Báo cáo cảm nghĩ về Dinh Độc Lập

Báo cáo cảm nghĩ về Dinh Độc Lập

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN
BÁO CÁO CHUYỀN ĐI THAM QUAN DINH ĐỘC LẬP
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
HC K: 2134
ĐỀ TÀI:
CẢM NGHĨ VỀ DINH ĐỘC LẬP
Khoa: Công nghệ thông tin
Ngành: Hệ thống thông tin quản lý
Họ tên: Nguyễn Hoàng Yến Vy
MSSV: 22012496
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
1. Lịch sử hình thành và kiến trúc của Dinh Độc Lập ...................................................... 4
1.1. Lịch sử hình tnh .............................................................................................. 4
1.2. Kiến trúc của Dinh Độc Lập ............................................................................... 6
2. Liên hệ môn học và cảm nghĩ về Dinh Độc Lập ........................................................ 10
2.1. Liên hệ môn học ............................................................................................... 10
2.2. Cảm nghĩ về Dinh Độc Lập .............................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 14
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 . Dinh Norodom thời Pháp thuộc (nguồn: vi.wikipedia.org) .................................... 4
Hình 2 . Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 (nguồn:
kyluc.vn) ........................................................................................................................... 5
Hình 3 . Ý nghĩa bình diện của Dinh Độc Lập (nguồn: kyluc.vn) ...................................... 6
Hình 4 , Ý nghĩa kiến trúc bên ngoài của Dinh Độc Lập (nguồn: dinhdoclap.gov.vn) ....... 7
Hình 5 . Dinh Độc Lập hiện nay nhìn từ bên ngoài (nguồn: vntrip.vn) ............................... 7
Hình 6 . Phòng trình quốc t .............................................................................................. 8
Hình 7 , Phòng khách của Tổng thống ................................................................................. 9
Hình 8 . Phòng Hội đồng an ninh Quốc gia ......................................................................... 9
Hình 9 . Phòng chiếu phim ................................................................................................... 9
1
LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn thầy Nguyễn Dạ Thu ntrường đã tạo điều kiện cho em các
bạn hội tham quan tìm hiểu về dấu ấn lịch sử của Thành phố Hồ Chí
Minh - Dinh Độc Lập. Nhờ đó, em hội được phổ cập thêm kiến thức của
mình về các di tích lịch sử qua từng thời kỳcó thêm trải nghiệm đáng quý
khi học thuyết không thể mang lại được. Nhchuyến tham quan lần này, em
càng thêm yêu và tự hào về con người và Tổ Quốc Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành kiến trúc của Dinh Độc Lập
1.1. Lịch sử hình thành
Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng
bậc nhất thành phố Hồ CMinh, Vào năm 1868, Chính quyền Pháp bắt đầu
2
cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một dinh thự làm nơi
cho Thống đốc Nam kỳ, sau khi hoàn thành dinh được lấy tên là Dinh Norodom.
Công trình do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam La Grandière
đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngày 23/2/1868 hoàn tất vào năm
1871.
Hình 1. Dinh Norodom thời Pháp thuộc (nguồn: vi.wikipedia.org)
Ngày 07/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa Ðại tướng Paul Ely -
đại diện chính phủ Pháp với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm - đại diện chính quyền
Sài Gòn.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu n ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế
truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên m Tổng thống Việt Nam Cộng hoà. Ngô Ðình
Diệm đã quyết định đổi tên dinh thành Dinh Ðộc Lập.
Năm 1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam
Cộng hoà, Nguyễn Văn Cử Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD-6 ném bom
làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Do không thể khôi phục lại, N
Ðình Diệm quyết định san bằng và khởi công xây dựng dinh trên nền đất cũ.
3
Trong thời gian xây dựng dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời
chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay Bảo tàng thành phố Hồ Chí
Minh). Công trình đang xây dựng ddang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính
ám sát ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh 31/10/1966 người chủ
tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia.
Từ đó, Dinh Ðộc Lập trở thành cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn,
là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh Việt Nam,
nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa Nguyễn Văn Thiệu.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của
Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung uý Bùi Quang Thận
đã húc nghiêng cổng phcủa Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T59 mang shiệu
390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung Bùi Quang Thận đã hạ quốc kỳ Việt Nam
Cộng hoà trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Hình 2. Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày
30/4/1975 (nguồn: kyluc.vn)
Hiện nay, Dinh Độc Lập toạ lạc trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh, và được giới hạn bởi 4 trục đường chính, đó là:
- Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt chính, ở phía Ðông Bắc;
- Ðường Huyền Trân Công Chúa, mặt sau, ở phía Tây Nam;
- Ðường Nguyễn Thị Minh Khai, bên trái, ở phía y Bắc;
- Ðường Nguyễn Du, bên phải, ở phía Ðông Nam.
1.2. Kiến trúc của Dinh Độc Lập
4
1.2.1. Tổng thể bên ngoài
Dinh Độc Lập có tổng diện tích là 120 000m2 trong đó diện tích mặt bằng là
4 500m2. Toàn thể dinh thự3 tầng lầu chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng
trệt, 1 tầng hầm. Tổng cộng 95 phòng chức năng.
Khi thiết kế, kiến trúc Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho
công trình nên mọi sxếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài,
tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của
dân tộc, kết hợp hài hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại:
- Toàn thể bình diện là hình chữ CÁT, mang ý nghĩa may mắn và tốt lành;
- Trung tâm tạo hình chữ KHẨU, để cao giáo dục và tdo ngôn luận;
- Cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn
có dân chủ thì phải trung kiên;
- Ba nét gạch ngang được tạo bởi các mái hiên lầu xung quanh, mái hiên bao
lơn danh dự mái hiên tiền sảnh tạo hình chữ TAM, ý mong muốn một đất
nước hưng thịnh thì phải những con người hội đủ 3 yếu tố tượng trưng cho
Nhân - Minh - Võ;
- Khi nối ba nét gạch ngang bằng một nét sổ thẳng thì sẽ cho ra ch
VƯƠNG, kết hợp với kỳ đài phía trên làm nét chấm, tạo thành chữ CHỦ. Vương
– Chủ chính là chủ quyền quốc gia;
- Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu hai lầu ba kết hợp với mái
hiên lối vào chính ng hai cột bọc gỗ tạo thành hình chữ HƯNG, đcầu mong
sự hưng thịnh.
Hình 3. Ý nghĩa bình diện của Dinh Độc Lập (ngun: kyluc.vn)
5
Hình 4, Ý nghĩa kiến trúc bên ngoài của Dinh Độc Lập (nguồn:
dinhdoclap.gov.vn)
Hình 5. Dinh Độc Lập hiện nay nhìn t bên ngoài (nguồn: vntrip.vn)
1.2.2. Kiến trúc bên trong
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay
sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh
làm gốc.
6
Công trình c phân khu: Khu làm việc của tổng thống chính quyền,
khu của gia đình tổng thống, khu vực phụ trợ (nhà kho, bếp, nhân viên) và hệ
thống hầm trú ẩn cùng các phòng thông tin, c chiến trong trường hợp xảy ra
chiến sự liên quan trực tiếp tới dinh. Hệ thống hầm này thể chịu được trọng
pháo và bom hạng nặng.
Hình 6. Phòng trình quốc t
Hình 7, Phòng khách của Tổng thống
7
Hình 8. Phòng Hội đồng an ninh Quốc gia
Hình 9. Phòng chiếu phim
Nguyên vật liệu chính để xây dựng công trình gồm 12.000m
3
bê tông, 200m
3
gỗ quý, 2.000m
2
kính cho hệ thống cửa, 4.000 ngọn đèn các loạiCông trình
cũng ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, công nghệ mới, hiện đại thời bấy giờ như
thang máy, kính cường lực khổ lớn, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không
khí, hthống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc… Về mặt kiến
trúc, ng trình một tác phẩm xuất sắc của kiến trúc Ngô Viết Thụ, với giá
trị khoa học thẩm mỹ cao. Đặc biệt, mặt tiền dinh được tranh trí bằng những
lam tông hình đốt trúc mang âm hưởng n tộc tạo nên nét riêng biệt, độc
đáo của công trình.
8
2. Liên hệ môn học cảm nghĩ về Dinh Độc Lập
2.1. Liên hệ môn học
Khía cạnh triết học em thấy được khi đi tham quan Dinh Độc Lập đó
về cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962. Bảy giờ sáng ngày 27/2/1962, cuộc
tấn công đã diễn ra, khi 2 phi ng nói trên điều khiển 2 máy bay cường kích
quay về Sài Gòn trong một phi vụ đồng bằng sông Cửu Long và tấn công Dinh
Độc Lập. Bom, rocket không điều khiển, đạn pháo đã được sử dụng, đánh chính
xác vào cánh phía tây Dinh Độc Lập, nơi gia đình Ngô Đình Diệm trú, phá
sập phần lớn cánh phía Tây của dinh thự này. Chính việc gia đình vànhân ông
Ngô Đình Diệm không hề hấn gì đã tạo nên những tác động về mặt triết học. Tác
động này diễn ra trên chính ông Diệm, gia đình, tức b máy cầm quyền, trung
ương các quan chức thân cận với gia đình này, gồm cả những binh lính, viên
chức chính quyền cấp dưới của chế độ NĐình Diệm. Số đông người này đã
chịu ảnh hưởng từ một chiến dịch truyền thông cho chế đ Ngô Đình Diệm phát
động, mang màu sắc triết học. Các phi công đảo chính đã thực hiện xuất sắc cuộc
ném bom. Họ xác định đúng căn phòng Ngô Đình Diệm ở và thời điểm ông ta
mặt trong phòng. Nguyễn Văn Cử Phạm Phú Quốc nghĩ rằng cuộc ném bom
đã đạt mục tiêu khi nhìn thấy khu vực được xác định của Dinh bị đánh sập hoàn
toàn, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Quả bom 230 kg đầu tiên đã ném trúng
căn phòng ông Diệm đang ngồi đọc sách trong đó. Tuy nhiên Trái bom không lại
không nổ. Sau đó, Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, vợ chồng
ông Ngô Đình Nhu và các con nghe tiếng máy bay rít ngang kịp thời biết có cuộc
không kích, đã trốn xuống tầng hầm ở cánh phía đông của Dinh.
Để hiểu đưc vấn đề triết học nảy sinh từ đây, chúng ta điểm qua về niềm tin
tôn giáo duy triết học của Ngô Đình Diệm gia đình. Ông Diệm theo đạo
Ca tô La Mã một cách cực đoan, đồng thời, chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo.
Ông ta tin vào “mệnh trờitrong sự nghiệp chính trị của mình. Toàn bộ gia đình
Ngô Đình Diệm những người ngoan đạo, cùng niềm tin như thế. Niềm tin tôn
giáo này có quan hệ chặt chẽ với hệ tư tưởng triết học của chính quyền Ngô Đình
Diệm triết học nhân vị. Triết học nhân vị của chính quyền Ngô Đình Diệm do
Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị khai sinh, lấy từ triết học nhân vị Pháp, của một
nhóm tthức cấp tiến, đứng đầu E. Mounier (1905-1950). Trong sách “Nửa
thế kỷ nghiên cứu giảng dạy triết học ở Việt Nam”, Nguyễn Trọng Chuẩn chủ
biên, nhà xuất bản Hà Nội, 2001, đã viết như sau “Nhằm tạo ra một thứ triết học
phục vụ lợi ích chính trị, Ngô Đình Nhu đã du nhập chủ nghĩa nhân vcủa các
nhà triết học Pháp để nhào nặn, tỉa rút, biến thuyết triết học này thành chỗ dựa
để chống cộng sản” (trang 570). Còn sách “Lịch sử triết học”, Bùi Thanh Quất,
9
Tình (đồng chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, 2001, nhận định triết học nhân
vị miền Nam “gắn liền thần học với chủ nghĩa duy linh”. Chủ nghĩa duy linh ở
đây chủ nghĩa tôn thờ thượng đế, đấng thiêng liêng tạo ra trụ, vạn vật con
người. Tất nhiên, đó là chúa trời đạo Ca tô La Mã, trong bối cảnh cầm quyền của
Ngô Đình Diệm. Trong sách “Ảnh ởng của triết học phương tây hiện đại Việt
Nam”, Thị Tuyết, Dương Quốc Quân đồng tác giả, nhà xuất bản Chính trị
Hành chính, 2013, các tác giả viết: “Chủ nghĩa nhân vị được chính quyền Ngô
Đình Diệm sử dụng như một công cụ chống cộng sản, nó hoàn toàn tương ứng
với giáo lý của Công giáo. Đó vẫn chỉ như một giáo hội công giáo trung cổ, trung
thành nghiêm ngặt với những giáo điều của cộng đồng Trent (1545-1563). Công
giáo miền Nam Việt Nam muốn kiên trì những kỷ cương, đảm bảo tính liên tục
của giáo lý, từ đó bác bmọi cải cách”. Chủ nghĩa nhân vị trái ngược hoàn toàn
so với Chủ nghĩa Mác Lênin, trong khi Chủ nghĩa Mác Lênin vạch rõ nguồn gốc
sâu xa của chế độ người bóc lột người; bản chất của chiến tranh; sự bất bình đẳng
giai cấp dân tộc, khẳng định sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa
bản sự tất thắng của chủ nghĩa hội thì Chủ nghĩa nhân vị lại ra sức bảo
vệ chế độ bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân vị sau cuộc ném bom bất thành đến
kỳ lạ đã làm Diệm chế độ điều khiển chính sự miền Nam không còn bằng đầu
óc của một nhà chính trị tỉnh táo nữa, bằng sự tự tin mụ mị, khinh thường tất
cả phản ứng nguy hiểm. Pháp nạn 1963 diễn ra trong bối cảnh đó. Khác với Ngô
Đình Diệm, trên đường tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh giác ngộ chủ
nghĩa Mác - Lênin bắt đầu từ khi đọc hiểu bản thảo lần thứ nhất Những
luận cương về vấn đề dân tộc vấn đthuộc địa ca nin. Nghiên cứu Luận
cương của Lênin, Người khẳng định: Muốn cứu nước giải phóng dân tộc
không con đường nào khác con đường ch mạng sản. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sớm nhận ra, độc lập dân tộc điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa
hội và ngược lại, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể bảo vệ vững chắc độc lập
dân tộc. Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa quốc
gia quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để lãnh đạo Nhân
dân ta giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, chính trị,
kinh tế, hội, đối ngoại, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở
thành quốc gia độc lập, tự chủ, hòa bình, thống nhất và phát triển.
2.2. Cảm nghĩ về Dinh Độc Lập
Chuyến tham quan Dinh Độc Lập đã cho em hiểu thêm nhiều vlịch sử ớc
nhà. Từ khi hình thành đến nay, Dinh Độc Lập nơi chứng kiến những cột mốc
10
quan trọng của lịch sử dân tộc. Dinh không chỉ đem lại nguồn kinh tế về du lịch
còn đóng vai trò to lớn để lưu trữ lại những sự kiện lịch sử. Dinh như tái hiện
lại những nét kiến trúc tiêu biêu của Việt Nam ta ở chế độ cũ, những hiện vật vẫn
còn được giữ gần như nguyên vẹn, những bức tranh sơn mài, sơn dầu kích cỡ lớn
chiếm trọn cả một mảng tường, em được tìm hiểu sâu thêm những tác phẩm nghệ
thuật nổi tiếng thời đó, cách bày tcũng như thiết kế dinh làm em rất ấn tượng.
Những căn phòng dinh được trang trí theo phong cách khác nhau đều rất
trang trọng. Càng tìm hiểu đọc thêm tài liệu vDinh Độc Lập em càng thấy
trân trọng tự do mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta nhiều hơn.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Dinh Độc Lập không chỉ một “chứng
nhân” lịch sử, biểu ng của sự hhợp, thống nhất đất nước còn một
bảo ng kiến trúc tiêu biểu, niềm tự hào về kiến trúc - xây dựng của người Việt
Nam. Khởi đầu sự cai trị của thực dân Pháp Việt Nam c nước Đông
Dương, giai đoạn tiếp theo scan thiệp của đế quốc Mỹ. Nhưng bằng chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của Quân
Giải phóng thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn
đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc lập. Tiếp đó, xe tăng mang số
hiệu 390 đã c tung cổng chính tiến thẳng vào dinh cùng ngày, Trung úy Bùi
Quang Thận, Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hquốc kỳ Việt Nam Cộng
hoà, kéo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên trên c Dinh Độc
Lập, kết thúc 20 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc ta. Dinh Độc
Lập lại là nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải
ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng điều kiện chính quyền Cách
mạng. Từ đây lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới Dinh Độc Lập trở
thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
một công dân Việt Nam sinh viên của Đại học Hoa Sen, bản thân
em luôn xem Dinh Độc Lập là nơi để tưởng nhớ những sự hy sinh thầm lặng của
ông cha ta để được hòa bình như ngày hôm nay. Bên cạnh đó bản thân cần
phải gìn giữ Dinh Độc Lập bởi vì nơi đây là nơi lưu trữ những hiện vật lịch sử
giá trgiáo dục để truyền lại cho các thế hệ sau. Không chỉ riêng sinh viên Hoa
Sen sinh viên cả nước nói chung phải ý thức trau dồi những kiến thức văn
hóa lịch sử để am hiểu cũng như tự hào về một thời huy hoàng của ông cha đã hy
sinh cho tổ quốc thân yêu từ đó càng thêm trân trọng nền hoà bình mà ta có được
ngày hôm nay.
Hiểu được nét đẹp kiến trúc, ý nghĩa lịch sử giá trị tinh thần to lớn
Dinh Độc Lập mang lại, bản thân mỗi chúng ta càng thêm yêu đất c, mảnh
đất nơi mình sinh ra, lớn lên, đồng thời trân trọng những mình đang bởi đó
11
chính thành quả của một qtrình phấn đấu, phát triển không ngừng của toàn
thể người dân Thành phố ta từ biết bao đời nay.Tóm lại, “Dân ta phải biết sử ta”,
mỗi công dân Việt Nam phải nắm vững vnhững di tích gắn liền với một phần
của lịch sử giá trcao về văn hóa du lịch. Việc truyền lại những thông
tin về giá trị của Dinh Độc Lập nghĩa vụ chung của nhân n Việt Nam
người hiểu tầm quan trọng ý nghĩa to ln nơi đây mang lại cho những
thế hệ mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bùi Nhật Lệ (2021), Dinh Độc Lập - Dấu ấn lịch sử không thể quên,
https://justfly.vn/discovery/vietnam/ho-chi-minh-city/dinh-doc-lap .
12
2.
Minh Thạnh (2016), Khía cạnh triết học cùa cuộc ném bom Dinh Độc Lập
1962, https://sachhiem.net/LICHSU/M/MinhThanh_LS.php.
3.
Trung
Sơn
(2016),
Dinh
Độc
Lập
những
biến
cố
Sài
Gòn,
https://vnexpress.net/dinh-doc-lap-va-nhung-bien-co-lich-su-o-sai-gon-
3396416.html .
13
| 1/14

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BÁO CÁO CHUYỀN ĐI THAM QUAN DINH ĐỘC LẬP
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN HỌC KỲ: 2134 ĐỀ TÀI:
CẢM NGHĨ VỀ DINH ĐỘC LẬP Khoa: Công nghệ thông tin
Ngành: Hệ thống thông tin quản lý
Họ và tên: Lê Nguyễn Hoàng Yến Vy MSSV: 22012496
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
1. Lịch sử hình thành và kiến trúc của Dinh Độc Lập ...................................................... 4
1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 4
1.2. Kiến trúc của Dinh Độc Lập ............................................................................... 6
2. Liên hệ môn học và cảm nghĩ về Dinh Độc Lập ........................................................ 10
2.1. Liên hệ môn học ............................................................................................... 10
2.2. Cảm nghĩ về Dinh Độc Lập .............................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 14
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 . Dinh Norodom thời Pháp thuộc (nguồn: vi.wikipedia.org) .................................... 4
Hình 2 . Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 (nguồn:
kyluc.vn) ........................................................................................................................... 5
Hình 3 . Ý nghĩa bình diện của Dinh Độc Lập (nguồn: kyluc.vn) ...................................... 6
Hình 4 , Ý nghĩa kiến trúc bên ngoài của Dinh Độc Lập (nguồn: dinhdoclap.gov.vn) ....... 7
Hình 5 . Dinh Độc Lập hiện nay nhìn từ bên ngoài (nguồn: vntrip.vn) ............................... 7
Hình 6 . Phòng trình quốc thư .............................................................................................. 8
Hình 7 , Phòng khách của Tổng thống ................................................................................. 9
Hình 8 . Phòng Hội đồng an ninh Quốc gia ......................................................................... 9
Hình 9 . Phòng chiếu phim ................................................................................................... 9 1
LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn thầy Nguyễn Dạ Thu và nhà trường đã tạo điều kiện cho em và các
bạn có cơ hội tham quan và tìm hiểu về dấu ấn lịch sử của Thành phố Hồ Chí
Minh - Dinh Độc Lập. Nhờ đó, em có cơ hội được phổ cập thêm kiến thức của
mình về các di tích lịch sử qua từng thời kỳ và có thêm trải nghiệm đáng quý mà
khi học lý thuyết không thể mang lại được. Nhờ chuyến tham quan lần này, em
càng thêm yêu và tự hào về con người và Tổ Quốc Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành kiến trúc của Dinh Độc Lập
1.1. Lịch
sử hình thành
Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng
bậc nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, Vào năm 1868, Chính quyền Pháp bắt đầu 2
cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một dinh thự làm nơi ở
cho Thống đốc Nam kỳ, sau khi hoàn thành dinh được lấy tên là Dinh Norodom.
Công trình do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là La Grandière
đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871.
Hình 1. Dinh Norodom thời Pháp thuộc (nguồn: vi.wikipedia.org)
Ngày 07/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa Ðại tướng Paul Ely -
đại diện chính phủ Pháp với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm - đại diện chính quyền Sài Gòn.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế
truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hoà. Ngô Ðình
Diệm đã quyết định đổi tên dinh thành Dinh Ðộc Lập.
Năm 1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam
Cộng hoà, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD-6 ném bom
làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô
Ðình Diệm quyết định san bằng và khởi công xây dựng dinh trên nền đất cũ. 3
Trong thời gian xây dựng dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời
chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí
Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính
ám sát ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh 31/10/1966 người chủ
tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia.
Từ đó, Dinh Ðộc Lập trở thành cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn,
là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh Việt Nam,
là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của
Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung uý Bùi Quang Thận
đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T59 mang số hiệu
390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung uý Bùi Quang Thận đã hạ quốc kỳ Việt Nam
Cộng hoà trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Hình 2. Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày
30/4/1975 (nguồn: kyluc.vn)
Hiện nay, Dinh Độc Lập toạ lạc ở trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh, và được giới hạn bởi 4 trục đường chính, đó là:
- Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt chính, ở phía Ðông Bắc;
- Ðường Huyền Trân Công Chúa, mặt sau, ở phía Tây Nam;
- Ðường Nguyễn Thị Minh Khai, bên trái, ở phía Tây Bắc;
- Ðường Nguyễn Du, bên phải, ở phía Ðông Nam.
1.2. Kiến trúc của Dinh Độc Lập 4
1.2.1. Tổng thể bên ngoài
Dinh Độc Lập có tổng diện tích là 120 000m2 trong đó diện tích mặt bằng là
4 500m2. Toàn thể dinh thự có 3 tầng lầu chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng
trệt, 1 tầng hầm. Tổng cộng 95 phòng chức năng.
Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho
công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài,
tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của
dân tộc, kết hợp hài hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại:
- Toàn thể bình diện là hình chữ CÁT, mang ý nghĩa may mắn và tốt lành;
- Trung tâm tạo hình chữ KHẨU, để cao giáo dục và tự do ngôn luận;
- Cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn
có dân chủ thì phải trung kiên;
- Ba nét gạch ngang được tạo bởi các mái hiên lầu xung quanh, mái hiên bao
lơn danh dự và mái hiên tiền sảnh tạo hình chữ TAM, ý mong muốn một đất
nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố tượng trưng cho Nhân - Minh - Võ;
- Khi nối ba nét gạch ngang bằng một nét sổ thẳng thì sẽ cho ra chữ
VƯƠNG, kết hợp với kỳ đài phía trên làm nét chấm, tạo thành chữ CHỦ. Vương
– Chủ chính là chủ quyền quốc gia;
- Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu hai và lầu ba kết hợp với mái
hiên lối vào chính cùng hai cột bọc gỗ tạo thành hình chữ HƯNG, để cầu mong sự hưng thịnh.
Hình 3. Ý nghĩa bình diện của Dinh Độc Lập (nguồn: kyluc.vn) 5
Hình 4, Ý nghĩa kiến trúc bên ngoài của Dinh Độc Lập (nguồn: dinhdoclap.gov.vn)
Hình 5. Dinh Độc Lập hiện nay nhìn từ bên ngoài (nguồn: vntrip.vn)
1.2.2. Kiến trúc bên trong
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay
sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc. 6
Công trình có các phân khu: Khu làm việc của tổng thống và chính quyền,
khu ở của gia đình tổng thống, khu vực phụ trợ (nhà kho, bếp, nhân viên) và hệ
thống hầm trú ẩn cùng các phòng thông tin, tác chiến trong trường hợp xảy ra
chiến sự liên quan trực tiếp tới dinh. Hệ thống hầm này có thể chịu được trọng pháo và bom hạng nặng.
Hình 6. Phòng trình quốc thư
Hình 7, Phòng khách của Tổng thống 7
Hình 8. Phòng Hội đồng an ninh Quốc gia
Hình 9. Phòng chiếu phim
Nguyên vật liệu chính để xây dựng công trình gồm 12.000m3 bê tông, 200m3
gỗ quý, 2.000m2 kính cho hệ thống cửa, 4.000 ngọn đèn các loại… Công trình
cũng ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, công nghệ mới, hiện đại thời bấy giờ như
thang máy, kính cường lực khổ lớn, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không
khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc… Về mặt kiến
trúc, công trình là một tác phẩm xuất sắc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với giá
trị khoa học và thẩm mỹ cao. Đặc biệt, mặt tiền dinh được tranh trí bằng những
lam bê tông hình đốt trúc mang âm hưởng dân tộc và tạo nên nét riêng biệt, độc đáo của công trình. 8
2. Liên hệ môn học cảm nghĩ về Dinh Độc Lập
2.1. Liên
hệ môn học
Khía cạnh triết học mà em thấy được khi đi tham quan Dinh Độc Lập đó là
về cuộc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962. Bảy giờ sáng ngày 27/2/1962, cuộc
tấn công đã diễn ra, khi 2 phi công nói trên điều khiển 2 máy bay cường kích
quay về Sài Gòn trong một phi vụ ở đồng bằng sông Cửu Long và tấn công Dinh
Độc Lập. Bom, rocket không điều khiển, đạn pháo đã được sử dụng, đánh chính
xác vào cánh phía tây Dinh Độc Lập, nơi gia đình Ngô Đình Diệm cư trú, phá
sập phần lớn cánh phía Tây của dinh thự này. Chính việc gia đình và cá nhân ông
Ngô Đình Diệm không hề hấn gì đã tạo nên những tác động về mặt triết học. Tác
động này diễn ra trên chính ông Diệm, gia đình, tức bộ máy cầm quyền, trung
ương và các quan chức thân cận với gia đình này, gồm cả những binh lính, viên
chức chính quyền cấp dưới của chế độ Ngô Đình Diệm. Số đông người này đã
chịu ảnh hưởng từ một chiến dịch truyền thông cho chế độ Ngô Đình Diệm phát
động, mang màu sắc triết học. Các phi công đảo chính đã thực hiện xuất sắc cuộc
ném bom. Họ xác định đúng căn phòng Ngô Đình Diệm ở và thời điểm ông ta có
mặt trong phòng. Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc nghĩ rằng cuộc ném bom
đã đạt mục tiêu khi nhìn thấy khu vực được xác định của Dinh bị đánh sập hoàn
toàn, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Quả bom 230 kg đầu tiên đã ném trúng
căn phòng ông Diệm đang ngồi đọc sách trong đó. Tuy nhiên Trái bom không lại
không nổ. Sau đó, Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, vợ chồng
ông Ngô Đình Nhu và các con nghe tiếng máy bay rít ngang kịp thời biết có cuộc
không kích, đã trốn xuống tầng hầm ở cánh phía đông của Dinh.
Để hiểu được vấn đề triết học nảy sinh từ đây, chúng ta điểm qua về niềm tin
tôn giáo và tư duy triết học của Ngô Đình Diệm và gia đình. Ông Diệm theo đạo
Ca tô La Mã một cách cực đoan, đồng thời, chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo.
Ông ta tin vào “mệnh trời” trong sự nghiệp chính trị của mình. Toàn bộ gia đình
Ngô Đình Diệm là những người ngoan đạo, cùng niềm tin như thế. Niềm tin tôn
giáo này có quan hệ chặt chẽ với hệ tư tưởng triết học của chính quyền Ngô Đình
Diệm là triết học nhân vị. Triết học nhân vị của chính quyền Ngô Đình Diệm do
Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị khai sinh, lấy từ triết học nhân vị Pháp, của một
nhóm trí thức cấp tiến, đứng đầu là E. Mounier (1905-1950). Trong sách “Nửa
thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam”, Nguyễn Trọng Chuẩn chủ
biên, nhà xuất bản Hà Nội, 2001, đã viết như sau “Nhằm tạo ra một thứ triết học
phục vụ lợi ích chính trị, Ngô Đình Nhu đã du nhập chủ nghĩa nhân vị của các
nhà triết học Pháp để nhào nặn, tỉa rút, biến lý thuyết triết học này thành chỗ dựa
để chống cộng sản” (trang 570). Còn sách “Lịch sử triết học”, Bùi Thanh Quất, 9
Vũ Tình (đồng chủ biên), nhà xuất bản Giáo dục, 2001, nhận định triết học nhân
vị ở miền Nam “gắn liền thần học với chủ nghĩa duy linh”. Chủ nghĩa duy linh ở
đây là chủ nghĩa tôn thờ thượng đế, đấng thiêng liêng tạo ra vũ trụ, vạn vật con
người. Tất nhiên, đó là chúa trời đạo Ca tô La Mã, trong bối cảnh cầm quyền của
Ngô Đình Diệm. Trong sách “Ảnh hưởng của triết học phương tây hiện đại ở Việt
Nam”, Lê Thị Tuyết, Dương Quốc Quân đồng tác giả, nhà xuất bản Chính trị
Hành chính, 2013, các tác giả viết: “Chủ nghĩa nhân vị được chính quyền Ngô
Đình Diệm sử dụng như một công cụ chống cộng sản, nó hoàn toàn tương ứng
với giáo lý của Công giáo. Đó vẫn chỉ như một giáo hội công giáo trung cổ, trung
thành nghiêm ngặt với những giáo điều của cộng đồng Trent (1545-1563). Công
giáo miền Nam Việt Nam muốn kiên trì những kỷ cương, đảm bảo tính liên tục
của giáo lý, từ đó bác bỏ mọi cải cách”. Chủ nghĩa nhân vị trái ngược hoàn toàn
so với Chủ nghĩa Mác Lênin, trong khi Chủ nghĩa Mác Lênin vạch rõ nguồn gốc
sâu xa của chế độ người bóc lột người; bản chất của chiến tranh; sự bất bình đẳng
giai cấp và dân tộc, khẳng định sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa
tư bản và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội thì Chủ nghĩa nhân vị lại ra sức bảo
vệ chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân vị sau cuộc ném bom bất thành đến
kỳ lạ đã làm Diệm và chế độ điều khiển chính sự miền Nam không còn bằng đầu
óc của một nhà chính trị tỉnh táo nữa, mà bằng sự tự tin mụ mị, khinh thường tất
cả phản ứng nguy hiểm. Pháp nạn 1963 diễn ra trong bối cảnh đó. Khác với Ngô
Đình Diệm, trên đường tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh giác ngộ chủ
nghĩa Mác - Lênin bắt đầu từ khi đọc và hiểu bản Sơ thảo lần thứ nhất Những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Nghiên cứu Luận
cương của Lênin, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sớm nhận ra, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa
xã hội và ngược lại, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể bảo vệ vững chắc độc lập
dân tộc. Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa quốc
gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để lãnh đạo Nhân
dân ta giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, chính trị,
kinh tế, xã hội, đối ngoại, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở
thành quốc gia độc lập, tự chủ, hòa bình, thống nhất và phát triển.
2.2. Cảm nghĩ về Dinh Độc Lập
Chuyến tham quan Dinh Độc Lập đã cho em hiểu thêm nhiều về lịch sử nước
nhà. Từ khi hình thành đến nay, Dinh Độc Lập là nơi chứng kiến những cột mốc 10
quan trọng của lịch sử dân tộc. Dinh không chỉ đem lại nguồn kinh tế về du lịch
mà còn đóng vai trò to lớn để lưu trữ lại những sự kiện lịch sử. Dinh như tái hiện
lại những nét kiến trúc tiêu biêu của Việt Nam ta ở chế độ cũ, những hiện vật vẫn
còn được giữ gần như nguyên vẹn, những bức tranh sơn mài, sơn dầu kích cỡ lớn
chiếm trọn cả một mảng tường, em được tìm hiểu sâu thêm những tác phẩm nghệ
thuật nổi tiếng thời đó, cách bày trí cũng như thiết kế dinh làm em rất ấn tượng.
Những căn phòng ở dinh được trang trí theo phong cách khác nhau và đều rất
trang trọng. Càng tìm hiểu và đọc thêm tài liệu về Dinh Độc Lập em càng thấy
trân trọng tự do mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta nhiều hơn.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Dinh Độc Lập không chỉ là một “chứng
nhân” lịch sử, là biểu tượng của sự hoà hợp, thống nhất đất nước mà còn là một
bảo tàng kiến trúc tiêu biểu, niềm tự hào về kiến trúc - xây dựng của người Việt
Nam. Khởi đầu là sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và các nước Đông
Dương, giai đoạn tiếp theo là sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Nhưng bằng chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của Quân
Giải phóng thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn
đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc lập. Tiếp đó, xe tăng mang số
hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh cùng ngày, Trung úy Bùi
Quang Thận, Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng
hoà, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên trên nóc Dinh Độc
Lập, kết thúc 20 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc ta. Dinh Độc
Lập lại là nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải
ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách
mạng. Từ đây lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới và Dinh Độc Lập trở
thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Là một công dân Việt Nam và là sinh viên của Đại học Hoa Sen, bản thân
em luôn xem Dinh Độc Lập là nơi để tưởng nhớ những sự hy sinh thầm lặng của
ông cha ta để có được hòa bình như ngày hôm nay. Bên cạnh đó bản thân cần
phải gìn giữ Dinh Độc Lập bởi vì nơi đây là nơi lưu trữ những hiện vật lịch sử có
giá trị giáo dục để truyền lại cho các thế hệ sau. Không chỉ riêng sinh viên Hoa
Sen mà sinh viên cả nước nói chung phải có ý thức trau dồi những kiến thức văn
hóa lịch sử để am hiểu cũng như tự hào về một thời huy hoàng của ông cha đã hy
sinh cho tổ quốc thân yêu từ đó càng thêm trân trọng nền hoà bình mà ta có được ngày hôm nay.
Hiểu được nét đẹp kiến trúc, ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần to lớn mà
Dinh Độc Lập mang lại, bản thân mỗi chúng ta càng thêm yêu đất nước, mảnh
đất nơi mình sinh ra, lớn lên, đồng thời trân trọng những gì mình đang có bởi đó 11
chính là thành quả của một quá trình phấn đấu, phát triển không ngừng của toàn
thể người dân Thành phố ta từ biết bao đời nay.Tóm lại, “Dân ta phải biết sử ta”,
mỗi công dân Việt Nam phải nắm vững về những di tích gắn liền với một phần
của lịch sử và có giá trị cao về văn hóa và du lịch. Việc truyền lại những thông
tin về giá trị của Dinh Độc Lập là nghĩa vụ chung của nhân dân Việt Nam là
người hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn mà nơi đây mang lại cho những thế hệ mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Nhật Lệ (2021), Dinh Độc Lập - Dấu ấn lịch sử không thể quên,
https://justfly.vn/discovery/vietnam/ho-chi-minh-city/dinh-doc-lap . 12
2. Minh Thạnh (2016), Khía cạnh triết học cùa cuộc ném bom Dinh Độc Lập
1962, https://sachhiem.net/LICHSU/M/MinhThanh_LS.php.
3. Trung Sơn (2016), Dinh Độc Lập những biến cố Sài Gòn,
https://vnexpress.net/dinh-doc-lap-va-nhung-bien-co-lich-su-o-sai-gon- 3396416.html . 13