Bang giao Việt Nam thời nhà Lý - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Sự xuất hiện của các quốc gia, khu vực đã đòi hỏi nhu cầu ngày một lớn trong việc hình thành các mối giao lưu, trao đổi, thiết lập quan hệ qua lại giữa các quốc gia, khu vực. Đứng trước yêu cầu đó, các hoạt động và cơ quan đã chính thức được ra đời và gọi tên nhằm thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của một đất nước.
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý I. Mở đầu
Sự xuất hiện của các quốc gia, khu vực đã đòi hỏi nhu cầu ngày một lớn trong việc
hình thành các mối giao lưu, trao đổi, thiết lập quan hệ qua lại giữa các quốc gia,
khu vực. Đứng trước yêu cầu đó, các hoạt động và cơ quan đã chính thức được ra
đời và gọi tên nhằm thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của một đất nước. Ngoại giao(
được hiểu là các hoạt động giao lư 外交)
u, tiếp xúc với nước ngoài
nhằm mở rộng mối quan hệ cũng như thương mại trên trường quốc tế. Ngoại giao
giúp các nước tăng cường vai trò của mình đối với thế giới cũng như đẩy mạnh hội
nhập trong tình hình hiện nay.
Trong mỗi thời kì, ngoại giao sẽ có vị trí, vai trò khác biệt nhưng luôn là một phần
thiết yếu của quản lý nhà nước. Ngoại giao được coi là bộ mặt, là thái độ của một
đất nước đối với các quốc gia khác nói riêng và những vấn đề toàn cầu nói chung.
Có những thời kì, ngoại giao được coi là một mặt trậnn riêng, song song với quân
sự, là một tấm lá chắn bảo vệ tổ quốc. Ngoại giao chính là “tuyến phong thủ đầu
tiên” góp phần bảo vệ đất nước từ sớm từ xa. Có thể thấy, ngoại giao có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của một quốc gia.
Đối với đất nước ta, ngay từ xa xưa những công tác đối ngoại như vậy đã được chú
trọng và xử lý vô cùng khéo léo. Các hoạt động ngoại giao được chú trọng, vừa
cứng rắn, vừa mềm dẻo, phù hợp với tình hình thời đại để có thể giữ vững nền hòa
bình, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Trong xu thế hòa bình và toàn cầu hóa hiện
nay, Ngoại giao Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn và tiếp tục kế thừa và
phát huy những truyền thống, bài học ngoại giao trước đó vào bối cảnh toàn cầu hiện tại.
1. Dựa vào sử sách, thời kỳ này chúng ta đã có quan hệ ngoại giao tương đối rộng
với rất nhiều quốc gia, một số thì được chép không rõ ràng nên hậu thế về sau sẽ
có những nhận thức mơ hồ và những giả thiết như là sự suy đoán như Xiêm La,
Trảo Oa, Đề Hi, Lộ Hạc,... Các quốc gia đó là: Bắc – Nam Tống, Liêu – Kim, Tây
Hạ, Đại Lí, đế chế Khmer, Chiêm Thành, Ai Lao, La Hộc(Lavo), Tam Phật Tề(Srivijaya) about:blank 1/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
II. Mối bang giao với các nước
- Ngoại giao thời Lý mang tính kế thừa các hoạt động ngoại giao từ các 3 triều đại
trước như Ngô, Đinh, Tiền Lê mà đặc biệt là từ Tiền Lê và dựa trên những nển tảng
đó để ngày càng phát triển.
trong 30 năm tồn tại, nhà Tiền Lê đã sang sứ nhà Bắc Tống 7 lần và 11 lần tiếp đón sứ
nhà Bắc Tống. Trong đó, 2 lần đón sứ và 1 lần sang sứ trong năm 980 Lê Đại Hành
mới lên ngôi, nhân danh vua Đinh Toàn làm ngoại giao. Từ năm 983 tới 1009 nhà
Tiền Lê chỉ sai sứ sang Biện Kinh(Khai Phong) 6 lần, ngược lại các vua Tống có tới 9
lần phái sứ sang Đại Cồ Việt để giữ quan hệ hòa hiếu phía Nam.
Còn với Chiêm Thành(Champa) thì từ sau năm 982, Đại Việt đã có thể nói là nằm
trên cơ khi Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng
đế(hay còn gọi là Lê Hoàn) san phẳng thành trì để răn đe việc Chiêm bắt hai sứ giả Từ
Mục, Ngô Tử Canh sau khi chiến thắng quân Tống thời Thái Tông – Triệu Quỳnh.
Năm 992, vua Chiêm mới là Harivarman II sai sứ sang xin lại 360 tù binh bị bắt giữ
mang về châu Ô Lý. Harivarman II sai sứ là Chế Đông sang dâng sản vật địa phương,
vua Lê trách là trái lễ, không nhận. Harivarman II sợ hãi, năm 994 lại sai cháu Chế
Cai sang chầu. Từ đó quan hệ hai bên khá yên ổn không xảy ra xung đột.
1. Với “thiên triểu” Bắc Tống about:blank 2/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Ngay trong năm 1010 khi mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã bắt đầu sai sứ sang nhà Tống.
Sự kiện này mở đầu cho mối quan hệ bang giao trong 2 thế kỷ giữa nhà Lý với nhà
Tống của Trung Quốc. Theo đánh giá của các sử gia, việc tích cực và chủ động quan
hệ với phương Bắc nhằm gián tiếp khẳng định chính thống của nhà Lý và sự tồn tại
của nước Đại Cồ Việt[Nguyễn Quang Ngọc(2010) – Vương Triều Lý – trang 377].
Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, việc triều cống nhà Tống diễn ra đều đặn.
Mỗi khi Đại Cồ Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang phong vương. Trong vòng
46 năm thời 3 vị vua đầu tiên của nhà Lý, sử sách chỉ ghi nhận 3 lần nhà Tống sai sứ
sang phong vương cho nhà Lý khi các vua mới lên ngôi, không có những hoạt động
ngoại giao trong thời các vua cai trị như thời Đinh và Tiền Lê. about:blank 3/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Sang thời Lý Thánh Tông, năm 1057 nhà Lý sai sứ sang cống thú lạ cho nhà Tống,
bảo là con lân. Vua Tống nghe lời Tư Mã Quang (sợ không chắc là con lân thì các
nước khác chê cười), liền thưởng cho sứ Đại Việt rồi sai mang con thú về. Lý Thánh
Tông giận nhà Tống, cho là phản phúc, năm 1059 bèn mang quân đánh vào Khâm
châu để thị uy rồi rút về[Đại việt sử ký toàn thư – Quyển 3]. Sau lần hòa đàm năm
1060, hoạt động ngoại giao được nối lại. Năm 1067, nhà Tống sai sứ sang gia phong
Lý Thánh Tông làm Nam Bình vương và Khai phủ Nghi đồng tam ty. Điểm mới đó là
lần đầu tiên nhà Tống cử sứ sang Đại Việt không vì việc thay ngôi vua của nhà Lý.
Ngoài mục đích báo tang, mừng vua mới, kết hiếu, các vua Lý còn sai sứ sang nhà
Tống khi đánh thắng Chiêm Thành, nhằm gián tiếp thể hiện cho nhà Tống biết Chiêm
Thành là thuộc quốc của mình[Kỷ yếu hội thảo khoa học”1000 năm vương triều Lý và
kinh đô Thăng Long, tr 395]. Nhà Tống không thể hiện sự phản đối việc đó và giữ
thái độ mềm mỏng. Năm 1078 khi sứ Đại Việt là Đào Tông Nguyên chạm trán sứ
Chiêm Thành thời Harivarman IV ở Biện Kinh, nhà Tống lo ngại, sai người bố trí thu
xếp nơi ăn ở và thời gian và địa điểm vào chầu cố tỏ ra có sự phân biệt giữa hai nước
nhằm xoa dịu phía Đại Việt[Kỷ yếu hội thảo khoa học"1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 396]
Theo thống kê của Hoàng Xuân Hãn, trong 63 năm đầu thời Lý, nhà Lý đã cử 23 đoàn
sứ bộ sang nhà Tống, trong đó 13 lần với mục đích kết hiếu và tạ ơn, 3 lần báo tin
thắng trận khi vừa đánh Chiêm Thành, 7 lần là các mục đích khác (báo tang, mừng
vua Tống lên ngôi, xin kinh Phật...[ Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt lịch sử
ngoại giao và tông giáo triều Lý].
Sang thời Lý Nhân Tông, chỉ vài năm sau khi nhà Lý tiếp nhận chức Giao Chỉ quận
vương của vua Tống, chiến tranh Tống-Lý nổ ra. Sau khi chiến tranh chấm dứt, việc
ngoại giao giữa 2 nước tập trung vào vấn đề đất đai biên giới Tống và Đại Việt. Lê
Văn Thịnh – thủ khoa đầu tiên của Đại Việt năm 1075 – được giao đi đàm phán với
nhà Tống, kết quả tới năm 1084, phần lớn đất đai bị Tống chiếm đóng trong chiến
tranh được trả lại cho Đại Việt. Tiếc đất, vì biết rằng nơi ấy có vàng, người Tống đặt
thơ chữ Hán rằng: "Nhân tham Giao Chỉ tượng/ Khướt thất Quảng Nguyên kim",
Nghĩa là "tham voi Giao Chỉ/ mất vàng Quảng Nguyên" (Quảng Nguyên là những
vùng đất nay thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn)
Cuối năm 1126, đoàn sứ bộ Đại Việt sang nhà Tống, nhưng chỉ đến Quế Châu (Quảng
Tây) thì được quan chức tại đó đề nghị quay về, vì quân các trấn xung quanh đã được about:blank 4/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
điều hết đi chống quân Kim đang đánh Biện Kinh, ngựa trạm và phu trạm không đủ
phục vụ sứ đoàn Đại Việt. Kết quả sứ đoàn mang lễ vật trở về nước[ Đại Việt sử ký
toàn thư, Bản kỷ quyển 3]. 1.1 Với Nam Tống
Từ năm 1127, nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm
An (Hàng Châu) đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được
duy trì, thậm chí có lần năm 1156 thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn.
Đổi lại việc nhà Lý giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy, năm 1164 khi sứ thần
Doãn Tử Tư, Lý Bang Chính sang Lâm An, vua Tống Hiếu Tông tiếp đón và ban lệnh
đổi tên"Giao Chỉ"thành"An Nam", phong Lý Anh Tông làm"An Nam quốc
vương[“Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trang 173 bản dịch tiếng Việt
dạng pdf] nhằm “nhắc nhở” về lòng trung thành của nhà Lý đối “thiên triều” trong bối
cảnh đang bị ngoại bang uy hiếp(Kim, Tây Hạ và sau này là Mông Cổ). nghĩa là trong about:blank 5/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
quan hệ ngoại giao giữa Tống và Việt từ đó, Đại Việt không còn là một quận mà
chính thức được coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam[Hoàng Xuân Hãn
(1996), Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý trang 119], điều này
phản ánh đúng vì tiềm lực quốc gia và tình hình chính trị đương thời, là những điều
chi phối các hoạt động đối ngoại. hai nước có nhiều sự qua lại hơn.
Từ thế kỉ 13 vì loạn lạc trong nước và cũng bị ngoại bang quấy phá: năm 1203, 1204,
1205 trong nước loạn lạc liên miên; năm 1203 quân Chiêm Thành đến cướp phá; liên
tiếp 2 năm 1203, 1204 loạn tại vùng ngã ba sông Đáy và sông Hoàng Long tỉnh Ninh
Bình, triều đình mang quân tiếp viện nhưng không thắng[Đại Việt sử ký, bản kỷ toàn
thư, quyển IV Anh Tông Hoàng Đế] nên việc sang sứ tiến cống nhà Tống không được
thực hiện cho tới hết thời Lý(1225).
Các sử gia đã thống kê được trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ
sang nhà Tống[Nguyễn Quang Ngọc (2010), Vương triều Lý, tr 378-379]. Những lần
cử sứ sang phương Bắc, nhà Lý đều chọn người có học thức, có tài ứng đối, biết làm
thơ. Các sứ đoàn luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia[Nguyễn
Quang Ngọc (2010), Vương triều Lý, tr 379].
Việc triều cống nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của triều đình
phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh
tế - xã hội trong nước[Kỷ yếu hội thảo khoa học"1000 năm vương triều Lý và kinh đô
Thăng Long, tr 390]. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các
vua Lý tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng
trong quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong
(Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải tiết độ sứ, Nam Bình vương…)[[Kỷ yếu hội thảo
khoa học"1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 389]
-> Xuyên suốt chiều dài lịch sử Ngoại giao Việt Nam nói chung cũng như thời nhà Lý
nói riêng chúng ta luôn có xung đột với Trung Quốc nhưng vẫn luôn giữ một thái độ
nể trọng, hòa hiếu vừa đủ để tránh gây xung đột nhất có thể nhưng luôn giữ cho mình
những bản sắc dân tộc(Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc – Nam cũng khác –
Bình Ngô Đại Cáo). Đặc biệt là không ép họ vào đường cùng để gây ra sự xung đột
không đáng có cho cả 2 phía. Lý Thường Kiệt đã chủ động hòa hoãn với tướng Tống -
Quách Quỳ ở trận Như Nguyệt trong khi đang thắng thế để mối quan hệ hai nước tốt đẹp trở lại.
2. Với nhà Kim about:blank 6/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước
Nam Tống thường xuyên nhưng cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình
với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến
nước Đại Việt[Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 5]. Cùng
với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các
quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp
nhau, chứng tỏ Đại Việt có những chính sách ngoại giao khôn ngoan. Đủ khả năng để
có thể đứng ra làm trung gian với hai nước không đội trời trung nhưng lại có quan hệ
tốt đẹp với cả 2(Liên hệ cuộc gặp thượng đỉnh mỹ triều lần 2 ở Hà Nội), có quan hệ
tốt với những đối thủ không đội trời chung của nhau: Hàn – Triều, Mỹ - Nga…
Ngoại giao cây tre được hiểu là một phương thức ngoại giao.
Đây là những thành tựu ngoại giao của Việt Nam sau 1986, và có thể coi đây là
một bài học giành cho các quốc gia nhỏ từ cuộc xâm lược Nga- Ukraine hiện nay.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam mang hình ảnh của cây tre “ uốn mình theo
gió” tuy nhiên vẫn mang trong đó cơ sở là độc lập và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Đây là chính sách nỗ lực duy trì độc lập và duy trì ứng xử bình đẳng với tất cả các
cường quốc nhằm tối đa hóa lợi thế và phòng ngừa các nguy cơ từ bên ngoài.
Giữa tình hình quốc tế hiện đang bị phân thành 2 phe bởi ảnh hưởng của cuộc
chiến Nga- Ukraine, Việt Nam nhấn mạnh rằng tất cả các bên nên tuân thủ các
nguyên tắc của Luật Pháp Quốc Tế và Hiến Chương Liên Hợp Quốc, từ chối đứng
về phía phương Tây trong việc lên Án Nga. Trong tháng 3 năm 2022, khi “Chiến
dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã được tiến hành 1 tháng, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam lần lượt có các cuộc điện đamg với người đồng cấp Nga và about:blank 7/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Ukraine, đây có thể coi là một động thái cố gắng cân bằng của Việt Nam trong mối
quan hệ “ bạ bè truyền thống gần gũi” với cả Nga và Ukraine.
3. Với Chiêm Thành about:blank 8/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
(chú thích: bản đồ chỉ mang tính tương đối)
Cùng việc củng cố quan hệ với phương Bắc, nhà Lý chú trọng tới biên giới phía nam.
Sau khi bị Lê Đại Hành đánh bại năm 982, Chiêm Thành đã tỏ ra thần phục. Từ thập
kỷ 90 của thế kỷ X, Chiêm Thành đã vài lần sai sứ sang Đại Cồ Việt, quan hệ hòa
thuận của hai bên được giữ tới hết thời Tiền Lê. Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Chiêm
Thành sai sứ sang dâng sư tử năm 1011[Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 2].
(Trans: tôi cũng không biết họ kiếm ở đâu :v chắc bê từ Ấn Độ sang.) about:blank 9/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm là Jaya Harivarman đã cho con gái sang
làm cung phi cho Lý Anh Tông. Sử sách cũng ghi lại lần duy nhất vua Chiêm Thành
tới Đại Việt xin sắc phong là Suryavarman (1192-1203), do vị vua này đã cắt đứt quan
hệ với Chân Lạp nên muốn dựa vào Đại Việt[[Kỷ yếu hội thảo khoa học"1000 năm
vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 395]. Năm sau, Lý Cao Tông sai sứ sang
phong vương cho Suryavarman. Thậm chí cuối năm 1077 còn Giúp Chiêm Thành
đánh bại Khmer và chiến thắng vang dội.
Tuy triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành không hoàn toàn thần phục Đại Việt,
mà vẫn thi thoảng mang quân cướp phá vùng biên giới khiến nhà Lý phải dùng tới
biện pháp quân sự để ngăn chặn, qua 2 chiến dịch “phạt Chiêm” năm 1044 và 1069
dưới hai thời vua Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, lãnh thổ của Đại Việt được mở
rộng khi vua Chiêm Chế Củ dâng đất cầu hòa 3 châu: Bố Chính, Ma Linh và Địa
Lý(tương ứng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay) để chuộc tội.
Nhà Lý giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo
vệ biên giới, gây thanh thế ở phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà
Tống ở phương Bắc [Kỷ yếu hội thảo khoa học"1000 năm vương triều Lý và kinh đô
Thăng Long, tr 394]. Có một số thời gian gián đoạn trong quan hệ 2 bên, như khi Lý
Thái Tông mới lên ngôi, Chiêm Thành suốt 16 năm không tiến cống, dẫn đến việc
Thái Tông thân chinh đánh Chiêm hoặc giai đoạn chiến tranh giữa nhà Lý với nhà Tống.
Các sử gia thống kê được trong thời Lý, Chiêm Thành đã 43 lần sai sứ sang
cống[Nguyễn Quang Ngọc(2010), Vương triều Lý tr393]. Sang đầu thế kỷ XIII, trong
nước Đại Việt xảy ra loạn lạc, nhà Lý ngày càng suy yếu, Chiêm Thành không thực
hiện ngoại giao và tiến cống nữa.
Một trong những bài học Ngoại giao từ quốc gia cổ Champa mà người Việt Nam
chúng ta học được là không ngại cạnh tranh trên mọi lĩnh vực nhưng hãy mềm dẻo
đúng lúc(nhất là khi thua thế hoặc để đàm phán bằng con đường hòa bình để tránh
căng thẳng leo thang), luôn giữ vững bản sắc dân tộc cũng như chung sống hòa bình,
“thống nhất trong đa dạng” là một trong những khẩu hiệu phổ biến ở nhiều nơi trên
thế giới trong đó có liên minh Châu Âu(EU). Ví dụ như năm 1946 Việt Nam đã kí
hiệp định Sơ bộ và tạm ước ngày 14/9 để đẩy Trung Hoa Dân Quốc về nước thực hiện
chính sách “thêm bạn bớt thù” đồng thời để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng tiến
lên “Toàn Quốc Kháng Chiến”. Hơn nữa, với hai bản hiệp định được kí kết,Việt Nam
đã tỏ rõ thiện chí hòa bình, mong muốn hòa bình với bạn bè quốc tế, qua đó, tranh thủ
sự đồng tình, ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới. about:blank 10/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
4. Với Chân Lạp(Đế chế Khmer) nay là Campuchia
Khi nhà Lý thành lập và phát triển cũng là thời kỳ vương triều Angkor đang phồn
thịnh, thậm chí hai bên đã từng đụng độ nhau ít nhất 8 lần và Đại Việt đã nhiều lần
đẩy lui, thậm chí đại thắng đế chế hùng bá Đông Nam Á thời đó – Đế chế Khmer vào
những năm 1128(2 lần), 1132, 1137, 1149, 1150, 1216, 1218. Chân Lạp cũng là nước
cướp phá vùng biên giới của Đại Việt nhiều nhất so với các nước khác. Chúng ta đã
giành chiến thắng nhiều lần một trong những đế chế lớn mạnh nhất lịch sử nhân loại.
từ các vua Suryavarman (1002-1050), Hasharvarman (1066-1089), Suryavarman II about:blank 11/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
(1113-1150) và Jayavarman VII (tới sau 1200). Từ khi nhà Lý mới thành lập, Chân
Lạp đã cho sứ sang đặt quan hệ.
Các sử gia thống kê được trong 183 năm(1012 – 1195), Chân Lạp có 24 lần cử sứ sang Đại Việt[ ]. T
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
rong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước còn
có cả giao lưu về tôn giáo, trong nhiều lần sứ giả Chân Lạp sang Đại Việt có cả các
nhà sư và đạo sĩ Bà La Môn. Họ được triều đình nhà Lý mời tham gia các nghi lễ đạo
Phật tại kinh thành Thăng Long. Theo di tích bia Preah Khằn được dựng thời
Jayavarman VII, các nhà nghiên cứu xác định được trong những dịp lễ lớn của Chân
Lạp, Đại Việt đã cử sứ giả sang mừng và tặng lễ vật. Từ cuối thế kỷ XII sang đầu thế
kỷ XIII, cả nhà Lý và Chân Lạp đều bước vào thời kỳ suy yếu, các hoạt động ngoại
giao và giao lưu tôn giáo không còn được duy trì.
Mối quan hệ thương mại Đông – Tây qua vùng Nghệ Tĩnh cũng được thiết lập kết nối
các thương nhân Champa, Trung Hoa, Đại Việt tới các vùng đất Khmer. Hàng hóa
cũng rất đa dạng, tới mức mà nô lệ cũng trở thành hàng hóa[Toàn thư tr293], theo
quan điểm của hai sử gia nổi tiếng Li Tana và Momoki Shiro Đại Việt cũng đã tham
gia vào mạng lưới này, ít nhất là với vị trí là một điểm trung gian.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia thời kỳ này diễn ra trên nhiều lĩnh vực
khác nhau từ triều cống, thương mại đến chính trị, quân sự. Mối quan hệ chính trị
quân sự có lúc hòa hiếu nhưng cũng nhiều khi căng thẳng ít nhất đã tạo lên sợi giây
liên kết trong lịch sử hai quốc gia.
-> Ngày nay nhìn vào điều đó mà các thế hệ sau duy trì mối quan hệ hòa hảo để thắt
chặt thêm tinh thần đoàn kết, hữu nghĩ giữa các quốc gia láng giềng để tạo ra một môi
trường bình ổn cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa trong khu vực.
5. Với Ai Lao(Lào)
Thời kỳ nhà Lý mới thành lập, Lào còn ở trong giai đoạn các bộ tộc do các thủ lĩnh
đứng đầu, một dạng nhà nước sơ khai. Quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Lào được
sử sách ghi nhận lầu đầu vào năm 1067, Ai Lao (tên gọi Lào khi đó) dâng vàng bạc,
trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương[Nguyễn Quang
Ngọc(2010), Vương triều Lý tr398]
Việc ngoại giao hai bên không được duy trì thường xuyên, do sự thù địch giữa hai
bên. Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai Lao do những xung đột tại biên giới
vào các năm 1048, 1159, 1183 và đều thắng lợi.[ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 2]. about:blank 12/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
6. Xung đột với Đại Lý – Góc khuất lịch sử quan trọng about:blank 13/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Cuộc chiến tranh để tranh giành sự ảnh hưởng ở vùng Tây Bắc Việt Nam giữa Đại Cồ
Việt(thời Lý) và vương quốc Đại Lý là một trong những phần lịch sử ít được nhắc tới
gần như nó đã trở thành một “góc khuất lịch sử” tuy vậy nhưng đóng một vai trò
không hề nhỏ trong tiến trình lịch sử của Việt Nam nói chung và Đại Cồ Việt – Đại Việt nói chung.
Vào cuối năm 1012, Lý Thái Tổ được tin người Đại Lý đem ngựa đến buôn bán ở bến
Kim Hoa, châu Vị Long(vùng Tuyên Quang ngày nay) rất đông đúc dưới sự bảo trợ
của tù trưởng Hà Trắc Tuấn mà không xin phép triều đình Đại Cồ Việt. Để thể hiện uy
quyền của triều đình, vua sai quân đến đánh bắt các thương nhân và tùy tùng người
Đại Lý, tịch thu đến 1 vạn con ngựa.
Sự kiện này ngoài việc thể hiện quyết tâm bảo vệ vùng ảnh hưởng của nước Đại Cồ
Việt, còn là một sự thách thức công khai của đối với nước Đại Lý. Thông điệp của
vua Lý Thái Tổ rất rõ ràng, rằng nước Đại Cồ Việt có đã đủ sức mạnh và quyết tâm để
thẳng thừng đối đầu với Đại Lý, hòng bảo vệ đất đai và chủ quyền của mình.
Nước Đại Lý thời bấy giờ dưới sự cai trị của vua Tuyên Túc đế Đoàn Tố Liêm đang
trong thời kỳ hưng thịnh, tất nhiên không dễ dàng bỏ qua chuyện này. Vua Đại Lý
ngay sau đó đã chuẩn bị cho việc trả đũa. Năm 1013, tù trưởng châu Vị Long là Hà
Trắc Tuấn vì muốn được thoải mái ngả về phe Đại Lý, đã khởi binh chống lại triều đình nhà Lý.
Sau một vài biến cố, Đại Lý đưa quân đội của mình sang Đại Việt nhằm quyết chiến
với quân Lý để giành ảnh hưởng ở vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay. Tướng Đại Việt
Dực Thánh Vương kéo quân đến Vị Long, không ngần ngại cho quân tấn công vào
trại quân Đại Lý. Đoàn Chí Kính, Dương Trường Huệ cũng dàn quân ra ứng chiến.
Hai bên đánh nhau một trận lớn ở Mao Lâm. Quân Đại Lý dù có kỵ binh mạnh nhưng
không chống nổi voi ngựa, cung nỏ của quân Đại Cồ Việt, phải tan chạy. Sau trận đại
thắng, vua Lý Thái Tổ liền sai viên ngoại lang Phùng Chân cùng Lý Thạc đi sứ sang
Tống, tặng 100 con ngựa chiến và báo tin thắng trận cho nước Tống biết. Việc ngoại
giao này vừa để thể hiện thiện chí, vừa tỏ rõ cho người Tống thấy sự hùng cường của
nước Đại Cồ Việt mà thôi không nhòm ngó.
Sau trận chiến này, người Đại Lý không còn dám bén mảng đến vùng biên thùy nước
Đại Cồ Việt nữa. Thừa thế thắng, vương triều Lý cố gắng thiết lập lại nền cai trị chặt
chẽ hơn đối với vùng Tây Bắc. Những tù trưởng người Di Lão muốn ly khai khỏi Đại
Cồ Việt mất đi thế lực chống lưng trở nên yếu ớt, một số đành chấp nhận quy phục,
một số khác cố gắng liên kết lại để phản kháng đều bị triều đình nhà Lý đều quân mạnh đi đánh dẹp. about:blank 14/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Cuộc chiến với nước Đại Lý tuy sử liệu còn ít ỏi và ít được nhắc đến trong sử sách
hiện đại, nhưng cùng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nên lãnh thổ nước
Việt Nam. Nhờ vào chiến thắng trước quân Đại Lý, nhà nước quân chủ của người
Việt đã tiến thêm một bước trong việc kiểm soát lãnh thổ vùng Tây Bắc, góp phần đưa
các sắc dân nơi đây vào một quỹ đạo chung của triều đình Thăng Long. Chiến công
này là một trong những nền tảng đầu tiên, cùng với những biện pháp hôn nhân, phủ dụ
của các đời vua Lý về sau nữa, nước Đại Cồ Việt – Đại Việt dần có được một vùng
biên giới Tây Bắc yên ổn để từ đó huy động sức người sức của vào các cuộc chiến
chống ngoại xâm. Khi quân giặc từ phương Bắc tiến sang, vùng Tây Bắc trở thành
một vùng đệm che chở cho nước Việt.
-> Bài học ngoại giao được rút ra từ cuộc xung đột này là chúng ta cần phải cương
quyết bảo vệ lãnh thổ đến cùng, không bao giờ chấp nhận mất đi một miếng đất nào
của tổ tiên để lại như là máu thịt của cả dân tộc cũng như là những bài học về thái độ
cũng như cách ứng xử để bảo vệ lấy những vùng lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. “Các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
7. Với các nước khác
Đương thời, Đại Việt có quan hệ thương mại với không chỉ quan hệ với các nước láng
giềng, mà còn có quan hệ thương mại với các nước trong khu vực như Xiêm La, La about:blank 15/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Hộc(Lavo), Lộ Lạc, Tam Phật Tề(Srivijaya), Trảo Oa(Java), Đề Hi(sử sách không ghi
rõ), Tây Hạ, Liêu. Các quan hệ kinh tế đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao chính thức.
Sử sách xác nhận vào năm 1182 thời Lý Cao Tông, vương quốc Xiêm La (Thái Lan)
đã cử sứ sang tiến cống Đại Việt[[Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 4]. và các sử
gia xác định đó là lần đầu tiên Đại Việt có quan hệ ngoại giao với nước này[Nguyễn
Quang Ngọc(2010), Vương triều Lý tr401]. Tuy nhiên Điểm đáng chú ý là Toàn thư
đả chép tên Xiêm La vào năm 1149. Trong khi đó, thư tịch Trung Quốc chỉ nhắc đến
nước này vào cuối thế kỷ XIII (xem Nguyên sử, Xiêm quốc truyện) nhưng trong suốt
thời Nguyên, chỉ gọi là Xiêm chứ không phải là Xiêm La. Sang thời Minh, từ năm
Hồng Vũ thứ 4 (1371), mới thấy nhắc đến tên Xiêm la. Minh sử, Minh nhất thống chí,
Quảng Đông thống chí giải thích rằng vào khoảng niên hiệu Chí Chinh (1341-1368),
nước Xiêm đầu hàng nước La Hộc (tức Lavo) bên cạnh, hai nước mới hợp nhất thành
nước Xiêm La. Nguyễn Thiên Túng chú Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng theo thuyết
đó mà nói rằng Xiêm La xưa là hai nước Xiêm La và La Hộc. Nếu đúng như thế thì
phải chăng tên Xiêm La chép ở Toàn thư năm 1149 là do Ngô Sĩ Liên và các sử thần
thời Lê chữa thêm từ xiêm? Nhưng chưa có căn cứ để nói rằng thuyết đó đúng. Nước
Xiêm nói trong Nguyên sử rõ ràng là vương quốc Sukhothai hình thành vào thế kỷ
XIII ở Thái Lan. Mãi đến thế kỷ XV, Sukhothai mới trở thành thuộc quốc của vương quốc Ayuthya.
Các nước khác tồn tại quan hệ ngoại giao với nhà Lý:
La Hộc thời điểm đó là một thuộc quốc lớn hay chư hầu của đế chế Khmer, là một
vùng đất lớn tồn tại ở khu vực Thái Lan ngày nay.
Lộ Lạc và Đề Hi cũng không được xác định một cách rõ ràng. Nhiều giả thiết được
đưa ra Lộ Lạc chính là La Hộc.
Với Tam Phật Tề(Srivijaya), đế chế biển đảo hùng mạnh ở vùng đảo
Sumatra(Indonesia) ngày nay và phía Nam bán đảo Malaya. Với Trảo Oa(Java) có thể
là Sunda, Panjalu và Jaggala(sau này là Kediri) hoặc Bedah.
Cũng như với Liêu(sau này kế tục bởi Kim) với Tây Hạ, các nước kể trên chủ yếu tồn
tại mối quan hệ thương mại với Việt Nam thời Lý. Có sự “tiến cống” được chép lại
trong những nguồn cổ văn thì cũng chỉ là “sự qua lại”. Do đó chúng ta không nên áp
dụng khái niệm “triều cống” một cách máy móc vì nó hoàn toàn có thể chỉ đơn thuần
là “thiết lập quan hệ ngoại giao” . Đương thời tính ổn định lãnh thổ của từng tiểu quốc
và khả năng tổ chức lãnh thổ của các thủ lĩnh địa phương còn lỏng lẻo, có nhiều xáo
trộn nên đã làm hạn chế khả năng giao thiệp giữa nhà Lý với các nước này[Nguyễn
Quang Ngọc(2010), Vương triều Lý tr401]. about:blank 16/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
-> Luôn giữ mối quan hệ với các quốc gia láng giềng “bán anh em xa mua láng giềng gần”… III. Ý nghĩa
Các sử gia cho rằng, ngoài việc thiết lập hòa bình với các nước xung quanh để tạo ra
môi trường ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong nước, các quan hệ ngoại giao với
mật độ lớn thời Lý khẳng định vị thế của nước Đại Việt với các quốc gia láng
giềng[Nguyễn Quang Ngọc(2010), Vương triều Lý tr400]. Mà còn tăng cường khả
năng giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau và sự gắn kết giữa dân tộc Việt và các dân
tộc khác[Nguyễn Quang Ngọc(2010), Vương triều Lý tr402]. Nguồn tham khảo:
Nguyễn Quang Ngọc(2010) – Vương Triều Lý
Đại việt sử ký toàn thư
Kỷ yếu hội thảo khoa học”1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long
Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý
Điểm đáng chú ý là Toàn thư đả chép tên Xiêm La vào năm 1149. Trong khi đó, thư
tịch Trung Quốc chỉ nhắc đến nước này vào cuối thế kỷ XIII (xem Nguyên sử, Xiêm
quốc truyện) nhưng trong suốt thời Nguyên, chỉ gọi là Xiêm chứ không phải là Xiêm
La. Sang thời Minh, từ năm Hồng Vũ thứ 4 (1371), mới thấy nhắc đến tên Xiêm la.
Minh sử, Minh nhất thống chí, Quảng Đông thống chí giải thích rằng vào khoảng niên
hiệu Chí Chinh (1341-1368), nước Xiêm đầu hàng nước La Hộc (tức Lavo) bên cạnh,
hai nước mới hợp nhất thành nước Xiêm La. Nguyễn Thiên Túng chú Dư địa chí của
Nguyễn Trãi cũng theo thuyết đó mà nói rằng Xiêm La xưa là hai nước Xiêm La và La
Hộc. Nếu đúng như thế thì phải chăng tên Xiêm La chép ở Toàn thư năm 1149 là do
Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê chữa từ tên xiêm? Nhưng chưa có căn cứ để nói
rằng thuyết đó đúng. Nước Xiêm nói trong Nguyên sử rõ ràng là vương quốc about:blank 17/18 23:55 6/8/24
Bang giao Việt Nam thời nhà Lý
Sukhothai hình thành vào thế kỷ XIII ở Thái Lan. Mãi đến thế kỷ XV, Sukhothai mới
trở thành thuộc quốc của vương quốc Ayuthya. about:blank 18/18