Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Môn:
Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
11 trang 4 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

182 91 lượt tải Tải xuống
1.2. Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô
1.2.1. Môi trường vĩ mô
1.2.1.1. Kinh tế
Chỉ số lạm phát đến cuối quý 1 năm 2022 đã tăng lên 1,9% so với một năm trước
đó . Dự tính từ quý 2 năm 2022 đến năm 2023, chỉ số lạm phát sẽ tăng lên 3,8%
(Ngân hàng phát triển châu Á, 2022). Những bất ổn trên thị trường tài chính thế
giới và việc các quốc gia phát triển ngừng các chính sách tiền tệ và tài khóa mở
rộng có nguy cơ làm suy yếu đồng nội tệ Việt Nam. Từ đó, nhập khẩu sẽ trở nên
đắt đỏ hơn, áp lực lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng hưởng đến giá nguyên, nhiên
vật liệu.
Bên cạnh đó, tranh chấp giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn
cầu khi đẩy giá xăng dầu tăng cao.
Chi phí sản xuất và giá của các hàng hóa ngày càng tăng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Theo số liệu được Bộ Xây Dựng công bố thì trong năm 2021 vừa qua, giá trị của
ngành xây dựng đã tăng thêm 0,2% - 0,5% so với năm 2020 (Bộ xây dựng, 2021).
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản “nóng” trở lại trong vài năm gần đây được
dự đoán sẽ kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành cung ứng sản phẩm và
dịch vụ xây dựng.
Riêng ngành bán lẻ hiện nay đang đối mặt với thách thức ngày càng lớn khi tâm lý
và xu hướng của người tiêu dùng đang thay đổi. Dịch bệnh và giá xăng dầu tăng
cao đã tác động đến sức mua hàng của người tiêu dùng Việt. Người tiêu dùng có
xu hướng cẩn trọng hơn trong chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu.
Theo số liệu năm 2019, sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa đạt 8,9 triệu tấn. Trong
giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, ngành nhựa Việt Nam được kỳ vọng đạt mức
tăng trưởng 6,5%. Trong khoảng thời gian gần đây, giá nguyên liệu hạt nhựa tăng
cao và các chi phí lưu kho, vận chuyển cũng tăng khiến nhiều doanh nghiệp chịu
lỗ và gặp khó khăn. Vào năm 2022, ngành nhựa Việt Nam có cơ hội tăng trưởng
trở lại với sự kiện Việt Nam ký hàng loạt FTA giúp mở rộng cơ hội nhận được
nguồn đầu tư từ các nước đối tác FTA và những quốc gia khác.
Tóm lại, chi phí xăng dầu tăng sẽ khiến cho chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển
tăng và đẩy giá của hàng hóa tăng cao. Song, thu nhập của người dân vẫn giữ
nguyên, điều này khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Đây là thách thức mà
những công ty nhỏ như Tuấn Lực sẽ phải đối mặt và tìm ra phương hướng để giữ
mức giá bình ổn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cơ hội cũng đến với Tuấn Lực
khi ngành xây dựng và ngành nhựa có dấu hiệu tăng trưởng. Đây sẽ là thời điểm
mà Tuấn Lực có thể nắm bắt phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh thêm các hoạt
động marketing để thu hút khách hàng để đón đầu cơn “sốt” bất động sản và nhu
cầu tìm mua các vật liệu nhựa trong thời gian tới.
1.2.1.2. Văn hoá - xã hội
Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi lớn trong vài năm trở lại
đây. Khách hàng ngày càng có xu hướng chuyển sang mua hàng trên các nền tảng
trực tuyến. Các trang mạng xã hội và trang thương mại điện tử hiện là những
phương tiện được người tiêu dùng sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh
dịch bệnh. (Hà, 2021)
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng khó tính và cẩn thận trong chi tiêu đối với
các mặt hàng không thiết yếu. Việc giá cả tăng cao và thu nhập không ổn định đã
khiến cho người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang thói quen mua sắm có kế hoạch
và tiêu dùng hợp lý, bền vững (Hà, 2021). Đây sẽ là thách thức lớn đối với không
chỉ công ty Tuấn Lực mà còn là các doanh nghiệp khác trong việc thu hút khách
hàng và giữ vững sự ổn định cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn như hiện
tại.
1.2.1.3. Chính trị - pháp luật
Việt Nam được đánh giá là quốc gia sở hữu nền chính trị ổn định. Chính phủ luôn
tích cực đưa ra các chính sách, nghị định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ cũng vừa ban hành các
nghị quyết về việc hỗ trợ chuyển đổi số. Theo nghị định 80/2021/NĐ-CP, các
doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê hoặc mua các giải pháp, nền tảng
chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố và chứng nhận (Báo Điện
tử Chính Phủ, 2022). Điều này sẽ giúp đỡ phần nào chi phí cho các doanh nghiệp
trong việc áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất, kinh doanh và là một cơ hội
lớn cho công ty Tuấn Lực trong công cuộc số hóa doanh nghiệp.
1.2.1.4. Nhân khẩu học
Dân số Việt Nam được ước tính vào khoảng 98,51 triệu người vào năm 2021, tăng
khoảng 930 nghìn người so với năm trước đó (Tổng cục thống kê, 2022). Tốc độ
gia tăng dân số cao mở ra cho công ty Custore và các doanh nghiệp khác thị
trường rộng lớn, cơ hội tăng doanh thu và tiêu thụ sản phẩm tăng cao.
Lực lượng lao động Việt Nam đang dần hồi phục và đạt mức tăng trưởng khá. Cụ
thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng 441.000 người so với năm trước đó.
Tỷ lệ lực lượng lao động ở cả thành phố và nông thôn đều tăng khoảng 200.000
người so với năm trước đó (Tổng cục thống kê, 2022). Đây là cơ hội cho các doanh
nghiệp có thể tuyển dụng nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao để phục vụ
cho quá trình mở rộng quy mô và phát triển của doanh nghiệp.
Thu nhập bình quân tháng được ước tính trên cả nước là 6,4 triệu đồng trong quý
I năm 2022, tăng 1 triệu đồng so với quý trước (Tổng cục thống kê, 2022). Trong
đó, thu nhập bình quân tháng của vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu
Long đã tăng trưởng trở lại đạt mức cao nhất trên cả nước với mức thu nhập bình
quân là 8,3 triệu đồng, tăng 2,2 triệu đồng so với quý trước (Tổng cục thống kê,
2021). Điều này là một lợi thế lớn cho công ty Custore, khi Đông Nam Bộ và
Đồng Bằng Sông Cửu Long là thị trường chính của doanh nghiệp.
1.2.1.5. Công nghệ
Bán hàng đa kênh hiện là một trong những chiến lược tất yếu của nhiều doanh
nghiệp. Việc tận dụng các kênh trực tuyến để tiếp cận khách hàng đã trở thành xu
hướng trong thời điểm hiện tại. Theo khảo sát về Thói quen tiêu dùng vào năm
2021, trong 9,370 đáp viên có 41% đáp viên cho biết họ mua sắm trực tuyến bằng
điện thoại hàng tuần. (Pwc, 2022). Vì thế việc bán hàng trên nền tảng trực tuyến
là một chiến lược cần thiết đối với công ty Custore trong bối cảnh công ty hiện
chưa chú trọng phát triển bán hàng trên nền tảng này.
Thanh toán không tiền mặt cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Số lượng thẻ
được mở trên địa bàn thành phố tăng 39,2%, số lượng máy POS tăng 43% đạt
52.300, theo số liệu được ghi nhận vào năm 2021. Ngoài ra, các dịch vụ thanh toán
điện tử (Internet banking, Mobile banking) cũng đạt mức tăng trưởng khá. Số
lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử có xu hướng tăng trưởng
qua từng năm. Doanh nghiệp sử dụng ngân hàng điện tử tăng 11,58%/ năm, cá
nhân tăng 11,04%/ năm và khách thanh toán qua Mobile tăng 10,5%/ năm (Tạp
chí Công Thương, 2021). Để bắt kịp sự phát triển của công nghệ hiện nay, công ty
2.2. Các loại tiếp thị nội dung
Theo sách “Content Marketing - Think like a Publisher - How to use content to
market online and social media” của tác giả Rebecca Lieb, có những định dạng nội
dung phổ biến như:
Nội dung giải trí: câu chuyện, trò chơi, bộ phim điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, phim
truyền hình nhiều tập,... Nội dung mang tính thông tin và giáo dục: chia sẻ kinh
nghiệm, thông tin, lời tư vấn, cách thức,... Và các nội dung tiện ích: hình ảnh, tranh
vẽ, đồ hoạ, video, bảng biểu, biểu đồ,...
Theo sách “Marketing 4.0: moving from traditional to digital” của tác giả Philip
Kotler; Hermanwan Kartajya và Iwan Setiawan, có những định dạng nội dung khác
nhau như:
Nội dung dạng văn bản: thông cáo báo chí, bài viết, bản tin, sách trắng, nghiên cứu
tình huống và sách. Nội dung trực quan hơn: đồ hoạ thông tin, truyện tranh, đồ hoạ
tương tác, bản trình chiếu, trò chơi, video, phim ngắn và cả phim truyện.
Content Marketing đa màn hình hiện đang là xu hướng.
Chúng ta có thể thấy rằng Content Marketing vô cùng đa dạng, không chỉ dừng lại
ở các văn bản hay bài viết toàn chữ. Mà chúng còn thể hiện ở dạng video, hình
ảnh, hay các định dạng khác tại phương tiện kỹ thuật số. Tuỳ vào đối tượng mục
tiêu và mục đích của Content Marketing mà mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược
lựa chọn định dạng nội dung phù hợp. Thông qua việc tìm hiểu các loại Content,
chúng tôi sẽ tiến hành xem xét và sàng lọc những định dạng nội dung phù hợp và
thu hút đối tượng mục tiêu mà kế hoạch đang thực hiện.
2.3. Kế hoạch tiếp thị nội dung (Content marketing plan)
Theo Philip Kotler, Hermanwan Kartajya và Iwan Setiawan, Content Marketing có các bước
thực hiện được mô tả trong “Marketing 4.9: moving from traditional to digital” như sau:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Điều vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu kế hoạch Content Markteting là xác định rõ mục tiêu,
tránh tình trạng “mơ hồ” trong suốt quá trình sáng tạo và phân phối nội dung. Mục tiêu chọn nên
có sự liên kết với mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng, đồng thời có thể quy đổi cụ thể bằng số
liệu để dễ dàng đo lường và đánh giá. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Có hai loại mục tiêu:
Liên quan doanh số: doanh thu sản phẩn; tìm kiếm khách hàng tiềm năng, níu kéo khách
hàng trung thành; các hoạt động làm tăng tiến khả năng bán được hàng: giới thiệu bởi khách
hàng trung thành, giảm giá, bán chéo, quà tặng kèm sản phẩm. (Kotler, Kartajaya, và
Setiawan, 2017)
Liên quan thương hiệu: nhận diện và liên tưởng đến thương hiện dễ dàng, tăng tương tác và
sự quan tâm của khách hàng; thu hút thêm sự trung thành và sự ủng hộ. (Kotler, Kartajaya,
và Setiawan, 2017)
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Việc xác định đúng đối tượng một cách rõ ràng và cụ thể sẽ thu hút và tiếp cận với đối tượng dễ
dàng hơn. Miêu tả cụ thể đối tượng mục tiêu thông qua các yếu tố như: hành vi tiêu dùng, tâm lý
học, nhân khẩu học, địa lý… Ngoài ra khai thác một chủ đề đang theo xu hướng cũng được
Douglas Holt – giáo sư Harvard và Oxford – khuyến khích thực hiện. Việc này sẽ thu hút sự tò
mò với những chỉ đề mới lạ và ngách, hơn nữa cũng giúp các tiếp thị gia có nhiều ý tưởng mới.
(Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Tiềm hiểu sâu và khai thác khó khăn, tháo gỡ khúc mắc, những khó khăn hay khác vọng chưa
được đáp ứng của đối tượng. Nhờ đó tạo nên nội dung có giá trị giải đáp, thõa mãn với đối
tượng. Ngoài ra các nội dung giúp gia tăng sự hiểu biết sẽ càng dễ dàng được tin tưởng hơn nữa.
(Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 3: Xây dụng ý tưởng và lập kế hoạch nội dung
Tìm kiếm ý tưởng cho việc sáng tạo nội dung và xây dựng kế hoạch phù hợp. Các ý tưởng được
được hình thành và cần được lên kế hoạch chi tiết tại giai đoạn này, nhờ vậy nội dung dễ dàng
được tiếp thị một cách hiệu quả hơn.
Cần liên kết những chủ đề mà đối tượng cần nhắm tới quan tâm và liên quan mật thiết đến cuộc
sống của họ. Suy xét để tạo ra nội dung có giá trị, đáng tin cậy và sử dụng nội dung phù hợp.
(Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Hai yếu tố cần được xem xét để đi đúng hướng trong việc xây dựng nội dung:
Khi nội dung có liên quan đến cuộc sống của khách hàng, nó sẽ hấp dẫn và thu hút sự quan
tâm của họ, ngoài ra giúp giải quyết cấc lo lắng hoặc sự tò mò của khách hàng. Nội dung sẽ
dễ dàng bị bỏ qua nếu không thực sự có ý nghĩa với họ. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan,
2017)
Tính cách của thương hiệu sẽ được thể hiện khi nội dung hiệu quả, điều này cũng kết nối các
câu chuyện của thương hiệu với các lo lắng, mong muốn của khách hàng. Nhờ vậy, tâm trí
khách hàng sẽ khắc sâu trong tâm trí và tạo nên sự khác biệt. (Kotler, Kartajaya, và
Setiawan, 2017)
Hơn hết, cần quan tâm tính “tổng thể của nội dung được tiếp thị”. Việc phát triểu nhiều loại hình
nội dung và phân phối theo trình tự hợp lý xuyên suốt trải nghiệm của khách hàng phải được lên
kế hoạch rõ ràng. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 4: Xây dựng nội dung
Đây là giai đoạn chính trong quá trình thực hiện Content Marketing. Cần có sự đầu tư từ nhiều
nguồn như thời gian, công sức cũng như là ngân sách. Tránh tình trạng hời hợt trong sản xuất,
chất lượng truyền tải kém, đơn điệu và không ấn tưởng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến dịch này,
với hậu quả là lãng phí những sự đầu tư ban đầu, thậm gây tác dụng ngược. (Kotler, Kartajaya,
và Setiawan, 2017)
Cần phải đặt ra những quy tắc khắt khe với tiêu chuẩn cao khi biên soạn nội dung để tối ưu nhất
nội dung. Content Marketing phải mang tính chiến lược dài hạn và nhất quán, vì vậy các nhà sản
xuất phải có đủ trình độ cũng như năng lực để phát triển lâu dài. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan,
2017)
Các doanh nghiệp thường xây dựng nội dung theo cách sau: sử dụng nguồn lực nội bộ là các nhà
sản xuất nội dung của công ty, hoặc thuê những đơn vị uy tín bên ngoài như: các công ty cung
cấp dịch vụ, nhà báo, biên kịch, người làm phim, quay phim. Sử dụng ngân sách cho các bên sản
xuất thứ ba (các nội dung có sự tham gia của chính đối tượng được nhắm tới).
Bước 5: Phân phối nội dung
Lựa chọn nơi phân phối kết hợp với nội dung chất lượng cao sẽ được đối tượng mục tiêu tiếp cận
một cách hiệu quả nhất. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Thời đại mà các thông tin luôn luôn được cập nhật, khách hàng hằng ngày sẽ phải tiếp nhận một
lượng lớn thông tin. Do đó nơi phân phối sẽ có vai trò quan trọng trong việc thu hút đối tượng
mục tiêu và tránh tình trạng thông tin bị mất tích trong quá trình truyền tải. (Kotler, Kartajaya, và
Setiawan, 2017)
Nhóm phương tiện truyền thông gồm ba nhóm chính:
Owned Media (phương tiện truyền thông sở hữu): sản phẩ mang tiên doanh nghiệp, sự kiện,
trang web riêng, nhật kí điện tử, các tài khoảng trên các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube,
Instagram…), các bài báo điện tử, cộng đồng trực tiếp dưới sự quản lý và xây dựng của doanh
nghiệp. Những phương tiện này đều miễn phí, tuy nhiên để xây dựng và quản lý hiệu quả thì cần
có nguồn lực lớn và đổ phủ hạn chế. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Paid Media (phương tiện truyền thông trả phí): phương tiện truyền thông điện tử, vật lý, in ấn,
phương tiện ở những nơi công cộng (Out-of-home), quảng cáo, mạng lưới lên kết giữa các nhà
xuất bản, đề xuất tìm kiếm, hiển thị trên các trang mạng xã hội và quảng cáo qua phương tiện di
động. Đây là phương tiện hiệu quả hơn, dễ dàng hơn để tiếp cận mà mở rộng đối tượng khác
hàng để nhận biết thương hiện và đẩy mạnh lượng truy cập với các kênh truyền thông dưới sở
hữu của thương hiệu. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Earned Media (phương tiện truyền thông lan truyền): truyền miệng và sự ủng hộ sẽ quyết định
độ bao phủ dụng như mức độ lan truyền. Nội dung sẽ được quan tâm một cách tự nhiên nếu như
đủ nổi bật. Nội dung chất lượng và phương tiện truyền thông tốt sẽ tạo nên kết quả vượt trội. Để
tạo nên độ phủ sóng miễn phí cần phải có sự kết hợp giữa Owned Meda và Paid Media. (Kotler,
Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Content Marketing được xuất phát từ thời đại kỹ thuật số không có nghĩa là nội dung nhất định
phải thông qua các kênh truyền kỹ thuật số. Đồng thời cần cân nhắc các phương tiện truyền
thông “phi kỹ thuật số” nếu nội dung đề cao tính trực tiếp, tương tác giữa khách hàng, giữa
người với người. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 6: Khuếch đại nội dung
Chiến lược “khuếch đại” thông minh là cách thức truyền đạt nội dung một các mạnh mẽ và lan
truyền rộng rãi:
Những cá nhân có ảnh hưởng trong nhóm đối tượng nên được tìm kiếm và nhắm đến ngay từ
đâu. Họ là những cá nhân đã xây dựng được tên tuổi bản thân thông qua việc sáng tạo nội dung
riêng, nên tập trung vào những cá nhân này vì họ cũng nhận được sự tôn trọng và có lượng lớn
lượt theo dõi. Nội dung sẽ được lan truyền và tiếp cận bởi nhiều đối tượng nếu những cá nhân
này ủng hộ. Tuy nhiên, để có được sự ủng hộ này cần phải phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
1. Chất lượng nội dung
2. Hình thành mối quan hệ “win-win”: một bên gia tăng được mức độ lan truyền nội dung, một
bên được mở rộng sức ảnh hưởng của mình thông qua sự tiếp cận của một nhóm đối tượng lớn
hơn, và khi họ chấp nhận hợp tác việc chia sẽ nội dung cũng sẽ mang lại lợi ích cho danh tiếng
của họ. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Một cách kiểm soát khuếch đại nội dung khác là tham gia các hội thảo. Tham gia để lắng nghe,
đúc kết những góp ý, bình luận của đối tượng với nội dung và xem xét cách thức truyền tải nội
dung có đúng hướng hay không. Tuy nhiên, để tránh quá tải về lượng thông tin, cần tổng hợp và
chắt lọc chất lượng các cuộc thảo luận. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 7: Đánh giá
Sau phân phối nội dung, đánh gia mức độ hiệu quả và thành công của Content Marketing là bước
quan trọng. Các chỉ số đo lường về mặt chiến lược và chiến thuật cần được xem xét và phân tích.
Về mặt chiến lược, cần phải xem xét kết quả mang lại có phù hợp và liên quan đến mục tiêu ở
Bước 1 hay không. Về mặt chiến thuật, cần phải xem xét mức độ phủ và hiểu quả ảnh hưởng của
định dạng nội dung và phương tiện phân phối. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Để đo lường cần thỏa năm chỉ số sau:
1. Nhận biết: nội dung có được nhìn thấy
Mức độ phủ sóng được đo lường và nhận biết bởi những chỉ số sau: lượng người xem, số người
xem duy nhất (lượt xem thật sự), mức độ gợi nhớ của thương hiệu với khách hàng (lượng người
xem có thể nhận biết được thương hiện). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
2. Thu hút nội dung có liên quan
Xem xét mức độ lôi cuốn của nội dung với các chỉ số như sau: lượt xem của các kênh truyền
thông với mỗi khách truy cập (số trang đối tượng mục tiêu truy cập khi vào trang web chứa nội
dung), tỷ lệ thoát (lượt thoát sau khi chỉ truy cập 1 trang của khách hàng), thời gian ở lại trang
(thời gian truy cập của lần truy cập). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
3. Tìm hiểu nội dung có dễ tìm thấy
Xem xét cá khả năng mà nội dung được đề xuất trên các công cụ tìm kiếm (vị trí xuất hiện nội
dung khi người dùng tìm kiếm nội dung với từ khóa liên quan) và lượng truy cập gián tiếp thông
qua các công cụ tìm kiếm (kết quả của lượng truy cập xuất hiện các thông tin về trang web của
doanh nghiệp). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
4. Hành động nội dung có thể chuyển đổi thành hành động
Xem xét các hành động của người tiêu dung được thúc đẩy bởi nội dung thông qua các chỉ số
sau: tỷ lệ nhấp chuột (tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột với số lần nội dung liên quan được hiển thị) và
tỷ lệ chuyển đổi kêu gọi hành động (phần trăm lượt hoàn thành đăng ký hoặc mua hàng). (Kotler,
Kartajaya, và Setiawan, 2017)
5. Ủng hộ nội dung có thể chia sẽ được
Xem xét mức độ được ủng hộ của thương hiệu với các chỉ số phổ biến: tỷ lệ chia sẻ (trị số giữa
số lượt chia sẽ nội dung với số lượt hiển thị nội dung) và tỷ lệ tương tác (tham gia bình luận,
tương tác, thích hoặc chia sẽ bài viết…). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 8: Cải thiện
Vì nội dung mà các đối tượng hay thị trường quan tâm cũng thay đổi không ngừng, Content
Marketing cần phải mang tính chiến lược dài hạn. Các hoạt động tiếp thị nội dung phải được cải
tiến định kỳ thông qua những kế hoạch. Ngoài ra cần theo dõi chặt chẽ các kết quả cũng như số
liệu của các hoạt động Content Marketing, nhờ đó có thể đưa ra các cải thiện phù hợp, dễ dàng
điều chỉnh các yếu tố như: định dạng nội dung mục tiêu, chủ đề, phương tiện phân phối…Để
tránh sự nhàm chán, cần phải đa dạng nội dung, tránh để nội dung bị đơn điệu gây mất hứng thú
với đối tượng mục tiêu. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Content Marketing là một chuỗi các hoạt động trong thời gian lâu dài mới có thể xây dựng và gặt
hái được sự hiệu quả, sự kiên trì cũng như sự nhất quán là điều quan trọng cần có trong quá trình
triển khai. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Joe Wilson Schaefer đã viết các bước lập kế hoạch Content Marketing trong sách có cùng chủ đề
như sau:
Bước 1: Lập chiến lược
Căn cứ vào số liệu trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: Nghiên cứu đối tượng cần nhắm đến,
từ đó xác định rõ những mong muốn, nhu cầu về sản phẩm của họ. Tìm hiểu những đối thủ cùng
lĩnh vực: xem xét cách họ triển khai những vấn đề, truyền tải thông điệp và hình thức của chúng.
Ngoài ra có thể khám phá những ý tưởng, hưởng đi đầy tiềm năng nhưng đối thủ lại bỏ qua. Nhờ
sự xác định rõ những nổi trội, có thể tạo ra những nội dung khác biệt hơn so với đối thủ trong
cùng lĩnh vực
Bước 2: Phát triển nội dung
Xem xét rõ tần suất khi xuất bản nội dung. Những dữ liệu về đối tượng như chủ đề, từ khóa cần
được nghiên cứu liên túc để có thể giúp quá trình sáng tạo được dễ dàng, tránh sự đơn điệu của
nội dung. Thu thập những phản hồi mà mức độ quan tâm của đối tượng. Tiếp tục đổi mới, tối ưu
và phát triển các nội dung tiếp theo. (Schaefer, 2018)
Trong quá trình này, thời gian để xuất bản nội dung sẽ được xác định và xác định những mục tiêu
dành được nhiều sự quan tâm và phản hồi. Ngoài ra những hoạt động trên giúp đo lường và điều
chỉnh trong lịch trình triển khai hoạt động Content Marketing.
Bước 3: Quảng bá
Quảng bá chính là bước tiếp theo sau khi sỡ hữu những nội dung chất lượng để tiếp cận mục tiêu,
đây là bước mật thiết để nội dung không bị bỏ qua và gọi nhớ. Quảng bá thành công là khi: đối
tượng mục tiêu thấy thu hút, muốn tương tác và lan rộng, khiến mọi người xung quanh đối tượng
muốn tiếp xúc với nội dung đó. Nội dung điều hướng khách hàng đến một hành động cụ thể (Ví
dụ: chia sẽ bài viết, tương tác…) Hãy liên tục quảng bá nội dung ở nhiều kênh để lan truyền và
tăng sự xuất hiện với đối tượng mục tiêu. (Schaefer, 2018)
Quảng bá khá khó khăn vì nội dung sẽ có khả năng bị bỏ qua hoặc lãng quên. Một số cách để cải
thiện: Xây dụng cộng động trung thành riêng (khoảng 1000 người theo dõi). Đối tượng trung
thành tự nguyện tiêu thụ nội dung và quảng bá chúng. Bên cạnh đó hãy tin tưởng vào nội dung
đã được sản xuất, sau khi nghiên cứu và vạch ra đường đi phù hợp thì hãy thực hiện nó. Sẽ có
nhóm đối tượng có thắc mắc và cần câu trả lời, nội dung sẽ trở nên phù hợp và thu hút. Điều thiết
yếu là xác định rõ hành động cụ thể mà nội dung muốn đối tượng thực hiện. Nên để cho khán giả
nhận được giá trị với việc làm tương ứng của họ. (Ví dụ đăng ký thành viên để nhận ưu đãi).
(Schaefer, 2018)
Bước 4: Đo lường
Xem xét những giá trị mà doanh nghiệp đạt được khi sử dụng các hoạt động Content Marketing.
Mục tiêu đằng sau việc truyền tải thông điệp, xuất bản và lựa chọn phương tiện truyền tải và thiết
lập kế hoạch Content Marketing như: có nhiều lượng truy cập và đề xuất, tăng lưu lượng nhấp
chuột và phá triển doanh thu bán sản phẩm một cách gián tiếp. (Schaefer, 2018)
Khi biết được lý do, các chỉ số có thể được dùng mức độ thành công khi triển khai kế hoạch
Content Marketing, cụ thể: nếu sử dụng Paid Media (Facebook Ads, Google Ads…) các thông
số đều thể hiện để theo dõi các hành động và hiệu quả của các liên kết. Khi sử dụng công cụ
Google Analysis, nội dung trên được xuất bản trên website có thể theo dõi và phân tích độ hiệu
quả. Theo dõi và điều chỉnh dựa vào mức độ các phương tiện chuyển đổi. (Schaefer, 2018).
Các bước lập kế hoạch Content Marketing từ hai quyển sách: Quy trình 8 bước của tác giả Philip
Kotler cùng hai cộng sự và tác giả Joe Wilson với quy trình 4 bước. Quy trình được trình bày rõ
ràng, cụ thể về hệ tư duy và hệ công cụ lậ kế hoạch Content Marketing. Tuy vậy Philip Kotler có
phần cụ thể hơn nên sẽ được chọn lọc và tận dụng để phục vụ hiệu quả cho kế hoạch Content
Marketing.
2.4. Khái niệm truyền thông xã hội (Social Media)
Với Social media, Tracy L.Tuten và Michael R.Solomon cho rằng các bường tiện này là kênh
trực tiếp để giao tiếp, truyền tải và lan rộng mạng lười liên kết giữa con người, cộng đồng, tổ
chức tối ưu bởi khả năng công nghệ và tính tiện lợi. (Tuten & Solomon,2018)
| 1/11

Preview text:

1.2. Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô 1.2.1. Môi trường vĩ mô 1.2.1.1. Kinh tế
Chỉ số lạm phát đến cuối quý 1 năm 2022 đã tăng lên 1,9% so với một năm trước
đó . Dự tính từ quý 2 năm 2022 đến năm 2023, chỉ số lạm phát sẽ tăng lên 3,8%
(Ngân hàng phát triển châu Á, 2022). Những bất ổn trên thị trường tài chính thế
giới và việc các quốc gia phát triển ngừng các chính sách tiền tệ và tài khóa mở
rộng có nguy cơ làm suy yếu đồng nội tệ Việt Nam. Từ đó, nhập khẩu sẽ trở nên
đắt đỏ hơn, áp lực lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng hưởng đến giá nguyên, nhiên vật liệu.
Bên cạnh đó, tranh chấp giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn
cầu khi đẩy giá xăng dầu tăng cao.
Chi phí sản xuất và giá của các hàng hóa ngày càng tăng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo số liệu được Bộ Xây Dựng công bố thì trong năm 2021 vừa qua, giá trị của
ngành xây dựng đã tăng thêm 0,2% - 0,5% so với năm 2020 (Bộ xây dựng, 2021).
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản “nóng” trở lại trong vài năm gần đây được
dự đoán sẽ kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành cung ứng sản phẩm và dịch vụ xây dựng.
Riêng ngành bán lẻ hiện nay đang đối mặt với thách thức ngày càng lớn khi tâm lý
và xu hướng của người tiêu dùng đang thay đổi. Dịch bệnh và giá xăng dầu tăng
cao đã tác động đến sức mua hàng của người tiêu dùng Việt. Người tiêu dùng có
xu hướng cẩn trọng hơn trong chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu.
Theo số liệu năm 2019, sản lượng sản xuất sản phẩm nhựa đạt 8,9 triệu tấn. Trong
giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, ngành nhựa Việt Nam được kỳ vọng đạt mức
tăng trưởng 6,5%. Trong khoảng thời gian gần đây, giá nguyên liệu hạt nhựa tăng
cao và các chi phí lưu kho, vận chuyển cũng tăng khiến nhiều doanh nghiệp chịu
lỗ và gặp khó khăn. Vào năm 2022, ngành nhựa Việt Nam có cơ hội tăng trưởng
trở lại với sự kiện Việt Nam ký hàng loạt FTA giúp mở rộng cơ hội nhận được
nguồn đầu tư từ các nước đối tác FTA và những quốc gia khác.
Tóm lại, chi phí xăng dầu tăng sẽ khiến cho chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển
tăng và đẩy giá của hàng hóa tăng cao. Song, thu nhập của người dân vẫn giữ
nguyên, điều này khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Đây là thách thức mà
những công ty nhỏ như Tuấn Lực sẽ phải đối mặt và tìm ra phương hướng để giữ
mức giá bình ổn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cơ hội cũng đến với Tuấn Lực
khi ngành xây dựng và ngành nhựa có dấu hiệu tăng trưởng. Đây sẽ là thời điểm
mà Tuấn Lực có thể nắm bắt phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh thêm các hoạt
động marketing để thu hút khách hàng để đón đầu cơn “sốt” bất động sản và nhu
cầu tìm mua các vật liệu nhựa trong thời gian tới. 1.2.1.2. Văn hoá - xã hội
Hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi lớn trong vài năm trở lại
đây. Khách hàng ngày càng có xu hướng chuyển sang mua hàng trên các nền tảng
trực tuyến. Các trang mạng xã hội và trang thương mại điện tử hiện là những
phương tiện được người tiêu dùng sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh. (Hà, 2021)
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng khó tính và cẩn thận trong chi tiêu đối với
các mặt hàng không thiết yếu. Việc giá cả tăng cao và thu nhập không ổn định đã
khiến cho người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang thói quen mua sắm có kế hoạch
và tiêu dùng hợp lý, bền vững (Hà, 2021). Đây sẽ là thách thức lớn đối với không
chỉ công ty Tuấn Lực mà còn là các doanh nghiệp khác trong việc thu hút khách
hàng và giữ vững sự ổn định cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn như hiện tại.
1.2.1.3. Chính trị - pháp luật
Việt Nam được đánh giá là quốc gia sở hữu nền chính trị ổn định. Chính phủ luôn
tích cực đưa ra các chính sách, nghị định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ cũng vừa ban hành các
nghị quyết về việc hỗ trợ chuyển đổi số. Theo nghị định 80/2021/NĐ-CP, các
doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê hoặc mua các giải pháp, nền tảng
chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố và chứng nhận (Báo Điện
tử Chính Phủ, 2022). Điều này sẽ giúp đỡ phần nào chi phí cho các doanh nghiệp
trong việc áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất, kinh doanh và là một cơ hội
lớn cho công ty Tuấn Lực trong công cuộc số hóa doanh nghiệp. 1.2.1.4. Nhân khẩu học
Dân số Việt Nam được ước tính vào khoảng 98,51 triệu người vào năm 2021, tăng
khoảng 930 nghìn người so với năm trước đó (Tổng cục thống kê, 2022). Tốc độ
gia tăng dân số cao mở ra cho công ty Custore và các doanh nghiệp khác thị
trường rộng lớn, cơ hội tăng doanh thu và tiêu thụ sản phẩm tăng cao.
Lực lượng lao động Việt Nam đang dần hồi phục và đạt mức tăng trưởng khá. Cụ
thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng 441.000 người so với năm trước đó.
Tỷ lệ lực lượng lao động ở cả thành phố và nông thôn đều tăng khoảng 200.000
người so với năm trước đó (Tổng cục thống kê, 2022). Đây là cơ hội cho các doanh
nghiệp có thể tuyển dụng nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao để phục vụ
cho quá trình mở rộng quy mô và phát triển của doanh nghiệp.
Thu nhập bình quân tháng được ước tính trên cả nước là 6,4 triệu đồng trong quý
I năm 2022, tăng 1 triệu đồng so với quý trước (Tổng cục thống kê, 2022). Trong
đó, thu nhập bình quân tháng của vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu
Long đã tăng trưởng trở lại đạt mức cao nhất trên cả nước với mức thu nhập bình
quân là 8,3 triệu đồng, tăng 2,2 triệu đồng so với quý trước (Tổng cục thống kê,
2021). Điều này là một lợi thế lớn cho công ty Custore, khi Đông Nam Bộ và
Đồng Bằng Sông Cửu Long là thị trường chính của doanh nghiệp. 1.2.1.5. Công nghệ
Bán hàng đa kênh hiện là một trong những chiến lược tất yếu của nhiều doanh
nghiệp. Việc tận dụng các kênh trực tuyến để tiếp cận khách hàng đã trở thành xu
hướng trong thời điểm hiện tại. Theo khảo sát về Thói quen tiêu dùng vào năm
2021, trong 9,370 đáp viên có 41% đáp viên cho biết họ mua sắm trực tuyến bằng
điện thoại hàng tuần. (Pwc, 2022). Vì thế việc bán hàng trên nền tảng trực tuyến
là một chiến lược cần thiết đối với công ty Custore trong bối cảnh công ty hiện
chưa chú trọng phát triển bán hàng trên nền tảng này.
Thanh toán không tiền mặt cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh. Số lượng thẻ
được mở trên địa bàn thành phố tăng 39,2%, số lượng máy POS tăng 43% đạt
52.300, theo số liệu được ghi nhận vào năm 2021. Ngoài ra, các dịch vụ thanh toán
điện tử (Internet banking, Mobile banking) cũng đạt mức tăng trưởng khá. Số
lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử có xu hướng tăng trưởng
qua từng năm. Doanh nghiệp sử dụng ngân hàng điện tử tăng 11,58%/ năm, cá
nhân tăng 11,04%/ năm và khách thanh toán qua Mobile tăng 10,5%/ năm (Tạp
chí Công Thương, 2021). Để bắt kịp sự phát triển của công nghệ hiện nay, công ty
2.2. Các loại tiếp thị nội dung
Theo sách “Content Marketing - Think like a Publisher - How to use content to
market online and social media” của tác giả Rebecca Lieb, có những định dạng nội dung phổ biến như:
Nội dung giải trí: câu chuyện, trò chơi, bộ phim điện ảnh, tác phẩm âm nhạc, phim
truyền hình nhiều tập,... Nội dung mang tính thông tin và giáo dục: chia sẻ kinh
nghiệm, thông tin, lời tư vấn, cách thức,... Và các nội dung tiện ích: hình ảnh, tranh
vẽ, đồ hoạ, video, bảng biểu, biểu đồ,...
Theo sách “Marketing 4.0: moving from traditional to digital” của tác giả Philip
Kotler; Hermanwan Kartajya và Iwan Setiawan, có những định dạng nội dung khác nhau như:
Nội dung dạng văn bản: thông cáo báo chí, bài viết, bản tin, sách trắng, nghiên cứu
tình huống và sách. Nội dung trực quan hơn: đồ hoạ thông tin, truyện tranh, đồ hoạ
tương tác, bản trình chiếu, trò chơi, video, phim ngắn và cả phim truyện. Và
Content Marketing đa màn hình hiện đang là xu hướng.
Chúng ta có thể thấy rằng Content Marketing vô cùng đa dạng, không chỉ dừng lại
ở các văn bản hay bài viết toàn chữ. Mà chúng còn thể hiện ở dạng video, hình
ảnh, hay các định dạng khác tại phương tiện kỹ thuật số. Tuỳ vào đối tượng mục
tiêu và mục đích của Content Marketing mà mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược
lựa chọn định dạng nội dung phù hợp. Thông qua việc tìm hiểu các loại Content,
chúng tôi sẽ tiến hành xem xét và sàng lọc những định dạng nội dung phù hợp và
thu hút đối tượng mục tiêu mà kế hoạch đang thực hiện.
2.3. Kế hoạch tiếp thị nội dung (Content marketing plan)
Theo Philip Kotler, Hermanwan Kartajya và Iwan Setiawan, Content Marketing có các bước
thực hiện được mô tả trong “Marketing 4.9: moving from traditional to digital” như sau:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Điều vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu kế hoạch Content Markteting là xác định rõ mục tiêu,
tránh tình trạng “mơ hồ” trong suốt quá trình sáng tạo và phân phối nội dung. Mục tiêu chọn nên
có sự liên kết với mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng, đồng thời có thể quy đổi cụ thể bằng số
liệu để dễ dàng đo lường và đánh giá. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017) Có hai loại mục tiêu:
Liên quan doanh số: doanh thu sản phẩn; tìm kiếm khách hàng tiềm năng, níu kéo khách
hàng trung thành; các hoạt động làm tăng tiến khả năng bán được hàng: giới thiệu bởi khách
hàng trung thành, giảm giá, bán chéo, quà tặng kèm sản phẩm. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Liên quan thương hiệu: nhận diện và liên tưởng đến thương hiện dễ dàng, tăng tương tác và
sự quan tâm của khách hàng; thu hút thêm sự trung thành và sự ủng hộ. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Việc xác định đúng đối tượng một cách rõ ràng và cụ thể sẽ thu hút và tiếp cận với đối tượng dễ
dàng hơn. Miêu tả cụ thể đối tượng mục tiêu thông qua các yếu tố như: hành vi tiêu dùng, tâm lý
học, nhân khẩu học, địa lý… Ngoài ra khai thác một chủ đề đang theo xu hướng cũng được
Douglas Holt – giáo sư Harvard và Oxford – khuyến khích thực hiện. Việc này sẽ thu hút sự tò
mò với những chỉ đề mới lạ và ngách, hơn nữa cũng giúp các tiếp thị gia có nhiều ý tưởng mới.
(Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Tiềm hiểu sâu và khai thác khó khăn, tháo gỡ khúc mắc, những khó khăn hay khác vọng chưa
được đáp ứng của đối tượng. Nhờ đó tạo nên nội dung có giá trị giải đáp, thõa mãn với đối
tượng. Ngoài ra các nội dung giúp gia tăng sự hiểu biết sẽ càng dễ dàng được tin tưởng hơn nữa.
(Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 3: Xây dụng ý tưởng và lập kế hoạch nội dung
Tìm kiếm ý tưởng cho việc sáng tạo nội dung và xây dựng kế hoạch phù hợp. Các ý tưởng được
được hình thành và cần được lên kế hoạch chi tiết tại giai đoạn này, nhờ vậy nội dung dễ dàng
được tiếp thị một cách hiệu quả hơn.
Cần liên kết những chủ đề mà đối tượng cần nhắm tới quan tâm và liên quan mật thiết đến cuộc
sống của họ. Suy xét để tạo ra nội dung có giá trị, đáng tin cậy và sử dụng nội dung phù hợp.
(Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Hai yếu tố cần được xem xét để đi đúng hướng trong việc xây dựng nội dung:
Khi nội dung có liên quan đến cuộc sống của khách hàng, nó sẽ hấp dẫn và thu hút sự quan
tâm của họ, ngoài ra giúp giải quyết cấc lo lắng hoặc sự tò mò của khách hàng. Nội dung sẽ
dễ dàng bị bỏ qua nếu không thực sự có ý nghĩa với họ. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Tính cách của thương hiệu sẽ được thể hiện khi nội dung hiệu quả, điều này cũng kết nối các
câu chuyện của thương hiệu với các lo lắng, mong muốn của khách hàng. Nhờ vậy, tâm trí
khách hàng sẽ khắc sâu trong tâm trí và tạo nên sự khác biệt. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Hơn hết, cần quan tâm tính “tổng thể của nội dung được tiếp thị”. Việc phát triểu nhiều loại hình
nội dung và phân phối theo trình tự hợp lý xuyên suốt trải nghiệm của khách hàng phải được lên
kế hoạch rõ ràng. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 4: Xây dựng nội dung
Đây là giai đoạn chính trong quá trình thực hiện Content Marketing. Cần có sự đầu tư từ nhiều
nguồn như thời gian, công sức cũng như là ngân sách. Tránh tình trạng hời hợt trong sản xuất,
chất lượng truyền tải kém, đơn điệu và không ấn tưởng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chiến dịch này,
với hậu quả là lãng phí những sự đầu tư ban đầu, thậm gây tác dụng ngược. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Cần phải đặt ra những quy tắc khắt khe với tiêu chuẩn cao khi biên soạn nội dung để tối ưu nhất
nội dung. Content Marketing phải mang tính chiến lược dài hạn và nhất quán, vì vậy các nhà sản
xuất phải có đủ trình độ cũng như năng lực để phát triển lâu dài. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Các doanh nghiệp thường xây dựng nội dung theo cách sau: sử dụng nguồn lực nội bộ là các nhà
sản xuất nội dung của công ty, hoặc thuê những đơn vị uy tín bên ngoài như: các công ty cung
cấp dịch vụ, nhà báo, biên kịch, người làm phim, quay phim. Sử dụng ngân sách cho các bên sản
xuất thứ ba (các nội dung có sự tham gia của chính đối tượng được nhắm tới).
Bước 5: Phân phối nội dung
Lựa chọn nơi phân phối kết hợp với nội dung chất lượng cao sẽ được đối tượng mục tiêu tiếp cận
một cách hiệu quả nhất. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Thời đại mà các thông tin luôn luôn được cập nhật, khách hàng hằng ngày sẽ phải tiếp nhận một
lượng lớn thông tin. Do đó nơi phân phối sẽ có vai trò quan trọng trong việc thu hút đối tượng
mục tiêu và tránh tình trạng thông tin bị mất tích trong quá trình truyền tải. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Nhóm phương tiện truyền thông gồm ba nhóm chính:
Owned Media (phương tiện truyền thông sở hữu): sản phẩ mang tiên doanh nghiệp, sự kiện,
trang web riêng, nhật kí điện tử, các tài khoảng trên các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube,
Instagram…), các bài báo điện tử, cộng đồng trực tiếp dưới sự quản lý và xây dựng của doanh
nghiệp. Những phương tiện này đều miễn phí, tuy nhiên để xây dựng và quản lý hiệu quả thì cần
có nguồn lực lớn và đổ phủ hạn chế. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Paid Media (phương tiện truyền thông trả phí): phương tiện truyền thông điện tử, vật lý, in ấn,
phương tiện ở những nơi công cộng (Out-of-home), quảng cáo, mạng lưới lên kết giữa các nhà
xuất bản, đề xuất tìm kiếm, hiển thị trên các trang mạng xã hội và quảng cáo qua phương tiện di
động. Đây là phương tiện hiệu quả hơn, dễ dàng hơn để tiếp cận mà mở rộng đối tượng khác
hàng để nhận biết thương hiện và đẩy mạnh lượng truy cập với các kênh truyền thông dưới sở
hữu của thương hiệu. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Earned Media (phương tiện truyền thông lan truyền): truyền miệng và sự ủng hộ sẽ quyết định
độ bao phủ dụng như mức độ lan truyền. Nội dung sẽ được quan tâm một cách tự nhiên nếu như
đủ nổi bật. Nội dung chất lượng và phương tiện truyền thông tốt sẽ tạo nên kết quả vượt trội. Để
tạo nên độ phủ sóng miễn phí cần phải có sự kết hợp giữa Owned Meda và Paid Media. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Content Marketing được xuất phát từ thời đại kỹ thuật số không có nghĩa là nội dung nhất định
phải thông qua các kênh truyền kỹ thuật số. Đồng thời cần cân nhắc các phương tiện truyền
thông “phi kỹ thuật số” nếu nội dung đề cao tính trực tiếp, tương tác giữa khách hàng, giữa
người với người. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Bước 6: Khuếch đại nội dung
Chiến lược “khuếch đại” thông minh là cách thức truyền đạt nội dung một các mạnh mẽ và lan truyền rộng rãi:
Những cá nhân có ảnh hưởng trong nhóm đối tượng nên được tìm kiếm và nhắm đến ngay từ
đâu. Họ là những cá nhân đã xây dựng được tên tuổi bản thân thông qua việc sáng tạo nội dung
riêng, nên tập trung vào những cá nhân này vì họ cũng nhận được sự tôn trọng và có lượng lớn
lượt theo dõi. Nội dung sẽ được lan truyền và tiếp cận bởi nhiều đối tượng nếu những cá nhân
này ủng hộ. Tuy nhiên, để có được sự ủng hộ này cần phải phụ thuộc vào hai yếu tố sau: 1. Chất lượng nội dung
2. Hình thành mối quan hệ “win-win”: một bên gia tăng được mức độ lan truyền nội dung, một
bên được mở rộng sức ảnh hưởng của mình thông qua sự tiếp cận của một nhóm đối tượng lớn
hơn, và khi họ chấp nhận hợp tác việc chia sẽ nội dung cũng sẽ mang lại lợi ích cho danh tiếng
của họ. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Một cách kiểm soát khuếch đại nội dung khác là tham gia các hội thảo. Tham gia để lắng nghe,
đúc kết những góp ý, bình luận của đối tượng với nội dung và xem xét cách thức truyền tải nội
dung có đúng hướng hay không. Tuy nhiên, để tránh quá tải về lượng thông tin, cần tổng hợp và
chắt lọc chất lượng các cuộc thảo luận. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017) Bước 7: Đánh giá
Sau phân phối nội dung, đánh gia mức độ hiệu quả và thành công của Content Marketing là bước
quan trọng. Các chỉ số đo lường về mặt chiến lược và chiến thuật cần được xem xét và phân tích.
Về mặt chiến lược, cần phải xem xét kết quả mang lại có phù hợp và liên quan đến mục tiêu ở
Bước 1 hay không. Về mặt chiến thuật, cần phải xem xét mức độ phủ và hiểu quả ảnh hưởng của
định dạng nội dung và phương tiện phân phối. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Để đo lường cần thỏa năm chỉ số sau:
1. Nhận biết: nội dung có được nhìn thấy
Mức độ phủ sóng được đo lường và nhận biết bởi những chỉ số sau: lượng người xem, số người
xem duy nhất (lượt xem thật sự), mức độ gợi nhớ của thương hiệu với khách hàng (lượng người
xem có thể nhận biết được thương hiện). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
2. Thu hút nội dung có liên quan
Xem xét mức độ lôi cuốn của nội dung với các chỉ số như sau: lượt xem của các kênh truyền
thông với mỗi khách truy cập (số trang đối tượng mục tiêu truy cập khi vào trang web chứa nội
dung), tỷ lệ thoát (lượt thoát sau khi chỉ truy cập 1 trang của khách hàng), thời gian ở lại trang
(thời gian truy cập của lần truy cập). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
3. Tìm hiểu nội dung có dễ tìm thấy
Xem xét cá khả năng mà nội dung được đề xuất trên các công cụ tìm kiếm (vị trí xuất hiện nội
dung khi người dùng tìm kiếm nội dung với từ khóa liên quan) và lượng truy cập gián tiếp thông
qua các công cụ tìm kiếm (kết quả của lượng truy cập xuất hiện các thông tin về trang web của
doanh nghiệp). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
4. Hành động nội dung có thể chuyển đổi thành hành động
Xem xét các hành động của người tiêu dung được thúc đẩy bởi nội dung thông qua các chỉ số
sau: tỷ lệ nhấp chuột (tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột với số lần nội dung liên quan được hiển thị) và
tỷ lệ chuyển đổi kêu gọi hành động (phần trăm lượt hoàn thành đăng ký hoặc mua hàng). (Kotler,
Kartajaya, và Setiawan, 2017)
5. Ủng hộ nội dung có thể chia sẽ được
Xem xét mức độ được ủng hộ của thương hiệu với các chỉ số phổ biến: tỷ lệ chia sẻ (trị số giữa
số lượt chia sẽ nội dung với số lượt hiển thị nội dung) và tỷ lệ tương tác (tham gia bình luận,
tương tác, thích hoặc chia sẽ bài viết…). (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017) Bước 8: Cải thiện
Vì nội dung mà các đối tượng hay thị trường quan tâm cũng thay đổi không ngừng, Content
Marketing cần phải mang tính chiến lược dài hạn. Các hoạt động tiếp thị nội dung phải được cải
tiến định kỳ thông qua những kế hoạch. Ngoài ra cần theo dõi chặt chẽ các kết quả cũng như số
liệu của các hoạt động Content Marketing, nhờ đó có thể đưa ra các cải thiện phù hợp, dễ dàng
điều chỉnh các yếu tố như: định dạng nội dung mục tiêu, chủ đề, phương tiện phân phối…Để
tránh sự nhàm chán, cần phải đa dạng nội dung, tránh để nội dung bị đơn điệu gây mất hứng thú
với đối tượng mục tiêu. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Content Marketing là một chuỗi các hoạt động trong thời gian lâu dài mới có thể xây dựng và gặt
hái được sự hiệu quả, sự kiên trì cũng như sự nhất quán là điều quan trọng cần có trong quá trình
triển khai. (Kotler, Kartajaya, và Setiawan, 2017)
Joe Wilson Schaefer đã viết các bước lập kế hoạch Content Marketing trong sách có cùng chủ đề như sau:
Bước 1: Lập chiến lược
Căn cứ vào số liệu trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: Nghiên cứu đối tượng cần nhắm đến,
từ đó xác định rõ những mong muốn, nhu cầu về sản phẩm của họ. Tìm hiểu những đối thủ cùng
lĩnh vực: xem xét cách họ triển khai những vấn đề, truyền tải thông điệp và hình thức của chúng.
Ngoài ra có thể khám phá những ý tưởng, hưởng đi đầy tiềm năng nhưng đối thủ lại bỏ qua. Nhờ
sự xác định rõ những nổi trội, có thể tạo ra những nội dung khác biệt hơn so với đối thủ trong cùng lĩnh vực
Bước 2: Phát triển nội dung
Xem xét rõ tần suất khi xuất bản nội dung. Những dữ liệu về đối tượng như chủ đề, từ khóa cần
được nghiên cứu liên túc để có thể giúp quá trình sáng tạo được dễ dàng, tránh sự đơn điệu của
nội dung. Thu thập những phản hồi mà mức độ quan tâm của đối tượng. Tiếp tục đổi mới, tối ưu
và phát triển các nội dung tiếp theo. (Schaefer, 2018)
Trong quá trình này, thời gian để xuất bản nội dung sẽ được xác định và xác định những mục tiêu
dành được nhiều sự quan tâm và phản hồi. Ngoài ra những hoạt động trên giúp đo lường và điều
chỉnh trong lịch trình triển khai hoạt động Content Marketing. Bước 3: Quảng bá
Quảng bá chính là bước tiếp theo sau khi sỡ hữu những nội dung chất lượng để tiếp cận mục tiêu,
đây là bước mật thiết để nội dung không bị bỏ qua và gọi nhớ. Quảng bá thành công là khi: đối
tượng mục tiêu thấy thu hút, muốn tương tác và lan rộng, khiến mọi người xung quanh đối tượng
muốn tiếp xúc với nội dung đó. Nội dung điều hướng khách hàng đến một hành động cụ thể (Ví
dụ: chia sẽ bài viết, tương tác…) Hãy liên tục quảng bá nội dung ở nhiều kênh để lan truyền và
tăng sự xuất hiện với đối tượng mục tiêu. (Schaefer, 2018)
Quảng bá khá khó khăn vì nội dung sẽ có khả năng bị bỏ qua hoặc lãng quên. Một số cách để cải
thiện: Xây dụng cộng động trung thành riêng (khoảng 1000 người theo dõi). Đối tượng trung
thành tự nguyện tiêu thụ nội dung và quảng bá chúng. Bên cạnh đó hãy tin tưởng vào nội dung
đã được sản xuất, sau khi nghiên cứu và vạch ra đường đi phù hợp thì hãy thực hiện nó. Sẽ có
nhóm đối tượng có thắc mắc và cần câu trả lời, nội dung sẽ trở nên phù hợp và thu hút. Điều thiết
yếu là xác định rõ hành động cụ thể mà nội dung muốn đối tượng thực hiện. Nên để cho khán giả
nhận được giá trị với việc làm tương ứng của họ. (Ví dụ đăng ký thành viên để nhận ưu đãi). (Schaefer, 2018) Bước 4: Đo lường
Xem xét những giá trị mà doanh nghiệp đạt được khi sử dụng các hoạt động Content Marketing.
Mục tiêu đằng sau việc truyền tải thông điệp, xuất bản và lựa chọn phương tiện truyền tải và thiết
lập kế hoạch Content Marketing như: có nhiều lượng truy cập và đề xuất, tăng lưu lượng nhấp
chuột và phá triển doanh thu bán sản phẩm một cách gián tiếp. (Schaefer, 2018)
Khi biết được lý do, các chỉ số có thể được dùng mức độ thành công khi triển khai kế hoạch
Content Marketing, cụ thể: nếu sử dụng Paid Media (Facebook Ads, Google Ads…) các thông
số đều thể hiện để theo dõi các hành động và hiệu quả của các liên kết. Khi sử dụng công cụ
Google Analysis, nội dung trên được xuất bản trên website có thể theo dõi và phân tích độ hiệu
quả. Theo dõi và điều chỉnh dựa vào mức độ các phương tiện chuyển đổi. (Schaefer, 2018).
Các bước lập kế hoạch Content Marketing từ hai quyển sách: Quy trình 8 bước của tác giả Philip
Kotler cùng hai cộng sự và tác giả Joe Wilson với quy trình 4 bước. Quy trình được trình bày rõ
ràng, cụ thể về hệ tư duy và hệ công cụ lậ kế hoạch Content Marketing. Tuy vậy Philip Kotler có
phần cụ thể hơn nên sẽ được chọn lọc và tận dụng để phục vụ hiệu quả cho kế hoạch Content Marketing.
2.4. Khái niệm truyền thông xã hội (Social Media)
Với Social media, Tracy L.Tuten và Michael R.Solomon cho rằng các bường tiện này là kênh
trực tiếp để giao tiếp, truyền tải và lan rộng mạng lười liên kết giữa con người, cộng đồng, tổ
chức tối ưu bởi khả năng công nghệ và tính tiện lợi. (Tuten & Solomon,2018)