Báo cáo bài tập nhóm môn truyền thông đại chúng thế giới đương đại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích mô hình Cơ chế tác động của Truyền thông đại chúng. Yếu tố chi phối đến hiệu quả tác động của mô hình cơ chế này hiện nay. Tác động của Truyền thông đại chúng đến với công chúng xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
MÔN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
Trong học phần Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông đương đại,
nhóm học viên chúng em đã được tiếp cận với mô hình Cơ chế tác
động của truyền thông đại chúng (TTĐC).
Tại môn học này, chúng em lần nữa được tìm hiểu thêm và sâu hơn về
Cơ chế này. Trước hết, nhóm xin phép được trình bày một số khái niệm liên quan.
Giải nghĩa theo từ điển Tiếng Việt, cơ chế là cách thức theo đó một
quá trình thực hiện.
Nói một cách dễ hiểu hơn, cơ chế là một quá trình và cách thức diễn ra
hay được thực hiện của một hiện tượng xã hội. Quá trình và cách thức
ấy bao gồm các công đoạn và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự
logic nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó.
Khi tìm hiểu một cơ chế nào đó tức là chúng ta tìm ra các yếu tố, công
đoạn, trình tự diễn ra cũng như mối quan hệ chặt chẽ quy định giữa các yếu tố đó.
Vì vậy, tìm hiểu về Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng chình
là tìm hiểu quy trình và cơ chế hoạt động của thông điệp truyền thông
đại chúng bắt đầu từ đâu, các công đoạn diễn ra như thế nào và hiệu
ứng xã hội cùa quá trình truyền thông đó.
Sau khi trình bày lại về khái niệm, nhóm xin được trình bày phần nội
dung tìm hiểu của mình như sau:
- Phân tích mô hình Cơ chế tác động của Truyền thông đại chúng.
- Yếu tố chi phối đến hiệu quả tác động của mô hình cơ chế này hiện nay.
- Tác động của Truyền thông đại chúng đến với công chúng xã hội.
- Hiệu quả xã hội của của quá trình truyền thông theo cơ chế tác động
của Truyền thông đại chúng.
1. Phân tích mô hình Cơ chế tác động của Truyền thông đại chúng
Theo tìm hiểu của nhóm qua giáo trình và các tài liệu liên quan, có 2
mô hình tác động của Truyền thông Đại chúng.
Mô hình đầu tiên được nghiên cứu bởi PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn.
Trong mô hình này của PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn, chủ thể (nhà báo) sẽ
xây dựng các thông điệp truyền thông chứa đựng thông tin quý giá về
cuộc sống. Những thông tin này thông qua hệ thống phương tiện
truyền thông (phát thanh, truyền hình, internet…) truyền tải đến cho
công chúng trong toàn xã hội, từ đó tác động vào ý thức xã hội, hình
thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay
đổi ý thức xã hội sẽ dẫn đến hành vi xã hội và sau đó tạo ra hiệu quả xã hội.
Khi thông điệp truyền đi mà chứa đựng thông tin thì đã mặc nhiên thể
hiện khuynh hướng tư tưởng, quan điểm chính trị xã hội của chủ thể
(nhà báo). Ở đây, tính khuynh hướng tư tưởng, quan điểm chính trị xã
hội của chủ thể (nhà báo) được thể hiện trong cách lựa chọn đề tài,
chủ đề, nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, chủ thể (nhà báo) cũng có điều kiện bày tỏ chính kiến,
quan điểm một cách trực tiếp trước các sự kiện thông tin có tính thời sự cao.
Từ mô hình thứ nhất của PGS TS.Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn
Văn Dững, TS. Đỗ Thị Thu Hằng đã phác thảo mô hình thứ hai được phát triển chi tiết hơn.
Mô hình đươc bắt đầu từ những sự kiện và vấn đề của cuộc sống, từ
nhu cầu, nguyện vọng của công chúng và mục đích truyền thông, chủ
thể sẽ thiết kế thông điệp thông qua các sản phẩm truyền thông.
Thông điệp và các sản phẩm truyền thông được mã hóa, truyền tải qua
các kênh truyền thông, tác động vào ý thức quần chúng, công chúng
xã hội. Khi thông điệp tác động vào ý thức quần chúng – dư luận xã
hội, tạo nên hiệu lực tác động – tạo ra hiệu ứng xã hội, là khả năng
thực tế gây nên những chấn động xã hội.
Ở mô hình này có sự khách biệt đôi chút so với mô hình ban đầu.
Sau khi sản phẩm báo chí - truyền thông qua các kênh truyền thông
tác động vào dư luận xã hội và ý thức quần chúng, chính ở đây xuất
hiện khái niệm hiệu lực. Hiệu lực tác động của báo chí chính là việc
tạo ra được sự quan tâm, thu hút sự chú ý của công chúng báo chí, tạo
ra những chấn động trong dư luận xã hội, khơi nguồn, truyền dẫn, có
thể định hướng và điều hoà dư luận xã hội.
Hiệu lực tác động của ấn phẩm báo chí phụ thuộc vào một bài yếu tố như sau:
- Thứ nhất, tính chất, quy mô, năng lực và mối quan hệ tác động của
sự kiện và vấn đề thông tin trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội;
- Thứ hai, sức thuyết phục và độ tin cậy của nguồn tin;
- Thứ ba, thời điểm thông tin (mức độ quan tâm của dư luận xã hội,
tâm lí và tâm trạng của công chúng, bối cảnh trong nước và quốc tế..);
- Thứ tư, vai trò - vị thế xã hội của sản phẩm báo chí.
Sực khác biệt thứ hai, sau khi tác động vào dư luận xã hội, tạo ra được
hiệu lực tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi tác động của sự kiện và
thông tin, các sản phẩm báo chí đạt được những hiệu quả.
Hiệu quả tác động của báo chí - truyền thông được thể hiện qua nhận
thức, thái độ và hành vi của công chúng xã hội nói chung về những
vấn đề cơ bản, cấp thiết trong vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa.Những
chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng xã phù
hợp với mục đích, yêu cầu tác động của truyền thông đại chúng là tập
hợp những kết quả và hiệu ứng xã hội cụ thể, thể hiện hiệu quả tác động của báo chí.
2. Yếu tố chi phối đến hiệu quả tác động của mô hình cơ chế này hiện nay
2.1. Đường lối, chính sách khoa học, đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Đây là yếu tố tiên quyết quan trọng hàng đầu sẽ tạo nên định hướng
chiến lược xây dựng và phát triển thông tin cho báo chí - truyền thông
trên phạm vi cả nước. Đây được coi là yếu tố tác động chính đến chủ
thể truyền thông (nhà báo).
Báo chí - truyền thông có vai trò là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà
nước trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta
đánh giá cao vai trò của báo chí và truyền thông đối với đời sống xã
hội. Điều này được thể hiện qua nhiều chủ trương của Đảng, luật
pháp, chính sách, của Nhà nước.
Nhà nước cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành hệ thống
chính sách, pháp luật… tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của
báo chí. Sự quản lý của Nhà nước còn thể hiện trong công tác quy
hoạch hợp lý hệ thống báo chí nhằm tạo sự thống nhất, tính hợp lý để
báo chí có thể phát huy tốt nhất hiệu quả thông tin, tuyên truyền phục
vụ nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời
các hiện tượng, vụ việc phát sinh cụ thể…
Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc xây dựng khung khổ pháp
lý cho hoạt động báo chí. Các bản Hiến pháp: năm 1946, 1959, 1980,
1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định quyền
tự do báo chí, tự do ngôn luận và xác định đó là một trong những
quyền cơ bản của công dân.
Hiện tại, các cơ quan báo chí hoạt động có tôn chỉ, mục đích theo chủ
trưởng của Đảng, chính sách của Nhà Nước. Như vụ việc về giá Vàng
hiện tại, Các kênh truyền thông chính liên tục cập nhật những bài viết,
sản phẩm báo chí có góc nhìn rõ ràng về thị trường Vàng đến công
chúng bằng các cách thể hiện nội dung khác nhau, đa dạng… Việc có
nhiều tờ báo, kênh truyền hình đưa tin kịp thời giúp cho công chúng
quan tâm đến vấn đề này được cập nhật tình hình một cách nhanh
chóng. Đồng thời cũng tránh tình trạng tin giả, tin xấu độc gây hoang mang dư luận.
Các báo cũng đưa tin cập nhật thông tin Ngân hàng Nhà nước đã công
bố thời gian, địa điểm bán vàng thông qua 4 ngân hàng thương mại
Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường vàng
theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
không vì mục tiêu lợi nhuận.
Trên bài đăng “ Chặn ngay giá vàng tăng điên loạn để không gây hệ lụy kinh tế
” trên báo điện tử VOV ngày 11/06/2024 có đăng tải
2.2. Phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp của nhà báo
Đây là yếu tố nguồn lực con người. Đó là đội ngũ những người làm
báo gồm: phóng viên, biên tập viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí,
nhân viên kỹ thuật… được đào tạo bài bản, có trình độ lý luận, nghiệp
vụ chuyên môn chuyên nghiệp, có sự say mê nghề nghiệp và luôn
trung thành với đường lối của Đảng, Nhà nước.
Về đạo đức nghề nghiệp, người làm báo ngày càng đối mặt với sức ép,
cạnh tranh gay gắt của mạng xã hội và những mặt trái của kinh tế thị
trường. Hệ quả của nó là sự chạy theo thị hiếu tầm thường với kiểu
làm báo giật gân, câu khách, coi nhẹ tính chính xác, trung thực, coi
nhẹ trách nhiệm xã hội của báo chí và người làm báo.
Trong mô hình cơ chế tác động của Truyền thông đại chúng này, năng
lực và đạo đức của nhà báo được thể hiện và thông qua việc phản ánh
thực tiễn sự việc/sự kiện.
Việc thu thập, xử lí và chuyển tải thông tin cho công chúng phải được
thực hiện với mục đích giúp công chúng xã hội hiểu biết, cùng thống
nhất nhận thức (hoặc giảm dần sự khác biệt), cùng chia sẻ để giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển bền
vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Nói cách khác, nhà báo “nói chuyện” với công chúng thông qua tác
phẩm báo chí - những thông điệp được thiết kế từ những sự kiện, chất
liệu của cuộc sống. Mỗi sự kiện lại được cấu thành bởi nhiều chi tiết -
yếu tố tạo nên sự sống động, tính hấp dẫn của sự kiện nhận thức được phản ánh trong tác phẩm.
Chính vì vậy, nhà báo cần có quan điểm, thái độ chính trị, nền tảng
đạo đức và năng lực nghề nghiệp nhất định. Bên cạnh đó là sự hiểu
biết, lập trường xã hội, là sự tinh tế, nhạy cảm cũng như cách thức -
văn hoá ứng xử và cách xử lí thông tin của nhà báo.
2.3. Trình độ của công chúng và khả năng tiếp nhận thông tin báo
chí của công chúng
Đây là đối tượng phục vụ của báo chí với đủ các tầng lớp, trình độ,
ngành nghề, lứa tuổi… trên các vùng miền của đất nước.
Mức độ, tần suất theo dõi, tiếp nhận báo chí - truyền thông phản ánh
việc con người tham gia, hòa nhập vào đời sống xã hội. Nó cho thấy
sự lựa chọn của công chúng, mối quan tâm của công chúng đối với
báo chí - truyền thông. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng khác nhau sẽ
có những nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin khác nhau điều này
sẽ là một trong những yếu tố tác động đến mô hình cơ chế truyền
thông đại chúng hiện nay.
Công chúng báo chí - truyền thông bao gồm nhiều tầng lớp và cộng
đồng cư dân khác nhau về vị thế xã hội trong cơ cấu xã hội, khác nhau
về điều kiện vật chất và tinh thần trong môi trường xã hội. Các nhóm
công chúng có đặc điểm khác nhau thì việc tiếp nhận báo chí - truyền
thông của họ cũng khác nhau như người già khác với người trẻ, nữ
giới khác với nam giới… Đồng thời, điều kiện tiếp nhận thông tin báo
chí của công chúng cũng không giống nhau khi nó phụ thuộc vào điều
kiện vật chất - kinh tế và điều kiện tâm lý - xã hội.
Có thể lấy ví dụ gần gũi về nhóm công chúng là sinh viên Báo chí.
Với đặc thù của ngành học liên quan đến các yêu cầu cần tìm hiểu sâu
về các loại hình thông tin báo chí nên mục đích tiếp cận thông tin báo
chí trên các phương tiện truyền thông xã hội của sinh viên ngành Văn
học (Văn học - Báo chí, truyền thông) khá đa dạng, song tập trung
chính vào các mục đích phục vụ thói quen cập nhật tin tức, sự kiện
(92.5%) và mục đích học tập, nghiên cứu (89,6%).
Hay ta có thể so sánh nhóm đối tượng công chúng trên 2 báo là Báo
điện tử Sinh viên Việt Nam và Tạp chí Xây dựng Đảng.
2.4. Phương tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao của báo chí
Yếu tố này sẽ góp phần quan trọng quyết định chất lượng tác phẩm
báo chí (như thiết bị, máy tính, máy ghi âm, máy ảnh, flycam, đèn
chiếu sáng, đường truyền internet, kỹ thuật truyền dẫn phát sóng…).
Các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại như “cánh tay nối dài” cho nhà báo tác nghiệp.
Nếu như trước đây, trước khi đi khai thác thông tin, nhà báo phải dựa
vào sách báo cũ, thư viện để tìm hiểu, phải đến tận nơi quan sát, theo
dõi. Ở thời điểm đó, dựa theo mô hình cơ chế truyền thông đại chúng,
chủ thể truyền thông là nhà báo và sản phẩm truyền thông điển hình là
những tờ báo in, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu… Nhưng, giờ đây, sự
ra đời của internet và bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mở
ra cho nhân loại bước vào kỷ nguyên số với sự ứng dụng công nghệ số
trong tất cả các lĩnh vực. Báo mạng điện tử ra đời, thì chủ thể truyền
thông vẫn là nhà báo, nhưng những sản phẩm truyền thông đã vô cùng
đa dạng hơn rất nhiều: Báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử,
thậm chí là có thể đọc báo in trên nền tảng báo mạng điện tử, podcast, infographic,…
Bên cạnh đó, thời kỳ của AI cũng đang phát triển mạnh mẽ. Việc ứng
dụng và thích nghi AI vào báo chí đã phổ biến, đem lại nhiều cải tiến
nâng cao chất lượng, nội dung và phục vụ tốt hơn nhu cầu của công
chúng. Vì vậy với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại và công nghệ
cao, có thể trong tương lai mô hình cơ chế truyền thông đại chúng sẽ
bị yếu tố công nghệ kỹ thuật cao thay đổi rất nhiều. Khi đó chủ thể
truyền thông có thể không phải là nhà báo nữa mà thay vào đó là
những con robot với trí tuệ nhân tạo được lập trình sẵn cho việc làm báo, làm truyền thông.
Có thể nói, trí tuệ nhân tạo giúp báo chí trong việc tự động tạo ra nội
dung. Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để tạo ra các bài
viết, báo cáo và tin tức một cách tự động. Trí tuệ nhân tạo có thể được
sử dụng để phân tích dữ liệu về độc giả, đưa ra các dự đoán về xu
hướng và tạo ra các báo cáo về thị trường hay được sử dụng để tương
tác với độc giả, trả lời các câu hỏi và cung cấp thông tin liên quan đến
các chủ đề đang được quan tâm.
3. Tác động của Truyền thông đại chúng đến với công chúng xã hội
Truyền thông đại chúng tác động đến công chúng và xã hội bằng
chính các các chức năng của nó.
3.1. Chức năng tư tưởng
TTĐC có sức mạnh to lớn trong quá trình giải quyết các vấn đề về tư
tưởng của công chúng nói riêng và xã hội nói chung. Thông qua việc
truyền tin nhanh nhất, đầy đủ nhất, tin cậy, kịp thời đến nhiều đông
đảo công chúng về các sự kiện cuộc sống diễn ra hằng ngày, TTĐC sẽ
hướng dẫn và hình thành dư luận xã hội đúng đắn trong nhân dân,
hình thành những khuynh hướng tư tưởng tích cực, có tác dụng giáo
dục tư tưởng chính trị đúng đắn cho con người và cộng đồng xã hội.
Trên thực tế, trong rất nhiều sự kiện hay sự việc, truyền thông đại
chúng hay báo chí đã làm rất tốt chức năng tư tưởng của mình.
Ở đây ta có thể kể đến sự việc của ông Thích Minh Tuệ hay vụ Khủng
bố tại Đắk Lắk hồi tháng 6/2023. Hàng loạt những bài viết định hướng
dư luận theo một cách chính xác và đúng đắn theo quan điểm của
Đảng và Nhà nước đã được cái cơ quan báo chí, Đài truyền hình, Phát
thanh thực hiện. Từ đó, ngăn chặn và chống lại sự lan truyền thông tin
của các đối tượng, nhóm đổi tượng chống phá nhà nước.
3.2. Chức năng giám sát và quản lý xã hội
Đây là chức năng đặc biệt của TTĐC với khả năng bao quát, nhanh
nhẹn kịp thời, truyền thông (mà chủ yếu là truyền hình) đã thực hiện
chức năng giám sát và quản lý xã hội, giám sát sự vận hành của các
tiến trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phát hiện kịp thời và cảnh
báo con người và cộng đồng về những nguy cơ, những khó khăn phức
tạp đang tác động xấu đến quá trình phát triển của đất nước.
TTĐC còn tham gia tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực
hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Gần đây, nhiều chương
trình truyền hình phát sóng trên Truyền hình Việt Nam (VTV) đã thực
hiện rất tốt chức năng này, tích cực nâng cao chất lượng và hiệu quả
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Hơn thế, TTĐC còn là diễn đàn
dân chủ, bình đẳng động viên nhân dân tham gia quản lý xã hội, bàn
bạc về các vấn đề quan trọng của đất nước.
Theo dõi các sự kiện gần đây như Vấn đề xuất hóa đơn điện tử đối với
hoạt động kinh doanh, hay sự kiện Ngân hàng nhà nước đấu thầu vàng
miếng,… đều được truyền thông - báo chí vào cuộc nhanh chóng để
kịp thời đưa thông tin và phổ biến quy định mới đến công chúng.
3.3. Chức năng văn hóa
TTĐC là lĩnh vực văn hóa thông tin trong xã hội hiện đại. Theo
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn nếu trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, chức
năng văn hóa của TTĐC chính là “việc nâng cao trình độ hiểu biết
chung của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt
đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tốt đẹp trong xã hội”.
Các loại hình báo chí đa dạng với các phương tiện truyền thông đại
chúng hiện đại chính là công cụ truyền tải các sắc màu văn hóa của
các dân tộc, vùng miền trên cả nước, giới thiệu nền văn hóa trong
nước và quốc tế cho đại chúng. Bên cạnh việc bảo tồn, TTĐC còn
khuyến khích sáng tạo và đổi mới văn hoá. Báo chí thường xuyên giới
thiệu những xu hướng mới trong nghệ thuật, âm nhạc, và văn học, tạo
ra một môi trường thúc đẩy sáng tạo. Các phê bình văn hoá và nghệ
thuật trên báo chí không chỉ đánh giá mà còn định hướng sự phát triển
của các ngành này, tạo nên một nền văn hoá đa dạng và phong phú.
Trong đó, các kênh hay chương trình truyền hình có khả năng thực
hiện chức năng văn hóa một cách đa dạng và toàn diện. Những tri
thức, hiểu biết của con người được truyền hình giới thiệu cho công
chúng mọi lứa tuổi, thiết thực góp phần xây dựng, phát triển văn hóa,
con người ở nước ta hiện nay.
3.4. Chức năng kinh tế
TTĐC tư vấn, giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm hàng hóa dịch
vụ… Hiện nay doanh thu từ quảng cáo trên kênh TTĐC là nguồn kinh
phí khổng lồ. Quảng cáo là hàng hóa có giá trị kinh tế rất cao và
thường xuyên được các doanh nghiệp hướng đến đặt hàng, từ đó, có
thể tạo ra nhu cầu và thúc đẩy tiêu dùng.
Quảng cáo không chỉ là nguồn thu nhập chính cho các cơ quan báo chí
mà còn là công cụ mạnh mẽ để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm
và dịch vụ mới. Bằng cách tạo ra sự quan tâm và hứng thú của công
chúng đối với các sản phẩm, quảng cáo có thể thúc đẩy hành vi mua sắm và tiêu dùng.
3.5. Chức năng giải tr
Các chương trình văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, gameshow
giải trí hay các bài viết, podcast, phim, ảnh có nội dung về giải trí
ngày càng phong phú trên các phương tiện TTĐC. No đã đáp ứng nhu
cầu rất lớn về phương diện này của cộng đồng xã hội. Từ đó giúp cho
con người cân bằng các trạng thái tâm lý, tình cảm, thư giãn, tái sản xuất ra sức lao động.
Bên cạnh việc đánh giá sự tác động của TTĐC đối với công chúng xã
hội thông qua Chức năng, ta cũng có thể đánh giá qua hoạt động của
nó về mặt tinh thần và về mặt thực tiễn:
Về mặt tinh thần: TTĐC đã truyền tải thông tin tri thức, kiến
thức, niềm tin, trạng thái tâm lý, góp phần thay đổi nhận thức, cách
ứng xử cho con người và cộng đồng. Những thay đổi này có được
là do ảnh hưởng của thông tin nhận được.
Về mặt thực tiễn: TTĐC làm thay đổi tính cách, quan niệm, lối
sống, nhân sinh quan, thế giới quan, phong tục tập quán của công chúng.
4. Hiệu quả xã hội của của quá trình truyền thông theo cơ chế tác
động của Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội hiện nay. Với quyền năng của mình, truyền thông
đại chúng đã thực hiện nhiều chức năng như giáo dục, định hướng giá
trị, cổ động, tuyên truyền,... nhằm tác động đến nhận thức của các
nhóm công chúng, nhờ đó thay đổi và định hướng hành vi của họ.
Truyền thông đại chúng, từ truyền hình, phát thanh, báo chí cho đến
các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội đều có một ảnh hưởng sâu
rộng và đa dạng đến xã hội. Tùy thuộc vào nội dung, phương thức
truyền thông và đối tượng mà nó nhắm đến để thể hiện hiệu quả tác
động của truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, hiệu quả tác động xã hội
của truyền thông đại chúng được thể hiện dựa trên ba cấp độ.
4.1. Hiệu quả tiếp nhận từ phía công chúng
Đây là cấp độ đầu tiên, nơi công chúng tiếp nhận thông tin từ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Hiệu quả này được đo lường mức
độ bằng số lượng, cách thức tiếp cận và chấp nhận, ghi nhớ và hiểu
biết về thông tin được truyền tải từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời điểm hiện nay, thông tin về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi
trường được các phương tiện truyền thông đại chúng lan truyền rộng
rãi qua các chương trình, bản tin, gameshow, video, tranh ảnh,
podcast,... Các chương trình tài liệu, tin tức, và các bài báo trên các
phương tiện truyền thông đại chúng xã hội đã giúp công chúng nhận
thức rõ hơn về các vấn đề môi trường. Họ hiểu được sự cần thiết của
việc giảm thiểu rác thải nhựa và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
Để thấy rõ hơn về hiệu quả tiếp nhận tử công chúng, nhóm đã tham
khảo số liệu qua công cụ thống kê lượt truy cập và thống kê bài viết
của Tạp chí Khoa học Việt Nam Trực tuyến - Vietnam Journals
Online trong khoảng thời gian từ 1/1/2024 - 19/6/2024: - Thống kê bài viết:
https://vjol.info.vn/pages/index/published_submissions.php?
sdate=01/01/2024&edate=19/06/2024
- Thống kê lượt truy cập:
https://vjol.info.vn/pages/index/charts_jour.php?
sdate=01/01/2024&edate=19/06/2024
Theo đó, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 19/6/2024, Tạp chí Khoa học Tài
nguyên và Môi trường có 47 bài viết với 15896 lượt truy cập; Tạp chí
Khoa học Biến đổi khí hậu có 12 bài viết với 12041 lượt truy cập; Tạp
chí Môi trường có 84 bài viết với 9277 lượt truy cập.
Đây đều là các tạp chí chuyên ngành, tuy nhiên nhìn vào số lượng
xuất bản các bài viết và số lượng truy cập có thể thấy lượng công
chúng quan tâm đến vấn đề mội trường tương đối nhiều.