-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo bài tập nhóm môn Tâm lý sáng tạo nghệ thuật | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Báo cáo bài tập nhóm môn Tâm lý sáng tạo nghệ thuật | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 23 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tâm lý sáng tạo nghệ thuật 2 tài liệu
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 42 tài liệu
Báo cáo bài tập nhóm môn Tâm lý sáng tạo nghệ thuật | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Báo cáo bài tập nhóm môn Tâm lý sáng tạo nghệ thuật | Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 23 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý sáng tạo nghệ thuật 2 tài liệu
Trường: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 42 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Preview text:
Trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp TÂM LÝ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người làm nghệ thuật và sự ảnh hưởng như
thế của yếu tố đó đến sản phẩm mà anh (chị) sáng tạo ra. Nhóm 6 THÀNH VIÊN NHÓM 6: Nguyễn Thái Hoàng Lê Thuỳ Dương Trần Thu Trang
Nguyễn Thị Phương Linh MỞ ĐẦU:
Khái quát về Tâm lý học:
- Tâm lý: là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người,
gắn liền với mọi hoạt động của con người.
- Tâm lý học: là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý. Một nhóm
ngành khoa học có lịch sử hình thành và phát triển nhất định. Trước khi trở
thành một khoa học độc lập, các tư tưởng Tâm lý học đã được manh nha từ rất sớm.
Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học:
Đối tượng của Tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiên tượng
tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các
quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật
về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý.
Tức là, tâm lý học có nhiệm vụ nghiên cứu những yếu tố khách quan, chủ quan làm
hình thành tâm lý của con người, bao gồm cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt
động tâm lý,cơ chế hoạt động của tâm lý (tâm lý con người hoạt động như thế
nào?) và chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
Khái quát về khái niệm Sáng tạo:
Theo nghiên cứu của giáo trình: “Giáo trình Tâm lý học Sáng Tạo” của ông Huỳnh Văn Sơn:
Từ điển Triết học có nêu lên luận định: "Sáng tạo là quá trình hoạt động của con
người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo
được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự.
Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần".
Không thể không ghi nhận điểm chung mà gần như tất cả các khái niệm đều đồng
tình là sáng tạo phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới. Nói khác đi, có thể
hiểu sáng tạo là quá trình bằng tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và
xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh
nghiệm sẵn có của mình. Những khái niệm khác nhau về sáng tạo cho thấy quan
niệm về sáng tạo chưa thể thống nhất và việc chọn lọc một khái niệm chuẩn cũng
chưa thể thực hiện những vấn đề cơ bản trong sáng tạo chính là việc tạo ra "cái
mới", dù rằng, cái mới này được nhìn nhận ở góc nhìn nào hay đặt ở đâu. Vì vậy,
việc tìm hiểu thêm bản chất của sáng tạo là vô cùng cần thiết. Theo các nhà Tâm lý
học, 4 yếu tố có tác động đến tâm lý của người sáng tạo nghệ thuật bao gồm: nhu
cầu, nhận thức, tưởng tượng và cảm xúc.
Tại sao phải về nghiên cứu tâm lý học sáng tạo?
Sáng tạo vốn dĩ là một "địa hạt" hết sức đặc biệt nên đã thu hút sự quan tâm của
khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu giao thoa. Nếu cho rằng Tâm lý học là một khoa
học chuyên nghiên cứu về con người thì. Tâm lý học sáng tạo dần dần trở thành
một trong những khoa học chuyên nghiên cứu về sáng tạo của con người. Tâm lý
học sáng tạo đã phát triển mạnh mẽ không chỉ vì đó là khoa học tiếp cận và nghiên
cứu về một trong những hiện tượng tâm lí của con người mà vì những nguyên tắc
và phương pháp luận nghiên cứu Tâm lý học trở thành những nguyên tắc và
phương pháp luận nghiên cứu sáng tạo, và tất nhiên, nó đã ảnh hưởng đến tư duy
sáng tạo của con người một cách sắc nét nhất và hiệu quả nhất.
Tâm lý học sáng tạo ở Việt Nam bước đầu được nghiên cứu và thể hiện "hình
dạng" của mình bắt đầu rõ nét. Những vấn đề cơ bản của sáng tạo được tiếp cận
dần dần dưới góc độ Tâm lý học như cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo, thủ
thuật sáng tạo dưới góc độ tâm lý, đo lường sáng tạo trong Tâm lý học,... là những
nội dung cơ bản và đầy tính hấp dẫn khi tiếp cận Tâm lý học sáng tạo trong góc
nhìn nghiên cứu và ứng dụng. Cũng chính từ đây, Tâm lý học sáng tạo đã trở thành
mối quan tâm của nhiều người và trở thành một trong những chuyên ngành khá lý thú của Tâm lý học. I.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ NGƯỜI LÀM SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 1. Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình
độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Có thể phân ra 2 loại nhu cầu ảnh hưởng đến người sáng tác nghệ thuật: nhu cầu
của khán giả/khách hàng và nhu cầu cá nhân của người nghệ sĩ.
- Nhu cầu khán giả/khách hàng: Khác với nghệ thuật mang tính hàn lâm, nghệ
thuật phục vụ mục đích thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhu cầu của
khán giả và khách hàng. Khách hàng đặt sản phẩm sẽ có cách hình dung và
mô tả riêng biệt về tác phẩm mà mình muốn, qua đó tác giả mô phỏng lại
dưới phong cách cá nhân. Còn đối tượng khán giả mà tác giả muốn hướng
đến sẽ ảnh hưởng đến cách truyền đạt của tác giả chứ không giới hạn tác giả
trong vấn đề hình ảnh mà tác giả sử dụng.
- Nhu cầu cá nhân: thiên về nhu cầu về tinh thần, một số loại thường thấy bao
gồm: nhu cầu thẩm mỹ (với đối tượng hướng tới là cái đẹp, cái cao cả), nhu
cầu cải tiến, sáng tạo (Nếu bằng lòng với thực tại, bằng lòng với cách giải
quyết vấn đề hiện có thì ắt hẳn không thể có sáng tạo. Chính lòng mong
muốn, ham thích khám phá và tự đặt câu hỏi sẽ làm cho sự tư duy sáng tạo
nảy sinh và phát triển), nhu cầu nâng cao năng lực (mong muốn cải thiện các
kĩ năng sẽ tạo động lực để người nghệ sĩ luyện tập và dần dần sản xuất ra
nhiều tác phẩm), nhu cầu bày tỏ quan điểm, cảm xúc (tác phẩm nghệ thuật
chính là phương tiện để người nghệ sĩ thể hiện bản thân, truyền đi những
thông điệp và thay nghệ sĩ tác động lên những người thưởng thức). 2. Nhận thức
Trong tâm lý học, nhận thức là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham
gia hay người điều hành hoặc của bộ não.
Cụ thể hơn, nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am
hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri
thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải
quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
Nhận thức trong sáng tạo nghệ thuật là một quá trình tâm lý tích cực nhằm phân
tích các thuộc tính của đối tượng được miêu tả và tổng hợp chúng thành hình ảnh
thẩm mỹ trọn vẹn trên cơ sở xúc cảm thẩm mỹ.
Theo Lev Semyonovich Vygotsky (nhà tâm lý học người Liên Xô), quá trình sáng
tạo nghệ thuật là quá trình người nghệ sĩ phản hồi lại một cách nhạy cảm và tinh tế
những tác động của thế giới hiện thực. Nghệ sĩ quan sát, tiếp xúc với những sự vật
hiện tượng xung quanh, rút ra được những nhận xét, cảm nhận tinh tế, và từ đó
hình thành nên những chất liệu cho quá trình sáng tạo.
Tương tự, Johann Wolfgang von Goethe (nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết
gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ người Đức) đã viết trong cuốn tự truyện của
mình rằng, tất cả những gì làm cho người nghệ sĩ có khả năng sáng tạo là các “ấn
tượng quý giá”. Những ấn tưởng này chính là kết tinh của những quan sát, cảm thụ
của người nghệ sĩ về thế giới.
Đối với những nghệ sĩ phải làm việc với hình ảnh như họa sĩ, nhà thiết kế, nhà làm
phim v.v, bên cạnh thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, thì thị giác trong quan
sát đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ thị giác, nghệ sĩ nắm bắt được toàn diện
và chi tiết đường nét, màu sắc, độ chìm nổi, mức sáng tối, sự hài hòa, cân xứng của
đối tượng. Để làm được điều này, người nghệ sĩ không chỉ cần các cơ quan cảm
giác tinh vi, họ còn cần một trình độ thị hiếu thẩm mỹ cao để chọn lọc những thông
tin cần thiết. Từ đó, người nghệ sĩ sẽ phối hợp cảm xúc (bên trong) và đối tượng
thị giác (bên ngoài) để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật.
Nhận thức được coi là cơ sở ban đầu, là điều kiện của hoạt động sáng tạo nghệ
thuật. Nếu không có nhận thức, các quá trình tưởng tượng, cảm xúc trong sáng tạo
nghệ thuật sẽ không đạt hiệu quả cao như mong muốn, thậm chí có trường hợp các
quá trình này không hề diễn ra.
Để làm rõ hơn vai trò của nhận thức trong tâm lý người làm nghệ thuật, ta hãy nhìn
vào cách sử dụng màu sắc và miêu tả ánh sáng trong những bức tranh của Monet.
Trong hội họa Monet, ánh sáng và màu sắc là hai thành tố chính hiện lên trên mặt
tranh. Ông vẽ mặt trời mọc trên mặt biển với cả những lớp sương mù chưa kịp tan
trong không khí lạnh ẩm, những hoa súng đang nở từ từ, những nóc nhà thờ hiện
dần trong thời tiết, từ u ám sương mù đến nắng chiều. Tất cả những khung cảnh
này được họa nên, là nhờ con mắt rất tinh tường, có khả năng phân tích màu sắc và
ánh sáng cực kỳ tinh tế của Monet (nhận thức).
Một ví dụ khác chính là những công trình kiến trúc lấy cảm hứng từ thiên nhiên
như: sân vận động quốc gia Bắc Kinh - tổ chim, Olympic Pavilion Barcelona - cá
vàng, tòa nhà The Gherkin London - dưa chuột, v.v. Nếu những nhà thiết kế không
nhận thức, không quan sát và nghiên cứu những nguồn cảm hứng, thì những thiết
kế sẽ không thể nào được hình thành. 3. Tưởng tượng:
Nghệ thuật là sự sáng tạo. Người nghệ sĩ sẽ sử dụng óc tưởng tượng phong phú của
mình, để biến những chất liệu không toàn vẹn, hoàn hảo của thực tế thành những
hình tượng nghệ thuật. Theo các nhà nghiên cứu, bên cạnh cảm xúc, tưởng tượng
là cấu trúc hạt nhân để tạo nên năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ.
Theo Chu Quang Tiềm (nhà mĩ học, nhà lí luận văn học hiện đại, học giả nổi tiếng
người Trung Quốc), tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật là “căn cứ vào những ý
tưởng có sẵn làm tài liệu, rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc, tổng hợp lại để thành một
hình tượng mới” . Như vậy, ông quan niệm “chỉ có tưởng tượng sáng tạo mới sản
sinh ra nghệ thuật”, tưởng tượng không thể tách rời khỏi các biểu tượng, mà biểu
tượng là do kinh nghiệm thu thập được.
Ông chia tưởng tượng ra làm hai loại:
- Tưởng tượng tái tạo: Đó là quá trình người nghệ sĩ phục hồi, tái diễn lại những
kinh nghiệm cũ trong ký ức của mình để tạo nên chất liệu, chuẩn bị cho việc xây
dựng hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, đây chưa phải là quá trình sáng tạo mà nó
mới chỉ là quá trình tích luỹ, chọn lựa trong thế giới hiện thực những sự kiện,
những con người, những vấn đề phù hợp với xúc cảm, phù hợp với ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Tưởng tượng sáng tạo: Theo Chu Quang Tiềm đây mới thực chất là quá trình
sáng tạo nghệ thuật. Trong giai đoạn này, người nghệ sĩ sẽ tập hợp những yếu tố,
những hồi ức, những tài liệu đã được lựa chọn trong quá trình tái tạo, thiết lập
chúng theo một cơ cấu mới, một cấu trúc nhất định để tạo nên hình tượng nghệ
thuật. Sự tổng hợp này có thể được phát triển theo chiều hướng liên kết các đặc
điểm, các chi tiết của những đối tượng khác nhau hoặc theo hướng nhân cách hoá,
điển hình hoá, khái quát hoá, nhấn mạnh từng chi tiết trong bản thân sự vật, hiện
tượng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới. Hình tượng nghệ thuật này
càng chứa đựng yếu tố mới lạ bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ
càng được đánh giá cao bấy nhiêu.
Để ví dụ, cùng nhìn vào logo LG. Đây là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực điện
tử, điện lạnh. LG là viết tắt cho tên gọi đầu tiên Lucky Goldstar và cho slogan
“Life’s Good”. Logo thương hiệu là hình ảnh chiếc mặt cười, thể hiện đúng mong
muốn đem lại một “cuộc sống tốt đẹp” cho khách hàng.
Đây chính là “tưởng tượng tái tạo” là hành động “chọn lựa trong thế giới hiện thực
những sự kiện, những con người, những vấn đề phù hợp với xúc cảm, phù hợp với
ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ”. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đây, nhà thiết kế
đã thực hiện “tưởng tượng sáng tạo”, “tập hợp những yếu tố, những hồi ức, những
tài liệu đã được lựa chọn trong quá trình tái tạo, thiết lập chúng theo một cơ cấu
mới, một cấu trúc nhất định để tạo nên hình tượng nghệ thuật”. Cụ thể, chữ L trong
logo đóng vai trò như một chiếc mũi, chữ G như một khuôn mặt, dấu chấm biểu
tượng cho mắt. Thiết kế vòng tròn mở, tạo nên hơi hướng hiện đại, thể hiện sự
sáng tạo mới mẻ, vượt giới hạn, không bó buộc trong bất kỳ không gian nào. Tổng
thể logo tạo nên một cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Nhấn mạnh đặc điểm của quá trình tưởng tượng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật,
P.A.Rudich (nhà tâm lý học người Liên Xô) viết: “Đó là quá trình có cao trào cảm
xúc đặc biệt và nó mang lại cho hoạt động sáng tạo của con người một tích chất
hứng khởi, tức là một trạng thái mà con người dường như thoát ly, thăng hoa khỏi
xung quanh”. Quan điểm này của Rudich hoàn toàn thống nhất với quan điểm của
các nhà Tâm lý học biện chứng, cho rằng không thể đem thứ tưởng tượng thông
thường của tất cả mọi người để sáng tạo nghệ thuật mà phải là thứ tưởng tượng mang yếu tố cảm xúc.
M.Ar.Naudop trong tác phẩm “Tâm lý học sáng tạo văn học” cũng đã chia tưởng
tượng sáng tạo của người nghệ sĩ thành 3 mức độ khác nhau:
- Tưởng tượng hoang đường: Đây có thể coi là giai đoạn thấp nhất trong hoạt động
tưởng tượng của người nghệ sĩ. ở mức độ này, khi tưởng tượng người nghệ sĩ
thường thiên về những điều kỳ diệu, khác thường. Ông cho rằng, trong giai đoạn
này, người nghệ sĩ đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm, ngây thơ, tức họ chỉ dựa vào
những mâu thuẫn mang tính chất bất thường, kỳ lạ giữa một bên là thế giới hiện
thực với một bên là cuộc sống tưởng tượng bay bổng của người nghệ sĩ. Và cái
đích cuối cùng của họ là được thoả mãn các lý tưởng đạo đức mà họ khát vọng
vươn tới nhưng không đạt được trong thế giới hiện thực, vì vậy họ phải gửi gắm
vào những hình tượng nghệ thuật hoang đường. Đây cũng cũng chính là sự biểu
hiện những ước mơ thầm kín về hạnh phúc và lòng khát khao tự do.
- Mức độ nhân cách hóa: Đây là giai đoạn người nghệ sĩ chuyển các đặc điểm liên
quan đến tinh thần và tâm trạng, chuyển tất cả những khát vọng hoang đường mà
họ đã thực hiện ở giai đoạn trước vào các vật thể vật chất (các loại hình nghệ thuật
khác nhau: âm nhạc, hội hoạ, văn học...). Đây là một sự liên tưởng không lường
trước và nhiều lúc bản thân người nghệ sĩ cũng không ý thức được do các mối liên
tưởng nào tạo nên. Và khả năng chuyển từ tưởng tượng sang tác phẩm nghệ thuật
thì chỉ có ở người nghệ sĩ mà thôi.
- Mức độ nhập thân: Tiền đề của sự nhập thân được tạo nên bởi các biểu tượng rõ
ràng về những con người, những hoàn cảnh xuất thân... Đây chính là quá trình
người nghệ sĩ tưởng tượng ra toàn bộ cuộc sống thực tại trong thế giới ảo về các
hình tượng nhân vật mà họ sáng tạo nên. Khi nhập thân, người nghệ sĩ sẽ đặt mình
vào chính đời sống của nhân vật, họ suy nghĩ, biểu cảm như nhân vật trong từng
điều kiện, trường hợp cụ thể. Sự hoá thân càng cao, mức độ thành công của tác
phẩm càng lớn. Điều kiện để tạo nên trạng thái nhập thân của người nghệ sĩ không
nhất thiết là những cái họ đã trải qua trong cuộc sống mà đây thực chất là quá trình
người nghệ sĩ tiếp nhận những tác động từ bên ngoài, dựa trên những kinh nghiệm
đã có, họ sẽ suy nghĩ một cách sâu sắc, đầy đủ về nhân vật, chú ý tới những đặc
điểm ngoại hình và nội tâm của nhân vật. Khi có đủ ba điều kiện này, trí tưởng
tượng bắt đầu hoạt động và người hoạ sĩ sẽ hóa thân vào nhân vật của mình để sáng tạo.
Như vậy, cái đích cuối cùng trong tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ là tạo ra
các hình tượng nghệ thuật. Đó chính là hệ thống các lớp cảm xúc tiêu biểu trong xã
hội, là nơi lưu giữ các xúc cảm thẩm mỹ và cũng là nơi truyền đạt những thông
điệp thẩm mỹ. Chính nhờ có tưởng tượng và thông qua tưởng tượng mà toàn bộ
các hình tượng nghệ thuật tồn tại trong các tác phẩm đã đạt đến trình độ của sự
tưởng tượng khái quát, tạo nên cái riêng, cái độc đáo của từng nhân cách sáng tạo
và mang tính khác lạ so với thế giới hiện thực.
4. Cảm xúc/Tình cảm:
Xúc cảm là nhân tố làm nền, liên kết, huy động các quá trình tâm lý, là nhân tố
thúc đẩy hoạt động của tri giác và tưởng tượng.
Trong tâm lý học, cảm xúc là một trạng thái cảm nhận liên quan đến suy nghĩ, sự
thay đổi về sinh lý và một biểu hiện (hoặc hành vi) ra bên ngoài. Cảm xúc còn là
một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với
sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự
hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách.
Trong nghệ thuật, cảm xúc là trạng thái rung động của con người đối với nghệ
thuật, là sự cảm nhận cái đẹp khách quan với cái đẹp chủ quan, qua đó làm nảy
sinh nhu cầu biểu đạt cái đẹp. Cảm xúc là một cấu tạo tâm lý thường xuyên xuất
hiện trong cuộc sống của người nghệ sĩ. Có thể nói, khi tiếp xúc với thế giới hiện
thực, bên cạnh các hoạt động của tri giác thi cảm xúc của người nghệ sĩ cũng được
hình thành. Nhờ có những cảm xúc này, mà bên trong người nghệ sĩ sinh ra những
đam mê, khát vọng, tạo động lực, thôi thúc họ thể hiện vào tác phẩm của mình.
Cảm xúc trong nghệ thuật chỉ có thể tồn tại trong một số hình thức xác định, và
ngược lại, tác phẩm nghệ thuật thể hiện cảm xúc một cách biểu tượng. Vì vậy, tác
phẩm nghệ thuật không thể tồn tại nếu thiếu cảm xúc và ngược lại.
Khi người nghệ sĩ nhìn nhận, đánh giá các sự vật hiện tượng của thế giới khách
quan, cảm xúc của họ được phân định thành các cặp phạm trù đối nghịch: yêu -
ghét, kính trọng - khinh bỉ,... Những cặp phạm trù này đã tạo ra những cấu trúc đối
nghịch của hình tượng nghệ thuật như:
+ Đối nghịch giữa nội dung và hình thức biểu hiện của hình tượng
Ví dụ: Tranh biếm họa, với những hình ảnh hài hước vui nhộn nhưng nội
dung lại mang tính phê phán, châm biếm.
+ Đối nghịch giữa chất liệu sáng tạo và sản phẩm sáng tạo
Ví dụ: Một số tác phẩm nghệ thuật như tranh hay những bộ cánh thời trang
được tạo ra bởi “rác”.
+ Đối nghịch giữa những nội dung phản ánh trong chính bản thân hình tượng
Ví dụ: Lửa và sức nóng của nó như chính những xúc cảm yêu thương khi
nhớ nhung xa cách. Tuy nhiên, ý nghĩa của ngọn lửa còn gắn với sự tàn phá
và hủy diệt. Lửa gây bỏng da, gây hỏa hoạn, cháy rừng, thiêu rụi tài sản lẫn con người.
Cảm xúc sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là cảm xúc được hòa nhập với óc
tưởng tượng sáng tạo, trong cảm xúc có tưởng tượng, trong tưởng tượng có cảm
xúc. Chính vì vậy, Cảm xúc trong hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng vượt lên
những xúc cảm của đời thường, sự mãnh liệt hay u uất của nó cũng được bộc lộ ở
các cung bậc cảm xúc khác với cung bậc của người thường.
Điều này có thể nhận thấy khi ngắm nhìn những bức tranh của Van Gogh. Nhiều
bức tranh của ông là sự kết hợp giữa hai màu sắc xanh và vàng, của lạnh lẽo và ấm
áp, của u ám và rực rỡ. Những cặp trạng thái ấy cộng thêm thủ pháp của những nét
cọ tạo cho mỗi khán giả một cảm xúc mãnh liệt khác nhau. Bên cạnh đó, qua cách
Van Gogh xây dựng bố cục và điểm nhìn cho thấy ông đã thể hiện nỗi cô đơn một
cách đầy dữ dội và trực tiếp. Các tác phẩm nếu được Van Gogh vẽ ở cỡ cảnh rộng
thì sẽ rất ít người hoặc thậm chí không có người. Ngược lại, những bức vẽ cận
cảnh thì chủ thể chiếm phần diện tích rất lớn. “Con người” trong những bức họa
của Van Gogh hoặc bị đặt trong sự lạc lõng giữa một không gian bao la, hoặc phải
chen chúc nhau dưới sự đè nén của khung hình.
Trong các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của người nghệ sĩ, cảm xúc
được đánh giá là yếu tố cốt lõi, là nhân tố trung tâm quan trọng hơn cả tri giác.
Theo Théodule-Armand Ribot, nhà Tâm lý học người Pháp: Cảm xúc của người
nghệ sĩ luôn tuôn trào khi họ đứng trước một sự vật, một con người, một sự kiện
tồn tại trong thế giới hiện thực và có liên quan ít nhiều đến họ. Tư chất đầu tiên và
cơ bản đòi hỏi phải có ở người sáng tác là một tâm hồn giàu xúc động, đã là người
ai cũng có những yêu, ghét, hờn giận, vui buồn… nhưng ở người nghệ sĩ điều này
trở nên đặc biệt, dễ xúc động, dễ nhạy cảm. Như vậy, muốn có nghệ thuật, người
sáng tác trước tiên phải có tình cảm nồng nàn, cảm xúc mãnh liệt. Đại thi hào
Puskin cũng cho rằng: Ý chí, lý tính sẽ bất lực nếu người nghệ sĩ thiếu cảm xúc
ngập tràn tâm hồn. Thậm chí H.Ibsen, nhà văn Na Uy còn khẳng định: Khả năng
biết đau khổ là phẩm chất cần có của nghệ sĩ thiên tài. Cảm xúc mãnh liệt góp phần
tạo nên cảm hứng sáng tác giúp các nghệ sĩ có khả năng tập trung cao độ, tưởng
tượng sáng tạo có hiệu quả. II.
PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CÁ NHÂN
Ở trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng những hình ảnh có liên quan đến bài
tập chuyên ngành sáng tác tranh in độc bản thuộc học phần năm 2 - chuyên ngành
Thiết kế Đồ họa của một thành viên trong nhóm để làm công cụ trực quan trong
quá trình phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố trên đến các sản phẩm.
Trước hết, với yếu tố nhu cầu, gồm 2 loại: nhu cầu khách hàng và nhu cầu cá nhân,
ta đánh giá mức độ ảnh hưởng qua 2 tác phẩm dưới đây:
Với tác phẩm đầu tiên thuộc bài chuyên ngành in độc bản, và tác phẩm thứ 2 là
tranh vẽ tự do. Điểm đầu tiên dẫn đến sự khác nhau rõ rệt trong hai tác phẩm đến
từ nhu cầu. Bức tranh đầu tiên bị ảnh hưởng khá nhiều từ yếu tố khách quan, nói
chính xác hơn là yêu cầu của giáo viên và đề bài, đó là phải làm rõ được đây là
tranh in độc bản. Tranh in độc bản có yêu cầu phải tạo nên được những cách thể
hiện mang tính độc bản (tính duy nhất), nói cách khác là không thể để người khác
bắt chước được, vậy nên khá dễ hiểu khi nhìn vào tác phẩm đầu tiên, ta thấy được
phần từ cổ đến lông con cừu được thay thế bằng những giọt nước với màu sắc,
hình dạng, kích thước ngẫu nhiên nhưng vẫn thể hiện được đó là một phần cơ thể
của con vật. Ngoài ra, yếu tố khách quan vẫn có ảnh hưởng đến tác phẩm này, đó
là từ nhu cầu cá nhân, ở đây rõ ràng hơn là từ nhu cầu thẩm mỹ. Tác giả của tác
phẩm dù có sử dụng hiệu ứng nào cho tranh đi nữa vẫn hướng tới mục tiêu là cái
đẹp trong tác phẩm, sự rõ ràng khắc họa hình ảnh con cừu khá chân thực.
So sánh với hình ảnh thứ 2, một tác phẩm tự do về con cừu. Ta dễ thấy được cách
thể hiện ở đây giống với tả thực, nghĩa là vẽ con vật giống thật như trong thực tế,
không sử dụng các thủ pháp độc bản như bức tranh trên. Lý do đơn giản ở đây là
bởi đây là bức tranh được sáng tác bởi tác giả nhưng không chịu ảnh hưởng từ yêu
cầu và ràng buộc từ bất cứ phía nào, hay nói cách khác là không có ai yêu cầu tác
giả phải vẽ bức tranh này dựa trên một yêu cầu nhất định, vậy nên cách thể hiện ra
sao thì đều phụ thuộc vào cá nhân tác giả, với mục đích cuối cùng vẫn là hướng
đến cái đẹp trong mỹ thuật.
—-----------------------------------------------------
Ở yếu tố thứ 2, ta phân tích ảnh hưởng nhận thức của chính tác giả đến tác phẩm in độc bản.
Khi so sánh 2 bức tranh ở trên, mặc dù cùng là 2 tác phẩm in độc bản của cùng 1
người, cùng 1 đề bài, nhưng lại phân cấp được 2 mức độ nhận thức khác nhau.
Tương tự về sự phân tích ở những bức tranh của Monet trước đây, ở đây ta cũng
nhìn ra được nhận thức của tác giả về ánh sáng và màu sắc. Ở bức tranh đầu tiên, ta
dễ dàng nhận thấy được các đường nét trên khuôn mặt con vật và đâu là phần sáng,
đâu là phần tối, trong khi ở bức tranh thứ 2 thì khó định hình hơn nhiều. Thậm chí,
ở bức tranh đầu tiên ta còn nhìn ra được hướng ánh sáng là hướng chiếu từ trái qua
phải và từ bên trên xuống.
Màu sắc ở cả 2 bức tranh đều là sự kết hợp của rất nhiều màu sắc thuộc hai tông
nóng lạnh, tuy nhiên bức tranh đầu lại có một điểm nổi bật hơn cả đó là đã lợi dụng
những sự phân chia mảng màu này để tôn lên yếu tố “gần tỏ xa mờ” - một yếu tố
quan trọng cho một tác phẩm đẹp và tinh tế. Những phần nào của con vật ở đằng
trước, đóng vai trò chính thì được miêu tả rất rõ, rất kỹ, còn những phần ở xa, ở
phía sau và đóng vai trò phụ thì được thể hiện mờ nhạt hơn, có những chỗ gần như
nhập vào với mảng màu nền phía sau con vật.
Qua 2 yếu tố màu sắc và ánh sáng ở cả 2 tác phẩm, ta ít nhiều phải công nhận mức
độ quan sát và cảm nhận đối tượng thực tế dựa trên các giác quan, mà quan trọng
nhất ở đây là thị giác ở bức tranh đầu tiên cao hơn hẳn ở bức tranh số 2, điều này
đã dẫn đến sự khác nhau rõ rệt trong phương pháp thể hiện của cùng một tác giả.
—--------------------------------------------------------------------
Với yếu tố thứ ba - tưởng tượng, chúng tôi chọn ra một bức tranh với cách thể hiện
đặc biệt nhất trong bộ bài của tác giả.
Về phần màu sắc, chúng tôi không bàn cãi nhiều vì màu nền và màu đối tượng
chính chỉ là tông màu nóng đơn thuần với độ tương phản mạnh để nhìn rõ chính
phụ. Nhưng điều đáng nói đến ở đây là cách khắc họa hình tượng con cừu của tác
giả, đó là thông qua những nét bút thẳng có độ dài khác nhau.
Để hình dung rõ hơn, khi bạn đặt mắt sát với tác phẩm, dường như rất khó có thể
quan sát được và nhận ra đối tượng ở trong bức tranh. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi
bạn nheo mắt lại hoặc đặt bức tranh ra xa, khi đó đôi mắt của bạn sẽ chỉ quan sát
được tổng thể chứ không còn nhìn rõ được chi tiết như khi mở mắt to và đặt sát
vào tranh, lúc này bạn sẽ càng lúc càng nhìn rõ hình ảnh chân dung của con cừu
với đầy đủ các bộ phận từ mắt. mũi, miệng cho đến tai và sừng.
Câu hỏi đặt ra là trong thực tế có hình ảnh mẫu nào giống hệt như vậy để tác giả mô phỏng theo hay không?
Đương nhiên câu trả lời là không, và điều này đồng nghĩa với việc tác giả buộc
phải tưởng tượng ra hình ảnh này trước khi chuyển hóa nó lên tranh bằng những
nét bút. Đơn giản hơn nữa, ta có thể coi đây là biểu hiện cơ bản của “tưởng tượng
hoang đường” và “tưởng tượng sáng tạo”. Nói nó là “tưởng tượng hoang đường”
bởi tưởng tượng của tác giả thiên về những điều kỳ diệu, khác thường. Tác giả chỉ
dựa vào những mâu thuẫn mang tính chất bất thường, kỳ lạ giữa một bên là thế
giới hiện thực với một bên là cuộc sống tưởng tượng bay bổng của người nghệ sĩ.
Và cái đích cuối cùng của họ là được thoả mãn các lý tưởng đạo đức mà họ khát
vọng vươn tới nhưng không đạt được trong thế giới hiện thực, vì vậy họ phải gửi
gắm vào những hình tượng nghệ thuật hoang đường. Đây cũng cũng chính là sự
biểu hiện những ước mơ thầm kín về hạnh phúc và lòng khát khao tự do.
Còn nói đây cũng là “tưởng tượng sáng tạo” bởi tác giả đã tập hợp những yếu tố,
những hồi ức, những tài liệu đã được lựa chọn trong quá trình tái tạo, thiết lập
chúng theo một cơ cấu mới, một cấu trúc nhất định để tạo nên hình tượng nghệ
thuật, mà cấu trúc mới, cấu trúc nhất định ở đây chính là những đường nét sổ dọc
đặt sát nhau với độ dài bất kì.
—-----------------------------------------------------------------------------
Cuối cùng và cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỹ thuật, đó là yếu tố cảm xúc.
Đối chiếu với phần phân tích về yếu tố cảm xúc và dựa trên những thông tin về
hình tượng văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo, ta có thể khẳng định được bức tranh in
độc bản này có truyền đạt xúc cảm mãnh liệt của tác giả dựa trên sự đối nghịch
giữa nội dung và hình thức biểu hiện của hình tượng.
Về nội dung, tính cách cừu, phẩm chất của cừu thì cừu có tính cách nhu nhược, bạc
nhược, đớn hèn, bản năng sinh tồn kém, không có tính chiến đấu, không có phẩm
chất kháng cự, không có tư duy và năng lực làm chủ, cừu tượng trưng cho sự an phận và nô lệ.
Tuy nhiên, cách thể hiện của tác giả lại đưa ra một cảm giác về cảm xúc trái ngược
đối với người xem, ấy là sự bí ẩn của màu đen tuyền và đôi mắt xanh huyền bí đột
nhiên rực sáng giữa màu đen bao trùm. Cả bức tranh được thể hiện bằng những
giọt màu chảy dài, dễ dàng liên kết đến yếu tố máu me và tính chiến đấu mạnh bạo.
Đặc biệt hơn đó là nụ cười nhếch miệng của con cừu ở đây không gợi lên chút nhu
nhược nào mà trái lại cho thấy sự tự tin và kiên cường. Đó là tất thảy những xúc
cảm trái ngược mà tác giả đã phá vỡ khuôn khổ của hình ảnh tượng trưng mặc định
về loài cừu từ xưa để truyền tải những ý nghĩa mạnh mẽ hơn, truyền cảm hứng sống hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình “TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO” , 2009
2. George Hagman, The Artist's Mind_ A Psychoanalytic Perspective on Creativity, Modern Art and Modern Artists ,2010
3. Gregory Minissale, The psychology of contemporary art, 2013
4. Các tư liệu tham khảo qua mạng, trang thông tin chính thống khác.