giá cả là một yếu tố quan
trọng quyết định khách hàng trung thành của Be.
2.2.6. Chiêu thị (Promotion)
The Economic Times (27/07/2023) cho rằng “Chiêu thị” là toàn bộ các hoạt động
nhằm đưa sản phẩm, thương hiệu hoặc dịch vụ tới người dùng. Với mục đích tối
thượng là thu hút người dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó và sẽ ưu
ái sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó hơn những sản phẩm khác trên thị trường.
Tuy nhiên, việc một chiến dịch Marketing nói riêng và “Chiêu thị” nói riêng chạm tới
người dùng và lay chuyển được ý định của người dùng là vô cùng khó, đặc biệt là với
một nhãn hàng đến từ Việt Nam và vô cùng non trẻ như Be Group.
Theo nghiên cứu của Rowley, J. (1998) trong Promotion and marketing
communications in the information marketplace. thì “Chiêu thị” có tất thảy 6 yếu tố là:
quảng cáo (Advertising), marketing trực tiếp (Direct marketing), khuyến mại (Sales
promotions), quan hệ công chúng (Public relations), bán hàng cá nhân (Personal
selling) và tài trợ (Sponsorship). Tuy nhiên, những yếu tố trên phải được đảm bảo sự
nhất quán trong cùng một kế hoạch marketing đã được hoạch định ra từ trước. Đặc biệt
là những hình thức khuyến mãi, giảm giá phải được đảm bảo lên kế hoạch chi tiết và
triệt để tránh trường hợp tự triệt chính bản thân mình khi lún quá sâu vào việc chỉ
khuyến mãi, giảm giá như “đàn anh” Uber đã từng. 2.2.7. Ứng dụng
Về ứng dụng, đây được coi là điểm mặt của “kỳ lân” Be Group. Tại đây chúng ta chia
thành 2 mảng ứng dụng khác khau đó là ứng dụng gọi xe của Be Group là Be và ứng
dụng mạng xã hội khác như Facebook, Tiktok, Website.
Tại app đặt xe chính thức của Be, hầu hết những biểu ngữ (banner), thanh tác vụ đều
trực quan, thu hút bởi những chương trình giảm giá thường xuyên và những công nghệ
tiến bộ, sáng tạo thậm chí nhiều lần Be còn đi trước Grab về mặt công nghệ khi là ứng
dụng đầu tiên ra mắt chê độ gọi điện thoại qua app miễn phí và đặt xe dùm người khác.
Tất cả những tầm nhìn đó đều được thực hiện hóa bởi Insider - đối tác chiến lược của
Be Group trong quá trình công hệ hóa dịch vụ của mình. Theo Insider (n.d) Bằng việc
cung cấp những trải nghiệm như Automation Push (Push tự động), Survey (phiếu khảo
sát), Spinning Wheel (vòng quay may mắn)… Kết hợp công nghệ Segmentation
(Phân khúc người dùng) nhằm tăng sự tương tác giữa nhãn hàng và người dùng.
Đồng thời, như những gì Insider (n.d) đã cung cấp thì dịch vụ của Be vô cùng đa dạng:
beBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh), beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh), thuê theo giờ (thuê xe
có tài xế theo giờ); beTaxi (dịch vụ đặt xe Taxi); beFinancial (dịch vụ cung cấp giải
pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng cá nhân, tài xế và doanh nghiệp); beExpress
(dịch vụ chuyển phát, bưu chính); beDelivery (dịch vụ giao hàng); be Đi chợ (dịch vụ
đi chợ hộ); beLoyalty (tính năng tích lũy điểm thưởng cho người dùng); vé xe khách
(tính năng mua vé xe khách), đã tạo ra một hệ sinh thái khổng lồ - nơi mà người dùng
có thể sử dụng bất kì dịch vụ nào của beGroup mà không phải đắn đo suy nghĩ về giá cả, dịch vụ.
2.3. Mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thiết
2.3.1. Mô hình nghiên cứu dịch vụ của Be