-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo chuyến đi thực tế chính trị xã hội tại Lào Cai - Sapa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc nằm Tổ quốc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc Vân Nam giáp Trung Quốc, có diện tích 6.364,02 km2, có đường biên giới quốc gia dài 182,086km. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo chuyến đi thực tế chính trị xã hội tại Lào Cai - Sapa | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc nằm Tổ quốc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc Vân Nam giáp Trung Quốc, có diện tích 6.364,02 km2, có đường biên giới quốc gia dài 182,086km. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÁO CÁO
CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TẠI LÀO CAO – SAPA
HỌ VÀ TÊN: PHÙNG THỊ TUYẾT
MÃ SINH VIÊN: 2256100053
LỚP: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K42
HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2024 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
I. LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI ............................................................................. 3
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LÀO CAI ................................................... 5
1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 5
2. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 5
3. Hành trình đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội ............................................ 6
4. Hoạt động đối ngoại ........................................................................................... 9
III. THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................... 11
1. Đền thượng – ngôi đền linh thiêng giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.
................................................................................................................................. 11
2. Cột mốc biên giới 102(2) .................................................................................. 12
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai ................................................... 13
4. Đèo Ô Quy Hồ .................................................................................................. 17
5. Bản Cát Cát ...................................................................................................... 18
IV. BÀI HỌC RÚT RA SAU CHUYẾN ĐI ........................................................ 21
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 23 1 LỜI MỞ ĐẦU
Theo chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong đó có học
phần Thực tế chính trị - xã hội gồm 2 tín chỉ. Được sự cho phép của Học viện, từ ngày
11/3/1024 đến 13/3/2024, Khoa Quan hệ quốc đã có chuyến đi thực tế chính trị- xã hội
để tìm hiểu lịch sử, văn hoá, danh thắng và làm việc tại Lào Cai và Sa Pa. Tại đây, dưới
sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa, cả đoàn đã hoàn thành tốt đẹp chuyến đi tới
tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của các địa điểm bao gồm: Đền Thượng, Cửa
khẩu Lào Cai, Đài phát thanh truyền hình Lào Cai, Cổng Trời Ô Quy Hồ, Bản Cát Cát.
Tại đây chúng em đã được tìm hiểu, học tập về kiến thức chuyên môn liên quan tới
ngành học, đồng thời được chứng kiến quá trình sinh hoạt và phát triển của các dân tộc tại Lào Cai và SaPa.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tới tham quan, tìm hiểu những địa danh
rất quan trọng và ý nghĩa. Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Quan hệ quốc
tế đã đồng hành, hướng dẫn chúng em trong chuyến đi thực tế. Chuyến đi thực tế này
thực sự rất bổ ích và đã mang lại cho chúng em nhiều kiến thức thực tiễn để có thể áp
dụng vào ngành học của mình. 2 I.
LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI Ngày thứ nhất
Sáng ngày 11/3/2024, cả đoàn xuất phát từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đi tới
Lào Cai. Sau khoảng hơn 6 giờ đồng hồ di chuyển, điểm dừng chân đầu tiên của cả
đoàn là tại Đền Thượng- ngôi đền linh thiêng giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Tại
đây cả đoàn được nghe thuyết minh về Đền Thượng, sau đó làm lễ dâng hương và chụp ảnh lưu niệm.
Sau khi thăm Đền Thượng, cả đoàn di chuyển tới Cột mốc Biên giới 102 và Cửa khẩu
Lào Cai để tham quan và chụp ảnh lưu niệm. Sau đó cả đoàn dừng chân nghỉ ngơi và
ăn trưa tại một nhà hàng ở Lào Cai.
Buổi chiều, cả đoàn có buổi làm việc tại Đài PTTH tỉnh Lào Cai. Tại đây chúng em
nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của ban lãnh đạo Đài. Trong buổi làm việc, được
lắng nghe các đồng chí, báo cáo viên giới thiệu về Lào Cai cũng như những công tác đối ngoại của tỉnh.
Sau khi hoàn thành buổi làm việc tại Đài PTTH tỉnh Lào Cai thì cả đoàn bắt đầu di
chuyển tới thị xã Sapa để nghỉ ngơi, ăn tối và vui chơi tại đây. Ngày đầu tiên đã kết
thúc trọng vẹn với nhiều bài học và trải nghiệm mới. Ngày thứ hai
Buổi sáng cả đoàn có cơ hội tới tham quan tại Ô Quy Hồ - một trong những điểm ngắm
trọn vẻ đẹp hùng vĩ của toàn bộ thung lũng rộng lớn, núi non trùng điệp của dãy Hoàng
Liên Sơn. Cảm giác đứng trên ngọn núi cao gần 2000m, hít hà không khí trong lành và
thả hồn vào khung cảnh tuyệt đẹp của núi non, ngắm đỉnh Fansipan hũng vĩ, thật sự vô cùng là tuyệt vời.
Buổi chiều cả đoàn đi thăm Bản Cát Cát - Là ngôi làng cổ đẹp nhất núi rừng Tây Bắc
nằm cuối thung lũng Mường Hoa, tọa lạc ngay dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, là
địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào người dân tộc H’Mông. Tại đây chúng em
được ngắm nhìn những ngôi nhà sàn độc đáo bên khung cửi dệt vải thổ cẩm của đồng 3
bào dân tộc, tham quan cây cầu bắc qua Thác thủy điện phong cảnh hữu tình nên thơ.
Được trải nghiệm các trò chơi dân gian như nhảy sạp…
Buổi tối chúng em tham dự Gala Diner với rất nhiều tiết mục văn nghê sôi động đến từ
thầy Oanh và các bạn sinh viên của các lớp trong khoa. Ngày thứ ba
Buổi sáng chúng em được tư do tham quan, dạo chơi tại nhà thờ Sapa, núi Hàm Rồng,
mua quà lưu niệm và đặc sản tại chợ Sapa,..Sau đó dùng bữa trưa tại khách sạn, tới hơn
12h cả đoàn di chuyển lên xe để về. Chuyến đi 3 ngày 2 đêm tại Sapa, Lào Cai đã kết thúc tốt đẹp. 4 II.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LÀO CAI
1. Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Phía
Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu,
phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có diện tích 6.364,02 km2, có đường
biên giới quốc gia dài 182,086km.
2. Lịch sử hình thành
Từ thời Hùng Vương dựng nước, địa bàn tỉnh Lào Cai thuộc Bộ Tân Hưng, là một
trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử,
ngày 12/7/1907 Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã quyết định thành lập tỉnh Lao Kay.
Sau khi thống nhất đất nước, ngày 03/01/1976 Lào Cai hợp nhất với tỉnh Yên Bái và
một phần đất thuộc tỉnh Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn; ngày 01/10/1991, tỉnh
Lào Cai được tái lập. Hiện nay tỉnh Lào Cai có 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố, tổng
cộng 152 xã, phường, thị trấn, dân số hơn 746 nghìn ngừoi ,có 25 dân tộc anh em cùng
chung sống. Nằm ở tuyến đầu khu vực trung du, miền núi phía Bắc, tỉnh Lào Cai có vị
trí rất quan trọng về kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; là “phên dậu”
của Tổ quốc, địa bàn trọng yếu chiến lược trong thế trận phòng thủ của cả nước và
Quân khu 2; là nơi có “sông đầu nguồn, núi tuyệt đỉnh”; có cửa khẩu quốc tế lớn; có
đầy đủ các loại hình giao thông kết nối; giàu tài nguyên khoáng sản; có nền văn hóa đa
dạng, tâm linh phong phú. Lào Cai hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển trở
thành một cực tăng trưởng của vùng và cả nước; là trung tâm kết nối giao thương kinh
tế giữa Việt Nam, các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc. Trong suốt chặng
đường 115 năm kể từ năm 1907 đến năm 2022, dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh
nào, người dân Lào Cai vẫn luôn một lòng nồng nàn yêu nước. Trong cuộc trường
chinh chống giặc ngoại xâm và Tiễu Phỉ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng
bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai đã anh dũng đấu tranh giải phóng quê hương, góp
sức làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; rồi chi viện sức người, sức của cho
chiến trường miền Nam đánh Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước. Tiếp đó, quân và dân Lào Cai đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chiến đấu
dũng cảm, kiên cường, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Từ ngày tái lập
tỉnh đến nay, quá trình hội nhập và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và
LLVT tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại. Lịch sử xây
dựng, đấu tranh giải phóng và bảo vệ quê hương đã hun đúc nên bản sắc văn hóa độc
đáo, truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất; dũng cảm, kiên cường
trong đấu tranh của đất và người Lào Cai. Đó cũng chính là một trong những mạch 5
nguồn tạo nên truyền thống, những trang sử vẻ vang trong quá trình xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành của LLVT Lào Cai.
3. Hành trình đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội
Hoà mình cùng công cuộc đổi mới của đất nước, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai
đã thực nỗ lực và khẳng định những bước đi vững chắc để tạo nên thế và lực mới, quyết
tâm xây dựng tỉnh Lào Cai xứng đáng với vị trí trung tâm kết nối vùng và cả nước.
Những ngày đầu mới tái lập tỉnh, Lào Cai nằm trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 36 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người
mới đạt 680.000 đồng/người/năm; 7/10 huyện chưa có điện lưới quốc gia, 138/180 xã
thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54/180 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm; cơ
sở hạ tầng và công nghiệp gần như bị tàn phá hoàn toàn,... Văn hóa - xã hội của tỉnh
sau chiến tranh biên giới có 14 xã “trắng” về giáo dục, gần 55% hộ dân thuộc diện đói,
nghèo; 36 xã chưa có trạm y tế; nhiều xã, phường, thị trấn chưa được phủ sóng phát
thanh - truyền hình; nhiều hủ tục lạc hậu còn rất nặng nề, trên 30% cán bộ xã không
biết chữ; 451/1.711 thôn, bản chưa có đảng viên (chiếm 26,35% số thôn, bản của tỉnh);
tình hình an ninh, trật tự, an ninh biên giới diễn biến phức tạp, khó lường, quan hệ đối
ngoại gần như chưa có gì, hai bên vẫn đóng cửa biên giới,... Song, với tinh thần đoàn
kết thống nhất, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Lào Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực đầu tư, thực hiện nhiều
quyết sách đúng đắn, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh. 6
Chặng đường 10 năm đầu tái lập tỉnh (từ năm 1991 - năm 2000) là thời kỳ tỉnh Lào Cai
phải đối diện với nhiều thử thách, là giai đoạn tập trung khắc phục khó khăn, định hình
hướng đi, cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ để xây dựng và kiến thiết quê hương.
Công việc trước mắt là cần tập trung xây dựng thị xã tỉnh lỵ để sắp xếp ổn định hoạt
động của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, ưu tiên sản xuất lương thực, xóa đói, giảm
nghèo; đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng; đầu tư cho giáo dục; dồn lực cho nông thôn
vùng cao để cải thiện đời sống sinh kế cho người dân. Với khát vọng vươn lên mạnh
mẽ, nhận diện đúng tình hình, xác định hướng đi đúng đắn, đề ra các chính sách phù
hợp; từ đó, tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Quy mô GRDP của tỉnh
Lào Cai ngày càng tăng, đến năm 2000 tăng gấp 2,1 lần so với năm 1991. Cơ cấu kinh
tế nông, lâm nghiệp - công nghiệp - du lịch, dịch vụ chuyển dịch đúng hướng; thu ngân
sách trên địa bàn toàn tỉnh năm 2000 đạt 400 tỷ đồng, gấp 11,1 lần năm 1991, thu nhập
bình quân đầu người tăng hơn 3 lần so với năm 1991; tỷ lệ hộ dân đói, nghèo giảm
mạnh từ 54,8% (năm 1991) xuống còn 21% (năm 2000). Kết cấu hạ tầng được đầu tư
mạnh mẽ gắn với hình thành mạng lưới các đô thị; các lĩnh vực của đời sống xã hội có
bước chuyển nhanh chóng và toàn diện. Năm 2000, tỉnh Lào Cai đã xóa xã “trắng” về
y tế, tỷ lệ người biết chữ ở tỉnh Lào Cai từ 15 tuổi trở lên chiếm 68,8%, có 108 xã,
phường, thị trấn được phủ sóng truyền hình, 98 xã, phường, thị trấn được phủ sóng
phát thanh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức,
đã xóa được 219 thôn, bản “trắng” đảng viên; chính sách cán bộ có những đột phá mới
trong công tác đào tạo, luân chuyển và sử dụng cán bộ; quan hệ đối ngoại từng bước
được mở rộng. Cửa khẩu quốc tế tỉnh Lào Cai được khai thông và đi vào hoạt động.
Những thành quả đó đã giúp tỉnh Lào Cai sớm xây dựng được trung tâm hành chính
của tỉnh, ổn định được dân cư, xác định được hướng đi vững chắc cho sự phát triển của tỉnh sau này.
Bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI (từ năm 2001 - năm 2010), tỉnh Lào Cai thể
hiện tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế kết hợp
với phát huy nội lực, tập trung khơi thông “điểm nghẽn”, tạo tiền đề cho sự phát triển
bứt phá trên nhiều lĩnh vực. Tỉnh Lào Cai đã chủ động đề xuất với Trung ương cho
phép thực hiện cơ chế đặc thù, thay vì đề xuất cấp ngân sách cho địa phương. Cách làm
đó, đã giúp cho tỉnh Lào Cai có được nguồn lực cần thiết để khai thác tiềm năng, lợi
thế của tỉnh, gắn với triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, nghị quyết chuyên
đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh các khóa XII, XIII. Đặc biệt là, với quan điểm
biến tiềm năng thành lợi thế, biến thách thức thành cơ hội phát triển, tỉnh Lào Cai đã
mạnh dạn “khơi thông” các nguồn lực, quyết liệt xúc tiến các dự án trọng điểm (cao
tốc Nội Bài - Lào Cai; thực hiện chiến lược “dời đô”, mở rộng không gian phát triển
của thành phố Lào Cai về phía Nam của tỉnh, tiến hành mời tư vấn nước ngoài làm quy
hoạch, dành toàn bộ khu trung tâm hành chính cũ cho phát triển kinh tế cửa khẩu; quy
hoạch mạng lưới đô thị đồng bộ với tầm nhìn dài hạn; hiện thực hóa chủ trương “Doanh 7
nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”,...). Những quyết sách đúng đắn và đầy sáng tạo
đó đã từng bước đưa tỉnh Lào Cai từ “ngõ cụt” trở thành cửa ngõ kết nối giao thương
giữa thị trường Tây Nam Trung Quốc với cả nước và khu vực ASEAN. Đây cũng là
chặng đường đánh dấu hoạt động đối ngoại của tỉnh rất rộng mở và sôi động với nhiều
đối tác trong và ngoài nước. Với tầm nhìn chiến lược, chỉ trong 10 năm, tỉnh Lào Cai
đã định hướng đúng và có bước phát triển nhanh chóng, toàn diện trên các lĩnh vực,
thể hiện sự bứt phá, phát triển mạnh mẽ so với giai đoạn 10 năm đầu tái lập tỉnh. Quy
mô GRDP năm 2010 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000, số cơ sở sản xuất công nghiệp
năm 2010 tăng 2,3 lần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 7 lần so với năm 2000; giá
trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 tăng hơn 2 lần so với năm 2000; giá trị sản xuất
kinh tế, dịch vụ tăng gần 3 lần so với năm 2000; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn năm 2010 đạt 4.540,4 tỷ đồng (tăng gấp 4,9 lần so với năm 2000), tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhanh chóng, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tỉnh Lào Cai sớm hoàn
thành các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục, hoàn chỉnh hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở; quốc
phòng - an ninh, đối ngoại thường xuyên được củng cố, giữ vững và mở rộng. Công
tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh được củng cố, tăng cường và có bước
phát triển vững chắc; số thôn, bản “trắng” đảng viên giảm mạnh từ 232 thôn (chiếm
13,5%) đến năm 2000, xuống còn 4 thôn (chiếm 0,03%) so với năm 2010. Những quyết
sách đúng đắn trên đã đưa tỉnh Lào Cai từ một tỉnh nghèo nhất của cả nước trở thành
tỉnh phát triển khá của vùng Tây Bắc.
Mười năm trở lại đây (từ năm 2011 - năm 2020) là chặng đường tỉnh Lào Cai nâng tầm
vị thế, phát triển toàn diện theo hướng nhanh và bền vững. Giai đoạn này, tỉnh Lào Cai
chủ trương lấy công nghiệp chế biến sâu làm đột phá, thương mại, dịch vụ, du lịch làm
mũi nhọn; đồng thời, tiếp tục tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, lấy xây dựng nông
thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, làm ưu tiên cho phát triển. Những thành tựu
đạt được của tỉnh Lào Cai từ năm 2011 - năm 2020 là rất đáng tự hào, khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh từ năm 2011 - 2020 luôn đạt mức cao, quy mô GRDP ngày càng
tăng (năm 2020 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2010). Kết cấu hạ tầng của tỉnh đổi thay
nhanh chóng và ngày càng đồng bộ, tạo ra diện mạo mới, từ đô thị tới nông thôn. Nhiều
thành tựu mới quan trọng được thực hiện, như tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã hoàn
thành và thông xe đưa vào sử dụng, mở ra cơ hội và triển vọng lớn, cùng với xây dựng
tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở
thành hình mẫu hợp tác hiệu quả trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc. Chiến
lược phát triển du lịch được hoạch định đồng bộ, nhất quán, cùng với việc nâng cấp thị
xã Sa Pa, xúc tiến đầu tư Cảng hàng không Sa Pa, đã từng bước đưa nơi đây trở thành
vùng động lực tăng trưởng, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, trở thành khu du lịch trọng
điểm quốc gia, mang tầm quốc tế. Các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các đô thị vệ
tinh ngày càng được hoàn thiện và khang trang; trong đó, phân hiệu Đại học Thái
Nguyên cùng với Trường Cao đẳng Lào Cai là tiền đề để hình thành Đại học Lào Cai 8
đa ngành trong tương lai. Văn hóa - xã hội của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện, với việc hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi (từ năm 2013), hoàn
thiện đồng bộ các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; trong các kỳ thi Olympic quốc
tế, thể thao thành tích cao đạt kết quả vượt bậc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị có nhiều đổi mới sáng tạo; sự ra đời của mô hình tuyên vận là một minh chứng
sống động về công tác tư tưởng - dân vận ở cơ sở, là nơi hội tụ của “ý Đảng, lòng dân”,
tạo ra sự đồng thuận xã hội; an ninh - quốc phòng được củng cố vững chắc, đối ngoại
ngày càng rộng mở và đi vào chiều sâu.
Trên chặng đường phát triển mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong
tỉnh luôn tự hào về chặng đường đã đi qua. Với khát vọng vươn lên mạnh mẽ vì một
Lào Cai phát triển nhanh và bền vững, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI,
nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã xác định những mục tiêu lớn, không chỉ cụ thể cho 5 năm,
mà cho cả tầm nhìn dài hạn để đến năm 2025, Lào Cai tiếp tục là tỉnh phát triển của
vùng trung du, miền núi phía Bắc; năm 2030, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển khá của
cả nước và phấn đấu đến năm 2045, Lào Cai sẽ trở thành tỉnh phát triển của cả nước.
Có thể khẳng định rằng, trong ba thập niên trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn, thách
thức, cũng như khi thuận lợi, dòng chảy xuyên suốt trong tư duy và hành động của các
thế hệ lãnh đạo tỉnh Lào Cai qua các thời kỳ là sự chủ động, sáng tạo trong việc đề ra
các chủ trương, đường lối đúng đắn, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đi
trước, mở đường cho sự phát triển; không bị ràng buộc bởi những cơ chế, chính sách có độ trễ lớn.
4. Hoạt động đối ngoại
Cùng với các thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua Lào Cai đạt
được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động đối ngoại. Vận dụng các chủ trương,
đường lối đối ngoại của Đảng một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với thực tế tại địa
phương để mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nước trên
thế giới đến hợp tác và đầu tư, qua đó đã góp phần nâng cao vị thế của Lào Cai ở trong nước và khu vực.
Năm 2023 đánh dấu một năm rất thành công trong hoạt động đối ngoại của Lào Cai.
Tỉnh Lào Cai đã cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đối
ngoại và thống nhất hành động trong việc kế thừa, phát huy sức mạnh của tư tưởng đối
ngoại và ngoại giao đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vượt lên những khó khăn,
thách thức, công tác đối ngoại được quan tâm và có nhiều đổi mới, đặc biệt là quan hệ
với các đối tác quan trọng, các nước láng giềng ngày càng được mở rộng, đi vào chiều
sâu, thực chất, trong đó có nhiều đoàn công tác của các đại sứ quán, đại diện địa phương,
doanh nghiệp nước ngoài đến tham quan và làm việc. Lào Cai đã tổ chức 116 đoàn
công tác, với hơn 600 lượt cán bộ, công chức (tăng 93 đoàn so với năm 2022) đi thăm,
làm việc và học tập kinh nghiệm tại nước ngoài. 9
Không chỉ tổ chức các đoàn đi nước ngoài thực hiện công tác đối ngoại để xúc tiến
thương mại, kêu gọi đầu tư và quảng bá du lịch, học hỏi kinh nghiệm, năm 2023, Lào
Cai cũng đón 136 đoàn (tăng 58 đoàn so với năm 2022) đến tham quan, làm việc để
tìm hiểu tiềm năng đầu tư và triển khai các dự án đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
Một số hoạt động đối ngoại nổi bật của Lào Cai trong năm 2023
- Lãnh đạo tỉnh Lào Cai tiếp xã giao Đoàn công tác nước Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào
- Liên hoan văn nghệ chào xuân qua biến giới Việt Nam – Trung Quốc
- Đoàn công tác tỉnh Lào Cai đi thăm và làm việc tại Ấn Độ về xúc tiến thương mại, đầu
tư và quảng bá du lịch Lào Cai (Việt Nam) - Ấn Độ
- Chủ tịch UBND Trịnh Xuân Trường tiếp xã giao đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada
tại Việt Nam ngày 8/1/2023
- Chủ tịch UBND Trịnh Xuân Trường tiếp xã giao Đoàn đại biểu châu Hồng Hà ngày 10/11/2023
Qua các chuyến thăm, làm việc và ký kết hợp tác (7 văn bản hợp tác và 6 văn bản thỏa
thuận quốc tế), Lào Cai đã triển khai hiệu quả các thỏa thuận hữu nghị, hợp tác với
nước ngoài theo hướng chuyển từ “hiểu biết” sang “tin cậy”, từ “kết nghĩa” sang “hợp
tác thực chất, cùng có lợi”; nghiên cứu mở rộng việc ký kết thỏa thuận thiết lập quan
hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh, thành phố có điều kiện tương đồng hoặc có lợi thế so
sánh khác biệt thuộc các nước khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Trung Đông, châu Âu,
châu Mỹ… thúc đẩy đầu tư, kết nối hợp tác về khoa học - công nghệ, du lịch, văn hóa,
giáo dục - đào tạo, y tế, môi trường và các lĩnh vực khác.
Bên cạnh hoạt động đối ngoại của tỉnh, Lào Cai cũng đăng cai tổ chức các hoạt động
đối ngoại do Trung ương tổ chức…Các hoạt động đối ngoại đã góp phần mở rộng quan
hệ đối ngoại của tỉnh Lào Cai, tạo tiền đề phát triển thêm nhiều cơ hội hợp tác giữa tỉnh
Lào Cai với các đối tác nước ngoài. Thông qua các hoạt động đối ngoại, hình ảnh và vị
thế của tỉnh Lào Cai được nâng cao; công tác đối ngoại tạo tiền đề và hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội - văn hóa và thu hút khách du lịch quốc tế đến Lào Cai ngày càng đa dạng hơn.
Năm 2023 đã khép lại với những kết quả nổi bật có ý nghĩa chiến lược về công tác đối
ngoại của tỉnh Lào Cai, đã được thấy rõ trên các mặt đối ngoại Đảng, hợp tác hữu nghị
chính quyền, thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa - xã hội, quan hệ quốc tế và
ngoại giao Nhân dân, báo hiệu sự chuyển đổi sang một giai đoạn mới.
Bước sang năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai vẫn
tiếp tục tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng và Nghị quyết XVI Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Thực hiện Đề án số 11 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về “Mở rộng đối ngoại, chủ động hội nhập và
hợp tác quốc tế, giai đoạn 2020 - 2025”, tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai hoạt động đối 10
ngoại trên cả 3 trụ cột: Đối ngoại Đảng, hợp tác hữu nghị chính quyền và đối ngoại
Nhân dân, trong đó tiếp tục duy trì coi trọng quan hệ với các đối tác, địa phương truyền
thống như tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), vùng Nouvelle Aquitaine (Cộng hòa Pháp),
Canada và các địa phương của Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… theo hướng hợp tác thực
chất, đa dạng, đa phương hóa, đi vào chiều sâu.
III. THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG
1. Đền thượng – ngôi đền linh thiêng giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam
Đền Thượng Lào Cai có tên Thánh Trần Từ, được xây dựng vào thời Lê, niên hiêu
Chính Hòa (1680 -1705), là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương – Trần
Quốc Tuấn. Đền được tọa lạc ngay trên đồi Hỏa Hiện thuộc phường Lào Cai, TP Lào
Cai ngày nay, cách cửa khẩu Quốc tế chỉ 500m. Ngôi đền soi mình bên dòng Nậm Thi,
nơi có phong cảnh hữu tình, có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét
văn hóa bản địa, tao cho đền dáng vẻ uy nghiêm lộng lẫy.
Đi tiếp vào bên trong, du khách sẽ thấy hình ảnh ngôi đền được xây dựng thoe lối
kiến trúc cổ hình chữ Công, tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang
nghiêm. Bên trong chính điện là gian thờ được sắp xếp theo trình tự gồm: Cung thờ
Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Ban thờ Đức thánh Trần Hưng
Đạo, Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng...và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ
Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền.
Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương
đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần". 11 Năm 1996, Đền Thượng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến
tham quan, chiêm bái, đồng thời cũng mong muốn cầu phúc cho gia đình những điều
may mắn trong cuộc sống.
Đặc biệt khi tới với Đền Thượng chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “ Cây đa
di sản” hơn 300 tuổi. Cây đa lông có tên khoa học là Ficus Drupacea Thunb, thuộc họ dâu tằm
(Moraceae), nguồn gốc tại
Đông Nam Á và được phân
bổ ở các vùng miền của Việt Nam. Cây có chu vi 44m,
cao hơn 36m và đươc công
nhận là “Cây di sản Việt Nam”.
2. Cột mốc biên giới 102(2) 12
Tại đây cả đoàn được ngắm nhìn cột mốc biên giới 102 ở khu vực Cửa khẩu Quốc Tế
Lào Cai. Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, cột mốc 102 (2) tại Cửa
khẩu Quốc tế Lào Cai làm bằng đá hoa cương nguyên khối, trọng lượng xấp xỉ 1 tấn,
được Chính phủ Việt Nam cho khởi công vào năm 2001 và khánh thành vào tháng 7
năm 2002.Từ cột mốc 102 (2) Việt Nam nhìn sang bên kia sông biên giới là vị trí cột
mốc 102 (1) tại thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Đúng như cái tên người ta vẫn thường gọi là Dấu mốc lịch sử vàng son. Khi ngắm nhìn
cột mốc ấy làm em nhớ tới những cuộc chiến tranh khốc liệt trong quá khứ và thầm
cảm ơn ông cha ta đã anh dũng chiến đấu để giữ trọn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tại đây, em cũng quan sát được rằng các hàng quán xung quanh trên biển quảng cáo
đều xuất hiện hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Trung. Có lẽ đây là minh chứng rõ
nhất cho sự giao lưu giữa hai nước về cả kinh tế, văn hoá. Em còn phát hiện ra một
điểm thú vị tại đây đó là đồng hồ sẽ nhanh hơn 1 giờ đồng hồ bởi khi ở gần khu vực
biên giới thì đồng hồ sẽ tự động chuyển sang giờ bên Trung Quốc.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai
Ấn tượng đầu tiên của em đối với đài phát thanh truyền hình Lào Cai đó là khuôn viên
rất đẹp và khang trang. Bên trong có cở sở vật chất đầy đủ, hiện đại để đảm bảo thực
hiện các công tác tuyên truyền, đối ngoại. Lần này tới đây, khoa QHQT chúng em rất
vinh dự khi nhận được sự đón tiếp của Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Dương Đức
Huy cùng với các đồng chí, lãnh đạo của Đài phát thanh truyền hình Lào Cai. Mọi
người chuẩn bị rất chu đáo hoa quả, bánh kẹo và nước. Tại đây chúng em được các 13
đồng chí giới thiệu rất chi tiết về Lào Cai từ lịch sử hình thành, quá trình phát triển và
các công tác đối ngoại của tỉnh.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai được thành lập ngày 1/10/1991 cùng với
việc tái thành lập tỉnh Lào Cai. Đây là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Lào Cai, chịu sự
lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh về tổ chức, biên
chế và công tác, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyện môn, nghiệp
vụ, kỹ thuật Phát thanh – Truyền hình của hai Đài quốc gia. Đài Phát thanh – Truyền
hình tỉnh Lào Cai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lào Cai có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng Chức năng
Đài là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Lào Cai; thực hiện chức
năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
và của địa phương, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của Nhân
dân; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Lào Cai đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và nhiệm vụ chính trị
của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, hoạt động
của Nhân dân địa phương; tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới; phê
phán các hiện tượng tiêu cực; giáo dục, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước vì sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
b) Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí của tỉnh và tổ
chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ phát triển báo
chí đa phương tiện. Quan tâm tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức, người lao
động học tập, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành và
hoạt động thực tiễn, không ngừng cải tiến về hình thức và nội dung tuyên truyền đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ;
d) Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các kênh phát
thanh, truyền hình trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố
trong nước sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát trên sóng của các
đài, kênh phát thanh, truyền hình trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố;
đ) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật về phát thanh, truyền thanh, truyền
hình đối với Trung tâm Văn hóa, thể thao - Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố
trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; 14
e) Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để sản xuất
chương trình; đăng tải các chương trình phát thanh, truyền hình lên internet; truyền dẫn
tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh và của quốc gia
theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an
toàn của hệ thống kỹ thuật này;
g) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
h) Tham gia xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí theo sự phân công, phân cấp;
i) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất đối với cơ quan chủ quản, cơ quan quản
lý cấp trên và cơ quan chức năng về các mặt công tác được giao. Thực hiện cải cách
các thủ tục cung cấp dịch sự nghiệp công lập; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và
các tệ nạn xã hội khác trong đơn vị;
k) Thực hiện chế độ, chính sách, nâng ngạch, nâng bậc lương, tuyển dụng, đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
l) Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ chính sách và các quy định của pháp luật;
m) Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ tư liệu theo quy định của pháp luật;
n) Hợp tác quốc tế về phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật và chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân tỉnh;
o) Hoạt động nghiệp vụ theo Luật Báo chí hiện hành và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật. Quyền hạn
a) Được thực hiện các quyền tự chủ về công tác tổ chức bộ máy, thực hiện chức năng
nhiệm vụ, tài chính, vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai;
b) Tổ chức, sắp xếp nhân sự theo phân công, phân cấp quản lý đảm bảo tinh gọn, chất
lượng, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của cơ quan truyền thông đa phương tiện và tình
hình thực tế của địa phương;
c) Chủ động lập kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và triển khai thực hiện nhiệm
vụ thông tin, tuyên truyền theo tuần, tháng, quý, năm đảm bảo đúng chủ trương, đường
lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 15
d) Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh dịch vụ, hoạt động xã hội; tiếp nhận
sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Để thích ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Đài Phát thanh - Truyền hình
(PT - TH) Lào Cai đang có những bước đi phù hợp, triển khai hàng loạt giải pháp
hướng tới mục tiêu trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực của tỉnh, có
tầm ảnh hưởng mạnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Tóm tắt nội dung buổi làm việc tại Đài PTTH tỉnh Lào Cao
Đồng chí Phùng Nam Trung – Trưởng phòng tuyên truyền, Báo chí – Xuất bản, ban
Tuyên truyền tỉnh uy đã chia sẻ về việc Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể của
Lào Cai 2021-2030 và tầm nhìn 2050, xác định những nội dung quan trọng định hướng
cho Lào Cai phát triển sau này.
- Tỉnh Lào Cai có khí hậu mát mẻ, có một vài địa phương có khí hậu tương tự như Sapa
và đang được Lào Cai đưa vào khai thác du lịch như Bắc Hà, … Sở hữu những đặc
điểm ấy nên Lào Cai thường trồng các sản phẩm đặc hữu như: lê, mận, đào,..
- Về văn hoá, Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc với 25 sắc thái văn hoá khác nhau làm
cho bức tranh văn hoá Lào Cai đa dạng, phong phú và giàu bản sắc đặc biệt là văn hoá
của dân tộc thiểu số Mông, Dao, Dáy, Tày về cả ẩm thực, trang phục.
- Phát triển các khu, cụm Công nghiệp – 1 trong những nơi có khu CN lớn, trọng điểm
như KCN Bắc Duyên Hải, KCN Tằng Lỏong, KCN Đông Phố Mới, …có các hoạt động
chế biến, khai thác, sản xuất.
- Về công tác thông tin đối ngoại: công tác đối ngoại của Lào Cai đặt trong công tác đối
ngoại chung của đất nước. Duy trì mở rộng công tác đối ngoại và quan hệ hợp tác nước ngoài, quốc tế.
Theo nghị quyết đại hội Đảng 1 tỉnh: xây dựng Lào Cai phát triển toàn diện, là trung
tâm cầu nối giao thông về kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam với các nước ASEAN và
vùng Tây Nam Trung Quốc đồng thời khằng định vai trò, vị trí của Lào Cai trong khu
vực và chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Đặt trong bối cảnh chung, 2023 và những năm vừa qua, bên cạnh những yếu tố thuận
lợi thì Lào Cai cũng gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện
các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế, QPAN, đối ngoại. Tuy nhiên với sự cố gắng,
nỗ lực của toàn bộ Đảng tỉnh và nhân dân dan tộc tỉnh Lào Cai thì Lào Cai đã vượt qua
những khó khăn và đạt những thành tựu chung.
Lào Cai duy trì chính sách đối ngoại tự chủ: đa phương, đa dạng hoá quan hệ và đẩy
mạnh hội nhập quốc tế.
Mỗi một kì đại hội đều có những đề án riêng, xác định các chỉ tiêu, nghị quyết chuyên
đề như phát triển văn hoá, phát triển nông nghiệp
Năm 2023 đã khép lại với những kết quả nổi bật có ý nghĩa chiến lược về công tác đối
ngoại của tỉnh Lào Cai, đã được thấy rõ trên các mặt đối ngoại Đảng, hợp tác hữu nghị 16
chính quyền, thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa - xã hội, quan hệ quốc tế và
ngoại giao Nhân dân, báo hiệu sự chuyển đổi sang một giai đoạn mới.
4. Đèo Ô Quy Hồ
Tương truyền, khi xưa ở
vùng núi này có một loài
chim có tiếng kêu rất da
diết, gắn liền với một huyền thoại tình yêu
không thành của nàng tiên và chàng tiều phu tên Ô
Quy Hồ. Họ thường hẹn
hò ở con đèo này, và vì
không thể lấy được nhau,
nàng tiên đã hóa thành loài chim bay quẩn quanh đỉnh
núi và kêu lên ba tiếng “Ô
– Quy – Hồ” như nhắn gọi
người yêu. Từ đó, đèo này có tên là Ô Quy Hồ.
Trước đây, đèo được gọi là “Ô Quý Hồ” theo tiếng H’Mong, nhưng về sau được phát
âm là “Ô Quy Hô” cho nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, đèo Ô Quy Hồ còn mang tên “đèo
Hoàng Liên”, hay “đèo Hoàng Liên Sơn” do chạy ngang dãy Hoàng Liên Sơn, và thơ
mộng hơn là “đèo Mây” bởi nơi này mây phủ quanh năm. Vị trí đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ là con đèo lớn và đẹp nhất của SaPa, cũng là con đèo dài nhất của vùng
Tây Bắc. Đèo được biết đến với nhiều cái tên như đèo Ô Quý Hồ, đèo Hoàng Liên Sơn
hay đèo Mây. Đèo nằm ngay bên cạnh tuyến quốc lộ 4D chạy qua dãy Hoàng Liên Sơn,
giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển, với những khúc uốn lượn hiểm trở, cùng
chiều dài 50km, quanh năm mây phủ trắng đỉnh đèo, con đèo này đã khiến cho những
con đèo nổi tiếng khác khác như Mã Pí Lèng (20km), Pha Đin (dài 32km) hay Khau
Phạ (40km) trở nên nhỏ bé. Có thể vì vậy mà đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh là “ông
vua không ngai” của “tứ đại đỉnh đèo” Tây Bắc. Khí hậu đèo Ô Quy Hồ
- Mùa hè: thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu, có pha chút lành lạnh và ít sương mù
- Mùa đông: thời tiết rất lạnh, sương mù bao phủ, thậm chí có băng tuyết giá rét 17
5. Bản Cát Cát
Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại
Sapa thu hút số lượng lớn khách du lịch cả
trong và ngoài nước. Bản làng này nằm dưới
chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, nếu xuất
phát từ Trung tâm thị trấn Sapa, chỉ cần đi
khoảng hơn 2km là sẽ đến bản Cát Cát. Bản
là một viên ngọc quý của Sapa, hấp dẫn du
khách bởi cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ và
văn hóa đa dạng của người H'Mông. Không
khó để bắt gặp những dãy núi đồi đồi trùng
điệp mênh mông, những thác nước lung linh
và dòng suối mát lành chảy qua bản làng. Sự
tồn tại hàng trăm năm của những ngôi nhà
H'Mông truyền thống với vách gỗ và mái
bằng ván gỗ pơ mu đã tạo nên nét đẹp đặc
trưng và sự gần gũi với thiên nhiên.
Cái tên Cát Cát được cho rằng bắt nguồn từ
tiếng H'Mông, có nghĩa là "dưới chợ", ý chỉ
thác nước dưới chợ. Một phiên bản khác lại
cho rằng, khi người Pháp khám phá vùng đất này, họ đã bị ấn tượng bởi một thác nước
đẹp lung linh. Và trong tiếng Pháp, "thác nước" được gọi là "cascade," phát âm giống
như "cát cát". Từ đó, ngôi làng nhỏ này có tên Cát Cát.
Các hoạt động trải nghiệm tại Bản Cát Cát
1. Khám phá nét đẹp văn hoá tại làng nghề truyền thống
Tới với bản Cát Cát, cả đoàn được tham
quan, ngắm nhìn cảnh quang thiên nhiên
với những nét đẹp riêng như sắc hoa,
ruộng bậc thang mùa lúa,.. Ngoài ra, mọi
người còn được thưởng thức những nét
văn hoá truyền thống tại bản với làng
nghề truyền thống: lăn đá, dệt vải, vẽ sáp
ong trên trang phục truyền thống, … 18
Đây là một video mà em đã quay lại khi tận mắt được
theo dõi người dân trực tiếp thao tác các hoạt động truyền
thống của mình. Thầy/ Cô có thể quét mã QR bên cạnh để theo dõi ạ.
2. Khám phá – Trải nghiệm văn hoá
Khi ghé thăm bản Cát Cát, chúng em được hòa mình vào những nét văn hóa đặc sắc
của người H'Mông. Có cơ hội trải nghiệm không khí vui tươi, náo nhiệt của buổi nhạc
sôi động, những điệu múa xinh đẹp cùng tiếng đàn ca du dương, hoạt động cưỡi
ngựa,..Đặc biệt, em được thử sức với bộ môn Nhảy sạp - nghệ thuật truyền thống của người dân tộc. 19