Đọc cuốn sách “ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” – Nguyễn Thị Trường Giang | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tìm hiểu quan điểm của Bác về đạo đức nhà báo. Chọn một nội dung tâm đắc nhất viết bài luận về nó. Xuất phát từ vai trò và tác động to lớn của báo chí, Hồ Chí Minh cho rằng, nói đến báo chí trước hết phát nói đến những người làm báo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Thanh
MSV: 2151050115
Lớp: Truyền thông đại chúng K41A2
Đọc cuốn sách “ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” – Nguyễn Thị Trường
Giang.
Câu 1: Tìm hiểu quan điểm của Bác về đạo đức nhà báo.
Xuất phát từ vai trò và tác động to lớn của báo chí, Hồ Chí Minh cho rằng,
nói đến báo chí trước hết phát nói đến những người làm báo. Họ cũng là
những chiến sĩ cách mạng, nhưng vú khí sắc bén của họ không phải gươm,
súng mà là cây bút và trang giấy. Dùng bút và trang giấy để đấu tranh cho sự
nghiệp “phò chính trừ tà”, đấu tranh cho sự nghiệp của nhân dân, “phục vụ
phong trào thi đua yêu nước và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa” chính
là sứ mệnh của người làm báo.
Vì báo chí có “một địa vị quan trọng trong dư luận” nên những người làm báo
không những phải luôn chú ý đến hình thức, nội dung và cách viết, phải làm
việc hết sức cẩn thận mà còn phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng. Gặp dịp
là Người nhắc nhở các nhà báo phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Theo Người, làm tuyên truyền phải có tấm lòng, phải biết yêu thương và xuất
phát từ “tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết
lòng phục vụ đồng bào các dân tộc” thì mới làm tốt, mới “tìm ra cái đúng, cái
hay mà làm”.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ, bản thân người làm tuyên truyền
phải là tấm gương giữa nói và làm, giữa lý thuyết và thực hành, “tốt nhất là
miệng nói tay làm”. “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm mà
tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm mà mình thì xa xỉ, lung
tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”.
Người từng đề cập nhà báo cần phải trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người.
Những tư tưởng của Người về đọa đức người làm báo được tập trung ở những
điểm chính sau:
Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng Cộng Sản:
Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với
cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân”, là “quyết tâm suốt đời
đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ của báo chí, người làm báo cách mạng phải dùng
ngòi bút, trang giấy làm vũ khí chiến đấu cho mục đích vẻ vang cách
mạng, chứ không phải viết báo để “lưu danh thiên cổ”. Bên cạnh đó
người làm báo chí phải chú ý giữ bí mật. Theo Hồ Chí Minh, những
văn kiện bí mật của nhà nước quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn
dân cho nên giữ bí mật được hay không là điều rất quan hệ đến sự
thắng hay bại.
Phản ánh chân thật, khách quan: Theo Người, chân thật là một trong
những đặc trưng cơ bản của báo chí. Người thường căn dặn các nhà báo
phải luôn trung thực, coi đó là một tiêu chuẩn đạo đức của người làm
báo cách mạng. Theo Người, báo chí phải có khen, chê, nêu cái tốt, viết
về cái xấu, không nên chỉ viết về cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng viết
cái hay, cái tốt cũng nên viết “có chừng mực, chớ phóng đại”. Theo
Người, phải quan tâm nhiều đến vẻ đẹp vốn có của đời sống, tránh kiểu
bố trí chụp ảnh khiến ảnh nặng về trang trí, hình thức. Chú thích ảnh
cũng phải đảm bảo tính chân thật, sinh động.
Gần dân, yêu dân: Người làm báo chí phải viết những bài báo hợp lòng
dân, phản ánh những vấn đề thiết thực với đời sống nhân dân. Người
làm Báo phải học cách tìm tài liệu trong dân. 5 cách: Nghe, hỏi, thấy,
xem và ghi là 5 cách gắn bó chặt chẽ với nhau theo 1 hệ thống có tính
logic. Như thế người làm báo mới viết được những bài báo gần dân, sát
với cuộc sống nhân dân. Khi viết cần phải viết 1 cách “phổ thông, dễ
hiểu” , hợp với trình độ của nhân dân.
Có tinh thần tự phê bình và phê bình: Theo Người, tự phê bình và phê
bình có mục đích và ý nghĩa tốt đẹp là để mọi người cùng học tập ưu
điểm của nhau, giúp nhau nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm ấy, để
ngày càng tiến bộ, trưởng thành, đoàn kết. Người dạy: “ Phê bình phải
nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách, mách có chứng”, phải
phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng. Chớ phê bình lung tung,
không chịu trách nhiệm.
Rèn luyện, học tập suốt đời: Người làm báo phải lấy đạo đức cách
mạng, đạo đức nghề nghiệp làm gốc, là điều trước tiên khi đặt bút.
Người làm báo phải luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ… thi
đua học và hành xứng đáng là “người tiên phong trên mặt trận báo chí”.
Nếu không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định sẽ
học được.
Câu 2: Chọn một nội dung tâm đắc nhất viết bài luận về nó.
NHÀ BÁO VỚI NGUỒN TIN
Dù ở quốc gia nào thì nghề nhà báo cũng được coi trọng, vì họ có trách nhiệm
truyền thông và đưa tin về cuộc sống đời thường. Nhà báo là người chịu trách
nhiệm tìm kiếm và cung cấp các tin báo chí chính xác, nhanh chóng nhất đang
diễn ra hàng ngày, hàng giờ cho luận. Các thông tin đó sẽ được nhà báo
truyền tải thông qua nhiều hình thức khác nhau như truyền hình, báo giấy,
mạng xã hội… Do đó, nhà báo cần phải trách nhiệm với nguồn tin, mối
quan hệ nhà báo với nguồn tin là mối quan hệ “máu thịt”.
Nguồn tin đối với những người làm báo giữ một vai trò quan trọng, linh
hồn của tác phẩm báo chí. Có được nguồn tin hay và chính xác sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng của bài báo. Nhà báo cần những nguồn tin chính xác để
giúp họ truyền những thông tin trung thực đến người dân. Chính vậy,
nhà báo mất rất nhiều thời gian, công sức để tiếp cận, thu thập và xử lý thông
tin. Trong báo chí, nói đến tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin là nói đến quá
trình những nhà báo bỏ công sức, trí tuệ để tìm kiếm, xây dựng, tinh lọc
các thông tin sao cho các thông tin đó trở nên giá trị, ý nghĩa để đưa đến
công chúng tiếp nhận.
Để có được nguồn tin “độc”, nhà báo đã bất chấp để làm nhiều cách như đeo
bám nhân chứng, mai phục, ẩn mình, thậm chí nhập vai. Trích dẫn từ cuốn
sách “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” của tác giả Nguyễn Thị Trường
Giang, “để có được thông tin về những người đồng tính, một nhà báo đã đóng
giả làm “gay” “mớm lời” cho “bạn tình” nói ra những điều không hay về
giới tính của mình. Bài báo đã được đón nhận nhưng người “bạn tình” kia đã
bị cộng đồng đồng tính tẩy chay. 82% nhà báo đã bất bình trước hành động
của nhà báo trên”. Nhà báo chỉ người đưa khán giả đến với nguồn tin trực
tiếp, để từ đó khán giả tự rút ra nhận định của riêng họ. Nhà báo không nên có
những hành động “mớm lời”, dẫn dắt như vậy, rất ảnh hưởng đến nguồn tin.
Bài báo đó sẽ những nhận định phiến diện, thiếu khách quan về chủ đề
trong bài, dụ như chủ đề về người đồng tính đã được nêu trên. Qua đó cho
thấy, bên cạnh tài năng, bản lĩnh thì vấn đề quan trọng nhất của nhà báo là đạo
đức nghề nghiệp. Nhà báo sống tử tế với mọi người, tạo được niềm tin của
công chúng là bí quyết nghề nghiệp của những nhà báo thành công.
công việc nào đi chăng nữa thì cũng đều đòi hỏi bạn cần phải đạo
đức với nghề việc làm nhà báo cũng vậy. Nghề nhà báo truyền tải các
thông tin một cách chuẩn xác nên sự trung thực được xem tốt chất cốt lõi
mà nhà báo cần có. Đạo đức là cốt lõi, là nền tảng của báo chí. Nếu thiếu đạo
đức, không chính trực, người làm báo sẽ dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực.
Trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay, thông tin có ở tràn lan mọi nơi,
nên điều không phân biệt được mức độ thật giả của tin điều dễ hiểu.
Nhưng nhiều nhà báo chạy theo thị hiếu hiện nay, đưa tin giật gân, câu “like”,
câu “view”, sử dụng nhiều nguồn tin giả chưa được kiểm chứng hoặc sai sự
thật. Nguồn tin như một “tài sản” quan trọng đối với mỗi nhà báo. Nguồn
tin chính xác sẽ đem đến cho các nhà báo những thông tin giá trị, hữu ích
với hội. Ngược lại, nếu nguồn tin sai lệch sẽ dẫn đến một bản tin không
chính xác, một bài viết sai sự thật. Mối quan hệ giữa những người làm báo và
công chúng tiếp nhận được tạo lập trên sở lòng tin, trong đó tính minh
bạch mang một vị trí hết sức to lớn. Khi mất lòng tin của công chúng thì
người truyền tin sẽ mất đi người tiếp nhận thông tin, như vậy thì báo chí sẽ
không còn tác động đến được mọi người. Việc dẫn nguỗn tin ràng, cụ thể
còn một thao tác giúp cho công chúng tự đưa ra cái nhìn đánh giá về mức
độ đáng tin cậy của thông tin lấy từ nguồn đó trong bài. Bởi nhà báo chỉ
người giúp truyền đạt thông tin, công chúng mới chính người tiếp nhận
đánh giá nó. vậy những nguồn tin được nhà báo trích dẫn ràng sẽ
giúp công chúng đánh giá được mức độ chân thực của vấn đề.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khi sử dụng những thông tin thu thấp được từ nguồn
tin, nhà báo cũng phải đối mặt với một loạt các nguyên tắc đạo đức. Nhiều
trường hợp nguồn tin đưa ra yêu cầu, điều kiện trước khi cung cấp thông tin
cho nhà báo. dụ như không được công bố thông tin họ cung cấp, không
nêu xuất xứ, không nêu tên nguồn tin, không công bố một phần nào đó của
thông tin,… Đứng trước những điều kiện yêu cầu này, bảo vệ mật của
nguồn tin là quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong khi tác nghiệp. Đây cũng là
điều người dân tin tưởng để cung cấp thông tin cho báo chí. Tuy nhiên,
một số nhà báo đã vì lợi ích mà đã coi thường hoặc gây hại cho nguồn tin. Họ
đã công khai và sử dụng những thông tin khong được cho phép từ người cung
cấp thông tin của nguồn tin. Họ đã không nghĩ đến quyền lợi của nguồn tin.
Khi nhà báo chấp nhận những yêu cầu, điều kiện từ nguông tin thì nên thỏa
hiệp điều kiện đó trước với biên tập viên các nhân vật cao cấp khác trước
khi chấp nhận điều này. Nếu như toàn bộ tòa soạn đều đứng sau ủng hộ phóng
viên đó thì sẽ điều thuận lợi cho phóng viên. Như vậy sẽ không xảy ra
những điều đáng tiếc trong mối quan hệ giữa nhà báo và nguồn tin trong việc
bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin. Tuy nhiên, cũng
có những trường hợp việc không nêu xuất xứ, không nêu tên nguồn tin, không
công bố một phần nào đó của thông tin,… một việc làm không đúng đắn.
bản chất nghề nhà báo truyền tải các thông tin một cách chuẩn xác, khi
cắt bỏ một phần nào đó thì câu chuyện trong bài báo sẽ bị đi lệch hướng một
cách trầm trọng. Bên cạnh đó, đối với những nguồn tin nguy hiểm, cần phải
được công khai rõ ràng để công chúng đánh giá và đưa ra nhận xét, đồng thời
có những xử lý kịp thời.
Với tôi, nhà báo luôn là một tên gọi cao quý dành cho những người làm nghề
cao quý. Không phải ai cũngthể trở thành nhà báo và không phải nhà báo
nào cũng thể tồn tại mãi nếu không đầy đủ tài đức. Trước khi trở
thành một nhà báo thì phải là một người viết có trách nhiệm. Chia sẻ với công
chúng, chia sẻ với đồng nghiệp, làm bạn với mọi người phẩm chất cần
của nhà báo. Nhà báo vững tin nhất khi nắm chắc thông tin. Nhà báo công
chúng sẽ gặp nguồn tin tốt. Họ như những chiếc ăng-ten nhạy cảm với những
rung động thầm kín nhất trong mọi ngõ ngách của đời sống hội. như
vậy, trước một nguồn tin, nhà báo không đơn thuần chỉ là người truyền tin.
| 1/5

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Thanh MSV: 2151050115
Lớp: Truyền thông đại chúng K41A2
Đọc cuốn sách “ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” – Nguyễn Thị Trường Giang.
Câu 1: Tìm hiểu quan điểm của Bác về đạo đức nhà báo.
Xuất phát từ vai trò và tác động to lớn của báo chí, Hồ Chí Minh cho rằng,
nói đến báo chí trước hết phát nói đến những người làm báo. Họ cũng là
những chiến sĩ cách mạng, nhưng vú khí sắc bén của họ không phải gươm,
súng mà là cây bút và trang giấy. Dùng bút và trang giấy để đấu tranh cho sự
nghiệp “phò chính trừ tà”, đấu tranh cho sự nghiệp của nhân dân, “phục vụ
phong trào thi đua yêu nước và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa” chính
là sứ mệnh của người làm báo.
Vì báo chí có “một địa vị quan trọng trong dư luận” nên những người làm báo
không những phải luôn chú ý đến hình thức, nội dung và cách viết, phải làm
việc hết sức cẩn thận mà còn phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng. Gặp dịp
là Người nhắc nhở các nhà báo phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Theo Người, làm tuyên truyền phải có tấm lòng, phải biết yêu thương và xuất
phát từ “tình thương yêu chân thành đồng bào các dân tộc, từ tinh thần hết
lòng phục vụ đồng bào các dân tộc” thì mới làm tốt, mới “tìm ra cái đúng, cái hay mà làm”.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ, bản thân người làm tuyên truyền
phải là tấm gương giữa nói và làm, giữa lý thuyết và thực hành, “tốt nhất là
miệng nói tay làm”. “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm mà
tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm mà mình thì xa xỉ, lung
tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”.
Người từng đề cập nhà báo cần phải trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người.
Những tư tưởng của Người về đọa đức người làm báo được tập trung ở những điểm chính sau:
 Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng Cộng Sản:
Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với
cách mạng, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân”, là “quyết tâm suốt đời
đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ của báo chí, người làm báo cách mạng phải dùng
ngòi bút, trang giấy làm vũ khí chiến đấu cho mục đích vẻ vang cách
mạng, chứ không phải viết báo để “lưu danh thiên cổ”. Bên cạnh đó
người làm báo chí phải chú ý giữ bí mật. Theo Hồ Chí Minh, những
văn kiện bí mật của nhà nước quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn
dân cho nên giữ bí mật được hay không là điều rất quan hệ đến sự thắng hay bại.
 Phản ánh chân thật, khách quan: Theo Người, chân thật là một trong
những đặc trưng cơ bản của báo chí. Người thường căn dặn các nhà báo
phải luôn trung thực, coi đó là một tiêu chuẩn đạo đức của người làm
báo cách mạng. Theo Người, báo chí phải có khen, chê, nêu cái tốt, viết
về cái xấu, không nên chỉ viết về cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng viết
cái hay, cái tốt cũng nên viết “có chừng mực, chớ phóng đại”. Theo
Người, phải quan tâm nhiều đến vẻ đẹp vốn có của đời sống, tránh kiểu
bố trí chụp ảnh khiến ảnh nặng về trang trí, hình thức. Chú thích ảnh
cũng phải đảm bảo tính chân thật, sinh động.
 Gần dân, yêu dân: Người làm báo chí phải viết những bài báo hợp lòng
dân, phản ánh những vấn đề thiết thực với đời sống nhân dân. Người
làm Báo phải học cách tìm tài liệu trong dân. 5 cách: Nghe, hỏi, thấy,
xem và ghi là 5 cách gắn bó chặt chẽ với nhau theo 1 hệ thống có tính
logic. Như thế người làm báo mới viết được những bài báo gần dân, sát
với cuộc sống nhân dân. Khi viết cần phải viết 1 cách “phổ thông, dễ
hiểu” , hợp với trình độ của nhân dân.
 Có tinh thần tự phê bình và phê bình: Theo Người, tự phê bình và phê
bình có mục đích và ý nghĩa tốt đẹp là để mọi người cùng học tập ưu
điểm của nhau, giúp nhau nhận ra sai lầm và sửa chữa sai lầm ấy, để
ngày càng tiến bộ, trưởng thành, đoàn kết. Người dạy: “ Phê bình phải
nghiêm chỉnh, chắc chắn, phụ trách, nói có sách, mách có chứng”, phải
phê bình với tinh thần thành khẩn, xây dựng. Chớ phê bình lung tung, không chịu trách nhiệm.
 Rèn luyện, học tập suốt đời: Người làm báo phải lấy đạo đức cách
mạng, đạo đức nghề nghiệp làm gốc, là điều trước tiên khi đặt bút.
Người làm báo phải luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ… thi
đua học và hành xứng đáng là “người tiên phong trên mặt trận báo chí”.
Nếu không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định sẽ học được.
Câu 2: Chọn một nội dung tâm đắc nhất viết bài luận về nó. NHÀ BÁO VỚI NGUỒN TIN
Dù ở quốc gia nào thì nghề nhà báo cũng được coi trọng, vì họ có trách nhiệm
truyền thông và đưa tin về cuộc sống đời thường. Nhà báo là người chịu trách
nhiệm tìm kiếm và cung cấp các tin báo chí chính xác, nhanh chóng nhất đang
diễn ra hàng ngày, hàng giờ cho dư luận. Các thông tin đó sẽ được nhà báo
truyền tải thông qua nhiều hình thức khác nhau như truyền hình, báo giấy,
mạng xã hội… Do đó, nhà báo cần phải có trách nhiệm với nguồn tin, vì mối
quan hệ nhà báo với nguồn tin là mối quan hệ “máu thịt”.
Nguồn tin đối với những người làm báo giữ một vai trò quan trọng, là linh
hồn của tác phẩm báo chí. Có được nguồn tin hay và chính xác sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng của bài báo. Nhà báo cần những nguồn tin chính xác để
giúp họ truyền bá những thông tin trung thực đến người dân. Chính vì vậy,
nhà báo mất rất nhiều thời gian, công sức để tiếp cận, thu thập và xử lý thông
tin. Trong báo chí, nói đến tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin là nói đến quá
trình mà những nhà báo bỏ công sức, trí tuệ để tìm kiếm, xây dựng, tinh lọc
các thông tin sao cho các thông tin đó trở nên có giá trị, ý nghĩa để đưa đến công chúng tiếp nhận.
Để có được nguồn tin “độc”, nhà báo đã bất chấp để làm nhiều cách như đeo
bám nhân chứng, mai phục, ẩn mình, thậm chí là nhập vai. Trích dẫn từ cuốn
sách “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” của tác giả Nguyễn Thị Trường
Giang, “để có được thông tin về những người đồng tính, một nhà báo đã đóng
giả làm “gay” và “mớm lời” cho “bạn tình” nói ra những điều không hay về
giới tính của mình. Bài báo đã được đón nhận nhưng người “bạn tình” kia đã
bị cộng đồng đồng tính tẩy chay. 82% nhà báo đã bất bình trước hành động
của nhà báo trên”. Nhà báo chỉ là người đưa khán giả đến với nguồn tin trực
tiếp, để từ đó khán giả tự rút ra nhận định của riêng họ. Nhà báo không nên có
những hành động “mớm lời”, dẫn dắt như vậy, rất ảnh hưởng đến nguồn tin.
Bài báo đó sẽ có những nhận định phiến diện, thiếu khách quan về chủ đề
trong bài, ví dụ như chủ đề về người đồng tính đã được nêu trên. Qua đó cho
thấy, bên cạnh tài năng, bản lĩnh thì vấn đề quan trọng nhất của nhà báo là đạo
đức nghề nghiệp. Nhà báo sống tử tế với mọi người, tạo được niềm tin của
công chúng là bí quyết nghề nghiệp của những nhà báo thành công.
Dù là công việc nào đi chăng nữa thì cũng đều đòi hỏi bạn cần phải có đạo
đức với nghề và việc làm nhà báo cũng vậy. Nghề nhà báo là truyền tải các
thông tin một cách chuẩn xác nên sự trung thực được xem là tốt chất cốt lõi
mà nhà báo cần có. Đạo đức là cốt lõi, là nền tảng của báo chí. Nếu thiếu đạo
đức, không chính trực, người làm báo sẽ dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực.
Trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay, thông tin có ở tràn lan mọi nơi,
nên điều không phân biệt được mức độ thật – giả của tin là điều dễ hiểu.
Nhưng nhiều nhà báo chạy theo thị hiếu hiện nay, đưa tin giật gân, câu “like”,
câu “view”, sử dụng nhiều nguồn tin giả chưa được kiểm chứng hoặc sai sự
thật. Nguồn tin như là một “tài sản” quan trọng đối với mỗi nhà báo. Nguồn
tin chính xác sẽ đem đến cho các nhà báo những thông tin có giá trị, hữu ích
với xã hội. Ngược lại, nếu nguồn tin sai lệch sẽ dẫn đến một bản tin không
chính xác, một bài viết sai sự thật. Mối quan hệ giữa những người làm báo và
công chúng tiếp nhận được tạo lập trên cơ sở lòng tin, trong đó tính minh
bạch mang một vị trí hết sức to lớn. Khi mất lòng tin của công chúng thì
người truyền tin sẽ mất đi người tiếp nhận thông tin, như vậy thì báo chí sẽ
không còn tác động đến được mọi người. Việc dẫn nguỗn tin rõ ràng, cụ thể
còn là một thao tác giúp cho công chúng tự đưa ra cái nhìn đánh giá về mức
độ đáng tin cậy của thông tin lấy từ nguồn đó trong bài. Bởi nhà báo chỉ là
người giúp truyền đạt thông tin, công chúng mới chính là người tiếp nhận và
đánh giá nó. Vì vậy có những nguồn tin được nhà báo trích dẫn rõ ràng sẽ
giúp công chúng đánh giá được mức độ chân thực của vấn đề.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, khi sử dụng những thông tin thu thấp được từ nguồn
tin, nhà báo cũng phải đối mặt với một loạt các nguyên tắc đạo đức. Nhiều
trường hợp nguồn tin đưa ra yêu cầu, điều kiện trước khi cung cấp thông tin
cho nhà báo. Ví dụ như không được công bố thông tin họ cung cấp, không
nêu xuất xứ, không nêu tên nguồn tin, không công bố một phần nào đó của
thông tin,… Đứng trước những điều kiện yêu cầu này, bảo vệ bí mật của
nguồn tin là quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong khi tác nghiệp. Đây cũng là
điều mà người dân tin tưởng để cung cấp thông tin cho báo chí. Tuy nhiên,
một số nhà báo đã vì lợi ích mà đã coi thường hoặc gây hại cho nguồn tin. Họ
đã công khai và sử dụng những thông tin khong được cho phép từ người cung
cấp thông tin của nguồn tin. Họ đã không nghĩ đến quyền lợi của nguồn tin.
Khi nhà báo chấp nhận những yêu cầu, điều kiện từ nguông tin thì nên thỏa
hiệp điều kiện đó trước với biên tập viên và các nhân vật cao cấp khác trước
khi chấp nhận điều này. Nếu như toàn bộ tòa soạn đều đứng sau ủng hộ phóng
viên đó thì sẽ là điều thuận lợi cho phóng viên. Như vậy sẽ không xảy ra
những điều đáng tiếc trong mối quan hệ giữa nhà báo và nguồn tin trong việc
bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin. Tuy nhiên, cũng
có những trường hợp việc không nêu xuất xứ, không nêu tên nguồn tin, không
công bố một phần nào đó của thông tin,… là một việc làm không đúng đắn.
Vì bản chất nghề nhà báo là truyền tải các thông tin một cách chuẩn xác, khi
cắt bỏ một phần nào đó thì câu chuyện trong bài báo sẽ bị đi lệch hướng một
cách trầm trọng. Bên cạnh đó, đối với những nguồn tin nguy hiểm, cần phải
được công khai rõ ràng để công chúng đánh giá và đưa ra nhận xét, đồng thời
có những xử lý kịp thời.
Với tôi, nhà báo luôn là một tên gọi cao quý dành cho những người làm nghề
cao quý. Không phải ai cũng có thể trở thành nhà báo và không phải nhà báo
nào cũng có thể tồn tại mãi nếu không có đầy đủ tài và đức. Trước khi trở
thành một nhà báo thì phải là một người viết có trách nhiệm. Chia sẻ với công
chúng, chia sẻ với đồng nghiệp, làm bạn với mọi người là phẩm chất cần có
của nhà báo. Nhà báo vững tin nhất khi nắm chắc thông tin. Nhà báo vì công
chúng sẽ gặp nguồn tin tốt. Họ như những chiếc ăng-ten nhạy cảm với những
rung động thầm kín nhất trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Và như
vậy, trước một nguồn tin, nhà báo không đơn thuần chỉ là người truyền tin.