-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo cuối kỳ kinh tế vĩ mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
2017-LT-Kinhtevimo 27 09 2018 08 12 00 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế vĩ mô ( KTVM01) 24 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo cuối kỳ kinh tế vĩ mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
2017-LT-Kinhtevimo 27 09 2018 08 12 00 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế vĩ mô ( KTVM01) 24 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA:QUẢN TRỊ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 7 tháng 12 năm 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH LIÊN THÔNG NĂM 2017 NGÀNH:QTKD + QTNS BẬC: ĐẠI HỌC MÔN: KINH TẾ VI MÔ I. Nội dung:
A.Trắc nghiệm (Trắc nghiệm ở tất cả các chương của học phần kinh tế vi mô). Sau đây là
một vài câu trắc nghiệm mẫu.
Lựa chọn câu trả lời đúng nhất
1.Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:
a. Giá sản phẩm X thay đổi b. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
c. Thuế thay đổi d. Giá sản phẩm thay thế giảm
2. Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá và lượng cân bằng mới của
hàng hoá thông thường:
a. P thấp hơn và Q cân bằng lớn hơn b. P cao hơn và Q cân bằng nhỏ hơn
c. P thấp hơn và Q cân bằng nhỏ hơn d. Không thay đổi
3. Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hoá.
a. Giá hàng hoá liên quan b. Thị hiếu sở thích
c. Các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá d. Thu nhập
4. Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
a. Nó cho ta thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại các mức giá
b. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định trên thị trường.
c. Nó cho thấy nhà cung ứng sẵn sàng cung ứng nhiều hơn khi giá cao hơn.
d. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng trên thị trường.
5. Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không đổi thì:
a. Cầu sản phẩm X giảm xuống b. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng
d. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng c. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm
6. Sản phẩm X có: Hàm cầu: P = Q + 20, Hàm cung: P = Q + 5
Nếu chính phủ qui định mức giá tối thiểu là 18 và mua hết lượng cung dư thừa thì chính phủ cần số tiền là: a. 162 b. 108 c. 72 d. 180
7. Biểu cầu cho thấy:
a. Lượng cầu về một hàng hoá cụ thể tại các mức giá khác nhau.
b. Lượng cầu về một hàng hoá thay đổi khi mức thu nhập thay đổi
c. Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau.
d. Lượng cầu về một hàng hoá thay đổi khi giá hàng hoá liên quan thay đổi.
8. Đường cầu theo giá của xe Dream II dịch chuyển sang phải là do:
a. Giá các loại xe gắn máy khác giảm b. Thu nhập dân cư tăng
c. Thuế nhập khẩu xe Dream II giảm d. Giá xe Dream II giảm
9. Đường cầu thị trường của băng cassette hiệu HF dịch chuyển sang phải là do:
a. Giá các loại máy cassette giảm b. Giá băng hiệu HF giảm
c. Giá các loại máy cassette tăng d. Giá băng hiệu Maxel giảm
10. Đường cầu thị trường tivi đen trắng dịch chuyển sang trái do:
a. Giá các loại tivi màu giảm b.Thu nhập dân chúng tăng
c. Cả hai câu trên đều đúng d.Cả ba câu trên đều sai
11. Thị trường chợ đen xuất hiện khi:
a. Nhà nước bảo trợ xuất khẩu b. Nhà nước ấn định giá tối đa
c. Nhà nước ấn định thuế
d. Nhà nước ấn định giá tối thiểu mà không kèm theo chế độ tem phiếu có hiệu quả
12. Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
a. Thu nhập giảm làm cho cầu của hầu hết các hàng hoá dịch chuyển sang trái.
b. Những mặt hàng thiết yếu có độ co dãn của cầu theo giá nhỏ
c. Đường cầu biểu hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu
d. Giá thuốc lá tăng nhanh làm đường cầu thuốc lá dịch chuyển sang trái
13. Sự phân tích cung cầu không được áp dụng trong trường hợp:
a. Để hiểu được sự thay đổi của các điều kiện kinh tế thế giới và tác động của nó đến giá cả.
b. Đánh giá chính sách kiểm soát giá của chính phủ.
c. Xác định ảnh hưởng của thuế đến người tiêu dùng
d. Tất cả các trường hợp trên
14. Việc chính phủ đặt ra mức giá cao hơn mức giá cân bằng thị trường sẽ.
a. Luôn là gánh nặng cho ngân sách của chính phủ
b. Luôn bảo vệ quyền lợi của người sản xuất
c. Không bao giờ nên áp dụng chính sách này
d. Không thể nói chắc chắn nếu không có thêm tin tức
15. Giá của nho giảm và lượng nho mua bán tăng, nguyên nhân là:
a. Giá của các loại nước uống chế biến từ nho tăng
b. Xuất hiện kỹ thuật trồng nho mới làm nâng cao năng suất
c. Có chương trình quảng cáo về nho và các sản phẩm chế biến từ nho
d. Lương công nhân trông nho tăng
16. Hệ số co giãn của cầu theo giá được định nghĩa là:
a. Sự thay đổi của lượng cầu chia cho sự thay đổi tổng hữu dụng
b. Phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phầm trăm thay đổi của thu nhập
c. Sự thay đổi giá chia cho sự thay đổi lượng cầu
d. Phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá
17. Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên thì hệ số co
giãn của cầu theo giá sản phẩm là: a. |EDP| > 1 c. |EDP |= 1
b. |EDP | < 1 d. Không có đáp đúng
18. Khi thu nhập tăng lên 10 %, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5% với các
điều kiện khác không đổi thì ta có thể kết luận sản phẩm X là:
a. Sản phẩm thứ cấp b. Xa xỉ phẩm
c. Sản phẩm thiết yếu d. Sản phẩm độc lập
19. Nếu 2 sản phẩm X và I là hai sản phẩm thay thế thì: a. EDX,I > 0 c. EDX,I = 0
b. EDX,I < 0 d. Không có đáp đúng
20. Nếu 2 sản phẩm X và I là hai sản phẩm bổ sung thì: a. EDX,I > 0 c. EDX,I = 0
b. EDX,I < 0 d. Tất cả đều sai
21. Khi giá hàng hoá I ( PI = 4) thì lượng cầu hàng hoá X (QX =10) và khi PI = 6 thì
QX = 12, với các yếu tố khác không đổi. Kết luận X và I là hai sản phẩm:
a. Bổ sung nhau b. Thay thế nhau
c. Vừa thay thế vừa bổ sung d. Không liên quan
22. Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hoá doanh thu, cầu của công ty ở mức giá hiện
tại là co giãn nhiều, công ty sẽ: a. Tăng giá b.Giảm giá
c.Giảm lượng bán d.Giữ mức giá như cũ
23. Để tối đa hoá hữu dụng với thu nhập cho trước, người tiêu dùng phân phối các
sản phẩm theo nguyên tắc:
a. Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau: MUX = MUy = . . ..
b. Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau:MUx/Px=MUy/Py
c. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ
d. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau
24. Thu nhập tăng, giá không đổi, khi đó:
a. Độ dốc đường ngân sách thay đổi
b. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
c. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn
d. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái
25. Thặng dư của người tiêu dùng trên thị trường đó là:
a. Tích số giữa giá cả và số lượng hàng hoá cân bằng trên thị trường
b.Phần chênh lệch giữa giá thị trường và chi phí biên của các doanh nghiệp
c. Diện tích của phần nằm dưới đường cầu thị trường và phía trên đường giá của hàng hoá.
d. Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất
B. Đúng/ Sai- Giải thích
1: Nếu giá hàng hóa tăng 10% làm lượng cầu giảm 15% ta nói hệ số co giãn của cầu theo giá là kém co giãn
2. Nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu ta nói thị trường đang ở trạng thái dư thừa
3. Dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội là số lượng hàng hóa được sản xuất ra.
4. Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất là do sự thay đổi trong việc kết
hợp hàng hóa sản xuất ra.
5. Thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm đánh vào nhà sản xuất, việc nhà sản xuất hay người tiêu
dùng chịu nhiều thuế hơn không phụ thuộc vào lượng thuế.
6. Nếu cầu là không co giãn theo giá, tăng giá sẽ làm tăng doanh thu.
7. Nếu cầu là co giãn mạnh theo giá, tăng giá sẽ làm tăng doanh thu.
8. Nếu cầu là ít co giãn theo giá, giảm giá sẽ làm tăng doanh thu.
9. Sự thay đổi của giá bản thân hàng hóa gây ra sự dịch chuyển của đường cầu hàng hóa đó.
10. Giá của một tuyến xe buýt giảm, nhưng doanh thu của doanh nghiệp xe buýt không
đổi, cầu của xe buýt là tương đối co giãn theo giá
11. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung chắc chắn gây ra sự suy giảm của mức giá cân bằng.
12. Thực tiễn nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện có
được gọi là vấn đề: chi phí cơ hội.
13. Giảm giá hàng hoá bổ sung của một hàng hóa xác định nào đó sẽ làm dịch chuyển
đường cầu hàng hoá đó sang phải.
14. Nếu chính phủ thu thuế 3$ một đơn vị sản phẩm nào đó từ người sản xuất thì có nghĩa
là người SX bị buộc phải đặt giá cao hơn trước đây 3$ để bán hàng hóa đó.
15. Vào những năm được mùa lương thực, những người SX thường không phấn khởi. C. Bài tập
1/ Sử dụng sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu để minh hoạ tác động của những
sự kiện sau trên thị trường táo. Hãy làm rõ xu hướng thay đổi trong giá và lượng bán ra.
a. Các nhà khoa học thấy rằng ăn hàng ngày một trái táo thì tốt cho sức khoẻ.
b. Giá cam đắt gấp ba lần
c. Hạn hán làm giảm sản lượng táo xuống 1/3 vụ thu hoạch bình thường.
d. Hàng ngàn công nhân chuyển sang làm người trồng táo.
e. Các nhà khoa học thấy rằng ăn hàng ngày một trái táo thì tốt cho sức khoẻ đồng
thời hàng ngàn công nhân chuyển sang làm người trồng táo.
2/ Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để mô tả tác động của từng sự kiện sau đây đến giá và số
lượng xe gắn máy được mua bán trên thị trường: (a) Giá xăng tăng lên.
(b) Hệ thống xe buýt phát triển tốt hơn.
(c) Mức thu nhập trung bình của người dân tăng lên.
(d) Chính phủ tăng thuế đối với sản xuất xe gắn máy
(e). Giá xăng tăng lên đồng thời chính phủ tăng thuế đối với sản xuất kinh doanh xe gắn máy
3/ Hãy dùng đồ thị về cung - cầu để giải thích tại sao khi trúng mùa, giá lúa thường có xu
hướng giảm và ngược lại khi mất mùa giá lúa có xu hướng tăng
4/ Khi bàn về mức học phí, một cán bộ quản lý của một trường đại học cho rằng cầu đối
với việc nhập học hoàn toàn không co giãn theo giá. Để chứng minh, cán bộ này nhận xét
rằng dù trường đại học này đã tăng gấp đôi tiền học phí (theo giá trị thực) trong 15 năm
vừa qua, song số sinh viên cũng như chất lượng sinh viên nộp đơn vào học không hề giảm.
Bạn có đồng ý với lập luận này không?
5/ Hàm số cung và hàm số cầu sản phẩm X là:
(D) Q = - 5P + 70 (S) Q = 10 P +10
a. Xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng.
b. Nếu chính phủ quy định mức giá P=3 thì điều gì xảy ra trên thị trường?
c. Nếu chính phủ quy định mức giá P = 5 và hứa mua hết sản phẩm thừa thì số
tiền chính phủ cần chi là bao nhiêu?
d. Nếu cung giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng mới là bao nhiêu?
e. Tính hệ số co dãn của cầu tại mức giá cân bằng? Để tăng doanh thu nguời
bán cần áp dụng chính sách giá nào?
6/ . Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng:
(D) P = - Q + 120 (S) P = Q + 40
a. Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị
b. Xác định giá và sản lượng cân bằng.
c. Nếu chính phủ quy định mức giá là 90 đồng/ sản phẩm thì sảy ra hiện tượng gì trên thị trường?
d. Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn
30 sản phẩm. Hãy tính mức thuế chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm? Phần thuế
mối bên gánh chịu là bao nhiêu? Hãy tính lượng tổn thất do việc tăng thuế gây ra?
7/ Lượng cầu, lượng cung trên thị trường hàng hoá A ở các mức giá khác nhau như sau: Giá ( USD)
Lượng cầu ( ngàn chiếc)
Lượng cung ( ngàn chiếc) 60 22 14 80 20 16 100 18 18 120 16 20
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu
b. Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu? Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng thị trường.
c. Hãy tính độ co dãn của cầu theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD
d. Hãy tính độ co dãn của cung theo giá khi giá là 80 USD, khi giá là 100 USD
8/ Một người tiêu dùng có lượng thu nhập là 500 nghìn đồng để chi tiêu cho hai hàng hóa
X và Y. Giá mua của hàng hóa X là 50 nghìn đồng/đơn vị và giá của hàng hóa Y là 10
nghìn đồng/đơn vị. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này như sau: U = 20X + 50Y
a. Hãy xác định tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa X và Y.
b. Hãy xác định kết hợp tiêu dùng của người này để đạt được lợi ích lớn nhất.
9/ Một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền 90USD dùng để mua hai hàng hóa X và Y
với giá tương đương PX = 3USD; PY = 1USD. Hàm lợi ích được cho bởi: TU = 10X.Y
a. Viết phương trình đường ngân sách. Có nhận xét gì về các kết hợp hàng hóa: (X =
10; Y = 10); (X = 15; Y = 15); (X = 30; Y = 30).
b. Xác định kết hợp hàng hóa tiêu dùng tối ưu mà người tiêu dùng này lựa chọn để có
được tổng lợi ích lớn nhất?
c. Giả sử thu nhập giảm xuống còn I = 60USD. Tìm quyết định tiêu dùng tối ưu mới?
10/ Một nhà độc quyền đối mặt với đường cầu là P = 15 – 0,05Q
Và có hàm chi phí là TC = Q + 0,02Q2 + 100
a. Nếu nhà độc quyền muốn tối đa hóa doanh thu thì quyết định sản xuất của nhà độc quyền là gì?
b. Lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền là bao nhiêu?
c. Nếu nhà nước đánh thuế T = 100 thì quyết định của nhà độc quyền thay đổi như thế nào?
d. Hệ số co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu?
11/ Một hãng sản xuất có hàm chi phí là: TC = 100 – 5Q + Q2
Và hàm cầu là: P = 55 – 2Q
a. Nếu được hoạt động như một nhà độc quyền bán thì sản lượng và giá bán để tối
đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu?
b. Giả sử cơ quan điều tiết của chính phủ quy định trần giá là Pc = 27 thì giá, sản
lượng và lợi nhuận mà hãng thu được là bao nhiêu?
12/ Một doanh nghiệp sản xuất trong một ngành độc quyền có hàm tổng chi phí như sau: TC = 2Q + 8Q + 200 2
Hàm cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp này là: P = 200 – 10Q
(Chi phí tính bằng nghìn đồng; sản lượng tính bằng tấn)
a. Viết phương trình biểu diễn các đường chi phí ngắn hạn: ATC, AFC, AVC, MC?
b. Với mức giá và sản lượng nào thì doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa đó?
c. Xác định mức giá và mức sản lượng khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
d. Nếu giá bán hàng hóa trên thị trường là 40.000 đồng/tấn sản phẩm thì doanh nghiệp
sẽ quyết định như thế nào?
e. Nếu Chính phủ đánh thuế 24.000 đồng/tấn sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở
mức sản lượng nào và bán với giá là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận II.
Đề thi và đáp án tham khảo:
NỘI DUNG CỦA ĐỀ THI
I/Trắc nghiệm(3 điểm)
1/ Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức:
a. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi.
b. Lẩn tránh vấn đề khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau.
c. Tạo vận may cho các cá nhân trên thị trường chứng khoán.
d. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
2/ Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:
a. Giá sản phẩm X thay đổi b. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
c. Thuế thay đổi d. Giá sản phẩm thay thế giảm
3/ Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá và lượng cân bằng mới của
hàng hoá thông thường:
a. P thấp hơn và Q cân bằng lớn hơn b. P cao hơn và Q cân bằng nhỏ hơn
c. P thấp hơn và Q cân bằng nhỏ hơn d. Không thay đổi
4/ Khi hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa X là âm, X là hàng hoá: a. Hàng hóa bổ sung b. Hàng hóa thiết yếu c. Hàng hóa thứ cấp d. Hàng hóa xa xỉ
5/ Khi giá của yếu tố đầu vào cố định tăng lên sẽ làm cho:
a.Đường chi phí biến đổi bình quân dịch chuyển lên trên
b.Đường tổng chi phí bình quân dịch chuyển lên trên
c.Đường tổng chi phí bình quân dịch chuyển xuống dưới
d.Đường chi phí cân biên dịch chuyển lên tr
6/ Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hoá doanh thu, cầu của công ty ở mức giá
hiện tại là co giãn nhiều, công ty sẽ: a. Tăng giá b.Giảm giá
c.Giảm lượng bán d.Giữ mức giá như cũ
II/Tự luận(7 điểm)
1/ Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích các trường hợp sau đây:
a. Khi hãng bột ngọt Vedan bị kiện vì gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nước sông Thị Vải, làm
ảnh hưởng đến người dân sống ở ven sông. Điều gì sẽ xảy ra với bột ngọt Vedan? Giải thích
tại sao giá bột ngọt Aji-no-mo-to lại tăng.
b. Hiện tại đang có dịch heo tai xanh. Thông tin này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường
thịt heo trong nước? Biến cố này có gây tác động đến thị trường thịt bò hay không? Giải thích.
2/ Bà Vân sử dung 1 triệu đồng hằng tháng để mua hai loại hàng hoá: trái cây và khoai tây.
Giả sử, giá trái cây là 20 ngàn đồng/kg, giá khoai tây là 5 ngàn đồng/kg. Hàm tổng lợi ích
của bà Vân được cho bởi: TU = (t – 2) .k
Trong đó: t là khối lượng trái cây cần mua
k là khối lượng khoai tây cần mua
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách và mô tả bằng đồ thị?
b. Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà bà Vân cần mua để tối đa hoá lợi ích?
3/ Hãng độc quyền có hàm cầu P = 52 – 2Q ( trong đó, P tính bằng USD/ sản phẩm ; Q tính
bằng nghìn đơn vị sản phẩm )
Hàm chi phí : TC = 0.5Q + 2Q + 47,5 2
a.Hãng sẽ sản xuất với sản lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận?Lúc đó lợi nhuận
đạt được là bao nhiêu?
b.Nếu chính phủ đánh thuế vào một đơn vị sản phẩm bán ra là t = 2,5USD
thì quyết định sản xuất của hãng thay đổi như thế nào ? Chính phủ thu được bao nhiêu từ thuế.
c.Nếu chính phủ đánh thuế trọn gói T = 50 nghìn USD thì hãng quyết định thế nào? NỘI DUNG ĐÁP ÁN
I/Trắc nghiệm(3 điểm-0.5 điểm/1 câu đúng) 1/d 2/c 3/c 4/a 5/b 6/b
II/ Tự luận (7 điểm)
1/ Sử dụng đồ thị cung cầu giải thích
a. ( 1 điểm) Khi Vedan gây ô nhiễm thì 1 số khách hàng tẩy chay Vedan, làm cho cầu bột
ngọt Vedan giảm, (D) của Vedan dịch chuyển sang phải, làm cho P giảm và Q giảm
Khi không sảu dụng Vedan nữa, 1 số khách hàng chuyển sang sử dụng bột ngọt Aji-
no-mo-to làm cho cầu Aji-no-mo-to tăng lên, (D) của Aji-no-mo-to dịch sang phải làm cho P tăng, Q tăng (S) (S) P1 P 0 P0 P1 (D0) (D1) (D1) (D0) Q1 Q 2 Q0 Q1 Đồ thị: Vedan Đồ thị: Aji-no-mo-to
b. ( 1 điểm) Khi có dịch heo tai xanh thì người tiêu dùng không dám ăn thịt heo nữa, cầu
thịt heo giảm, (D) của thịt heo dịch sang trái, làm cho P giảm, Q giảm
Khi không sử dụng thịt heo nữa, người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt bò, làm cho
cầu thịt bò tăng, (D) thịt bò dịch sang phải, kéo theo P tăng và Q tăng (S) (S) P1 P 0 P0 P1 (D0) (D1) (D1) (D0) Q1 Q 2 Q0 Q1 Đồ thị: Thịt heo Đồ thị: Thịt bò
2/ a. ( 1 điểm) Với ngân sách = 1 triệu đồng; giá khoai tây: Pk = 5 ngàn đồng/g; giá trái cây:
Pt = 20 ngàn đồng/kg. Thì phương trình đường ngân sách có dạng: I = t.Pt + k.Pk 1000 = 20t + 5k
4t + k – 200 = 0: là phương trình đường ngân sách
b. ( 1 điểm) Từ hàm tổng lợi ích: TU = (t – 2).k
Suy ra: hàm lợi ích cận biên của các sản phẩm là: MU ’ ’ t = TU t = k MU = k TU = t – 2 k
Để đạt được sự thoả mãn tối đa, phải chọn sự phối hợp thoả mãn hai điều kiện: MUt/Pt = MUk/P (1) k I = t.Pt + k.P (2) k
Từ (1), suy ra: k/20 = (t – 2)/5 4t + k – 8 = 0
Kết hợp (1) và (2), suy ra t = 26 và k = 96
Như vậy: để tối đa hoá lợi ích của mình, bà Vân nên mua 26 kg trái cây và 96 kg
khoai tây. Tổng lợi ích tối đa bà Vân đạt được là:
TUmax = (t – 2).k = (26 – 2). 96 = 2304 (ĐVLI). 3.
a. ( 1 điểm) Quyết định sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc MR = MC
Từ P = 52 – 2Q MR = 52 – 4Q
Từ TC = 0,5Q2 + 2Q + 47,5 MC = Q + 2 MR = MC hay 52 – 4Q = Q + 2 Suy ra Q* = 10 và P* = 32 2
max = TR – TC = (32 10 ) – (0,5 10 + 2 10 + 47,5 ) = 202,5 nghìn USD.
b. ( 1 điểm) Khi t = 2,5USD thì phương trình đường chi phí cận biên mới là :
MCt = MC + t = Q + 2 + 2,5 = Q + 4,5
Ta có : MR = MCt hay 52 – 4Q = Q + 4,5
Mức sản lượng và giá mới là : Qt = 9,5 nghìn sản phẩm và Pt = 33USD
Lương thuế chính phủ thu: 9500x2.5=23750 USD
c. ( 1 điểm) Khi chính phủ đánh thuế trọn gói cố định T = 50 nghìn USD thì sản lượng và giá
của hãng không thay đổi : Q* = 10 và P* = 32
Gọi tổng lợi nhuận khi có thuế cố định T là T thì T = TR – TC – T
Mức lợi nhuận tối đa đạt được khi đạo hàm bậc một của tổng lợi nhuận d T T = 0 hay
= ( TR – TC – T )Q = MR – MC = 0 dQ
Chỉ có lợi nhuận của hãng giảm đi một lượng đúng bằng thuế T vì TCMAX = TC + T
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận tối đa – T
= 202,5 – 50 = 152,5 nghìn USD Ban giám hiệu Lãnh đạo khoa Người biên soạn