Bằng kiến thức anh/chị đã học hãy phân tích và chứng minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể ở nước ta” | Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Thương mại
Bằng kiến thức anh/chị đã học hãy phân tích và chứng minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể ở nước ta” được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Vũ Mai Hương STT: 50 Mã SV: 20D220092 BÀI KIỂM TRA
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Bằng kiến thức anh/chị đã học hãy phân tích và chứng minh: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là sự kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể ở nước ta”. BÀI LÀM
Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta….”. Để chứng minh cho kết luận
trên, ta cần làm rõ 2 luận điểm: một là, tư tưởng Hồ Chí Minh đã “vận dụng” chủ nghĩa
Mác-Lênin và hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh có sự “phát triển sáng tạo” chủ nghĩa Mác-Lênin
trong thực tiễn của Việt Nam. 1.
Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với chủ nghĩa Mác –
Lênin. Từ năm 1911-1920, Nguyễn Ái Quốc dày công nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư
sản ở châu Âu; các cuộc cách mạng đó đã đưa một số nước từ chế độ phong kiến lạc hậu trở
thành những nước tư bản hùng mạnh, với một xã hội được coi là có dân chủ, tự do, bình đẳng,
bác ái, như các nước: Pháp, Anh, Mỹ… Tuy vậy, đằng sau sự “hào nhoáng” về dân chủ, tự do,
bình đẳng, bác ái là sự lừa bịp, phản bội lợi ích của nhân dân lao động, chế độ người bóc lột
người ngày càng phát triển với trình độ cao hơn trước…Vào tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc
đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa của
Lênin đăng trên báo L'Humanité số ra ngày 16 và 17-7-1920. Luận cương đã giải đáp đúng và
trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường
thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng với chủ nghĩa Mác – Lênin
về những vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, đó là: Xây dựng Đảng, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc để
lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của quần chúng nhân dân và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng Nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ
Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân; về phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; về đạo đức cách mạng cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư; chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Đây là những
vấn đề cốt lõi nhất của cách mạng cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.
Phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân và
vấn đề giải phóng dân tộc. Bằng những tác phẩm “Bản chất chế độ thực dân Pháp” (1925) và
“Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất, quy luật
vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân
Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ những nguyện vọng khát khao được giải phóng và
những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ
Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận Mác – xít đề cập đến.
Hai là, khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan
điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, Người tìm
thấy con đường duy nhất đúng đắn cho dân tộc, đó là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Theo Hồ Chí Minh, ở Việt Nam cũng như các
nước phương Đông, do trình độ sản xuất phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai
cấp không giống như ở các nước phương Tây. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa dân
tộc là một động lực lớn của sự phát triển đất nước” ; gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng
Thế giới, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, nghĩa là Người đã
quốc tế hóa những vấn đề của cách mạng nước ta.
Vấn đề thứ ba là vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ,
chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng
ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Luận điểm thứ tư là về Đảng và xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh nêu lên đầy mới mẻ
và sáng tạo. Với một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư như
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định quy luật hình thành của Đảng là “kết hợp chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, bản chất của Đảng trong điều kiện
một nước nông nghiệp lạc hậu – Đảng là của giai cấp, đồng thời của dân tộc và của nhân dân
lý luận, chính trị, tổ chức mà cả về văn hóa.
Thứ năm, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến sáng tạo về tư tưởng quân sự, đặt nền
móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam hiện đại. Xuất phát từ
nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành
chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Người đã xác định: Phải giành chính quyền bằng
bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí.
Điểm thứ sáu là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính
vô sản. Ở Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về
Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên. Trong chánh
cương vắn tắt (1930), Hồ Chí Minh đã nêu: Thiết lập chính phủ công nông binh, tổ chức ra
quân đội công nông. Tại Hội nghị TW8 (5/1941), Người đề ra chủ trương thành lập “một nước
Việt Nam dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc”.
Bảy là, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Hồ Chí Minh đã có các quan điểm sáng tạo
về chiến lược đại đoàn kết dân tộc theo phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải
phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, kết
hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng
đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam, Người
là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của
dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm
vinh dự và tự hào đối với mỗi người dân, đảng viên chúng ta hiện nay. Việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để
giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.