-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo cá nhân Truyền thông xã hội và Mạng xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các tác giả Andreas Kaplan và Michael Haenlein trong bài viết trên Tạp chí Business horizons đã định nghĩa truyền thông xã hội là “những ứng dụng internet xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.0 mà tạo điều kiện cho việc kiến tạo và trao đổi thông tin của người dùng”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Truyền thông Xã hội và Mạng xã hội 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Báo cáo cá nhân Truyền thông xã hội và Mạng xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các tác giả Andreas Kaplan và Michael Haenlein trong bài viết trên Tạp chí Business horizons đã định nghĩa truyền thông xã hội là “những ứng dụng internet xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.0 mà tạo điều kiện cho việc kiến tạo và trao đổi thông tin của người dùng”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Truyền thông Xã hội và Mạng xã hội 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌCVIỆN BÁOCHÍVÀTUYÊNTRUYỀN VIỆNBÁOCHÍ-TRUYỀNTHÔNG --- --- BÁOCÁOCÁNHÂN
Môn:Mạngxãhộivàtruyềnthôngmạngxãhội
Sinhviênthựchiện:Trần ThịNgọcDung Mãsinhviên:1955360011 Lớp:ChínhsáchcôngK39 GVHD:ThsNguyễnThịThu Trà Hà Nội, tháng 6 năm 2024 MỤCLỤC
MỞĐẦU .....................................................................................................2
NỘIDUNG .................................................................................................3
I.Những kiến thức đã thu được ở môn học Truyền thông xã hội và
Mạng xã hội .........................................................................................3
II. Bài học rút ra trong quá trình học tập và thực hiện dự án ........ 133
III. Những kiến nghị, đề xuất cho môn học ......................................16
KẾT LUẬN ..............................................................................................18 1 MỞĐẦU
Lời đầu tiên em được gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Trà đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn chũng em hoàn thành môn học. Truyền thông
xã hội và mạng xã hội thực sự là môn học thực tiễn và rất hữu ích phục
vụ chuyên ngành chính của chúng em. Nhờ cô mà Trong khóa học này,
em được tìm hiểu về kiến thức truyền thông xã hội, bao gồm đặc điểm,
tác động của nó, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, mối quan hệ giữa
báo chí và mạng xã hội, cùng ảnh hưởng của mạng xã hội đến báo chí.
Ngoài ra, em còn học về tin giả và cách nhận biết, các bước xây dựng kế
hoạch truyền thông, và những kỹ năng cần thiết để thực hiện các chiến
dịch, dự án truyền thông trên mạng xã hội.
Có thể nói rằng, trong suốt chương trình đào tạo tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Học phần Truyền thông xã hội và Mạng xã hội là một
trong những môn học thú vị nhất, nhưng cũng yêu cầu sinh viên phải sáng
tạo và đầu tư nhiều công sức, thời gian. Đây chính là điều làm em cảm
thấy thích thú và cảm nhận rõ những giá trị mà mình học được sau môn
học này và mình cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa,
Sau 3 tháng học tập, đó không phải quãng thời gian khá dài nhưng cũng
đủ để em có thể tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Cô
như một người truyền lửa đến chúng em, để chúng em thấy rõ được tầm
quan trọng của môn học này trong cuộc sống hiện đại, khi mà truyền
thông xã hội và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống hàng ngày. Từ đó có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về
môn học "Truyền thông xã hội và Mạng xã hội." và hiểu rõ hơn về cách
mà các nền tảng truyền thông xã hội và mạng xã hội tác động đến cách
chúng ta tiếp nhận và xử lý thông tin, cách chúng ta tương tác với nhau,
cũng như cách chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội. 2 NỘIDUNG
I.NhữngkiếnthứcđãthuđượcởmônhọcTruyềnthôngxãhộivà Mạngxãhội
1.Kháiniệmtruyềnthôngxãhộivàmạngxãhội Truyềnthôngxãhội
Khái niệm truyền thông xã hội (social media) ra đời từ một vài thập kỷ
trước với sự xuất hiện của mạng internet và hệ thống tin nhắn BBS
(Bulletin Board System). Tuy nhiên cho đến khi nền tảng Web 2.0 ra đời
- công nghệ giúp người dùng tự xây dựng nội dung và kết nối với nhau
thì kỷ nguyên của truyền thông xã hội mới thực sự bùng nổ. Khái niệm
truyền thông xã hội hiện nay được hiểu là các nền tảng (platform) cung
cấp cho người sử dụng internet dựa trên công nghệ web 2.0.
Các tác giả Andreas Kaplan và Michael Haenlein trong bài viết trên Tạp
chí Business horizons đã định nghĩa truyền thông xã hội là “những ứng
dụng internet xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.0
mà tạo điều kiện cho việc kiến tạo và trao đổi thông tin của người dùng”.
Theo định nghĩa chính thức của Bộ Thông Tin và Truyền thông, truyền
thông xã hội là “hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử
dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và
trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử
cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh,
hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.
Như vậy, truyền thông xã hội là các công nghệ thông qua mạng internet
trên các thiết bị truy cập internet mà tương tác tạo điều kiện cho việc tạo
và chia sẻ thông tin, ý tưởng và các hình thức thể hiện khác thông qua các
cộng đồng trên mạng internet.
- Truyền thông xã hội có một số tính năng như: 3
(1) Truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên internet tương tác.
(2) Nội dung do người dùng tạo ra, ví dụ như bài đăng hoặc nhận xét văn
bản, ảnh, video thông qua tất cả các tương tác trực tuyến, là huyết mạch
của phương tiện truyền thông xã hội.
(3) Người dùng tạo hồ sơ mà trang web hoặc ứng dụng được thiết kế và
duy trì bởi tổ chức truyền thông xã hội.
Truyền thông xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của các mạng xã
hội trực tuyến bằng cách kết nối hồ sơ của người dùng với các cá nhân
hoặc nhóm khác trên cơ sở tương tác với nhau. Mạngxãhội
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo hồ sơ
cá nhân, kết nối với bạn bè, gia đình và những người khác, chia sẻ thông
tin, hình ảnh, video và nhiều nội dung khác. Các mạng xã hội thường có
tính năng cho phép người dùng giao tiếp thông qua tin nhắn, bình luận, và
các hoạt động tương tác khác. Một số mạng xã hội phổ biến bao gồm
Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn và TikTok.
Mạng xã hội không chỉ giúp kết nối mọi người mà còn là nơi để chia sẻ ý
kiến, tìm kiếm thông tin, và thậm chí tham gia vào các nhóm cộng đồng
với sở thích hoặc mục tiêu chung. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là một
công cụ quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị và truyền thông, giúp các
doanh nghiệp và tổ chức tiếp cận đối tượng khách hàng một cách hiệu quả hơn.
2.Mốiquanhệgiữatruyềnthôngxãhộivàmạngxãhội
Mối quan hệ giữa truyền thông xã hội và mạng xã hội rất chặt chẽ và có
ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một hệ sinh thái truyền thông hiện đại phức 4
tạp và đa chiều. Dưới đây là một số khía cạnh nổi bật của mối quan hệ này:
(1) Nền tảng và công cụ:
- Mạng xã hội là các nền tảng trực tuyến như Facebook, Twitter,
Instagram, LinkedIn, và TikTok, nơi người dùng có thể tạo nội dung, chia
sẻ thông tin, hình ảnh, video và tương tác với nhau.
- Truyền thông xã hội là quá trình sử dụng các nền tảng mạng xã hội
này để tạo ra, chia sẻ và lan truyền thông tin, nhằm đạt được các mục tiêu
truyền thông như quảng bá thương hiệu, tiếp cận đối tượng mục tiêu,
hoặc thảo luận về các chủ đề cụ thể.
(2) Sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau
- Mạng xã hội cung cấp cơ sở hạ tầng cho truyền thông xã hội. Không
có các nền tảng mạng xã hội, truyền thông xã hội sẽ không thể tồn tại và
phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
- Ngược lại, truyền thông xã hội làm phong phú và tăng giá trị sử dụng
của mạng xã hội, thông qua việc cung cấp nội dung phong phú, đa dạng
và có ý nghĩa cho người dùng. (3) Sự lan tỏa thông tin:
- Mạng xã hội là công cụ để truyền thông xã hội lan tỏa thông tin một
cách nhanh chóng và rộng rãi. Một thông điệp có thể tiếp cận hàng triệu
người chỉ trong vài giờ nhờ vào tính chất kết nối và lan truyền của mạng xã hội. 5
- Truyền thông xã hội tận dụng tính năng chia sẻ và kết nối của mạng
xã hội để tạo ra các chiến dịch truyền thông hiệu quả, từ việc lan tỏa
thông tin đến tương tác và phản hồi từ người dùng.
(4) Tương tác và phản hồi
- Mạng xã hội cung cấp nền tảng cho các cuộc trò chuyện và tương tác
hai chiều giữa người tạo nội dung và người tiêu dùng nội dung.
- Truyền thông xã hội sử dụng khả năng này để xây dựng mối quan hệ
với khán giả, lắng nghe phản hồi và điều chỉnh chiến lược truyền thông cho phù hợp.
(5)Cải tiến và đổi mới
- Sự phát triển của mạng xã hội thúc đẩy truyền thông xã hội phải liên
tục đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận, sản xuất nội dung và chiến lược truyền thông.
- Ngược lại, những yêu cầu và chiến lược mới trong truyền thông xã hội
cũng thúc đẩy mạng xã hội phải cải tiến các tính năng và công nghệ để
đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Tóm lại, truyền thông xã hội và mạng xã hội có mối quan hệ tương hỗ và
cùng phát triển, tạo nên những cơ hội và thách thức mới trong việc giao
tiếp và kết nối trong thế giới số hóa hiện đại.
3.Mốiquanhệgiữatruyềnthôngxãhộivàbáochí:Mối quan hệ giữa
truyền thông xã hội và báo chí là một mối quan hệ tương hỗ phức tạp,
trong đó cả hai lĩnh vực đều ảnh hưởng lẫn nhau và cùng phát triển.
- Nguồn tin và phát tán tin tức: 6
+) Truyền thông xã hội: Các nền tảng như Facebook, Twitter,
Instagram và YouTube là nơi mà tin tức được chia sẻ rộng rãi và nhanh
chóng. Người dùng có thể cập nhật tin tức ngay lập tức, chia sẻ với bạn
bè và tham gia vào các cuộc thảo luận.
+) Báo chí: Các cơ quan báo chí sử dụng truyền thông xã hội để
phát tán tin tức, thu hút độc giả và tạo lưu lượng truy cập đến các trang
web tin tức của họ. Nhiều nhà báo cũng sử dụng truyền thông xã hội để
tìm nguồn tin và phản hồi từ công chúng.
- Tương tác và phản hồi
+) Truyền thông xã hội: Cung cấp môi trường cho độc giả thảo
luận, bình luận và chia sẻ quan điểm về các bài báo. Điều này giúp báo
chí hiểu rõ hơn về phản hồi của công chúng.
+) Báo chí: Các nhà báo và cơ quan truyền thông có thể tương tác
trực tiếp với độc giả thông qua các nền tảng truyền thông xã hội,
tạo nên một mối quan hệ gần gũi hơn với công chúng.
- Kiểm chứng thông tin và tin giả:
+) Truyền thông xã hội: Là môi trường mà tin giả và thông tin sai
lệch có thể lan truyền nhanh chóng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho
việc đảm bảo tính chính xác của thông tin.
+) Báo chí: Các nhà báo chuyên nghiệp có vai trò quan trọng trong
việc kiểm chứng thông tin và đưa ra những bài viết chính xác, có độ tin
cậy cao. Báo chí thường sử dụng truyền thông xã hội để xác minh thông
tin và làm rõ các tin tức bị hiểu sai hoặc xuyên tạc.
- Tiếp cận và ảnh hưởng: 7
+) Truyền thông xã hội: Giúp báo chí mở rộng đối tượng độc giả, đặc
biệt là giới trẻ, những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội để cập nhật tin tức.
+) Báo chí: Ảnh hưởng lớn đến dư luận và định hình các cuộc thảo
luận trên truyền thông xã hội. Các bài báo có thể khởi nguồn cho các
trào lưu và phong trào trên mạng xã hội.
- Thay đổi cách tiếp cận tin tức:
+) Truyền thông xã hội: Thúc đẩy báo chí thay đổi cách tiếp cận tin
tức, từ việc tạo các bài viết ngắn gọn, hấp dẫn để phù hợp với đặc
điểm của truyền thông xã hội, đến việc sử dụng các công cụ đa
phương tiện như video, hình ảnh và livestream để tăng cường sức hấp dẫn.
+) Báo chí: Cung cấp những bài viết chuyên sâu, phân tích chi tiết và
có giá trị lâu dài, bổ sung cho luồng thông tin nhanh chóng và thường
ngắn gọn trên truyền thông xã hội.
Vềbộquytắcứngxửtrênmạngxãhội:
- Thứ nhất, mục đích của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Mục đích
ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là nhằm tạo điều kiện phát
triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân,
quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ
trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm
quyền thực hiện việc xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử
trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành
vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi 8
trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam. (Điều 1 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021)
- Thứ hai, Đối tượng áp dụng của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, Bộ Quy tắc
ứng xử trên mạng xã hội được áp dụng cho các đối tượng sau đây: Một là,
cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước sử dụng mạng xã hội. Hai là, tổ chức, cá nhân khác sử
dụng mạng xã hội Ba là, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại việt Nam
- Thứ ba, các quy tắc trong Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Một là,
các quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội Cụ thể tại Điều 3 Quyết định
874/QĐ-BTTTT năm 2021, các quy tắc ứng xử chung được áp dụng cho
tất cả các nhóm đối tượng tại mục 2 bao gồm: Quy tắc Tôn trọng, tuân
thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên
mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam; Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ
các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin; Quy
tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã
hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông
tin vi phạm pháp luật. Hai là, các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp
dụng cho tổ chức, các nhân Các quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
trong Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội bao gồm: Tìm hiểu và tuân thủ
các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội
trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội; Nên sử dụng họ, tên thật cá
nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch
vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia,
sử dụng mạng xã hội; Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản
mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà 9
cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát,
bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Chia sẻ những thông tin
có nguồn chính thống, đáng tin cậy; Có các hành vi, ứng xử phù hợp với
những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam;
không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng
miền, giới tính, tôn giáo; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp
luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ
phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật;... gây
bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội;
Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất
nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích
cực, những tấm gương người tốt, việc tốt; Vận động người thân trong gia
đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em,
trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh (Điều
4 Quyết định 874/QĐ- BTTTT năm 2021).
- Thứ tư, xử phạt vi phạm hành chính các hành vi lợi dụng mạng xã hội
Cụ thể tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Khoản 37
Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), nếu lợi dụng mạng xã hội để thực
hiện các hành vi vi phạm về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội thì
cá nhân, tổ chức có thể sẽ bị phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng. Cụ thể
như sau: Một là, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm 10
ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Cung
cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị,
rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong
Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ
đánh bạc; Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật,
xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc
tịch thu; Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ
bị cấm; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể
hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; Cung cấp, chia sẻ
đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Hai là, phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin
thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật
khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Về biện pháp khắc
phục hậu quả đó là buộc gỡ bỏ thông 13 tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn
hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. 4.Thốngkê sảnphẩm
(1)“GÓCNHÌNCỦANHỮNGNHÀQUẢNLÝTRANG MẠNGXÃ
HỘIVỀTIN GIẢ” -Phụ tráchnộidung 11
(2).SINH VIÊN TRƯỜNG BÁOKHI PHẢIĐỐIMẶTVỚIVẤN
NẠNTINGIẢ-Phụtráchdựngvideo
(3).CÁCWEBSITE XÁCMINH NGUỒNTIN TRÊNMẠNGXÃHỘI-
Phụtráchnộidungvàhìnhảnh 12
II. Bàihọcrútratrongquátrìnhhọctậpvàthựchiệndự án 1.Vềkiếnthức:
Sau khi học môn Truyền thông xã hội và Mạng xã hội, em đã tích lũy
được nhiều kiến thức hữu ích, không chỉ giúp em hoàn thành tốt môn học
mà còn hỗ trợ công việc và cuộc sống sau này. Đây là một môn học rất
gần gũi và thực tế với sinh viên hiện nay, khi nội dung của nó liên quan
chặt chẽ đến mạng xã hội – một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ.
- Thứ nhất, qua môn học này, em đã hiểu rõ về cấu trúc, tính năng và
cách hoạt động của các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Em đã nắm
vững cách tạo bài đăng, tương tác với người dùng và phân tích dữ liệu trên các nền tảng này.
- Thứ hai, môn học giúp em biết cách xây dựng và quản lý thương hiệu cá
nhân hoặc doanh nghiệp trên mạng xã hội. Em học được cách tạo nội
dung hấp dẫn, xây dựng hình ảnh trực tuyến, tương tác với người theo dõi
và tạo dựng sự tín nhiệm.
- Thứ ba, em đã hiểu rõ hơn về cả mặt lợi và mặt trái của mạng xã hội.
Em nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội
sai cách, sai mục đích, và nhờ đó, em trở nên thông thái hơn trong việc
chọn lọc nguồn tin đáng tin cậy, tránh bị lừa bởi các tin giả mạo và sai sự
thật gây xôn xao dư luận.
- Thứ tư, môn học mang lại cho em cái nhìn khách quan về thực trạng
mạng xã hội hiện nay, các loại hình mạng xã hội đang phát triển và tiềm
năng phát triển trong tương lai. Điều này giúp em củng cố và trau dồi ước
mơ trở thành một nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. 13
- Thứ năm, em học được cách tổ chức và quản lý các chiến dịch truyền
thông xã hội, từ việc lên kế hoạch, triển khai đến đánh giá hiệu quả. Đây
là kỹ năng quan trọng để thực hiện các dự án truyền thông trong tương lai.
- Thứ sáu, em cũng rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, khi phải phối
hợp với các bạn trong lớp để hoàn thành các bài tập nhóm và dự án. Kỹ
năng này không chỉ cần thiết trong học tập mà còn rất hữu ích trong công việc sau 2.Vềkỹnăng:
Bên cạnh những kiến thức mà em tiếp thu được, em cũng tự trau dồi cho
mình những kỹ năng cần thiết. Học phải đi đôi với hành, vì vậy em luôn
ưu tiên ứng dụng những gì đã học vào các bài tập mang tính thực tiễn, để
có thể hiểu sâu và nắm vững kiến thức hơn.
- Thứ nhất, khi tiếp thu môn mạng xã hội và truyền thông mạng xã hội,
em đã phát triển kỹ năng viết và tạo nội dung sáng tạo. Em học cách viết
bài đăng hấp dẫn và tạo nội dung đa dạng như hình ảnh, video và câu
chuyện, nhờ đó, thông điệp đến với người nghe, người đọc và người xem
sẽ mang tính đa chiều, giúp họ hứng thú hơn với những chia sẻ của mình.
- Thứ hai, môn học này cũng giúp em hiểu sâu hơn về kỹ năng tương tác
và quản lý cộng đồng. Em học cách tương tác với người dùng, xử lý phản
hồi và xây dựng một cộng đồng trực tuyến tích cực và tương tác. Điều
này bao gồm việc bày tỏ cảm xúc, phản hồi những bình luận và thắc mắc
từ người xem, giúp họ có cái nhìn đúng, sâu và rõ hơn về nội dung mình muốn truyền tải.
- Thứ ba, em củng cố được khả năng quay phim, dựng video, photoshop
và thiết kế để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện để đăng tải trên fanpage 14
nhờ những lần đi ghi hình, lấy tin trực tiếp, và ghi nhận phản hồi từ khán giả.
- Thứ tư, kỹ năng em học được từ môn học này là kỹ năng đặt câu hỏi
phỏng vấn và lắng nghe những chia sẻ của nhân vật để khai thác thông tin
cần thiết và góc nhìn cá nhân. Em tư duy tốt hơn trong việc đặt câu hỏi và
tự tin hơn trong giao tiếp.
- Thứ năm là kỹ năng lập kế hoạch và lên ý tưởng chi tiết cho chủ đề. Khi
được giao bài tập, em luôn đề ra một ý tưởng cụ thể, sau đó lập kế hoạch
chi tiết về quá trình thực hiện, các bước cần tuân theo và những yêu cầu
cần lưu ý, nhờ đó em hoàn thành sản phẩm nhanh và logic hơn.
- Thứ sáu là kỹ năng làm việc nhóm. Làm việc nhóm được coi là một kỹ
năng quan trọng bởi nó cần thiết trong nhiều trường hợp. Trong môn học
này, chúng em chủ yếu làm việc theo nhóm, vì vậy kỹ năng này của em
được nâng cao, bao gồm tự ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao khả
năng làm bài và đạt kết quả tốt nhất, cũng như tinh thần tự giác nêu ý
kiến trước mọi người.
- Thứ bảy là kỹ năng phân tích và đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền
thông. Em học cách đo lường các chỉ số quan trọng, đánh giá kết quả và
rút ra bài học từ các chiến dịch đã thực hiện, giúp cải thiện và tối ưu hóa
các hoạt động truyền thông trong tương lai. 15
III.Nhữngkiếnnghị,đềxuấtchomônhọc
Đầu tiên, nhà trường nên đề xuất cho học sinh tìm hiểu về quản lý thương
hiệu cá nhân trên mạng xã hội. Học sinh có thể nghiên cứu cách xây dựng
và duy trì một hồ sơ chuyên nghiệp trên LinkedIn, tạo nội dung phù hợp
trên Instagram, hoặc xây dựng một trang cá nhân trên Facebook.
Thứ hai, hướng dẫn học sinh đánh giá và phân tích nội dung trên mạng xã
hội để đánh giá tính chính xác và hiệu quả của thông tin truyền tải. Họ có
thể sử dụng các công cụ phân tích và đánh giá riêng biệt để đưa ra nhận
định và đề xuất cải tiến.
Thứ ba, nhà trường có thể thiết kế và mở các khóa học hoặc môn học
chuyên về mạng xã hội trong chương trình đào tạo. Nội dung có thể bao
gồm các khía cạnh quan trọng như lịch sử và phát triển của mạng xã hội,
tác động xã hội và văn hóa, quản lý truyền thông mạng xã hội, quyền
riêng tư và an toàn trực tuyến.
Thứ tư, tổ chức các hoạt động như khóa học chuyên về mạng xã hội, buổi
thảo luận và hội thảo, đề tài nghiên cứu và dự án, thực tập và giao lưu,
các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa, cũng như sự hỗ trợ từ giảng viên
và tư vấn viên. Những hoạt động này đều giúp sinh viên xây dựng kiến
thức và kỹ năng liên quan đến mạng xã hội.
Thứ năm, nhà trường nên tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các
cuộc thi liên quan đến mạng xã hội và truyền thông. Các cuộc thi này
không chỉ giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học mà còn thúc đẩy
sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn.
Thứ 6, khuyến khích học sinh tham gia vào việc sáng tạo và khám phá
các khía cạnh khác nhau của mạng xã hội và truyền thông mạng xã hội. 16
Có thể khuyến khích viết blog, tạo podcast, thiết kế đồ họa, quay video,
hoặc phát triển các dự án sáng tạo khác liên quan đến môn học.
Cuối cùng, cung cấp các buổi hướng dẫn chuyên sâu về việc sử dụng các
công cụ và phần mềm liên quan đến mạng xã hội, giúp học sinh nắm
vững kỹ năng kỹ thuật cần thiết để tạo ra các sản phẩm truyền thông chất lượng cao và hiệu quả. 17 KẾTLUẬN
Qua môn học Truyền thông xã hội và Mạng xã hội, em đã được tiếp cận
với nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Những buổi học trực tiếp đã
giúp em hiểu rõ hơn về các đặc trưng của các loại truyền thông trên
internet, được học cách thêm tiếp cận và lọc thông tin chính xác, đặc biệt
trong thời đại thông tin số đang phát triển mạnh mẽ.
Qua 3 tháng học tập,em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn tích lũy
được nhiều kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực truyền thông. Điều này
không chỉ là bước đệm quan trọng cho sự nghiệp sau này mà còn giúp
bản thân tự đánh giá và rút ra những bài học quý báu cho bản thân. Dưới
sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, em đã có cơ hội học hỏi và nâng cao
hiểu biết về hoạt động truyền thông, cũng như rèn luyện kỹ năng để tạo ra
các tác phẩm chất lượng.
Rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của cô để bản thân chúng em
ngày càng tiến bộ, trau dồi được nhiều kinh nghiệm hơn, chuẩn bị tốt hơn
cho các môn sau này và làm việc sau khi ra trường. Cuối cùng, em xin
được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua. 18