-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo cuối kì Quản trị chiến lược - Quản trị kinh doanh | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể về nhận thức và thói quen mua sắm khi họ ưu tiên chọn các sản phẩm tiêu dùng bảo vệ sức khoẻ và tái tạo năng lượng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Quản trị kinh doanh (Business Management) 27 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Báo cáo cuối kì Quản trị chiến lược - Quản trị kinh doanh | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể về nhận thức và thói quen mua sắm khi họ ưu tiên chọn các sản phẩm tiêu dùng bảo vệ sức khoẻ và tái tạo năng lượng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị kinh doanh (Business Management) 27 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|472 065 21 lOMoARcPSD|472 065 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
Hệ đào tạo: Sau đại học
GVGD: TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương
Học viên thực hiện: 1. Lê Quốc Cường 71801322
2. Nguyễn Vũ Lan Anh 717H0690 3. Lê Thị Thu Ánh 71802381 4. Nguyễn Thanh Duy 71900053
5. Trịnh Lê Thảo Ngọc 71801348
6. Trương Đỗ Gia Thuận 718H0591
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022 lOMoARcPSD|472 065 21 MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................................. 3
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu....................................................... 4
1.2.1. Tầm nhìn: ..................................................................................................... 4
1.2.2. Sứ mệnh: ....................................................................................................... 4
1.2.3. Giá trị cốt lõi: ............................................................................................... 5
1.2.4. Giá trị và nguyên tắc hoạt động: ................................................................. 6
1.2.5. Mục tiêu: ....................................................................................................... 7
1.2.6. Nguyên tắc làm việc của Masan: ................................................................... 8
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN .......................................................................................................................... 9
2.1. Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô của công ty CP hàng tiêu dùng Masan . 9
2.1.1. Một số yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: ....................................................... 9
2.1.2. Một số yếu tố thuộc môi trường vi mô: (Porter’s Five Forces) .................16
2.2. Phân tích môi trường bên trong của Masan: ....................................................21
2.2.1. Tình hình tài chính. .......................................................................................21
2.2.2. Tình hình nhân sự. ......................................................................................24
2.2.3. Tình hình nguồn lực vật chất – sản xuất kinh doanh ................................25
2.2.4. Tình hình Marketing......................................................................................26
2.2.5. Tình hình Nghiên cứu phát triển ................................................................29
2.2.6. Tình hình các hoạt động quản trị ...............................................................30
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CÁC MA TRẬN CHIẾN LƯỢC .....................................31
3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). .................................................................31
3.2. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE). ..................................................................32 ii lOMoARcPSD|472 065 21
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO MASAN
CONSUMER .................................................................................................................33
4.1. Xây dựng và lựa chọn chiến lược ......................................................................33
4.1.1. Xây dựng ma trận SWOT (Strengths, Weakness, Opportunities, Threats)
...............................................................................................................................33
4.1.2. Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) .......................35
CHƯƠNG 5: THỰC THI CHIẾN LƯỢC ...................................................................44
5.1. Đề xuất cho việc thực thi chiến lược khác biệt hóa: .........................................44
5.1.1. Mục tiêu: .......................................................................................................44
5.1.2. Đề xuất thực thi chiến lược khác biệt hóa ..................................................44
5.2. Đề xuất cho việc thực thi chiến lược thâm nhập thị trường:............................47
5.2.1. Đề xuất cho việc thực thi chiến lược thâm nhập thị trường: .....................47
5.2.2. Thực thi chiến lược thâm nhập thị trường – Nâng cao thị phần ở thị trường hiện
tại của mì Kokomi .................................................................................................48
5.3. Đề xuất thực thi chiến lược hội nhập về phía sau: ............................................52
5.3.1. Mục tiêu: ......................................................................................................52
5.3.2. Đề xuất thực thi chiến lược hội nhập về phía sau: .....................................53
5.4. Đề xuất cho việc thực thi chiến lược thu hẹp: ...................................................56
PHẦN 6: KẾT LUẬN ...................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................61 iii lOMoARcPSD|472 065 21 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Dự báo tăng trưởng GDP cho một số khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
........................................................................................................................................................................... 10
Hình 2.2. Doanh thu của Masan Consumer trong năm 2020 so với các công ty ngành tiêu
dùng khác (đơn vị: tỷ đồng) ................................................................................................................. 18
Hình 2.3. Các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 09.2022 và 01.2022 ........................... 22
Hình 2.4. So sánh doanh thu của Masan Consumer giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021-2022 23
Hình 2.5. Doanh thu và LNST những năm gần đây của Masan Consumer .................. 23
Hình 2.6. Trình độ học vấn của lực lượng lao động tại Masan Consumer. ................... 24
Hình 2.7. Các thương hiệu có doanh thu trên 2000 tỷ đồng tron năm 2021 ................. 27
Hình 5.1. Những thay đổi trong chi tiêu hàng tháng theo kế hoạch của hộ gia đình cho các
Nhu yếu phẩm Cơ bản do COVID-19 .............................................................................................. 45
Hình 5.2. Mô tả hành vi người tiêu dùng sau đại dịch................................................................ 46 iv lOMoARcPSD|472 065 21
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các yếu tố chủ yếu bên ngoài – Cơ hội ...................................................................... 31
Bảng 3.2. Các yếu tố chủ yếu bên ngoài – Thách thức. ........................................................... 31
Bảng 3.3. Các yếu tố chủ yếu bên trong – Điểm mạnh. ........................................................... 32
Bảng 3.4. Các yếu tố chủ yếu bên trong – Điểm yếu. ............................................................... 32
Bảng 4.1. Ma trận SWOT ..................................................................................................................... 33
Bảng 4.2. Ma trận QSPM – Nhóm SO. ............................................................................................ 35
Bảng 4.3. Ma trận QSPM – Nhóm ST. ............................................................................................ 38
Bảng 4.4. Ma trận QSPM – Nhóm WO. .......................................................................................... 39
Bảng 4.4. Ma trận QSPM – Nhóm WT. .......................................................................................... 41
Bảng 5.1. Kế hoạch thực thi chiến lược cải tiến sản phẩm .................................................... 49
Bảng 5.2. Kế hoạch thực thi chiến lược mở rộng kênh phân phối ..................................... 51
Bảng 5.3. Tóm tắt hoạt động chiến lược thu hẹp ....................................................................... 57
Bảng 5.4. Kế hoạch thực thi chiến lược thu hẹp ......................................................................... 58 v lOMoARcPSD|472 065 21 LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo Cuối kỳ Môn Quản trị Chiến lược với đề tài “Đề xuất chiến
lược hoạt động cho công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan” là kết quả của quá
trình cố gắng không ngừng của từng cá nhân trong nhóm và được sự giúp đỡ, động
viên khích lệ của TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương. Qua trang viết này nhóm tác giả
xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo cơ
hội cho nhóm được học môn học này cũng như đã giúp đỡ nhóm rất nhiều trong
thời gian học tập - nghiên cứu vừa qua.
Nhóm tác giả xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Thầy Nguyễn
Ngọc Duy Phương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu
thông tin khoa học cần thiết cho bài báo cáo này.
Do kinh nghiệm trong lĩnh vực cũng như thời gian nghiên cứu có giới hạn, chắc
chắn bài báo cáo sẽ có những khuyết điểm, kính mong Quý Thầy có thể hỗ trợ góp ý để
nhóm có thể trau dồi thêm kinh nghiệm thực tiễn, ứng dụng được nhiều hơn trong tương lai.
Nhóm học viên thực hiện
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN./. 1 lOMoARcPSD|472 065 21 LỜI MỞ ĐẦU
Trước bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể về nhận
thức và thói quen mua sắm khi họ ưu tiên chọn các sản phẩm tiêu dùng bảo vệ sức
khoẻ và tái tạo năng lượng. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và
kỹ thuật số đã tạo ra một cơ hội cũng như là thách thức cho doanh nghiệp trong quá
trình vận hành và tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.
Một khảo sát về xu hướng người tiêu dùng của Deloitte vào tháng 6/2021 cho thấy
người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Giải thích cho điều này là
do đại dịch đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng giúp họ quan tâm đến sức khỏe hơn,
cũng như các vấn đề xã hội. Cũng như những khách hàng trẻ tuổi đòi hỏi nhiều điều hơn ở
một sản phẩm hoặc dịch vụ. Không chỉ giá cả, chất lượng hay uy tín thương hiệu mà còn
nằm ở những yếu tố lớn hơn như trách nhiệm xã hội, giải quyết vấn đề về môi trường như
thế nào (Ly, 2022). Trước tác động đó, Masan Consumer cần phải có sự xoay chuyển và phát
triển liên tục trong định hướng chiến lược cũng như phương thức thực thi các chiến lược đó.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần ưu tiên xem xét lại chiến lược và mô hình kinh doanh, cũng
như xác định vị thế thị trường để phát triển trong dài hạn. Tuy nhiên, làm thế nào giúp
ngành hàng tiêu dùng phát triển và mang lại hiệu quả cao trong bối cảnh hiện nay là một
vấn đề không đơn giản, việc này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp của các nhà hoạch định
chính sách chiến lược. Chính vì vậy, bài báo cáo nhằm mục đích trao đổi về thực trạng thực
thi chiến lược của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan trong thị trường hiện nay. Từ
đó, dựa vào phân tích SWOT để đề ra, thực thi và đánh giá các chiến lược tối ưu nhằm thúc
đẩy xu thế phát triển của công ty trong thời gian tới. 2 lOMoARcPSD|472 065 21
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Masan Consumer hay còn được gọi là Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
và là công ty con trực thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn Masan (Masan Group). Masan
Consumer được thành lập vào năm 1996 được thành lập bởi ông Nguyễn Đăng Quang,
Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm, gia vị và đồ uống. Lĩnh vực
hoạt động của công ty là chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm thân thuộc với
người tiêu dùng Việt như nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan,
ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai. Trong đó, Những thương hiệu sản phẩm chủ
chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi,
Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh và hoạt động
trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm plastic, chế biến-bảo quản thịt và các sản phẩm từ
thịt, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, sản xuất món ăn và thức ăn chế biến sẵn.
Không chỉ thị trường trong nước, các sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu ra thị
trường nhiều nước khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga,
Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc.
Ngày 12/2019 Masan Consumer đã sáp nhập với VinCommerce (bán lẻ), Công
ty VinEco (nông nghiệp) của Vingroup để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán
lẻ hàng đầu Việt Nam, trong đó Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động,
Vingroup là cổ đông. Cho đến hiện tại, Masan Consumer đã rất phát triển với đội
ngũ nhân viên vững mạnh, hệ thống nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, với độ bao phủ gần như khắp cả nước. Hiện nay, Masan
Consumer là một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất thực phẩm tiêu
dùng tại Việt Nam với rất nhiều sản phẩm quen thuộc, chất lượng và uy tín đã gắn
bó với người dân Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)
Tên giao dịch: Masan Consumer Corporation
Vốn điều lệ: tính đến tháng 12/ 2021, tổng tài sản của Masan Consumer đạt 30.204 triệu VND
Wedsite: http://www.masanconsumer.com/ 3 lOMoARcPSD|472 065 21
Mã số thuế: 302017440
Giấy ĐKKD số: 4103000082, được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM
vào ngày 31/05/2000 và đăng ký thay đổi lần thứ 16 ngày 11/06/2009.
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu 1.2.1. Tầm nhìn:
Tầm nhìn của Masan là “Trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng việc
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt”. Masan mong muốn:
Trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương
tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông, và trở thành
đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam. Để
đạt được tầm nhìn này, Masan Consumer hoạt động trong các lĩnh vực mà một công
ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương có thể dẫn đầu thị trường,
và phát triển quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất.
Tương lai Masan hướng tới 5.0 và nhắm tới việc thay đổi phong cách
sống và mua sắm, cách thức kinh doanh bình thường của người Việt Nam bằng công nghệ.
Tầm nhìn năm 2025: Masan Consumer mong muốn trở thành:
Công ty hàng tiêu dùng dẫn đầu Việt Nam xét về doanh số, lợi nhuận và
sự nhận biết thương hiệu.
Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu, và được công nhận là môi trường
làm việc tốt nhất Việt Nam; và là biểu tượng của chất lượng và niềm tự
hào của người Việt. 1.2.2. Sứ mệnh:
Masan Group tin tưởng vào triết lý “Doing well by doing good”. Sứ mệnh của
Masan là “Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cho gần 100 triệu người
việt nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.” 4 lOMoARcPSD|472 065 21
Để thực hiện được điều đó, Masan Consumer mong muốn thực hiện cú nhảy
vọt, chuyển đổi từ một doanh nghiệp truyền thống thành một nền tảng tiêu dùng
ứng dụng công nghệ. Tập đoàn sẽ mang đến sự thay đổi đột phá, thông qua các
bước đi chiến lược đã được nêu ở phần định hướng bên trên.
Tập đoàn đang tập trung nguồn lực vào các sáng kiến công nghệ để khắc phục
những hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh của Masan nói riêng và hạ
tầng tiêu dùng của Việt Nam nói chung. Sau một thời gian thử nghiệm, đến nay,
Masan đã xác định công nghệ nào cần đầu tư và phương thức thực thi để phục vụ tốt
nhất và hiệu quả nhất cho người tiêu dùng. Hôm nay, Masan đang ở nền tảng O2
(Online to Offline) phiên bản 0.5 của chính mình, nhưng đến trước cuối năm 2022,
Masan Group sẽ hoàn thiện và nâng cấp nền tảng này lên phiên bản 4.0.
1.2.3. Giá trị cốt lõi:
Masan Consumer đã đề ra những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp để xây
dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên có tầm nhìn, giỏi chuyên môn và đầy
nhiệt huyết trong công việc với các tiêu chí như: Tố chất lãnh đạo, tinh thần doanh
nhân, khát vọng chiến thắng, sự liêm chính và sự tin tưởng
1.2.3.1. Tố chất lãnh đạo:
Masan minh định về con đường mình đang đi.
Mỗi nhân viên đều là lãnh đạo trong lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm, và vì
thế phải đảm bảo tất cả các quyết định của mình đều mang tầm vóc của một
lãnh đạo, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công ty.
Masan tận dụng tối đa mọi nguồn lực để hướng tới kết quả tốt nhất.
Phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân, xoá bỏ mọi rào cản trong tổ
chức vì mục tiêu chung của tập thể.
1.2.3.2. Tinh thần doanh nhân:
Masan luôn có niềm tin vào bản thân, tin vào sứ mệnh mình đang theo
đuổi để truyền cảm hứng cho người khác.
Mỗi nhân viên can đảm, đôi khi là liều lĩnh để thực sự làm chủ sự nghiệp của mình. 5 lOMoARcPSD|472 065 21
Mỗi thành viên hãy hành động như một người chủ, sử dụng nguồn lực
của công ty như chính tiền túi của mình.
1.2.3.3. Khát vọng chiến thắng:
Masan muốn trở thành công ty Việt Nam được thế giới công nhận là kỳ
lân của ngành hàng tiêu dùng.
Masan luôn nhắm tới kết quả tốt nhất, cao nhất trong từng công việc cụ
thể mà chúng ta làm.
Sức mạnh của Masan là sự kiên trì cho đến lúc thành công.
1.2.3.4. Sự liêm chính
Masan chỉ làm những điều đúng đắn, với tinh thần thượng tôn
pháp luật. Masan trung thực và thẳng thắn với nhau.
Masan dựa vào những số liệu thực tế để đưa ra các đề xuất, kiến nghị.
Masan không chấp nhận sự không liêm chính ở bất kỳ mức độ nào. 1.2.3.5. Tin tưởng:
Masan tin rằng mỗi cá nhân khi được tin tưởng họ sẽ làm việc tốt hơn.
Masan tôn trọng đồng nghiệp, đối tác, người tiêu dùng và ứng xử bình
đẳng với tất cả.
Masan tin sẽ trở thành một khối vững mạnh hơn thông qua đoàn kết
bằng sự tin tưởng lẫn nhau.
1.2.4. Giá trị và nguyên tắc hoạt động:
Để đảm bảo vận hành của khối nhân sự được hiệu quả, Masan Consumer
đã đưa ra bốn giá trị nền tảng và bốn phẩm chất của con người cũng như sáu
nguyên tắc hoạt động của công ty như:
Bốn giá trị nền tảng của Masan
- Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh.
- Tiên phong khai phá với khát vọng chiến thắng.
- Hợp tác cùng phát triển, hài hòa lợi ích với các đối tác.
- Tinh thần dân tộc. 6 lOMoARcPSD|472 065 21
Bốn phẩm chất của con người Masan
- Tài năng và sáng tạo.
- Tố chất lãnh đạo.
- Tinh thần làm chủ công việc.
- Liêm khiết và minh bạch.
Sáu nguyên tắc hoạt động của Masan
- Lợi ích khách hàng, công ty (cổ đông), nhân viên không tách rời nhau.
- Làm việc theo nhóm.
- Tôn trọng cá nhân.
- Tổ chức luôn học hỏi, luôn đổi mới.
- Định hướng theo mục tiêu và kết quả cuối cùng.
- Lòng tin, sự cam kết. 1.2.5. Mục tiêu:
Không chỉ dừng lại ở việc mở đường cho hàng tiêu dùng của Masan tiến
vào kênh bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất Việt Nam. Masan Consumer đã đưa
ra 3 mục tiêu chính mà họ muốn đạt được vào năm 2025 đó là có được 12 nhãn
hiệu đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau, với tốc độ phát
triển trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 20%/năm và
sẽ là 1 trong 3 nơi làm việc được ưa thích nhất Việt Nam vào năm 2025.
Xây dựng lộ trình tạo ra ngành hàng tiêu dùng thế hệ mới theo mô hình
“Point of Life” dựa vào lý thuyết 3 vòng tròn nhu cầu. Trong đó, cơ bản nhất là
ngành hàng nhu yếu phẩm, tiếp theo là nhu cầu về sản phẩm tài chính và cuối
cùng là nhu cầu xã hội (bao gồm kết nối hay giải trí).
Mục tiêu của Masan Consumer là đẩy mạnh ngành hàng đồ uống nhằm
đạt được mục tiêu doanh thu phân bổ theo tỷ lệ 50% đóng góp từ đồ uống, 50%
từ thực phẩm vào năm 2025. Với tôn chỉ 3A (Affordability, Availability,
Assurance of Quality), nghĩa là Giá cả hợp lý, Tiếp cận được người tiêu dùng mọi
lúc mọi nơi và Đảm bảo chất lượng, Masan Consumer đặt mục tiêu tốc độ tăng
trưởng trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 20%/ năm. 7 lOMoARcPSD|472 065 21
Tích hợp chuỗi F&B, dịch vụ tài chính vào WinMart+, thu hút các khách hàng
trẻ có phong cách sống hiện đại. Mở rộng chuỗi Winmart+ lên 3.001 điểm bán, đáp ứng
nhu cầu thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ, hàng tiêu dùng có thương hiệu đi
kèm với các dịch vụ tiện ích khác. Masan muốn dẫn đầu và đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi bán lẻ hiện đại trên toàn quốc. Hành trình 2020-2030 của Masan đã bắt đầu với việc
sáp nhập VinCommerce để thành lập The CrownX - Tập đoàn Tiêu dùng - Bán lẻ hàng
đầu Việt Nam và nâng cao khả năng phục vụ tốt hơn các nhu cầu thiết yếu của người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, mục tiêu của Masan Consumer từ nay đến đến năm 2030 sẽ đưa
tương ớt Chin-Su trở thành một trong 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới, góp phần đưa
nông sản chế biến kỹ thuật cao ra thị trường toàn cầu.
1.2.6. Nguyên tắc làm việc của Masan:
1. Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
2. Khả năng lãnh đạo.
3. Luôn tìm ra giải pháp.
4. Tinh thần trách nhiệm cao. 5. Minh bạch. 6. Chuyên môn cao. 8 lOMoARcPSD|472 065 21
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
2.1. Phân tích môi trường vi mô và vĩ mô của công ty CP hàng tiêu dùng Masan
2.1.1. Một số yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
2.1.1.1 Yếu tố kinh tế (E):
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình to lớn trong thời gian gần
đây. Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân
đầu người, dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Chính vì lẽ đó nhu cầu về cuộc sống cũng như ăn uống của người dân
cũng được yêu cầu cao hơn.
Theo Tổng Cục Thống Kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước
tính tăng 5.22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4.61% của năm 2020
nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.61%; khu
vực dịch vụ tăng 5.42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3.86%
so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3.37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 14.28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11.36%. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng
nề của đại dịch Covid-19, song kinh tế năm 2021 lại khởi sắc. Ước tính GDP năm 2021
tăng 2.58% (quý I tăng 4.72%; quý II tăng 6.73%; quý III giảm 6.02%; quý IV tăng 5,22%)
Theo Deloitte (2020), Retail in Vietnam An accelerated shift towards
omnichannel retailing, Việt Nam được kỳ vọng sẽ vẫn là một trong những nền kinh tế phát
triển nhanh nhất không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trong khu vực Châu
Á Thái Bình Dương rộng lớn bất chấp sự suy thoái kinh tế ngắn hạn do bùng phát COVID- 19. 9 lOMoARcPSD|472 065 21
Hình 2.1. Dự báo tăng trưởng GDP cho một số khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Nguồn: Asian Development Bank
Theo KBSV Research (2022), triển vọng kinh tế vĩ mô quý 2/2022, dự báo rằng
tăng trưởng GDP năm 2022 được dự báo tăng 6.3% và kỳ vọng tăng trưởng GDP
so với cùng kỳ trong Quý 2/2022 sẽ duy trì đà tăng (6.0% YoY) khi nền kinh tế
hoạt động bình thường với chiến dịch "sống chung với Covid".
Ngoài ra, CPI bình quân ở mức 3.8% cho cả năm 2022, nằm trong mục tiêu lạm
phát 4.0% mà Chính phủ đề ra, do chính sách điều hành tiền tệ hỗ trợ ở mức vừa phải của
ngân hàng nhà nước không tạo nhiều áp lực lên cung tiền. Khiến cho nền kinh tế được
duy trì ở mức ổn định.
2.1.1.2. Yếu tố chính trị (P):
Trên thực tế, Việt Nam đang được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định
nhất trong khu vực đông nam á nói riêng và nhiều khu vực khác trên thế giới nói chung. Với
sự ổn định về mặt thể chế khi chỉ có một đảng cầm quyền, không xảy ra những sự việc xung
đột đa đảng đa bang như nhiều nước khác. Sự ổn định này và sự nhất quán về quan
điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây
là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện
cơ sở để phục vụ sản xuất. Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ
vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa và nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh
doanh, mở rộng thị phần. 10 lOMoARcPSD|472 065 21
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên thành trở
thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào
năm 2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành
viên Liên Hợp Quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với
30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc
hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có
quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế
thị trường đối với Việt Nam. Chúng ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp định hiệp
định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Hơn nữa, với tầm nhìn vững chắc cho tương lai, Việt Nam cũng đã tạo ra một nền
tảng cụ thể để phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2021, với việc sửa đổi một loạt các luật quan
trọng giúp cải thiện môi trường kinh doanh, bên cạnh mạng lưới thương mại tự do với EU,
Vương quốc Anh và các quốc gia RCEP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Việt Nam sẽ
tăng trở lại và vẫn là nước duy nhất có tăng trưởng tích cực trong 5 nền kinh tế lớn ở
ASEAN trong năm nay. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương
mại tự do (FTA, CPTPP), điều này mang lại nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp
ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển. Do đó, để nhanh
chóng nắm bắt được cơ hội, cũng như tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp trong
nước cần chú trọng đầu tư mạnh thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản
xuất, chất lượng và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
2.1.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội (S):
Sự tác động của các yếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu
tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá thường rất rộng. Các khía cạnh hình thành
môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những
quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán,
truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung
của xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc, hưởng
thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh
nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá xã hội hiện tại mà 11 lOMoARcPSD|472 065 21
còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ động hình thành chiến lược thích ứng.
Thị hiếu, trào lưu:
Nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống chiếm tỷ lệ rất cao và còn chiếm tỷ
trọng cao hơn nữa khi đời sống người dân được cải thiện như hiện nay. Theo một số
đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm, hiện nay, Việt Nam tiêu thụ một
khối lượng lớn các sản phẩm thức ăn nhanh. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ở thị trường
Việt Nam khá quyết liệt do có hơn 40 nhãn hiệu đang xâm nhập vào, trong đó chủ yếu là
Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, lòng trung thành đối với mặt hàng FMCG là tương
đối thấp, dẫn đến những cuộc chiến tranh giành thị trường luôn luôn sôi nổi. Ngoài ra,
những mẫu mã mới lạ hay những trào lưu mới vô cùng dễ hội nhập vào cuộc sống của
người dân hiện nay do internet được phổ cập vào bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam khiến cho văn hóa tiêu dùng cũng trở nên dễ thay đổi.
Khác biệt vùng miền:
Việt Nam là nền văn hóa pha trộn của 54 dân tộc anh em, vừa hòa nhập vừa có
những nét văn hóa đặc trưng. Nói đến khẩu vị của ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi nơi
có một khẩu vị riêng. Vì vậy việc tạo ra sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của người dân
trên toàn quốc là một vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp thực phẩm. Lối sống:
Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với với sống ngày càng cải
thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân dành nhiều sự quan tâm đến những tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm
đó có tác động tích cực đến sức khỏe. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn
nữa đến sức khoẻ cũng bởi vì sau đại dịch, thói quen tiêu dùng của mọi người thay đổi rất
nhiều. Về lối mua sắm, các nhà đầu tư quốc tế và nội địa đã bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của
hiện tượng thương mại hiện đại ở Việt Nam. Tình hình covid khiến nhiều người buộc phải mua
hàng hóa trực tuyến, từ đó hình thánh thoi quen mua sẵn mà không cần ra ngoài dẫn đế tốc độ
phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử. 12 lOMoARcPSD|472 065 21
2.1.1.4. Yếu tố môi trường (E):
Theo bộ tài chính1, lực lượng lao động của Việt Nam đang không ngừng tăng lên
cùng với sự gia tăng của dân số. Tính đến năm 2018, lực lượng này là 55 triệu người,
chiếm khoảng 60% dân số. Trung bình mỗi năm, khoảng 500 - 700 nghìn người gia nhập
lực lượng lao động. Cùng với sự phát triển kinh tế, ngày càng nhiều việc làm được tạo ra
và duy trì được tỷ lệ lao động có việc làm ở mức cao. Tính đến năm 2018, tỷ lệ lao động
có việc làm trong tổng lực lượng lao động đạt 98%. Xét về cân đối cung cầu trên thị trường
lao động có thể thấy, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam là tương đối thấp và
có xu hướng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm liên tục từ 6.4% (năm 2000) xuống 5.3% (năm
2005), 2.24% (năm 2008) và 2.34% (năm 2017), trong khi tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu hiện nay lên
tới 13%. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ thất nghiệp là 11%.
Tuy nhiên Thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách
thức trong phát triển không chỉ về quy mô mà còn về chất lượng lao động. Trước mắt,
thị trường lao động sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, theo đó, nhu cầu lao động có trình độ và qua đào tạo ngày càng tăng. Khi cuộc
CMCN 4.0 ngày càng có những ảnh hưởng sâu rộng đến tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu
về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, càng trở nên bức thiết.
Ngoài yếu tố nhân lực vị trí địa lý cũng là một yếu tố đáng được xem xét. Nước ta
nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt
xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với
vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái
Lan, Tây Nam Trung Quốc. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi
động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản
lý…với các nước. Với vị trí địa lý thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
1 Mof.gov.vn (2020). Bộ Tài Chính. Cơ cấu lao động theo trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế đến năm 2025. Truy cập tại https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-
tai-chinh?dDocName=MOFUCM176309 (truy cập ngày 25/10/2022) 13 lOMoARcPSD|472 065 21
2.1.1.5. Yếu tố kỹ thuật và công nghệ (T):
Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và tác
động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bậc của toàn cầu hoá là
sự định hình của nền kinh tế tri thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học
công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định
hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày
nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như:
- Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn.
- Việc sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu
cầu thường nhật của xã hội.
- Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng
khắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công
nghệ thông tin có vai trò quyết định.
- Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao
thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí.
Với việc đầu tư đúng đắn vào việc đưa các sáng kiến và kỹ thuật vào phát triển
sản phẩm mới, Masan Consumer đã dành 3 triệu USD để xây dựng Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển sản phẩm (R&D) đẳng cấp thế giới tại Bình Dương với công nghệ và
máy móc tiên tiến nhất. Với khoản đầu tư này, Masan Consumer tự hào khi sở hữu một
trong những trung tâm R&D về thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Năm 2020, Masan Consumer đã khánh thành tổ hợp sản xuất thực phẩm
- đồ uống với tổng mức đầu tư lên đến 1,600 tỷ đồng2. Với dây chuyền sản xuất tự động
và hiện đại, Tổ hợp sản xuất Masan Hậu Giang sẽ cho ra đời các sản phẩm thực phẩm
và đồ uống đảm bảo chất lượng đồng nhất, an toàn vệ sinh thực phẩm và hương vị thơm
ngon. Công suất thiết kế hiện tại của tổ hợp là 180 triệu lít nước ngọt, 18.000 tấn mì gói,
30.000 tấn sản phẩm sợi gạo mỗi năm. Công suất của hệ thống xử lý nước thải là 1.300m3/ngày.
2 Vov.vn (2020). Masan Consumer khánh thành Tổ hợp sản xuất Thực phẩm - Đồ uống 1.600 tỷ tại
Hậu Giang. Truy cập tại https://vov.vn/doanh-nghiep/masan-consumer (truy cập ngày 30/10/2022) 14 lOMoARcPSD|472 065 21
Theo báo thanh niên3, tập đoàn Masan công bố hợp tác với Công ty phần mềm
Trusting Social để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động. Cụ thể, Masan đầu tư
65 triệu USD mua 25% cổ phần của Công ty CP Trusting Social, công ty con tại Việt
Nam của Trust IQ Pte. Ltd. có trụ sở tại Singapore. Thỏa thuận hợp tác với Trusting
Social góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh
thái tiêu dùng - công nghệ tích hợp từ offline đến online. Qua đó cung cấp các giải
pháp ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và fintech (công nghệ tài chính) trong bán lẻ
và tiêu dùng, mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội.
Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một
cách mạnh mẽ, giúp cho doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty dễ
dàng đến người tiêu dùng. Masan Consumer tập trung đầu tư vào xây dựng thương
hiệu mạnh qua đó trực tiếp mở rộng thị phần, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm
năng đồng thời liên tục nhắc nhớ hình sản thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Việc này nhằm tăng khả năng gắn kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Bên cạnh
đó còn giúp mở rộng đế chế ngành hàng tiêu dùng của Masan Consumer.
2.1.1.6. Yếu tố pháp lý (L):
Những năm gần đây, có thể thấy Đảng, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan
tâm cải cách chính sách pháp luật về kinh tế, tạo hành lang pháp lý quan trọng để
doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh an toàn. Quốc hội đã có hàng
loạt cải cách mạnh mẽ trong sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đầu tư kinh
doanh. Cụ thể, có rất nhiều Luật như Luật Đầu tư, Doanh nghiệp, các luật chuyên
ngành về đất đai, tín dụng, thuế, hải quan, lao động, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa… đã sửa đổi theo hướng bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, thúc đẩy cải thiện môi
trường đầu tư và kinh doanh, chống hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Hệ thống quản
lý của Việt Nam được đánh giá cao bởi môi trường kinh doanh mở, chính sách đầu
tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chính phủ còn ban hành Nghị quyết 139/NQ-CP4 Chương trình hành động cắt
giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị
3 Thanh Niên (2022). Masan rót 65 triệu USD vào công ty phần mềm để đẩy mạnh công nghệ bán lẻ.
Truy cập tại https://thanhnien.vn/masan (truy cập ngày 30/10/2022)
4 Tiengiang.gov.vn. Cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Truy cập tại
https://tiengiang.gov.vn (Truy cập ngày 30/10/2022). 15