Báo cáo chính sách ngoại giao nhà Nguyễn - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Báo cáo chính sách ngoại giao nhà Nguyễn - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
I. Giới thiệu chung.............................................................................................4
II. Ngoại giao với Trung Quốc..........................................................................4
1. Đổi quốc hiệu......................................................................................4
2. Hoạt động cầu phong, thụ phong......................................................4
3. Hoạt động triều cống, lễ sính.............................................................5
4. Một số hoạt động khác.......................................................................5
4.1. Vấn đề biên giới.........................................................................5
4.2. Quan hệ buôn bán.......................................................................6
III. Ngoại giao với các nước Đông Nam Á.......................................................6
2. Miến Điện...........................................................................................7
3. Chân Lạp............................................................................................7
4. Vạn Tượng..........................................................................................7
IV. Ngoại giao với phương Tây........................................................................8
1. Giai đoạn 1820 - 1825........................................................................8
2. Giai đoạn 1825 - 1831........................................................................8
3. Giai đoạn 1831 - 1838........................................................................9
4. Giai đoạn cuối đời..............................................................................9
V. Đánh giá.......................................................................................................10
1. Ưu điểm và nhược điểm...................................................................10
1.1. Ưu điểm....................................................................................10
1.2. Nhược điểm..............................................................................10
2. Nguyên nhân.....................................................................................11
3. Bài học kinh nghiệm........................................................................11
KẾT LUẬN............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14
2
3
MỞ ĐẦU
Nhà Nguyễn triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, được nhìn
nhận “đặc biệt” hơn so với các triều đại trước khi các sử gia chưa được sự nhất
quán trong quan điểm, cách đánh giá về triều đại này.
Minh Mạng, vị Hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, đã công mở rộng lãnh thổ,
thực hiện nhiều cuộc cải cách từ kinh tế, hội, giáo dục, văn hóa ... giúp cho đất
nước dưới thời của ông uy tín và thể hiện được sự tự cường trong khu vực. Đây
cũng thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử chế độ quân chủ nhà Nguyễn nói riêng
và phong kiến Việt Nam nói chung.
Các chính sách ngoại giao cũng một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành
công này, vậy, nhóm 7 đã thực hiện nghiên cứu đưa ra một số bình luận về
chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới thời Minh Mạng.
4
5
NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung
Trong thời gian trị vì của Minh Mạng (1820 - 1840), vấn đề nổi bật tại Đông
Nam Á bấy giờ là sự cạnh tranh giành bá quyền giữa Đại Nam và Xiêm. Thời điểm
đầu đây là một mối bang giao hoà hiếu, song sự cạnh tranh ảnh hưởng trên lãnh thổ
các quốc gia yếu thế như Vạn Tượng hay Chân Lạp đã khiến hiềm khích nảy sinh.
Ở bên kia bán cầu, nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp tư bản,
các nước ở châu Âu, châu Mỹ đã đua tranh quyết liệt trong công cuộc tìm kiếm thị
trường tiêu thụ, nguyên liệu nhân lực sản xuất. Điều này đã trở thành động
thôi thúc các nước đế quốc Âu Mỹ ráo riết xâm chiếm thuộc địa. Dần dần, các
nước tư bản phương Tây ở Châu Á ngày càng lấn lướt
Đứng trước tình cảnh này, Minh Mạng buộc phải xây dựng đa dạng các
chính sách ngoại giao nhằm duy trì ổn định nội bộ khu vực đồng thời giảm thiểu
những nguy cơ xâm phạm đến lợi ích, địa vị quốc gia, dân tộc đến từ phương Tây.
II. Ngoại giao với Trung Quốc
Minh Mạng duy trì quan hệ ngoại giao hòa hợp với Trung Quốc, vừa cương vừa
nhu, thay đổi linh hoạt theo bối cảnh quốc gia.
1. Đổi quốc hiệu
Năm 1804, tên nước ta được tuyên cáo chính thức đổi thành Việt Nam, nhưng
đến năm 1838, Minh Mạng đã cho đổi quốc hiệu thành Đại Nam, ngụ ý về một
quốc gia rộng lớn phương Nam. Triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp
thuận tên gọi này tỏ ra không hài lòng. Nhưng khi nhà Mãn Thanh đã suy yếu,
Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Điều này thể hiện uy
quyền của Minh Mạng, của nước ta với các nước trong khu vực bấy giờ. (Tuy
nhiên, tên gọi Việt Nam vẫn được sử dụng trong giai đoạn này và sau đó).
2. Hoạt động cầu phong, thụ phong
Thời Minh Mạng, hoạt động cầu phong, thụ phong không có quá nhiều sự đổi mới
so với triều đại trước, diễn ra đều đặn. Năm 1820, Vua Minh Mạng cử sứ bộ sang
6
báo tang vua Gia Long và xin phong vương; đến hai năm sau, ông được sắc phong.
Từ thời Minh Mạng trở đi, lễ phẩm cầu phong xin giảm mỗi thứ 1 nửa so với thời
vua Gia Long, còn 2 đôi ngà voi, 4 cỗ tê giác, 100 cân tốc hương, 100 tấm mỗi thứ
trừu, lụa nõn, lụa mộc, vải.
Thời Minh Mạng, Nhà Thanh coi Thăng Long kinh đô của Việt Nam, không
công nhận kinh đô mới là Phú Xuân. Vì vậy, dưới thời Minh Mạng và một vài triều
đại khác, lễ phong vương buộc phải diễn ra Bắc Thành (Thăng Long, Nội).
Đây được coi là điểm đặc biệt trong quan hệ đối ngoại hai bên.
3. Hoạt động triều cống, lễ sính
Trong quan hệ bang giao giữa triều Minh Mạng nhà Thanh, hoạt động triều
cống, lễ sính diễn ra đều đặn. Từ năm 1839 trở đi, hai bên quy ước “Đạo Quang
thay thành bốn năm tiến cống một lần, thế các cống vật cần tiến cống đương
nhiên được giảm đi một nửa” nên danh sách cống vật của các đoàn đi sứ sau năm
1839 ít hơn một nửa so với trước.
4. Một số hoạt động khác
4.1. Vấn đề biên giới
Dưới thời Minh Mạng, chính trị quân sự biển đảo được xác định một vấn đề
chiến lược của triều đại đây cũng được coi thời kỳ đỉnh cao hoạt động biển
của triều Nguyễn.
Khu vực hải phận, năm 1834, Minh Mạng sai người đến đảo Hoàng Sa (Quảng
Ngãi) vẽ bản đồ, khẳng định chủ quyền với tên gọi chung Vạn Trường Sa.
Đồng thời cho vẽ các đảo bờ biển nằm trong tấm bản đồ toàn quốc tên
“Đại Nam nhất thống toàn đồ”. Đây hành động khẳng định độc lập, chủ quyền
lãnh thổ của Minh Mạng. Nhà vua cũng thực hiện nhiều hoạt động cứu trợ nhân
đạo với tàu thuyền các nước gặp nạn trên biển Đông. Năm 1833, Minh Mạng đồng
ý hợp tác với nhà Thanh để bắt giặc biển; ban bố quy chế “tuần dương chương
trình”, “tuần thuyền quy thức”, “tuầnơng xử phận lệ”... nhằm chống cướp biển,
giữ gìn an ninh cho tàu thuyền hoạt động tại đây.
7
Ở vùng đất liền, năm 1828, Đô đốc phủ Khai Hóa (Quảng Tây) cho lính biên giới
sang Tuyên Quang truy bắt phạm nhân khiến triều đình rất bất bình, viết thư cho
trấn thủ Vân Nam với lời lẽ cứng rắn nhằm ngăn chặn những sự việc tương tự.
Năm 1831, nhà Thanh cho hơn 600 quân sang chiếm đóng đồn Phong Thổ (Lai
Châu) đòi quân Đại Nam phải rút đi. Minh Mạng cử Đặng Văn Thiêm đem
quân đòi lại với tinh thần kiên quyết bảo vệ lãnh thổ “xử trí cho thích đáng mới giữ
được quốc thể” khiến chúng phải rút về động Bình Lư. Năm 1838, Nguyễn Công
Trứ xin Minh Mạng đem quân lấy lại địa giới Trúc Sơn, châu Vĩnh An vốn thuộc
Quảng Yên nhưng Minh Mạng đã ngần ngại không đồng ý. Đây được coi một
thất sách của vua Minh Mạng.
4.2. Quan hệ buôn bán
Quan hệ giữa nhà Thanh và nhà Nguyễn thời kỳ này tương đối ổn định nhưng cũng
có những biến động gây ảnh hưởng tới quan hệ hai bên như việc đúc gitiền kẽm
của người Hoa làm giá cả tăng cao (1830). Hay việc người Hoa sang nước ta sinh
cơ lập nghiệp, buôn bán khiến các mặt hàng chiến lược như gạo, gỗ, kim loại,... và
hàng tiêu dùng bị cạnh tranh; tài nguyên của nước ta cũng bị vơ vét.
Minh Mạng dù nể trọng quan hệ với nhà Thanh nhưng cũng đưa ra một số đối sách
quyết liệt nhằm hạn chế các hành vi gây lũng đoạn như ra lệnh cấm người Hoa
buôn bán gạo qua biên giới, cấm thuyền buôn Đại Nam chở gạo sang Trung Quốc
(1832), ra lệnh cho các quan trấn ải biên giới kiểm soát chặt chẽ, không cho kẻ
gian chở trộm tiền kẽm giả sang Đại Nam.
III. Ngoại giao với các nước Đông Nam Á
1. Xiêm
Giai đoạn 1820 - 1832, mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Nam Xiêm La đạt đến
đỉnh cao của tình hoà hiếu. Năm 1823, Minh Mạng từ chối đề nghị vào liên
minh chống Xiêm La của Miến Điện. Năm 1824, Minh Mạng đã bãi triều 3 ngày
khi nhận tin báo tang vua Xiêm - sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử ngoại giao
giữa hai nước.
Thời gian sau đó, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng nhưng quan hệ ngoại giao
vẫn được duy trì. Cuộc xung đột Việt - Xiêm bắt đầu khi Minh Mạng cho quân
sang giúp Vạn Tượng lấy lại nước trước cuộc xâm lược của Xiêm (1827). Tuy
8
Minh Mạng đã gửi thư hoà hoãn sang Xiêm (1829), nhưng hiềm khích giữa hai bên
vẫn diễn ra đến hết thời Minh Mạng. Năm 1833, viện cớ Văn Khôi chạy sang
Xiêm cầu viện muốn đánh bại nhà Nguyễn, Xiêm cho 5 đạo quân đánh Đại Nam
dọc biên giới từ Tiên đến Quảng Trị. Nhà Nguyễn đến tháng 5 năm 1834 mới
giành được chiến thắng.
2. Miến Điện
Năm 1823, vua Miến Điện sai sứ bộ sang nước ta với mong muốn Đại Nam xóa bỏ
giao hữu với Xiêm La. Để tránh gây chiến tranh với các nước lân cận, Minh Mạng
đã khéo léo từ chối.
Minh Mạng muốn liên kết với Miến Điện để đối phó với ảnh hưởng của Xiêm
trong khu vực, nhưng không thể thực hiện vẫn muốn giữ quan hệ ổn định với
Xiêm La. Vậy nên, đối với ngoại giao hai nước này, triều Nguyễn giữ thế cân
bằng.
3. Chân Lạp
Quan hệ ngoại giao hai nước khi Minh Mạng mới lên ngôi rất hòa hợp khi cả hai
đều trao đổi thư lễ vật quý hiếm. Năm 1821, Chân Lạp rơi vào khó khăn, dâng
biểu xin bảo hộ từ nhà Nguyễn. Để đáp lại, Minh Mạng cho tướng sang đóng quân,
bảo hộ Chân Lạp. Minh Mạng cũng đồng ý giúp đỡ Chân Lạp trong các hoạt động
khác như đào sông,... Công cuộc bảo hộ này còn tiếp tục tới hết đời Minh Mạng.
4. Vạn Tượng
Dưới thời Minh Mạng, quan hệ giữa nước ta Vạn Tượng tương đối tốt, thường
xuyên trao đổi lễ vật. Năm 1827, Minh Mạng cho quân sang cứu giúp trước lời cầu
cứu của vua Vạn Tượng là A Nỗ khi Xiêm xâm lược.
Sau sự kiện Chiêu Nội giao nộp A Nỗ cho Xiêm, năm 1829, Minh Mạng sai quân
sang đánh Trấn Ninh, sáp nhập Trấn Định, Trấn Biên, Trấn Tĩnh, Lạc Biên vào Đại
Nam. Sau đó, mối quan hệ giữa nước ta Vạn Tượng hầu như bị gián đoạn. Tuy
vậy, nhà Nguyễn vẫn tìm cách ổn định tình hình biên giới để giữ gìn mối quan hệ.
9
IV. Ngoại giao với phương Tây
Minh Mạng theo đuổi đường lối ngoại giao “không Phương Tây” được định hình
từ thời Gia Long, không muốn thiết lập quan hệ với các nước phương Tây nhưng
cũng không hoàn toàn cự tuyệt họ. Đặc biệt, chính sách ngoại giao chịu nhiều ảnh
hưởng bởi quan niệm tôn giáo của Minh Mạng.
1. Giai đoạn 1820 - 1825
Minh Mạng mới kế vị ngai vàng, cần củng cố quyền lực nhân, ổn định triều
chính ... nên vẫn đi theo chính sách ôn hòa của tiền triều, đối xử bình thường với
người Pháp nhưng dần dần tìm cách xa lánh họ. Minh chứng ràng nhất cho ý
định này là việc Minh Mạng liên tục từ chối các yêu cầu thông thương hay thiết lập
quan hệ ngoại giao từ Tây phương. Năm 1821, Pháp phái viên tàu Le Larose trình
thư của vua Louis XVIII đề nghị thiết lập quan hệ giao thương nhưng bị vua từ
chối khéo léo. Tàu John Adam của Anh đến Đại Nam vào cuối tháng 11/1821 để
xin thông thương cũng bị Minh Mạng từ chối .
1
Tuy không chấp thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với phương Tây nhưng trong
giai đoạn này, việc buôn bán truyền đạo của giáo phương Tây tại Việt Nam
chưa bị nhà Nguyễn ngăn cấm.
2. Giai đoạn 1825 - 1831
Minh Mạng tiếp tục củng cố triều đại đất nước trên nền tảng ý thức hệ Khổng
giáo để chống đỡ các tưởng mới từ phương Tây, chủ yếu Thiên Chúa giáo.
Hoạt động bang giao với nước ngoài hạn chế nhưng vua vẫn cho phép tàu Anh
được buôn bán tại các cảng tàu Sài Gòn, Cửa HànThuận An. Thậm chí, khi tàu
buôn Pháp gặp nạn tại Đà Nẵng (1830), vua đã cho cứu trợ tiền, gạo.
Tuy nhiên, hoạt động của thương nhân phương Tây luôn được đặt trong sự kiểm
soát nghiêm ngặt của triều đình. Minh Mạng ra chỉ dụ nhắc nhở quan lại địa
phương việc canh phòng, tuần tra chặt chẽ các hoạt động của thương thuyền Anh.
Hay khi tàu Pháp được cứu nạn mãi không về nước, cố tình lại thăm dò, Minh
Mạng đã bất bình sai người đến nói phải trái, buộc thuyền Pháp rời đi. thể
2
1 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà, (NXB Đại học Sư Phạm, 2022), Lịch sử ngoại giao Việt Nam
trang 116-119.
2 Quốc sử quán triều Nguyễn, (2004), Tập III, trang 118.Đại Nam thực lục
10
thấy, Minh Mạng đối với các nước Phương Tây mở cửa nhưng rất hạn chế, chỉ
mở một cửa để dễ kiểm soát.
3
3. Giai đoạn 1831 - 1838
Quan hệ ngoại giao của Đại Nam với phương Tây không còn mang tính ôn hòa
như trước nữa. Các giáo sĩ phương Tây đã lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để tiến
hành thăm dò; lợi dụng tôn giáo để mua chuộc, dụ dỗ dân chúng, xúi giục giáo dân
chống lại triều đình. Thậm chí, còn ủng hộ cuộc nổi loạn với âm mưu lật đổ Minh
Mạng của Lê Văn Khôi (1833-1835).
vậy, Minh Mạng hết sức bài trừ Thiên Chúa giáo, chỉ thị cho các quan lại địa
phương tăng cường canh phòng cẩn mật, đề phòng các nhà truyền giáo lén lút
“gieo rắc bóng tối trên đất nước”, ban hành nhiều biện pháp cứng rắn như bắt bớ,
giam cầm, thậm chí xử tử các nhà truyền giáo, giáo dân không tuân theo mệnh lệnh
cấm đạo của triều đình. Từ năm 1825 - 1838, 4 giám mục, 9 linh mục ngoại
4
quốc, 20 linh mục người Việt hàng trăm giáo dân bị sát hại theo các chỉ dụ
“cấm đạo” và “sát đạo” của Minh Mạng. Do đó, từ năm 1833, các hoạt động ngoại
5
giao chính thức của nhà Nguyễn và các nước Phương Tây rơi vào ngưng trệ.
Trong thời kỳ này, phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đến Đại Nam hai
lần (1833 - 1836) với mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao những đều dang dở.
Nguyên nhân do quan lại nhà Nguyễn liên tục gây khó dễ trong bức thư của
Tổng thống Mỹ Roberts định dâng cho Minh Mạng do căn bệnh của
Roberts.
4. Giai đoạn cuối đời
Khi Châu Á bị rung chuyển bởi loạt đại bác của thực dân Anh, Minh Mạng buộc
phải đổi chiến lược ngoại giao tự thủ, thụ động sang ngoại giao cởi mở hợp tác với
Phương Tây. Tiêu biểu là việc vua cử phái đoàn sang Pháp với mong muốn kết
thỏa thuận chính trị thương mại (1840) hay cho phép miễn thuế tàu buôn Anh
nhằm “vỗ yên thân mến người xa” (9/1840). Trước những thay đổi của thế giới,
3 Trần Nam Tiến (2015), Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh
Mạng (1820-1840), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 61.
4 Trần Nam Tiến, Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh Mạng
(1820-1840), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 65.
5 Đỗ Bang, Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên Chúa giáo, Nghiên cứu lịch sử, số 1 (2010), trang
47.
11
một mặt, Minh Mạng cho phòng vệ những nơi hiểm yếu như cửa biển Đà Nẵng,
đảo Côn Lôn hay Phú Quốc; mặt khác, cố gắng nối lại các mối giao hảo với
phương Tây trước đây. Đây thể coi thời kỳ định hợp tác quốc tế của vua
Minh Mạng.
6
Tuy nhiên, đến khi Minh Mạng băng hà, những dự định “mở cửa” cố gắng
ngoại giao với các nước Phương Tây đã không thành hiện thực do những hành
động trước đó của triều đình với các giáo sĩ Thiên Chúa giáo.
V. Đánh giá
1. Ưu điểm và nhược điểm
1.1. Ưu điểm
Minh Mạng thực hiện chính sách ngoại giao tương đối ràng khéo léo đối với
Xiêm La một số nước lân cận như Ai Lao, Chân Lạp, Miến Điện. Với Trung
Quốc, Minh Mạng thể hiện sách lược ngoại giao cương nhu kết hợp khéo léo, nhún
nhường khi cần thiết nhưng cũng cứng rắn khi lợi ích dân tộc bị vi phạm. Trước
những hành động khiêu khích từ phương Tây (chủ yếu Pháp), Minh Mạng cũng
động thái cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia, địa vị triều đình. Điều này thể
hiện lòng yêu nước mạnh mẽ, sự kiên trì cùng tinh thần tự cường, tự chủ của Minh
Mạng, của triều đình. Nhờ vậy, Việt Nam thời kỳ này trở thành một quốc gia có uy
tín, cương vực rộng mở và tự cường trong khu vực.
1.2. Nhược điểm
Việc duy trì thái độ bảo thủ, chính sách “đóng cửa” với các quốc gia phương Tây
một sai lầm của Minh Mạng nói riêng nhà Nguyễn nói chung khi làm trì trệ
sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, chính sách “bài đạo” đã thực sự cản trở quan
hệ giữa Việt Nam với Phương Tây, đặc biệt Pháp. Với việc “cấm đạo”, Minh
Mạng đã tỏ rõ một cách ứng xử lúng túng, vụng về đối với nước Pháp. Chính sách
7
này vẫn tiếp diễn trong triều vua Thiệu Trị và Tự Đức, trở thành cái cớ tốt để Pháp
thực hiện chính sách bành trướng thuộc địa tại Việt Nam.
6 Đinh Thị Duyệt (2012), Về sự thay đổi trong chính sách ngoại giao với Phương Tây thời vua Minh
Mạng, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (144): 36 - 44.
7 Trần Nam Tiến, Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh Mạng
(1820-1840), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 65.
12
Sự kiện thư của tổng thống Mỹ bị làm khó dễ sai lầm lớn trong ngoại giao của
triều đại Minh Mạng, khi triều đình không đánh giá đúng tương quan sức mạnh, vị
thế với Mỹ và tỏ ra ngạo mạn.
2. Nguyên nhân
Minh Mạng chỉ duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc một số nước trong
khu vực do truyền thống từ những triều đại trước. Trung Quốc một “đối tượng”
quan trọng trong chính sách ngoại giao của nước ta từ xưa so với phương Tây -
những vị khách lần đầu ghé thăm, Trung Quốc rõ ràng đứng ở vị trí cao hơn hẳn.
Chính sách ngoại giao “không Phương Tây” là một chính sách sai lầm có tính nhất
quán vị vua đầu tiên, Gia Long, đặt ra, các vua kế cận triển khai gánh chịu
hậu quả. Minh Mạng không phải người bắt đầu những sai lầm, nhưng tiếp tay
cho sai lầm ấy vì lên ngôi, cai trị một quốc gia độc lập, không “mắc nợ” người
Pháp lại khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế.
Chính sách bài đạo của Minh Mạng thể hiện nhu cầu tự vệ ý thức của giai cấp
phong kiến cầm quyền trong vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc thống nhất văn hóa
truyền thống trước những khác biệt Thiên Chúa giáo các nước phương Tây
mang đến . Việc nhà Nguyễn nghi ngờ về thời điểm truyền đạo liên quan với
8
âm u xâm lược của thực dân Pháp hoàn toàn hợp khi chủ nghĩa thực dân
Phương Tây đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất.
3. Bài học kinh nghiệm
Trên sở vận dụng, rút kinh nghiệm từ triều Nguyễn, Đảng Nhà nước đã
đang thực hiện nhiều quyết sách và chỉ đạo đúng đắn và thấu tình đạt lý.
Trong quá trình giành độc lập, Việt Nam không chỉ chú trọng quan hệ với các nước
XHCN láng giềng không ngừng kêu gọi sự ủng hộ từ các lực lượng yêu
chuộng hoà bình tiến bộ trên thế giới. Đồng thời, mở rộng quan hệ ngoại giao
phá thế bao vây, cấm vận để giao lưu phát triển kinh tế.
Hiện nay, Đường lối ngoại giao Đảng, Nhà nước, nhân dân ta lựa chọn
đường lối ngoại giao cây tre: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, đậm đà bản
8 Trần Nam Tiến, Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh Mạng
(1820-1840), Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 64.
13
sắc dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết
tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”; biết nắm bắt thời cơ, phản
ứng linh hoạt, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế. Nhờ vậy, Việt Nam đã “có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
9
9 Nguyễn Văn Kỷ, Vận dụng tư tưởng ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong đối ngoại quốc phòng hiện
nay, Tạp chí Cộng sản (2024).
14
KẾT LUẬN
Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng đã chứng tỏ sự thích
nghi, đa dạng của nước ta trong bối cảnh lịch sử đầy biến động thách thức.
Minh Mạng, với nỗ lực để củng cố quốc gia ổn định nội bộ, đã triển khai một
loạt biện pháp ngoại giao, dù có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, việc
duy trì quan hệ ổn định với các nước láng giềng tập trung vào việc bảo vệ độc
lập quốc gia có thể xem là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tồn tại của triều
đại trong thời kỳ đầy thách thức này.
Tổng kết lại, ngoại giao dưới thời Minh Mạng không chỉ một phần liệu trong
kho tàng lịch sử Việt Nam còn bài học quý báu để vận dụng đồng thời cải
thiện đường lối đối ngoại Việt Nam sau này.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà. . Hà Nội: NXBLịch sử ngoại giao Việt Nam
Đại học Sư phạm, 2022.
Quốc sử quán triều Nguyễn. Hà Nội: NXB Sử học 2004.Đại Nam thực lục. ,
Đinh Thị Duyệt. Về sự thay đổi trong chính sách ngoại giao với Phương Tây thời
vua Minh Mạng. Nghiên cứu Đông Nam Á, 144, số 3: 36 - 44.
Trần Nam Tiến. Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam các nước Phương Tây
thời vua Minh Mạng (1820-1840). Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 4, (2015):
59-73.
Đỗ Bang. Nghiên cứu lịchChính sách của triều Nguyễn đối với Thiên Chúa giáo.
sử, số 1 (2010): 45 - 52.
Nguyễn Văn Kỷ. Vận dụng tưởng ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong đối
ngoại quốc phòng hiện nay. Tạp chí Cộng sản, ngày 19/02/2024.
https://www.tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/893102/
van-dung-tu-tuong-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-trong-doi-ngoai-quoc-phong-hien-
nay.
| 1/15

Preview text:

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
I. Giới thiệu chung.............................................................................................4
II. Ngoại giao với Trung Quốc..........................................................................4
1. Đổi quốc hiệu......................................................................................4
2. Hoạt động cầu phong, thụ phong......................................................4
3. Hoạt động triều cống, lễ sính.............................................................5
4. Một số hoạt động khác.......................................................................5

4.1. Vấn đề biên giới.........................................................................5
4.2. Quan hệ buôn bán.......................................................................6
III. Ngoại giao với các nước Đông Nam Á.......................................................6
2. Miến Điện...........................................................................................7
3. Chân Lạp............................................................................................7
4. Vạn Tượng..........................................................................................7

IV. Ngoại giao với phương Tây........................................................................8
1. Giai đoạn 1820 - 1825........................................................................8
2. Giai đoạn 1825 - 1831........................................................................8
3. Giai đoạn 1831 - 1838........................................................................9
4. Giai đoạn cuối đời..............................................................................9

V. Đánh giá.......................................................................................................10
1. Ưu điểm và nhược điểm...................................................................10
1.1. Ưu điểm....................................................................................10
1.2. Nhược điểm..............................................................................10
2. Nguyên nhân.....................................................................................11
3. Bài học kinh nghiệm........................................................................11
KẾT LUẬN............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14 1 2 MỞ ĐẦU
Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, được nhìn
nhận “đặc biệt” hơn so với các triều đại trước khi các sử gia chưa có được sự nhất
quán trong quan điểm, cách đánh giá về triều đại này.
Minh Mạng, vị Hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, đã có công mở rộng lãnh thổ,
thực hiện nhiều cuộc cải cách từ kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa ... giúp cho đất
nước dưới thời của ông có uy tín và thể hiện được sự tự cường trong khu vực. Đây
cũng là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử chế độ quân chủ nhà Nguyễn nói riêng
và phong kiến Việt Nam nói chung.
Các chính sách ngoại giao cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành
công này, vì vậy, nhóm 7 đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra một số bình luận về
chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới thời Minh Mạng. 3 4 NỘI DUNG I. Giới thiệu chung
Trong thời gian trị vì của Minh Mạng (1820 - 1840), vấn đề nổi bật tại Đông
Nam Á bấy giờ là sự cạnh tranh giành bá quyền giữa Đại Nam và Xiêm. Thời điểm
đầu đây là một mối bang giao hoà hiếu, song sự cạnh tranh ảnh hưởng trên lãnh thổ
các quốc gia yếu thế như Vạn Tượng hay Chân Lạp đã khiến hiềm khích nảy sinh.
Ở bên kia bán cầu, nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp tư bản,
các nước ở châu Âu, châu Mỹ đã đua tranh quyết liệt trong công cuộc tìm kiếm thị
trường tiêu thụ, nguyên liệu và nhân lực sản xuất. Điều này đã trở thành động cơ
thôi thúc các nước đế quốc Âu – Mỹ ráo riết xâm chiếm thuộc địa. Dần dần, các
nước tư bản phương Tây ở Châu Á ngày càng lấn lướt
Đứng trước tình cảnh này, Minh Mạng buộc phải xây dựng đa dạng các
chính sách ngoại giao nhằm duy trì ổn định nội bộ khu vực đồng thời giảm thiểu
những nguy cơ xâm phạm đến lợi ích, địa vị quốc gia, dân tộc đến từ phương Tây.
II. Ngoại giao với Trung Quốc
Minh Mạng duy trì quan hệ ngoại giao hòa hợp với Trung Quốc, vừa cương vừa
nhu, thay đổi linh hoạt theo bối cảnh quốc gia.
1. Đổi quốc hiệu
Năm 1804, tên nước ta được tuyên cáo và chính thức đổi thành Việt Nam, nhưng
đến năm 1838, Minh Mạng đã cho đổi quốc hiệu thành Đại Nam, ngụ ý về một
quốc gia rộng lớn ở phương Nam. Triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp
thuận tên gọi này và tỏ ra không hài lòng. Nhưng khi nhà Mãn Thanh đã suy yếu,
Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Điều này thể hiện uy
quyền của Minh Mạng, của nước ta với các nước trong khu vực bấy giờ. (Tuy
nhiên, tên gọi Việt Nam vẫn được sử dụng trong giai đoạn này và sau đó).
2. Hoạt động cầu phong, thụ phong
Thời Minh Mạng, hoạt động cầu phong, thụ phong không có quá nhiều sự đổi mới
so với triều đại trước, diễn ra đều đặn. Năm 1820, Vua Minh Mạng cử sứ bộ sang 5
báo tang vua Gia Long và xin phong vương; đến hai năm sau, ông được sắc phong.
Từ thời Minh Mạng trở đi, lễ phẩm cầu phong xin giảm mỗi thứ 1 nửa so với thời
vua Gia Long, còn 2 đôi ngà voi, 4 cỗ tê giác, 100 cân tốc hương, 100 tấm mỗi thứ
trừu, lụa nõn, lụa mộc, vải.
Thời Minh Mạng, Nhà Thanh coi Thăng Long là kinh đô của Việt Nam, không
công nhận kinh đô mới là Phú Xuân. Vì vậy, dưới thời Minh Mạng và một vài triều
đại khác, lễ phong vương buộc phải diễn ra ở Bắc Thành (Thăng Long, Hà Nội).
Đây được coi là điểm đặc biệt trong quan hệ đối ngoại hai bên.
3. Hoạt động triều cống, lễ sính
Trong quan hệ bang giao giữa triều Minh Mạng và nhà Thanh, hoạt động triều
cống, lễ sính diễn ra đều đặn. Từ năm 1839 trở đi, hai bên quy ước “Đạo Quang
thay thành bốn năm tiến cống một lần, vì thế các cống vật cần tiến cống đương
nhiên được giảm đi một nửa” nên danh sách cống vật của các đoàn đi sứ sau năm
1839 ít hơn một nửa so với trước.
4. Một số hoạt động khác 4.1. Vấn đề biên giới
Dưới thời Minh Mạng, chính trị quân sự biển đảo được xác định là một vấn đề
chiến lược của triều đại và đây cũng được coi là thời kỳ đỉnh cao hoạt động biển của triều Nguyễn.
Khu vực hải phận, năm 1834, Minh Mạng sai người đến đảo Hoàng Sa (Quảng
Ngãi) vẽ bản đồ, khẳng định chủ quyền với tên gọi chung là Vạn Lý Trường Sa.
Đồng thời cho vẽ các đảo và bờ biển nằm trong tấm bản đồ toàn quốc có tên là
“Đại Nam nhất thống toàn đồ”. Đây là hành động khẳng định độc lập, chủ quyền
lãnh thổ của Minh Mạng. Nhà vua cũng thực hiện nhiều hoạt động cứu trợ nhân
đạo với tàu thuyền các nước gặp nạn trên biển Đông. Năm 1833, Minh Mạng đồng
ý hợp tác với nhà Thanh để bắt giặc biển; ban bố quy chế “tuần dương chương
trình”, “tuần thuyền quy thức”, “tuần dương xử phận lệ”... nhằm chống cướp biển,
giữ gìn an ninh cho tàu thuyền hoạt động tại đây. 6
Ở vùng đất liền, năm 1828, Đô đốc phủ Khai Hóa (Quảng Tây) cho lính biên giới
sang Tuyên Quang truy bắt phạm nhân khiến triều đình rất bất bình, viết thư cho
trấn thủ Vân Nam với lời lẽ cứng rắn nhằm ngăn chặn những sự việc tương tự.
Năm 1831, nhà Thanh cho hơn 600 quân sang chiếm đóng đồn Phong Thổ (Lai
Châu) và đòi quân Đại Nam phải rút đi. Minh Mạng cử Đặng Văn Thiêm đem
quân đòi lại với tinh thần kiên quyết bảo vệ lãnh thổ “xử trí cho thích đáng mới giữ
được quốc thể” khiến chúng phải rút về động Bình Lư. Năm 1838, Nguyễn Công
Trứ xin Minh Mạng đem quân lấy lại địa giới Trúc Sơn, châu Vĩnh An vốn thuộc
Quảng Yên nhưng Minh Mạng đã ngần ngại không đồng ý. Đây được coi là một
thất sách của vua Minh Mạng. 4.2. Quan hệ buôn bán
Quan hệ giữa nhà Thanh và nhà Nguyễn thời kỳ này tương đối ổn định nhưng cũng
có những biến động gây ảnh hưởng tới quan hệ hai bên như việc đúc giả tiền kẽm
của người Hoa làm giá cả tăng cao (1830). Hay việc người Hoa sang nước ta sinh
cơ lập nghiệp, buôn bán khiến các mặt hàng chiến lược như gạo, gỗ, kim loại,... và
hàng tiêu dùng bị cạnh tranh; tài nguyên của nước ta cũng bị vơ vét.
Minh Mạng dù nể trọng quan hệ với nhà Thanh nhưng cũng đưa ra một số đối sách
quyết liệt nhằm hạn chế các hành vi gây lũng đoạn như ra lệnh cấm người Hoa
buôn bán gạo qua biên giới, cấm thuyền buôn Đại Nam chở gạo sang Trung Quốc
(1832), ra lệnh cho các quan trấn ải biên giới kiểm soát chặt chẽ, không cho kẻ
gian chở trộm tiền kẽm giả sang Đại Nam.
III. Ngoại giao với các nước Đông Nam Á 1. Xiêm
Giai đoạn 1820 - 1832, mối quan hệ ngoại giao giữa Đại Nam và Xiêm La đạt đến
đỉnh cao của tình hoà hiếu. Năm 1823, Minh Mạng từ chối đề nghị ký vào liên
minh chống Xiêm La của Miến Điện. Năm 1824, Minh Mạng đã bãi triều 3 ngày
khi nhận tin báo tang vua Xiêm - sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử ngoại giao giữa hai nước.
Thời gian sau đó, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng nhưng quan hệ ngoại giao
vẫn được duy trì. Cuộc xung đột Việt - Xiêm bắt đầu khi Minh Mạng cho quân
sang giúp Vạn Tượng lấy lại nước trước cuộc xâm lược của Xiêm (1827). Tuy 7
Minh Mạng đã gửi thư hoà hoãn sang Xiêm (1829), nhưng hiềm khích giữa hai bên
vẫn diễn ra đến hết thời Minh Mạng. Năm 1833, viện cớ Lê Văn Khôi chạy sang
Xiêm cầu viện muốn đánh bại nhà Nguyễn, Xiêm cho 5 đạo quân đánh Đại Nam
dọc biên giới từ Hà Tiên đến Quảng Trị. Nhà Nguyễn đến tháng 5 năm 1834 mới
giành được chiến thắng.
2. Miến Điện
Năm 1823, vua Miến Điện sai sứ bộ sang nước ta với mong muốn Đại Nam xóa bỏ
giao hữu với Xiêm La. Để tránh gây chiến tranh với các nước lân cận, Minh Mạng đã khéo léo từ chối.
Minh Mạng muốn liên kết với Miến Điện để đối phó với ảnh hưởng của Xiêm
trong khu vực, nhưng không thể thực hiện vì vẫn muốn giữ quan hệ ổn định với
Xiêm La. Vậy nên, đối với ngoại giao hai nước này, triều Nguyễn giữ thế cân bằng. 3. Chân Lạp
Quan hệ ngoại giao hai nước khi Minh Mạng mới lên ngôi rất hòa hợp khi cả hai
đều trao đổi thư và lễ vật quý hiếm. Năm 1821, Chân Lạp rơi vào khó khăn, dâng
biểu xin bảo hộ từ nhà Nguyễn. Để đáp lại, Minh Mạng cho tướng sang đóng quân,
bảo hộ Chân Lạp. Minh Mạng cũng đồng ý giúp đỡ Chân Lạp trong các hoạt động
khác như đào sông,... Công cuộc bảo hộ này còn tiếp tục tới hết đời Minh Mạng.
4. Vạn Tượng
Dưới thời Minh Mạng, quan hệ giữa nước ta và Vạn Tượng tương đối tốt, thường
xuyên trao đổi lễ vật. Năm 1827, Minh Mạng cho quân sang cứu giúp trước lời cầu
cứu của vua Vạn Tượng là A Nỗ khi Xiêm xâm lược.
Sau sự kiện Chiêu Nội giao nộp A Nỗ cho Xiêm, năm 1829, Minh Mạng sai quân
sang đánh Trấn Ninh, sáp nhập Trấn Định, Trấn Biên, Trấn Tĩnh, Lạc Biên vào Đại
Nam. Sau đó, mối quan hệ giữa nước ta và Vạn Tượng hầu như bị gián đoạn. Tuy
vậy, nhà Nguyễn vẫn tìm cách ổn định tình hình biên giới để giữ gìn mối quan hệ. 8
IV. Ngoại giao với phương Tây
Minh Mạng theo đuổi đường lối ngoại giao “không Phương Tây” được định hình
từ thời Gia Long, không muốn thiết lập quan hệ với các nước phương Tây nhưng
cũng không hoàn toàn cự tuyệt họ. Đặc biệt, chính sách ngoại giao chịu nhiều ảnh
hưởng bởi quan niệm tôn giáo của Minh Mạng.
1. Giai đoạn 1820 - 1825
Minh Mạng mới kế vị ngai vàng, cần củng cố quyền lực cá nhân, ổn định triều
chính ... nên vẫn đi theo chính sách ôn hòa của tiền triều, đối xử bình thường với
người Pháp nhưng dần dần tìm cách xa lánh họ. Minh chứng rõ ràng nhất cho ý
định này là việc Minh Mạng liên tục từ chối các yêu cầu thông thương hay thiết lập
quan hệ ngoại giao từ Tây phương. Năm 1821, Pháp phái viên tàu Le Larose trình
thư của vua Louis XVIII đề nghị thiết lập quan hệ giao thương nhưng bị vua từ
chối khéo léo. Tàu John Adam của Anh đến Đại Nam vào cuối tháng 11/1821 để
xin thông thương cũng bị Minh Mạng từ chối1.
Tuy không chấp thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với phương Tây nhưng trong
giai đoạn này, việc buôn bán và truyền đạo của giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam
chưa bị nhà Nguyễn ngăn cấm.
2. Giai đoạn 1825 - 1831
Minh Mạng tiếp tục củng cố triều đại và đất nước trên nền tảng ý thức hệ Khổng
giáo để chống đỡ các tư tưởng mới từ phương Tây, chủ yếu là Thiên Chúa giáo.
Hoạt động bang giao với nước ngoài hạn chế nhưng vua vẫn cho phép tàu Anh
được buôn bán tại các cảng tàu Sài Gòn, Cửa Hàn và Thuận An. Thậm chí, khi tàu
buôn Pháp gặp nạn tại Đà Nẵng (1830), vua đã cho cứu trợ tiền, gạo.
Tuy nhiên, hoạt động của thương nhân phương Tây luôn được đặt trong sự kiểm
soát nghiêm ngặt của triều đình. Minh Mạng ra chỉ dụ nhắc nhở quan lại địa
phương việc canh phòng, tuần tra chặt chẽ các hoạt động của thương thuyền Anh.
Hay khi tàu Pháp được cứu nạn mãi không về nước, cố tình ở lại thăm dò, Minh
Mạng đã bất bình sai người đến nói rõ phải trái, buộc thuyền Pháp rời đi.2 Có thể
1 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà, Lịch sử ngoại giao Việt Nam (NXB Đại học Sư Phạm, 2022), trang 116-119.
2 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (2004), Tập III, trang 118. 9
thấy, Minh Mạng đối với các nước Phương Tây có mở cửa nhưng rất hạn chế, chỉ
mở một cửa để dễ kiểm soát.3
3. Giai đoạn 1831 - 1838
Quan hệ ngoại giao của Đại Nam với phương Tây không còn mang tính ôn hòa
như trước nữa. Các giáo sĩ phương Tây đã lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để tiến
hành thăm dò; lợi dụng tôn giáo để mua chuộc, dụ dỗ dân chúng, xúi giục giáo dân
chống lại triều đình. Thậm chí, còn ủng hộ cuộc nổi loạn với âm mưu lật đổ Minh
Mạng của Lê Văn Khôi (1833-1835).
Vì vậy, Minh Mạng hết sức bài trừ Thiên Chúa giáo, chỉ thị cho các quan lại địa
phương tăng cường canh phòng cẩn mật, đề phòng các nhà truyền giáo lén lút
“gieo rắc bóng tối trên đất nước”, ban hành nhiều biện pháp cứng rắn như bắt bớ,
giam cầm, thậm chí xử tử các nhà truyền giáo, giáo dân không tuân theo mệnh lệnh
cấm đạo của triều đình.4 Từ năm 1825 - 1838, có 4 giám mục, 9 linh mục ngoại
quốc, 20 linh mục người Việt và hàng trăm giáo dân bị sát hại theo các chỉ dụ
“cấm đạo” và “sát đạo” của Minh Mạng.5 Do đó, từ năm 1833, các hoạt động ngoại
giao chính thức của nhà Nguyễn và các nước Phương Tây rơi vào ngưng trệ.
Trong thời kỳ này, phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đến Đại Nam hai
lần (1833 - 1836) với mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao những đều dang dở.
Nguyên nhân là do quan lại nhà Nguyễn liên tục gây khó dễ trong bức thư của
Tổng thống Mỹ mà Roberts định dâng cho Minh Mạng và do căn bệnh của Roberts.
4. Giai đoạn cuối đời
Khi Châu Á bị rung chuyển bởi loạt đại bác của thực dân Anh, Minh Mạng buộc
phải đổi chiến lược ngoại giao tự thủ, thụ động sang ngoại giao cởi mở hợp tác với
Phương Tây. Tiêu biểu là việc vua cử phái đoàn sang Pháp với mong muốn ký kết
thỏa thuận chính trị và thương mại (1840) hay cho phép miễn thuế tàu buôn Anh
nhằm “vỗ yên thân mến người xa” (9/1840). Trước những thay đổi của thế giới,
3 Trần Nam Tiến (2015), Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh
Mạng (1820-1840)
, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 61.
4 Trần Nam Tiến, Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh Mạng
(1820-1840)
, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 65.
5 Đỗ Bang, Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên Chúa giáo, Nghiên cứu lịch sử, số 1 (2010), trang 47. 10
một mặt, Minh Mạng cho phòng vệ những nơi hiểm yếu như cửa biển Đà Nẵng,
đảo Côn Lôn hay Phú Quốc; mặt khác, cố gắng nối lại các mối giao hảo với
phương Tây trước đây. Đây có thể coi là thời kỳ định hợp tác quốc tế của vua Minh Mạng.6
Tuy nhiên, đến khi Minh Mạng băng hà, những dự định “mở cửa” và cố gắng
ngoại giao với các nước Phương Tây đã không thành hiện thực do những hành
động trước đó của triều đình với các giáo sĩ Thiên Chúa giáo. V. Đánh giá
1. Ưu điểm và nhược điểm 1.1. Ưu điểm
Minh Mạng thực hiện chính sách ngoại giao tương đối rõ ràng và khéo léo đối với
Xiêm La và một số nước lân cận như Ai Lao, Chân Lạp, Miến Điện. Với Trung
Quốc, Minh Mạng thể hiện sách lược ngoại giao cương nhu kết hợp khéo léo, nhún
nhường khi cần thiết nhưng cũng cứng rắn khi lợi ích dân tộc bị vi phạm. Trước
những hành động khiêu khích từ phương Tây (chủ yếu là Pháp), Minh Mạng cũng
có động thái cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia, địa vị triều đình. Điều này thể
hiện lòng yêu nước mạnh mẽ, sự kiên trì cùng tinh thần tự cường, tự chủ của Minh
Mạng, của triều đình. Nhờ vậy, Việt Nam thời kỳ này trở thành một quốc gia có uy
tín, cương vực rộng mở và tự cường trong khu vực. 1.2. Nhược điểm
Việc duy trì thái độ bảo thủ, chính sách “đóng cửa” với các quốc gia phương Tây
là một sai lầm của Minh Mạng nói riêng và nhà Nguyễn nói chung khi làm trì trệ
sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, chính sách “bài đạo” đã thực sự cản trở quan
hệ giữa Việt Nam với Phương Tây, đặc biệt là Pháp. Với việc “cấm đạo”, Minh
Mạng đã tỏ rõ một cách ứng xử lúng túng, vụng về đối với nước Pháp.7 Chính sách
này vẫn tiếp diễn trong triều vua Thiệu Trị và Tự Đức, trở thành cái cớ tốt để Pháp
thực hiện chính sách bành trướng thuộc địa tại Việt Nam.
6 Đinh Thị Duyệt (2012), Về sự thay đổi trong chính sách ngoại giao với Phương Tây thời vua Minh
Mạng,
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (144): 36 - 44.
7 Trần Nam Tiến, Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh Mạng
(1820-1840)
, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 65. 11
Sự kiện thư của tổng thống Mỹ bị làm khó dễ là sai lầm lớn trong ngoại giao của
triều đại Minh Mạng, khi triều đình không đánh giá đúng tương quan sức mạnh, vị
thế với Mỹ và tỏ ra ngạo mạn. 2. Nguyên nhân
Minh Mạng chỉ duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và một số nước trong
khu vực do truyền thống từ những triều đại trước. Trung Quốc là một “đối tượng”
quan trọng trong chính sách ngoại giao của nước ta từ xưa và so với phương Tây -
những vị khách lần đầu ghé thăm, Trung Quốc rõ ràng đứng ở vị trí cao hơn hẳn.
Chính sách ngoại giao “không Phương Tây” là một chính sách sai lầm có tính nhất
quán mà vị vua đầu tiên, Gia Long, đặt ra, các vua kế cận triển khai và gánh chịu
hậu quả. Minh Mạng không phải là người bắt đầu những sai lầm, nhưng tiếp tay
cho sai lầm ấy vì dù lên ngôi, cai trị một quốc gia độc lập, không “mắc nợ” người
Pháp lại khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế.
Chính sách bài đạo của Minh Mạng thể hiện nhu cầu tự vệ và ý thức của giai cấp
phong kiến cầm quyền trong vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất văn hóa
truyền thống trước những khác biệt mà Thiên Chúa giáo và các nước phương Tây
mang đến8. Việc nhà Nguyễn nghi ngờ về thời điểm truyền đạo có liên quan với
âm mưu xâm lược của thực dân Pháp là hoàn toàn hợp lý khi chủ nghĩa thực dân
Phương Tây đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất.
3. Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở vận dụng, rút kinh nghiệm từ triều Nguyễn, Đảng và Nhà nước đã và
đang thực hiện nhiều quyết sách và chỉ đạo đúng đắn và thấu tình đạt lý.
Trong quá trình giành độc lập, Việt Nam không chỉ chú trọng quan hệ với các nước
XHCN và láng giềng mà không ngừng kêu gọi sự ủng hộ từ các lực lượng yêu
chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới. Đồng thời, mở rộng quan hệ ngoại giao
phá thế bao vây, cấm vận để giao lưu phát triển kinh tế.
Hiện nay, Đường lối ngoại giao mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta lựa chọn là
đường lối ngoại giao cây tre: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, đậm đà bản
8 Trần Nam Tiến, Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây thời vua Minh Mạng
(1820-1840)
, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 04 (2015), trang 64. 12
sắc dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết
tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”; biết nắm bắt thời cơ, phản
ứng linh hoạt, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế. Nhờ vậy, Việt Nam đã “có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.9
9 Nguyễn Văn Kỷ, Vận dụng tư tưởng ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong đối ngoại quốc phòng hiện
nay,
Tạp chí Cộng sản (2024). 13 KẾT LUẬN
Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng đã chứng tỏ sự thích
nghi, đa dạng của nước ta trong bối cảnh lịch sử đầy biến động và thách thức.
Minh Mạng, với nỗ lực để củng cố quốc gia và ổn định nội bộ, đã triển khai một
loạt biện pháp ngoại giao, dù có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, việc
duy trì quan hệ ổn định với các nước láng giềng và tập trung vào việc bảo vệ độc
lập quốc gia có thể xem là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tồn tại của triều
đại trong thời kỳ đầy thách thức này.
Tổng kết lại, ngoại giao dưới thời Minh Mạng không chỉ là một phần tư liệu trong
kho tàng lịch sử Việt Nam mà còn là bài học quý báu để vận dụng đồng thời cải
thiện đường lối đối ngoại Việt Nam sau này. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà. Lịch sử ngoại giao Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm, 2022.
Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục. Hà Nội: NXB Sử học 2004. ,
Đinh Thị Duyệt. Về sự thay đổi trong chính sách ngoại giao với Phương Tây thời
vua Minh Mạng.
Nghiên cứu Đông Nam Á, 144, số 3: 36 - 44.
Trần Nam Tiến. Vấn đề Công giáo trong/giữa Việt Nam và các nước Phương Tây
thời vua Minh Mạng (1820-1840).
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 142, số 4, (2015): 59-73.
Đỗ Bang. Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên Chúa giáo. Nghiên cứu lịch sử, số 1 (2010): 45 - 52.
Nguyễn Văn Kỷ. Vận dụng tư tưởng ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong đối
ngoại quốc phòng hiện nay
. Tạp chí Cộng sản, ngày 19/02/2024.
https://www.tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/893102/
van-dung-tu-tuong-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-trong-doi-ngoai-quoc-phong-hien- nay. 15