Báo cáo chuyên môn: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn Tiếng Việt lớp 3 | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Báo cáo chuyên môn: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn Tiếng Việt lớp 3 của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 37 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÁO CÁO CHUYÊN MÔN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Họ và tên: Nguyễn Bảo Ngân MSV 221000546
Lớp: GDTH D2021A Khoa: Sư phạm
Thực tập tại trường: Tiểu học CLC Tràng An Quận: Hoàn Kiếm
Thời gian: Từ 04/09/2023 đến 01/10/2023
Hà Nội, tháng 3/2023
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT | Chữ viết tắt | Chữ viết đầy đủ |
1 | GV | Giáo viên |
2 | HS | Học sinh |
3 | SGK | Sách giáo khoa |
4 | TV | Tiếng Việt |
5 | PPDH | Phương pháp dạy học |
2
LỜI CẢM ƠN
Một tháng thực tập là khoảng thời gian tưởng chừng lâu mà lại trôi qua rất nhanh, tôi đã được tiếp xúc, làm quen với các em nhỏ dễ thương tại lớp 3B, được bảo ban, hướng dẫn tận tình từ giảng viên trưởng đoàn, trưởng đoàn, cô hiệu phó trường, cô chủ nhiệm, cô phó chủ nhiệm, các sinh viên thực tập và lớp hướng dẫn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo chủ nhiệm lớp 3B - cô Nguyễn Lan Hương A vì đã dành nhiều thời gian cùng tất cả sự tâm huyết với nghề với trò để hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực tập. Những bài học từ cô không chỉ giúp tôi có thêm kiến thức chuyên môn về công tác chủ nhiệm lớp, mà còn giúp tôi hiểu rõ hơn về tình yêu thương, sự tận tình của nghề giáo. Cùng với đó là tập thể lớp 3B, các con học sinh đáng yêu đã giúp cô hoàn thành đợt thực tập đầu tiên của mình.
Tôi xin gửi lòng biết ơn, sự trân trọng của mình tới Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trường Tiểu học Tràng An – Hoàn Kiếm vì đã cho phép em có cơ hội được đến trường thực tập. Đây là một trải nghiệm quý báu và giúp tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho sự phát triển của bản thân.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời biết ơn tới giảng viên trưởng đoàn – Đỗ Thị Duyên, sinh viên trưởng đoàn - bạn Đỗ Hà Ninh và tất cả các bạn sinh viên thực tập tại trường Tiểu học Tràng An đã hỗ trợ tôi hết mình, tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi có được môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện để thực tập, đồng thời giúp tôi có được những trải nghiệm thực tế quý giá trong lĩnh vực giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 2
- Lý do chọn đề tài 6
- Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
- Nhiệm vụ nghiên cứu 7
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
- Phương pháp nghiên cứu 7
- Cấu trúc đề tài 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
- Cơ sở lý luận của đề tài 8
- Cơ sở thực tiễn của đề tài 14
- Đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh lớp 3 14
- Thực trạng vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3
tại trường Tiểu học CLC Tràng An 15
4
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ở TIỂU HỌC 16
- Chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 ở Tiểu học 16
- Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 3 16
- Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 17
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 32
- Ví dụ minh hoạ vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học Tiếng Việt lớp 3 34
- Kết quả ứng dụng 37
KẾT LUẬN 39
5
Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục, là bậc học nền tảng góp phần quan trọng xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất của trẻ em. Đây cũng là giai đoạn cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách một con người.
Kỹ năng hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Bởi, sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hoá của cá nhân đó. Đối với trẻ em, kỹ năng hợp tác là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách: Trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ, chú ý,.. Đặc biệt khi tham gia vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được cải thiện và thử thách.
Trong bậc tiểu học, tiếng Việt là bộ môn quan trọng và cần thiết để phát triển ngôn ngữ, tư duy logic, giao tiếp, truyền đạt ý tưởng, cảm xúc của mình một cách tốt hơn. Nội dung tiếng Việt lớp 3 chính là nền tảng cơ bản ban đầu để bé biết đọc chữ, phát âm, học viết, học nghe dựa trên vốn ngôn ngữ mà con sẵn có. Chính vì vậy, môn tiếng Việt ở tiểu học sẽ tạo được nền tảng cho bé trong việc phát triển ngôn ngữ, tư duy thông qua việc trẻ đọc thông thạo bảng chữ cái, hiểu được ý nghĩa văn bản ngắn, phát âm, viết đúng chính tả, nghe nói một cách chủ động và rành mạch hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của phương pháp dạy học hợp tác và đặc điểm của chương trình Tiểu học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng, tôi thấy vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy học môn Tiếng Việt là rất phù hợp và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn Tiếng Việt lớp 3”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
6
Đề xuất các biện pháp vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng việt lớp 3
Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, tôi xác định đề tài gồm 3 nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
- Đề xuất các biện pháp vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng ở Tiểu học CLC Tràng An – quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
7
Chương 2: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 ở Tiểu học
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận của đề tài:
Khái quát về giáo dục và phương pháp dạy học
Giáo dục là quá trình hình thành, phát triển và truyền đạt kiến thức, kỹ năng, giá trị và phẩm chất cho một cá nhân thông qua các hoạt động giáo dục có mục tiêu. Nó không chỉ giúp con người tiếp thu kiến thức mà còn hướng đến sự phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, thể chất, cảm xúc và xã hội.
Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục, được thực hiện trong sự thống nhất biện chứng, gắn bó với nhau, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục đích giáo dục đã định. Phương pháp giáo dục là thành tố hữu cơ của quá trình giáo dục, nó có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình giáo dục như phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục.
Phương pháp dạy học tích cực
Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là cách gọi tắt của các phương pháp dạy học theo quan điểm rằng: “Dạy học phải phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Phương pháp dạy học tích cực là một phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý mang tính gợi mở để các em học sinh thảo luận và tự đưa ra kết luận cuối cùng. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, tích cực hóa hoạt động của người học.
Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
8
a.. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,…
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,… Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập vật lí, các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,…). Cần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
9
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Phương pháp dạy học hợp tác
Khái niệm phương pháp dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học mang tính tập thể gồm nhiều cá nhân khác nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dể đạt mục tiêu chung. Dạy học hợp tác giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt động tương tác đa dạng như giữa người học với người học, giữa người dạy với người học, giữa người học và môi trường.
Học hợp tác (Collaborative Learning) là một phương pháp dạy học phức hợp áp dụng cho một nhóm người. Cụ thể ở đây là các em học sinh sao cho các em trong nhóm sẽ học tập, làm việc cùng nhau để cùng nghiên cứu, khảo sát một chủ đề bài học nhằm đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Mỗi học sinh sẽ là một thành viên trong nhóm có trách nhiệm riêng của mình, không liên quan đến các học sinh khác.
Trong nhóm, các thành viên sẽ tương tác và hợp tác với nhau để hỗ trợ cho việc học tốt hơn. Mỗi nhóm học hợp tác thường gồm 4 đến 6 học sinh có học lực khác nhau cùng học tập và làm việc hướng đến mục đích chung dựa trên những nỗ lực đóng góp của từng thành viên trong nhóm.
Bản chất của phương pháp dạy học hợp tác là giúp cho tất cả học sinh tham gia có thể chủ động đóng góp hoạt động, trí tuệ của mình vào quá trình học tập vì mục tiêu chung của cả nhóm, tạo cơ hội cho mỗi học sinh chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung chủ đề của bài học mà giáo viên đưa ra. Đồng thời, các em có cơ hội được học hỏi lẫn nhau, học hỏi những điểm tốt, những ưu điểm từ các
10
bạn khác cũng như giao lưu, hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của nhóm.
Đặc điểm phương pháp dạy học hợp tác:
Phương pháp dạy học hợp tác không chỉ đơn thuần là học theo từng nhóm nhỏ với nhiệm vụ cho từng học sinh mà còn đề cao tính hợp tác giữa các thành viên. Do đó, sau đây là những yếu tố cơ bản giúp các bạn học sinh đảm bảo tốt tính hợp tác trong quá trình học tập và làm việc:
Mỗi học sinh cần ý thức rõ ràng rằng mình là một thành viên trong nhóm, là một bộ phận hợp thành nhóm. Tất cả học sinh trong nhóm cùng làm việc với nhau hướng tới một mục đích học tập chung.
Mỗi học sinh tham gia trong nhóm cần nhận thức rõ ràng rằng những bài toán mà mình giải, nhiệm vụ của từng thành viên là bài toán của toàn thể cả nhóm. Do đó, thành công hay thất bại của nhóm sẽ là thành quả của từng thành viên đóng góp cùng. Thành quả sẽ được chia đều cho mọi thành viên trong nhóm.
Muốn hoàn thành mục đích học tập của nhóm tốt nhất, tất các các thành viên tham gia trong nhóm sẽ phải trao đổi với nhau, động viên nhau cùng thảo luận tất cả các bài toán.
Mỗi học sinh trong nhóm cần phải ý thức rõ ràng công việc của bản thân, của mỗi cá nhân sẽ có tác động trực tiếp tới thành công của cả nhóm làm việc
Các bước tiến hành phương pháp dạy học hợp tác
Bước 1: Tiến hành làm việc chung cho cả lớp
- Thầy cô giới thiệu chủ đề bài học và xác định nhiệm vụ cần đạt được.
- Tổ chức các nhóm, quy định thời gian cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và phân công vị trí cụ thể cho mỗi nhóm.
- Có thể hướng dẫn các nhóm cách làm việc, thảo luận ra sao.
11
Bước 2: Tiến hành làm việc theo từng nhóm riêng
- Xây dựng kế hoạch làm việc
- Đưa ra quy tắc làm việc
- Phân công công việc cho từng bạn trong nhóm với nhiệm vụ riêng
- Thảo luận, trao đổi ý kiến trong nhóm
- Cử bạn học sinh đại diện trình bày kết quả làm việc nhóm
Bước 3: Thảo luận, trình bày kết quả trước cả lớp
- Trình bày kết quả thảo luận nhóm do đại diện nhóm đứng ra
- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát cũng như bình luận, chất vấn và bổ sung ý kiến với nhóm đang trình bày.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết và đưa ra chủ đề cho bài tiếp theo cho học sinh
Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác
Ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác:
Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học sở hữu nhiều tính năng ưu việt phù hợp với tình hình thực tế của cuộc sống hiện nay nên đang trở thành xu hướng dạy và học rộng khắp. Sau đây là những ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác để bạn tham khảo:
Từng học sinh được làm việc, học tập cùng với các bạn khác nên sẽ học được các kỹ năng hợp tác, cộng tác tốt với nhau trên nhiều phương diện.
Từng học sinh có thể nêu lên quan điểm, ý tưởng riêng của mình đóng góp vào công việc chung của cả nhóm cũng như có thể lắng nghe những quan điểm, ý kiến riêng của từng bạn trong nhóm, trong lớp để tham khảo, để lựa chọn. Đồng thời, mỗi em học sinh được bàn bạc, trao đổi các ý kiến khác nhau, có thể là trái ngược, sau đó lựa chọn giải pháp, ý kiến tối ưu sao cho phục vụ tốt nhất
12
nhiệm vụ mà nhóm được giao hoàn thành. Như vậy, kiến thức mà học sinh tiếp nhận được sẽ mang tính khách quan khoa học hơn, hạn chế bớt tính chủ quan, phiến diện của bản thân, đồng thời có thể phát triển tư duy phê phán trong mỗi học sinh.
Các bạn học sinh có cơ hội chia sẻ những suy nghĩ, thắc mắc cũng như kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân một cách tự do, bình đẳng để cùng nhau xây dựng nhận thức và học hỏi những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm từ những bạn khác tốt hơn. Khi kiến thức được học từ nhiều ý kiến khác nhau sẽ giúp các em hiểu vấn đề sâu sắc hơn, ghi nhớ tốt và lâu bền hơn. Mỗi em sẽ được học hỏi, giao lưu tương tác giữa các thành viên khác cũng như tham gia trao đổi, thảo luận và trình bày vấn đề được nêu ra. Từ đó, mỗi học sinh tham gia sẽ hào hứng đóng góp ý kiến của bản thân vào sự thành công chung của cả lớp.
Do tất cả các học sinh tham gia đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình một cách cởi mở tạo cơ hội tốt cho những học sinh nhút nhát, ít nói trở nên bạo dạn hơn, học hỏi được kỹ năng giao tiếp với các bạn, học được cách trình bày ý kiến từ các bạn khác nên sẽ giúp những học sinh này hòa nhập với nhóm, có hứng thú trong học tập và sinh hoạt nhóm trên lớp cũng như tự tin vào bản thân hơn.
Dạy học hợp tác giúp các học sinh nâng cao hơn kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm xã hội cho mình từ nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các thành viên khác. Các em cũng rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác với những bạn khác để cùng nhau phát triển.
Nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác:
Vì dạy học theo nhóm nhiều học sinh nên có những em vì nhút nhát hay lý do nào khác không muốn tham gia vào hoạt động chung của nhóm. Do đó, vai trò của giáo viên phân công rất quan trọng vì nếu phân công không hợp lý có thể khiến một vài học sinh khá, nhanh nhẹn được tham gia còn đa số các học sinh
13
khác không được hoạt động hay tương tác, bày tỏ ý kiến của mình rất thiệt thòi cho các em.
Ý kiến đóng góp của mỗi học sinh trong nhóm có thể có sự trái ngược, phân tán thậm chí là gay gắt với nhau. Đặc biệt trong thảo luận về các môn khoa học xã hội, mỗi người một ý kiến thường hay gặp phải.
Gây bất tiện nếu lớp đông học sinh hoặc khó di chuyển bàn ghế, không gian lớp học hạn chế sẽ khó tổ chức hoạt động nhóm. Bởi khi các em tranh luận, lớp học rất ồn ào, ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh.
Những điều cần lưu ý của phương pháp dạy học hợp tác:
Khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, bạn cần lưu ý một số điều sau
đây:
- Có quy định và giới hạn rõ về thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận.
- Mỗi nhóm có thể bầu ra bạn trưởng nhóm nếu cần thiết. Trưởng nhóm có thể do các bạn trong nhóm thay phiên nhau đảm nhiệm. Việc phân công cho từng thành viên thực hiện phần công việc được giao sẽ do các trưởng nhóm đảm nhiệm
- Có thể dùng lời, bằng tiểu phẩm, bằng tranh vẽ hay văn bản viết trên giấy to để trình bày kết quả thảo luận nhóm. Công việc trình bày có thể giao cho một bạn trong nhóm đảm nhiệm hoặc có thể gồm nhiều bạn cùng trình bày theo cách mỗi người nói về một đoạn lần lượt nối tiếp nhau.
- Tạo điều kiện đánh giá chéo giữa các nhóm hay cả lớp cùng đánh giá.
- Kết quả chung của cả lớp sẽ là tổng hợp kết quả làm việc của từng nhóm cộng lại. Khi trình bày kết quả của mỗi nhóm riêng, có thể cử ra một bạn đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trình bày một phần nếu chủ đề thảo luận phức tạp.
- Trong khi nhóm làm việc, học sinh có thể làm theo hình thức cá nhân hoặc hoạt động nhóm tương ứng với nhiệm vụ thảo luận sao cho linh hoạt chứ không áp dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách hình thức, không mang
14
lại kết quả thực tế. Tránh lạm dụng hoạt động nhóm cũng như phòng tránh suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học là phải sử dụng hoạt động nhóm.
- Khi học sinh thảo luận nhóm, thầy cô phụ trách cần tới các nhóm để lắng nghe, quan sát và gợi ý, giúp đỡ các em khi cần thiết.
Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh lớp 3:
Theo Đỗ Ngọc Miện (2014) thì hệ thần kinh của học sinh tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Đến chín, mười tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Trong thời kì này, ở các em khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh vẫn còn yếu, dễ bị kích thích, trí giác mang tính đại thể, ít đi sau vào chi tiết, gắn với hành động và hoạt động thực tiễn.
Ở học sinh lớp 3, chú ý không chỉ định chiếm ưu thế. Do thiếu khả năng tổng hợp nên sự chú ý chưa bền vững, hay bị phân tán, thường bị lôi cuốn vào trực quan, gợi cảm. Chẳng hạn, học sinh thường thích thú, chăm chú vào những đồ vật trực quan, sinh động mà giáo viên dùng để minh họa cho bài học mà lại không hay ít chú ý đến nội dung tri thức ẩn chứa bên trong đồ vật mà mình cần nắm. Mặc dù vậy nhưng với học sinh lớp 3, các em bắt đầu có biểu hiện rõ nét hơn về khả năng chú ý một cách có chủ định và bền vững.
Trí nhớ tuy đã phát triển nhưng còn chịu nhiều tác động từ hứng thú và các hình mẫu. Nhiều học sinh lớp 3 chưa biết tổ chức việc ghi nhớ. Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, trí nhớ hình ảnh phát triển hơn trí nhớ ngôn ngữ. Các em chưa hiểu cụ thể cần phải ghi nhớ cái gì, trong bao lâu, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, chưa biết sử dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ,...
15
Tưởng tượng của học sinh lớp 3 đã phát triển phong phú và ngày càng gần với hiện thực hơn. Học sinh thể hiện rõ hơn khả năng nhào nặn, gọt giũa những hình tượng cũ để sáng tạo ra hình tượng mới, đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng mang tính khái quát và trừu tượng cao.
Như vậy, học sinh lớp 3 có đặc điểm tâm lý, nhận thức hoàn toàn phù hợp cho việc rèn luyện phát triển kỹ năng hợp tác
Thực trạng vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 tại trường Tiểu học CLC Tràng An
Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng, tạo điều kiện và cũng là cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác. Tình hình dạy môn Tiếng Việt hiện nay ở trường Tiểu học CLC Tràng An, giáo viên đã đảm bảo 5 nội dung của chương trình Tiếng Việt như Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Ở mỗi nội dung bài đều đi qua 4 mục chính của tiết học, đó là khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng theo đúng như chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết hợp nội dung trong sách giáo khoa, các giáo viên tại trường CLC Tràng An đưa công nghệ thông tin vào dạy học môn Tiếng Việt, tổ chức tiết học thông minh khiến học sinh hứng thú tiếp nhận tri thức.
Nhưng bên cạnh những thành công còn khá nhiều những hạn chế trong dạy học môn Tiếng Việt cần được nhắc tới và quan tâm:
- Giáo viên thường gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và tài nguyên để thực hiện các hoạt động hợp tác. Lịch giảng dạy chật hẹp và giới hạn tài nguyên vật lý cũng làm giảm khả năng triển khai các hoạt động hợp tác.
- Công nghệ thông tin và truyền thông có thể hỗ trợ trong việc tạo ra môi trường học tập hợp tác, nhưng nhiều trường học chưa tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ này để kích thích sự tương tác và hợp tác giữa học sinh.
- Đánh giá trong môn Tiếng Việt lớp 3 thường tập trung vào kiểm tra kiến thức cá nhân, và ít tập trung vào đánh giá nhóm hoặc dự án hợp tác. Điều này có
16
thể làm giảm động lực của học sinh và giáo viên trong việc tham gia vào hoạt động hợp tác.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Ở TIỂU HỌC
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 ở Tiểu học
Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 3
Học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; có ý thức đối với cội nguồn; có hứng thú học tập, có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói; bước đầu hình thành và phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Hình thành phương pháp học tập, phương pháp tư duy, cách thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 3
Ở lớp 3, nội dung chương trình của môn Tiếng Việt được phân bổ 9 tiết/ tuần và có 35 tuần học. Với số lượng là 245 tiết/ năm
17
Phân phối nội dung môn Tiếng Việt lớp 3
Chủ đề | Tên bài học | Tuần |
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ | BÀI 1: NGÀY GẶP LẠI | 1-4 |
1. Đọc: Ngày gặp lại | ||
2. Nói và nghe: Mùa hè của em | ||
3. Viết: Nghe- viết: Em yêu mùa hè | ||
BÀI 2: VỀ THĂM QUÊ | ||
4. Đọc: Về thăm quê | ||
5. Viết: Ôn chữ hoa: A, Ă, Â | ||
6. Luyện tập: Từ chỉ sự vật, hoạt động | ||
7. Luyện tập: Viết tin nhắn | ||
BÀI 3: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG | ||
8. Đọc: Cánh rừng trong nắng | ||
9. Nói và nghe: Sự tích loài hoa của mùa hạ | ||
10. Viết: Nghe – viết: Cánh rừng trong nắng | ||
BÀI 4: LẦN ĐẦU RA BIỂN | ||
11. Đọc: Lần đầu ra biển | ||
12.Đọc mở rộng: | ||
13. Luyện tập: Từ ngữ chỉ đặc điểm. | ||
14. Luyện tập: Viết đoạn văn kể lại một hoạt động em đã cùng làm với người thân trong gia đình. | ||
BÀI 5: NHẬT KÍ TẬP BƠI | ||
15. Đọc: Nhật kí tập bơi | ||
16. Nói và nghe: Một buổi tập luyện | ||
17. Viết: Nghe – viết: Mặt trời nhỏ | ||
BÀI 6: TẬP NẤU ĂN | ||
18. Đọc: Tập nấu ăn |
18
19. Viết: Ôn chữ hoa B, C | ||
20. Luyện tập: Mở rộng vốn từ về từ chỉ hoạt động | ||
21. Luyện tập: Viết đoạn văn về cách làm một món ăn | ||
BÀI 7: MÙA HÈ LẤP LÁNH | ||
22. Đọc: Mùa hè lấp lánh | ||
23. Nói và nghe: Kể chuyện Chó Đốm con và mặt trời | ||
24. Viết: Nghe – viết: Mùa hè lấp lánh | ||
BÀI 8: TẠM BIỆT MÙA HÈ | ||
25. Đọc: Tạm biệt mùa hè | ||
26. Đọc mở rộng | ||
27. Luyện tập: Mở rộng vốn từ về mùa hè. Dấu hai chấm | ||
28. Luyện tập: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một người bạn | ||
CHỦ ĐỀ 2: CỔNG TRƯỜNG MỞ RỘNG | BÀI 9: ĐI HỌC VUI SAO | 5-9 |
29. Đọc: Đi học vui sao | ||
30. Nói và nghe: Tới lớp tới trường | ||
31. Viết: Nhớ - viết: Đi học vui sao | ||
BÀI 10: CON ĐƯỜNG TỚI TRƯỜNG | ||
32. Đọc: Con đường tới trường | ||
33. Viết: Ôn chữ hoa D, Đ | ||
34. Luyện tập: Từ chỉ đặc điểm | ||
35. Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với người mà em yêu quý | ||
BÀI 11: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT | ||
36. Đọc: Lời giải toán đặc biệt |
19
37. Nói và nghe: Kể chuyện Đội viên tương lai | ||
38. Viết: Nghe – viết: Lời giải toán đặc biệt | ||
BÀI 12: BÀI TẬP LÀM VĂN | ||
39. Đọc: Bài tập làm văn | ||
40. Đọc mở rộng | ||
41. Luyện tập: Từ ngữ về nhà trường. Dấu chấm hỏi | ||
42. Luyện tập: Luyện viết đơn | ||
BÀI 13: BÀN TAY CÔ GIÁO | ||
43. Đọc: Bàn tay cô giáo | ||
44. Nói và nghe: Một giờ học thú vị | ||
45. Viết: Nghe – viết: Nghe thầy đọc thơ | ||
BÀI 14: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT | ||
46. Đọc: Cuộc họp của chữ viết | ||
47. Viết: Ôn chữ hoa E, Ê | ||
48. Luyện tập: Câu kể. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. | ||
49. Luyện tập: Viết đoạn văn giới thiệu về bản thân | ||
BÀI 15: THƯ VIỆN | ||
50. Đọc: Thư viện | ||
51. Nói và nghe: Kể chuyện Mặt trời mọc ở .. đằng Tây! | ||
52. Viết: Nghe – viết: Thư viện | ||
BÀI 16: NGÀY EM VÀO ĐỘI | ||
53. Đọc: Ngày em vào đội | ||
54. Đọc mở rộng | ||
55. Luyện tập: Mở rộng vốn từ về thư viện. Câu cảm |
20
56. Luyện tập: Luyện viết thông báo | ||
CHỦ ĐỀ 3: MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG. | BÀI 17: NGƯỠNG CỬA | 10-13 |
64 Đọc: Ngưỡng cửa | ||
65 Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích nhà sàn | ||
66 Viết: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà | ||
BÀI 18: MÓN QUÀ ĐẶC BIỆT | ||
67 Đọc: Món quà đặc biệt | ||
68 Viết: Ôn chữ hoa G, H | ||
69 Luyện tập: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiến | ||
70 Luyện tập: Viết đoạn văn tả một đồ vật trong nhà hoặc ở lớp | ||
BÀI 19: KHI CẢ NHÀ BÉ TÍ | ||
71 Đọc: Khi cả nhà bé tí | ||
72 Nói và nghe: Những người yêu thương | ||
73 Viết: Nghe – viết: Khi cả nhà bé tí | ||
BÀI 20: TRÒ CHUYỆN CÙNG MẸ | ||
74 Đọc: Trò chuyện cùng mẹ | ||
75 Đọc mở rộng | ||
76 Luyện tập: Mở rộng vốn từ về người thân. Dấu hai chấm | ||
77 Luyện tập: Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em | ||
BÀI 21: TIA NẮNG BÉ NHỎ | ||
78 Đọc: Tia nắng bé nhỏ | ||
79 Nói và nghe: Kể chuyện Tia nắng bé nhỏ | ||
80 Viết: Nghe – viết: Kho sách của ông bà. | ||
BÀI 22: ĐỂ CHÁU NẮM TAY ÔNG | ||
81 Đọc: Để cháu nắm tay ông |
21
82 Viết: Ôn chữ hoa I, K | ||
83 Luyện tập: Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm. Câu kể | ||
84 Luyện tập: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em với người thân | ||
BÀI 23: TÔI YÊU EM TÔI | ||
85 Đọc: Tôi yêu em tôi | ||
86 Nói và nghe: Tình cảm anh chị em | ||
87 Viết: Nghe – viết: Tôi yêu em tôi | ||
BÀI 24: BẠN NHỎ TRONG NHÀ | ||
88 Đọc: Bạn nhỏ trong nhà. | ||
89 Đọc mở rộng | ||
90 Luyện tập: Mở rộng vốn từ về bạn trong nhà. So sánh | ||
91 Luyện tập: Viết đoạn văn tả đồ vật em yêu thích. | ||
CHỦ ĐỀ 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH | BÀI 25: NHỮNG BẬC ĐÁ CHẠM MÂY | 14-18 |
92 Đọc: Những bậc đá chạm mây | ||
93 Nói và nghe: Kể chuyện những bậc đá chạm mây. | ||
94 Viết: Nghe – viết : Những bậc đá chạm mấy | ||
BÀI 26: ĐI TÌM MẶT TRỜI | ||
95 Đọc: Đi tìm mặt trời. | ||
96 Viết: Ôn chữ hoa L | ||
97 Luyện tập: Từ trái nghĩa. Đặt câu kiến | ||
98 Luyện tập: Viết 2 – 3 câu nêu lý do em thích hoặc không thích một câu chuyện em đã nghe đã đọc | ||
BÀI 27: NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM | ||
99 Đọc: Những chiếc áo ấm |
22
100 Nói và nghe: Thêm sức thêm tài | ||
101 Viết: Nghe – viết: Trong vườn | ||
BÀI 28: CON ĐƯỜNG CỦA BÉ | ||
102 Đọc: Con đường của bé. | ||
103 Đọc mở rộng | ||
104 Luyện tập: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp. Câu hỏi | ||
105 Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hay không thích một nhân vật trong câu chuyện em đã học. | ||
BÀI 29: NGÔI NHÀ TRONG CỎ | ||
106 Đọc: Ngôi nhà trong cỏ | ||
107 Nói và nghe: Kể chuyện Hàng xóm của Tắc kè | ||
108 Viết: Nghe – viết: Gió | ||
BÀI 30: NHỮNG NGỌN HẢI ĐĂNG | ||
109 Đọc: Những ngọn hải đăng | ||
110 Viết: Ôn chữ hoa M, N | ||
111 Luyện tập: Từ chỉ sự vật, hoạt động | ||
112 Luyện tập: Luyện viết thư | ||
BÀI 31: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI | ||
113 Đọc: Người làm đồ chơi | ||
114 Nói và nghe: Kể chuyện Người làm đồ chơi | ||
115 Viết: Nghe – viết: Người làm đồ chơi | ||
BÀI 32: CÂY BÚT THẦN | ||
116 Đọc: Cây bút thần | ||
117 Đọc mở rộng | ||
118 Luyện tập: Mở rộng vốn từ về thành thị và nông thôn. So sánh. |
23
119 Luyện tập: Viết thư cho bạn. | ||
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I | ||
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN | BÀI 1: BẦU TRỜI | 19-22 |
127 Đọc: Bầu trời | ||
128 Nói và nghe: Bầu trời trong mắt em | ||
129 Viết: Nghe – viết: Buổi sáng | ||
BÀI 2: MƯA | ||
130 Đọc: Mưa | ||
131 Viết: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ | ||
132 Luyện tập: Mở rộng vốn từ hiện tượng thiên nhiên. Câu cảm, câu khiến. | ||
133 Luyện tập: Viết đoạn văn kể lại diễn biến một hoạt động ngoài trời | ||
BÀI 3: CÓC KIỆN TRỜI | ||
134 Đọc: Cóc kiện trời | ||
135 Nói và nghe: Kể chuyện Cóc kiện trời | ||
136 Viết: Nghe – viết: Trăng trên biển | ||
BÀI 4: NHỮNG CÁI TÊN ĐÁNG YÊU | ||
137 Đọc: Những cái tết đáng yêu | ||
138 Đọc mở rộng | ||
139 Luyện tập: Từ cùng nghĩa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?. | ||
140 Luyện tập: Viết đoạn văn về hoạt động trồng cây | ||
BÀI 5: NGÀY HỘI RỪNG XANH | ||
141 Đọc: Ngày hội rừng xanh | ||
142 Nói và nghe: Rừng | ||
143 Viết: Nghe – viết: Chim chích bông |
24
BÀI 6: CÂY GẠO | ||
144 Đọc: Cây gạo | ||
145 Viết: Ôn chữ hoa P, Q | ||
146 Luyện tập: So sánh. Đặt câu hỏi Ở đâu? | ||
147 Luyện tập: Viết lại tình cảm, cảm xúc về một cảnh trong tranh. | ||
BÀI 7: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI | ||
148 Đọc: Mặt trời xanh của tôi | ||
149 Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích hoa mào gà | ||
150 Viết: Nhớ - viết: Mặt trời xanh của tôi | ||
BÀI 8: BẦY VOI RỪNG TRƯỜNG SƠN | ||
151 Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn | ||
152 Đọc mở rộng | ||
153 Luyện tập: Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm. Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian địa điểm. | ||
154 Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật | ||
CHỦ ĐỀ 2: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG | BÀI 9: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC | 23-27 |
155 Đọc: lời kêu gọi toàn dân tập thể dục | ||
156 Nói và nghe: Học từ bạn | ||
157 Viết: Nghe- viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. | ||
BÀI 10: QUẢ HỒNG CỦA THỎ CON | ||
158 Đọc: Quả hồng của thỏ con | ||
159 Viết: Ôn chữ hoa R, S | ||
160 Luyện tập: Từ cùng nghĩa. Dấu gạch ngang | ||
161 Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích trong chuyện Quả hồng của thỏ |
25
con | ||
BÀI 11: CHUYỆN BÊN CỬA SỔ | ||
162 Đọc: Chuyện bên cửa sổ | ||
163 Nói và nghe: Kể chuyện Cậu bé đánh giày. | ||
164 Viết: Nghe – viết: Chuyện bên cửa sổ | ||
BÀI 12: TÂY TRÁI VÀ TAY PHẢI | ||
165 Đọc: Tay trái và tay phải | ||
166 Đọc mở rộng | ||
167 Luyện tập: Dấu ngoặc kép. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? | ||
168 Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyên đã nghe, đã đọc. | ||
BÀI 13: MÈO ĐI CÂU CÁ | ||
169 Đọc: Mèo đi câu cá | ||
170 Nói và nghe: Cùng vui làm việc | ||
171 Viết: Nghe – viết: Bài học của gấu | ||
BÀI 14: HỌC NGHỀ | ||
172 Đọc: Học nghề | ||
173 Viết: Ôn chữ hoa T, U, Ư | ||
174 Luyện tập: Dấu gạch ngang. | ||
175 Luyện tập: Viết đoạn văn giới thiệu ước mơ của mình | ||
BÀI 15: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP? | ||
176 Đọc: Ngày như thế nào là đẹp? | ||
177 Nói và nghe: Kể chuyện Ngày như thế nào là đẹp? | ||
178 Viết: Nghe – viết: Ngày như thế nào là đẹp? |
26
BÀI 16: A LÔ, TỚ ĐÂY. | ||
179 Đọc: A lô, tớ đây. | ||
180 Đọc mở rộng | ||
181 Luyện tập: Nhận biết câu kể, câu hỏi theo mục đích nói. | ||
182 Luyện tập: Viết thư điện tử | ||
CHỦ ĐỀ 3: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM | BÀI 17: ĐẤT NƯỚC LÀ GÌ? | 28-31 |
190 Đọc: Đất nước là gì? | ||
191 Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước. | ||
192 Viết: Nghe – viết: Bàn em | ||
BÀI 18: NÚI QUÊ TÔI | ||
193 Đọc: Núi quê tôi | ||
194 Viết: Ôn viết chữ hoa V, X | ||
195 Luyện tập: Từ ngữ có nghĩa giống nhau. So sánh. | ||
196 Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với quê hương. | ||
BÀI 19: SÔNG HƯƠNG | ||
197 Đọc: Sông Hương | ||
198 Nói và nghe: Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tính | ||
199 Viết: Nghe – viết: Chợ Hòn Gai. | ||
BÀI 20: TIẾNG NƯỚC MÌNH | ||
200 Đọc: Tiếng nước mình. | ||
201 Đọc mở rộng | ||
202 Luyện tập: Mở rộng vốn từ về đất nước Việt Nam. Câu khiến, câu cảm. | ||
203 Luyện tập: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về một cảnh đẹp của quê hương đất nước |
27
204 Đọc: Nhà rông | ||
205 Nói và nghe: Quê hương em. | ||
206 Viết: Nghe – viết: Nhà rông | ||
BÀI 23: SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG | ||
207 Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng | ||
208 Viết: Ôn chữ hoa Y | ||
209 Luyện tập: Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang | ||
210 Luyện tập: Viết 2-3 câu nêu lý do em thích nhân vật | ||
BÀI 23: HAI BÀ TRƯNG | ||
211 Đọc: Hai Bà Trưng | ||
212 Nói và nghe: Kể chuyện Hai Bà Trưng | ||
213 Viết: Nghe – viết: Hai Bà Trưng | ||
BÀI 24: CÙNG BÁC QUA SUỐI. | ||
214 Đọc: Cùng bác qua suối. | ||
215 Đọc mở rộng | ||
216 Luyện tập: Mở rộng vốn từ chỉ lễ hội hoặc hội. Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. | ||
217 Luyện tập: Viết đoạn văn về nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã nghe, đã đọc | ||
CHỦ ĐỀ 4: TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG MÌNH | BÀI 25: NGỌN LỬA Ô – LIM - PICH | 32-35 |
218 Đọc: Ngọn lửa ô – lim - pích | ||
219 Nói và nghe: Kể chuyện: Đất quý, đất yêu | ||
220 Viết: Nghe – viết: Ngọn lửa o – lim - pích | ||
BÀI 26: RÔ – BỐT Ở QUANH TA. | ||
221 Đọc: Rô – bốt ở quanh ta. | ||
222 Viết: Ôn chữ hoa A, Ă, Â, Q ( kiểu 2) | ||
223 Luyện tập: Dấu hai chấm. Đặt và trả lời câu hỏi |
28
Để làm gì? | ||
224 Luyện tập: Viết một bản tin. | ||
BÀI 27: THƯ CỦA ÔNG TRÁI ĐẤT GỬI CÁC BẠN NHỎ | ||
225 Đọc: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ | ||
226 Nói và nghe: Môi trường của chúng ta | ||
227 Viết: Nghe – viết: Em nghĩ về Trái Đất. | ||
BÀI 28: NHỮNG ĐIỀU NHỎ TỚ LÀM CHO TRÁI ĐẤT | ||
228 Đọc: Những điều nhỏ tớ làm cho trái đất. | ||
229 Đọc mở rộng | ||
230 Luyện tập: Dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép | ||
231 Luyện tập: Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường | ||
BÀI 29: BÁC SĨ Y- ÉC – XANH. | ||
232 Đọc: Bác sĩ Y – éc – xanh. | ||
233 Nói và nghe: Người nổi tiếng. | ||
234 Viết: Nghe – viết: Bác sĩ Y – éc – xanh. | ||
BÀI 30: MỘT MÁI NHÀ CHUNG | ||
235 Đọc: Một mái nhà chung | ||
236 Viết: Ôn chữ hoa M, N, V ( kiểu 2) | ||
237 Luyện tập: Mở rộng vốn từ Trái đất. Ôn câu cảm, câu khiến | ||
238 Luyện tập: Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất. | ||
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2 |
29
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 3
Vận dụng linh hoạt các kiểu và kĩ thuật hoạt động nhóm phù hợp với nội dung từng chủ đề của bài học Tiếng Việt lớp 3
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3, nội dung xoay quanh 8 chủ đề lớn là: Những trải nghiệm thú vị; Cổng trường mở rộng; Mái nhà yêu thương; Mái ấm gia đình; Những sắc màu thiên nhiên; Bài học từ cuộc sống; Đất nước ngàn năm; Trái đất của chúng mình. Ở mỗi một chủ đề, các bài học đưa ra với những nội dung cụ thể, khác nhau nhưng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Ứng với mỗi một chủ đề như vậy thì việc sử dụng các kiểu hoạt động nhóm trong dạy học hợp tác phải xem xét sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung từng loại bài để có thể mang lại hiệu quả tối đa.
Chủ đề “ Bài học cuộc sống” là những bài học liên quan tới những tình huống em gặp ở ngoài đời. Vì vậy, GV nên vận dụng kiểu hoạt động nhóm thể chất nhằm phát triển các hành vi vận động cơ thể, nâng cao sức khỏe và tâm lý. Ở kiểu hoạt động này, trong mỗi bài dạy GV có thể tổ chức cho HS chơi một số trò chơi đồng đội để thông qua đó giáo dục về tinh thần, trách nhiệm làm việc chung, nâng cao sức khỏe.Ví dụ như dạy bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, GV có thể cho HS cùng tập theo một bài thể dục có sẵn hoặc cùng thảo luận nhóm để nghĩ ra một bài thể dục tốt cho sức khỏe.
Đưa ra yêu cầu, nội dung học tập ở mức cao hơn để tăng nhu cầu học tập hợp tác
Thông thường, các nội dung học tập mà GV chuẩn bị cho HS là những kiến thức nằm trong SGK. Trong môn Tiếng Việt lớp 3 đó là những kiến thức cơ bản mà các em có thể nắm bắt được nhờ vào vốn kinh nghiệm vốn có trong cuộc sống hàng ngày trên cơ sở sự hướng dẫn, tổ chức và điều khiển của GV. Một vấn đề đặt ra trong thực tế dạy học như sau: Vốn kinh nghiệm và khả năng học tập của HS là khác nhau, song trong một lớp học có thể phân thành 3 nhóm đối tượng học: “khá”, “trung bình” và “kém”. Trên thực tế, nội dung của bài học
30
thường nhằm vào HS ở mức khá của nhóm trung bình. Và GV cũng thường chuẩn bị các kế hoạch bài học nhằm vào mức khá của nhóm HS trung bình. Xét theo khía cạnh đó, chỉ có một số 20 HS thuộc nhóm trung bình là có thể học thực sự. Số còn lại không thể học thực sự được bởi vì nội dung thì quá dễ đối với các em nhóm khá, nhưng lại quá khó đối với các em thuộc nhóm kém. Phương pháp dạy học truyền thống đã không thể giải quyết được điều này.
Để giải quyết vấn đề này, GV nên đề ra yêu cầu, nội dung học tập ở mức độ cao hơn so với mọi khi. Nếu không, HS thuộc nhóm khá không thể học thực sự được. Đồng thời, cũng cần phải tích cực đưa vào trong bài học những câu hỏi do HS thuộc nhóm kém nêu lên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để GV có thể hướng dẫn, hỗ trợ mỗi HS (khá, trung bình hay yếu) giải quyết được yêu cầu, nội dung ở mức cao hơn so với bản thân HS đó trong thời lượng tiết học, bài học?
Mỗi một nhiệm vụ và yêu cầu cao hơn mức độ bình thường đều chứa đựng những thách thức. HS muốn giải quyết được thì cần phải làm việc dưới sự tham khảo ý kiến của các bạn khác. Nhu cầu học hợp tác cũng từ đó mà nâng cao dần lên. Hoạt động hợp tác nhóm không chỉ tập trung vào việc giải quyết nhiệm vụ chung mà còn phải chú ý đến sự phát triển của từng cá nhân trong nhóm. Vì thành công của nhóm phải được tạo nên từ những đóng góp của tất cả các thành viên. Và thông qua làm việc nhóm thì mỗi HS cũng tự học được cho mình những kiến thức mới, có được thành quả riêng cho bản thân.
Ví dụ minh hoạ vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học Tiếng Việt lớp 3
Tên bài: Đọc: Nhật kí tập bơi (tiết 1+2) Nói và nghe: Một buổi tập luyện
TG | Nội dung các | Phương pháp – Hình thức tổ chức các hoạt |
31
hoạt động dạy học | động dạy học | ĐD | ||
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||
10’ | b. Nói và nghe : Một buổi tập luyện | Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. | ||
Mục tiêu: Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. | - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. | - 1 HS đọc chủ đề: Một buổi tập luyện + Yêu cầu: Kể về một buổi tập luyện | Máy chiếu | |
của em | ||||
- GV cho HS quan sát | - HS quan sát tranh: | |||
tranh minh họa đề có | Các bạn nhỏ đang | |||
thêm gợi ý về các hoạt | thả diều, tập múa, | |||
động tập luyện | đá bóng, tập vẽ | |||
- HS thực hành nói | ||||
- GV HD HS nói | theo HS | |||
những câu văn về hoạt | - HS kể theo nhóm | |||
động tập luyện trong | 2 về một buổi tập | |||
tranh | luyện của mình | |||
- GV tổ chức cho HS | - 3HS chia sẻ trước | |||
làm việc nhóm 2 | lớp | |||
- HS nhận xét theo | ||||
- Gọi HS trình bày | tiêu chí | |||
trước lớp. | ||||
- GV nhận xét, tuyên | - HS liên hệ, mở | |||
dương. | rộng |
32
* Mở rộng: | ||||
+ Trước buổi tập luyện, em chuẩn bị những gì? | ||||
+ Cảm xúc khi tham gia tập luyện? | ||||
+ Lợi ích của việc tập luyện thường xuyên | - HS lắng nghe, rút ra bài học | |||
Chốt: Tích cực luyện tập thể thao sẽ giúp HS có sức khoẻ tốt để học tập hiệu quả, khuyến khích HS chăm chỉ luyện tập. |
Tên bài học: Đọc Tập nấu ăn (tiết 1+2)
TG | Nội dung các hoạt động dạy học | Phương pháp – Hình thức tổ chức các hoạt động dạy học | ĐD | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||
* Chia đoạn | - GV HD HS chia đoạn. | -HS chia 3 đoạn. | GAĐT | |
+ Bài này được chia làm mấy đoạn? | ||||
- GV cùng HS thống nhất. | - HS lớp lắng | |||
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tham khảo nhé | nghe và đánh dấu vào sách. |
33
+ Đoạn 2: Đọc phần khung không có đánh số (phần nguyên liệu) + Đoạn 3: đọc lần lượt các đoạn theo thứ tự từ 1 đến 5 | ||||
12’ | * Đọc đoạn Mục tiêu: Đọc | - GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn | - HS đọc nối tiếp theo đoạn. | Máy chiếu |
trôi chảy toàn | ||||
bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ | - Luyện đọc từ khó: thịt nạc vai, xay nhuyễn, hỗn hợp… |
| ||
- Luyện đọc câu dài: Cho hỗn hợp/ trứng và thịt vào/ dàn đều khắp chảo/ rán vàng mặt dưới/ từ 5 -7 phút/ với lửa nhỏ. | dài. | |||
5’ | * Đọc nhóm | - GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm 4 ( thời gian 3 phút) | - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 | |
- HS đọc nhóm 4 | ||||
- GV theo dõi, giúp đỡ HS . | - HS đọc thi đua | |||
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm. | giữa các nhóm. | |||
- GV NX, khen nhóm, cá nhân đọc tốt. | - HS NX |
34
5’ | *Đọc toàn bài | - GV gọi 1 HS đọc toàn bài. | - HS đọc toàn bài. |
Kết quả ứng dụng
Trong quá trình thực tập sư phạm 2 tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt đã thu được một số kết quả sau:
- Học sinh hứng thú học tập hơn.
- Học sinh ngày càng mạnh dạn và tự tin khi đặt và trả lời câu hỏi.
- Học sinh làm việc nhóm có hiệu quả hơn.
Kết quả năng lực học tập của học sinh: Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ Tự nhiên và Xã hội. Các em đã coi mỗi tiết Tiếng Việt là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới. Từ đó làm cho các em thêm yêu thích môn Tiếng Việt
35
Một số hình ảnh học sinh lớp 3B tham gia tiết Tiếng Việt có sử dụng phương pháp dạy học tích cực
36
KẾT LUẬN
Phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Tiếng Việt là hình thức giáo dục ý nghĩa, gây được hứng thú cho học sinh. Khi dạy học, người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học nhằm giúp cho lớp học sôi nổi, học sinh tích cực, kiến thức Tiếng Việt đến với học sinh không còn khô khan, trừu tượng mà trở nên sinh động hơn. Ngoài ra, giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức học tập, nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề, luôn chú ý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Trong bản báo cáo này, tôi cũng đã đưa ra các phương pháp và những ví dụ trong việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác cho học sinh lớp 3 trong môn Tiếng Việt bởi đây là một chủ đề có tính thiết thực trong cuộc sống thực tiễn.Việc đề xuất các phương pháp dạy học này cũng như phối hợp các nội dung, kế hoạch trong quá trình xây dựng bản báo cáo nhằm giúp cho học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về người thân trong gia đình, giúp các em thêm yêu yêu Tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như phát triển và hình thành kĩ năng nghe nói đọc viết cho học sinh.
37