-
Thông tin
-
Quiz
Management course report - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Management course report - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế vĩ mô ( KTVM01) 24 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Management course report - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Management course report - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế vĩ mô ( KTVM01) 24 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài: GÓI KÍCH CẦU Giảng viên : Nguyễn Minh Cao Hoàng
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 06 Lớp : QT102DV01_0500 11/2020
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ LỚP QT102DV01_0500
BÁO CÁO MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Giảng viên: Nguyễn Minh Cao Hoàng
Thành viên nhóm thực hiện: STT Tên thành viên MSSV TP.HCM, Tháng 11/2020 2
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC STT MSSV Tên thành viên
Công việc phụ trách 1
-Nguyên tắc đúng đối tượng
-Biện pháp kích cầu của Trung Quốc 2
-Thư ký: Tổng hợp báo cáo, đôn đốc
các thành viên thực hiện theo đúng kế hoạch
-Lợi ích, khó khăn khi thực hiện gói 3 kích cầu
-Biện pháp kích cầu của Mỹ
-Nhận xét chung về thực hiện gói kích cầu 4 -Nguyên tắc kịp thời
-Biện pháp kích cầu của Việt Nam 5 -Trích yếu 6 -Nguyên tắc ngắn hạn
-Biện pháp kích cầu của Nhật Bản 7
-Nhóm trưởng: Phân chia công việc
-Giới thiệu gói kích cầu
-Hình thức thực hiện gói kích cầu
-Tổng quan về dịch bệnh Covid-19 8
-Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế xã hội -PowerPoint -Lời cảm ơn 3
BẢNG NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG VIỆC STT MSSV Tên thành viên Đánh giá kết quả 1 80% 2 90% 3 100% 4 90% 5 80% 6 90% 7 90% 8 100% 4 TRÍCH YẾU
Kinh tế học vĩ mô là một trong hai phân ngành chính của Kinh tế học. Nó
nghiên cứu các hoạt động tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như: tăng trưởng kinh
tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu, và công bằng xã hội,..
Kinh tế học vĩ mô cung cấp kiến thức và công cụ phân tích kinh tế để mỗi
quốc gia có thể có những lựa chọn phù hợp với các nguồn lực kinh tế và hệ thống
chính trị - xã hội của mình. 5 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Hoa Sen
đã đưa môn học Kinh tế Vĩ mô vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là thầy ThS. Nguyễn Minh Cao
Hoàng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báo cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kinh tế Vĩ mô của thầy,
chúng tôi đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả
và nghiêm túc. Đây chắc chắn là những kiến thức quý báu và cũng là hành trang để
chúng tôi vững bước sau này.
Môn Kinh tế Vĩ mô là môn học thú vị và vô cùng bổ ích và những ví dụ của
thầy mang tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu
thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng chắc
chắn bài báo cáo khó mà có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính
xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện hơn. MỤC LỤ 6
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC........................................................................3
BẢNG NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG VIỆC.......................................................4
TRÍCH YẾU............................................................................................................5
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................6
MỤC LỤC................................................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GÓI KÍCH CẦU.............................................10 1.1.
Giới thiệu về gói kích cầu..................................................................10 1.2.
Hình thức thực hiện gói kích cầu.....................................................10 1.3.
Nguyên tắc cơ bản để thực hiện gói kích cầu...................................11 1.3.1.
Nguyên tắc kịp thời.....................................................................11 1.3.2.
Nguyên tắc đúng đối tượng........................................................12
1.3.3. Nguyên tắc ngắn hạn.......................................................................12 1.4.
Lợi ích khi thực hiện gói kích cầu....................................................13 1.5.
Khó khăn khi thực hiện gói kích cầu...............................................13
Chương 2: BIỆN PHÁP KÍCH CẦU TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-
19.........................................................................................................................15 2.1.
Tổng quan về dịch bệnh Covid-19....................................................15 2.2.
Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế và xã hội................15 2.3.
Những biện pháp kích cầu của một số quốc gia..............................16 2.3.1.
Biện pháp kích cầu của Việt Nam..............................................16 2.3.2.
Biện pháp kích cầu của Trung Quốc.........................................20 2.3.3.
Biện pháp kích cầu của Nhật Bản..............................................21 2.3.4.
Biện pháp kích cầu của Mỹ........................................................21 7
Chương 3: KẾT LUẬN.....................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FED: “Federal Reserve System” được gọi là Cục Dự trữ Liên Bang (Hoa Kỳ).
IMF: “International Monetary Fund” được gọi là Qũy Tiền tệ Quốc tế.
WB: “World Bank” được gọi là Ngân hàng Thế giới.
UN: “United Nations” được gọi là Liên hiệp Quốc
WHO: “World Health Organization” được gọi là Tổ chức Y tế Thế giới.
WTO: “World Trade Organization” được gọi là Tổ chức Thương mại Thế giới. 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GÓI KÍCH CẦU 1.1.
Giới thiệu về gói kích cầu
Khái niệm gói kích cầu
Kích cầu là một biện pháp để thúc đẩy chi tiêu ròng của Chính phủ và Chính
phủ phải tận dụng các công cụ hoặc các chính sách kinh tế để giúp làm tăng tổng
cầu và giúp cho nền kinh tế của nước đó tăng trưởng.
Mục tiêu của gói kích cầu
Chính phủ đưa ra gói kích cầu để khuyến khích các nhu cầu chi tiêu và từ đó
sẽ giảm hoặc tránh các trường hợp bị dư thừa sản xuất, giúp nền kinh tế đó sẽ đối
phó với khủng hoảng tài chính và thoát khỏi tình trạng bị luẩn quẩn trong nước.
1.2. Hình thức thực hiện gói kích cầu
Kích cầu tiêu dùng
Để có thể kích cầu tiêu dùng trước hết là phải làm tăng thu nhập và sức mua
để người người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn. Chính phủ còn giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động khi đã đến tuổi; giải quyết việc làm cho các
thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các hệ
đào tạo, một số lao động bị mất hoặc đang thiếu việc làm và xuất khẩu lao động.
Kích cầu tiêu dùng thường hướng vào hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy
mạnh phong trào “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng hóa về nông
thôn để sử dụng, nếu không chúng ta sẽ làm cho kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất
khẩu trong một thời gian nhất định, không khác gì chúng ta tiêu thụ hộ sản phẩm cho nước ngoài.
Kích cầu đầu tư
Kích cầu đầu tư là các nhu cầu của doanh nghiệp về các hàng hóa vật tư, máy
móc, các dịch vụ,… các nguồn tài chính để duy trì và mở rộng sản xuất doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng đến kích cầu đầu tư là nhu cầu đầu tư của cá nhân hoặc
doanh nghiệp và chính phủ nó sẽ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế vì đầu 10
tư là một bộ phận để hình thành nên tổng cầu. Nên cần các cá nhân hoặc các doanh
nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố ảnh đến cầu đầu tư và đưa ra các chính
sách phù hợp, đem lại nhiều hiệu quả mà các nhà đầu tư mong muốn.
Tài trợ cho chính sách kích cầu
Trái phiếu của chính phủ sẽ được huy động bằng cách là phát hành ra thị
trường ở trong nước để thu hút lượng tiền từ một nền kinh tế. Khi Ngân hàng nhà
nước đang điều chỉnh lãi suất theo hướng nhỏ dần để nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp
vay vốn thì việc đưa ra một mức lãi suất quá lớn thì Trái phiếu của Chính phủ sẽ đi
ngược lại với mục tiêu ban đầu. [ CITATION TH19 \l 1033 ]
1.3. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện gói kích cầu
1.3.1. Nguyên tắc kịp thời
Kích cầu kịp thời mang ý nghĩa khi làm phải mang lại lợi ích ngay tức thì,
khiến cho tổng cầu của một nền kinh tế tăng cao ngay. Và mục tiêu và hiệu quả của
kích cầu là khiến cho nền kinh tế có thể hồi phục nhanh, đưa nền kinh tế về vị trí
ban đầu. Do vậy nên việc kích cầu phải kịp lúc và đúng thời điểm mới mang lại hiệu
quả, nếu thực hiện quá sớm sẽ xảy ra tình trạng lạm phát cao. Còn nếu quá chậm thì
sẽ không mang lại hiệu quả vì nền kinh tế sẽ tự hồi phục.
Có hai trở ngại khi thực hiện việc kích cầu kịp thời. Thứ nhất, việc kích cầu
phải chính phủ đưa lên cho quốc hội xét duyệt và thông qua. Do vậy không phải lúc
nào cũng có thể thực hiện suôn sẻ, kịp thời. Phải đưa ra những bằng chứng thuyết
phục cùng với một kế hoạch cụ thể thì mới có thể đảm bảo nhanh chóng được thông qua.
Tuy nhiên, để có được bằng chứng thuyết phục thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng,
và đó cũng là trở ngại thứ hai, chính là tính thiếu chính xác trong việc xác định thời
điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế. Có những lúc nền kinh tế đã có chuyển biến
khác rồi mà việc nghiên cứu, thu nhập thông tin, phân tích số liệu vẫn không đủ để
đưa ra kết quả. Ta có thể so sánh thời điểm ban hành chính sách với thời điểm thực
thi và ban hàng hoặc so với thời điểm suy thoái để biết được có kích cầu kịp thời hay không. 11
1.3.2. Nguyên tắc đúng đối tượng
Xu hướng sử dụng nguồn thu nhập của các đối tượng trong việc kích cầu là
một trong những điều quan trọng để dẫn đến sự thành công của việc kích cầu. Để có
được sự ảnh hưởng của cầu với hàng hóa và dịch vụ thì kích cầu phải được hướng
tới các đối tượng có khả năng sử dụng ngay tại thời điểm đó. Qua đó, tạo thành
bước đệm để tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Để có thể tăng tổng cầu cho nền kinh
tế, ta phải nhắm đến và tạo cơ hội cho các đối tượng tiềm năng thực hiện các khoản
chi tiêu mới bằng cách cấp tiền cho đối tượng sẽ dùng đồng tiền này nhằm đưa tiền
đi vào nền kinh tế. Số tiền này phải được sử dụng hợp lý, đúng đắn để họ tiếp tục
các khoản chi tiêu mới và qua đó hạn chế việc những người này sẽ giảm đi lượng
chi tiêu. Muốn kích cầu hiệu quả thì việc kích cầu cần đến đúng đối tượng và bên
canh đó, tạo hiệu ứng khi tiêu một đồng thì sẽ tạo ra mức tiêu dùng và đầu tư cao nhất.
Theo báo cáo của Zandi năm 2004, gói kích cầu hiệu quả nhất của Mỹ vào
năm 2001 là gói trợ cấp thất nghiệp. Qua đó, thấy được 1 USD kích cầu tạo được
1,73 USD lượng cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, là những chính sách như miễn giảm
thu ngân sách, giảm thuế của các bang. Đều là kích cầu, nhưng những loại thuế này
đều có tác dụng khác nhau trong việc kích cầu. Có thể thấy chính sách giảm thuế
cho người dân kích cầu hơn so với việc giảm thuế cho doanh nghiệp, cho bất động
sản thì hoàn toàn không. Kích cầu hiệu quả nhất khi người dân và nhà nước chi tiêu
vào hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
1.3.3. Nguyên tắc ngắn hạn
Ở nguyên tắc này, khi nền kinh tế bắt đầu được phục hồi và cải thiện, gói
kích cầu sẽ chấm dứt. Sau khi vượt qua giai đoạn suy thoái, việc tăng chi tiền của
chính phủ và biện pháp giảm thuế được thực hiện ngắn hạn phải chấm dứt, nên thực
hiện các biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Một số gói kích cầu tạm thời,
ngắn hạn: ưu đãi khoản vay, giảm thuế, thúc đẩy đầu tư,…
Kích cầu thực hiện trong ngắn hạn sẽ mang hiệu quả cao hơn. Một số chính
sách sau khi nền kinh tế đã phục hồi nhưng vẫn còn hiệu lực như chính sách cắt
giảm thuế cố định sẽ trở thành những khoản chi phí hoặc thất thu của ngân sách 12
chính phủ sau khi thời gian kích thích đã kết thúc vì vậy các chính sách ngắn hạn
như ưu đãi khấu hao tài sản hoặc giảm thuế tạm thời sẽ thúc đẩy được các doanh
nghiệp tận dụng được cơ hội, đẩy nhanh đầu tư phát triển. Nếu thực hiện các chính
sách trên trong dài hạn sẽ các doanh nghiệp sẽ cảm thấy không cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đầu tư.
Kích cầu thực hiện trong ngắn hạn sẽ giảm ảnh hưởng đến ngân sách trong
dài hạn. Thông thường việc thực hiện các chính sách kích cầu sẽ dẫn tới thâm hụt
ngân sách do đó phải đảm bảo các chính sách kích thích nền kinh tế không gây tác
động xấu đến nền kinh tế và ngân sách trong dài hạn. Thâm hụt ngân sách có thể
diễn ra trong ngắn hạn nhưng tuyệt đối không thể trong dài hạn vì sẽ diễn ra tình
trạng thâm hụt nặng nề vì vậy các gói kích cầu thực hiện trong ngắn hạn sẽ giảm
ảnh hưởng đến ngân sách chính phủ.
1.4. Lợi ích khi thực hiện gói kích cầu
Gói kích cầu của Chính phủ làm nền kinh tế trở nên ổn định hơn, tránh suy
thoái, phát triển bền vững, giảm lạm phát,…
TS Lương Văn Khôi chỉ rõ: “Việc tăng cường vào các chương trình mục tiêu
quốc gia này sẽ có tác động rất lớn. thứ nhất là nó tạo ra cơ sở hạ tầng rất tốt cho
khu vực vùng sâu vùng xa để tăng cường giao lưu hàng hóa. Thực hiện hiệu quả gói
kích cầu sẽ giúp cho GDP tăng, Chuyển biến rõ nét ở từng ngành, từng lĩnh vực nhờ
tác động của gói kích cầu, qua các biện pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư. Thứ 2
là người dân có nguồn kinh phí, có thu nhập và do vậy sẽ kích thích tiêu dùng hàng
hóa trong nước. Việc kích thích tiêu dùng hàng hóa này sẽ thúc đẩy sản xuất trong
nước và như vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..."[ CITATION Ngu20 \l 1033 ]
1.5. Khó khăn khi thực hiện gói kích cầu
Để biện pháp kích cầu có hiệu quả, chúng ta cần đảm bảo việc thực hiện phải
đúng lúc, trúng đích và vừa đủ:
Thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc là sự thiếu
chính xác trong việc xác định thời điểm. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có 13
thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nếu thực hiện
chậm trễ, hiệu quả của gói kích cầu sẽ giảm.
Khi thực hiện gói kích cầu cần phải nhắm trúng đích. Những chủ thể kinh tế
có thu nhập cao thường ít giảm chi tiêu hơn so với những người có thu nhập
thấp trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Nếu gói kích cầu quá lớn hoặc không
"trúng đích", tình trạng thâm hụt ngân sách và tỉ lệ nợ sẽ tăng lên.
Tại những nước có trình độ quản lý kém, việc bơm tiền vào nền kinh tế có
thể là cơ hội cho những bọn tham nhũng, tham ô, trục lợi. 14
Chương 2: BIỆN PHÁP KÍCH CẦU TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
2.1. Tổng quan về dịch bệnh Covid-19
Virus Corona là một loại virus có thể lây nhiễm và thường lây nhiễm cho
động vật nhưng loại virus này cũng có thể tiến hóa lúc này nó có thể lây từ người
sang người. Khi loại virus này xâm nhập được vào cơ thể con người, nó sẽ xâm
nhập vào một số tế bào để gây ra tổn thương viêm ở đường hô hấp và đồng thời
virus này có thể lây nhiễm từ người sang người.
2.2. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế và xã hội
Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên các chuỗi giá trị toàn cầu qua
các trung tâm của các chuỗi. Trong đại dịch Covid-19, các quốc như Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc đã chịu tác động nặng nề đó cũng là các trung tâm của
chuỗi. Chuỗi cung ứng không hoạt động ảnh hưởng đến nhiều hoạt động đầu tư và
thương mại toàn cầu, từ đó sẽ làm giảm sự tăng trưởng của các nền kinh tế thế giới
nói chung và nhiều quốc gia của các khu vực khác nói riêng
Tác động của Covid-19 ảnh hưởng đến việc làm của toàn cầu của rất mạnh
mẽ. Theo Tổ chứ Thương mại thế giới (WTO), ở trong quý II của năm 2020, tổng
số giờ làm việc của toàn cầu sẽ giảm 14%, tương đương với 400 triệu lao động làm
toàn thời gian. Suy giảm việc làm cũng bên cạnh nguyên nhân sản xuất đi xuống và
còn do nhiều quốc gia thực hiện các giãn cách để chống lại sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 cũng đã làm bộc lộ nhiều điểm yếu của nhiều tổ chức và
các hệ thống toàn cầu như hệ thống Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được xem là phản
ứng quá chậm khi để dịch Covid-19 bùng phát quá nhanh.
Tóm lại, trong đại dịch Covid-19 là cú sốc mạnh mẽ, đã tác động lên nhiều
mặt trên nền kinh tế thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; đầu tư thương mại toàn cầu
suy giảm; trăng trường toàn cầu của nhiều quốc gia và có nhiều khu vực ở mức âm;
nhiều người lao động phải mất việc làm. Trong các khó khăn do dịch bênh mang lại,
thì cũng có nhiều cơ hội xuất hiện, nhất là nhiều hoạt động kinh tế - xã hội trực tiếp
như là học trực tiếp, họp trực tiếp, bán hàng trực tiếp và thậm chí có nhiều doanh 15
nghiệp đã lên kế hoạch cho nhân viên làm việc trực tiếp tại nhà. Covid-19 đã đẩy
nhanh quá trình ứng dụng của các nư.ớc và cho ra đời nhiều sản phẩm mới. Đại dịch
đã đem đến cho thế giới nhiều những khó khăn và thách thức, nhưng đồng thời nó
cũng đem đến nhiều cơ hội. Nếu quốc gia nào biết tận dụng những cơ hội đó thì sẽ
có khả năng vươn lên mạnh mẽ. Và ngược lại với điều đó, nếu quốc gia nào không
biết tận dụng hoặc tận dụng không tốt các cơ hội thì sẽ gặp khó khăn trong thời kỳ
“hậu Covid-19”. [ CITATION TT20 \l 1033 ]
2.3. Những biện pháp kích cầu của một số quốc gia
2.3.1. Biện pháp kích cầu của Việt Nam
Giới thiệu gói kích cầu của Việt Nam
Gói kích cầu về bản chất là việc chính phủ trực tiếp tác động tới tổng cung
một cách tích cực, cầu của xã hội có tính hệ thống với cơ cấu cũng như chủ đích,
thúc đẩy đầu tư, mở rộng phạm vi tiêu dùng, kích hoạt và gia tăng động lực mở
rộng nền kinh tế trong tình hình có sự khó khăn về vốn cũng như thị trường tiêu thụ
của doanh nghiệp mà chủ yếu là phạm vi kinh tế tư nhân. Những biện pháp kích cầu
có thể kể đến như là giảm thuế, tăng chi tiêu hoặc có thể áp dụng cả hai. Chủ đích
chính của những gói kích cầu là: tăng tổng cầu của nền kinh tế cũng như giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Kích cầu đầu tư
Đối với kích cầu đầu tư, phải tạo điều kiện để các đối tượng kinh tế, doanh
nghiệp có thể gia nhập, khuyến khích những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
các việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như giao thông vận tải, vật liệu xây
dựng. Tiêu dùng sẽ được kích cầu khi đầu tư được kích cầu đúng cách. Lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi thuế và lãi suất được giảm, cùng với đó người lao
động sẽ nhận được thu nhập cao hơn và chi tiêu nhiều hơn. Kích cầu về cơ bản đã đạt được mục đích.
Kích cầu tiêu dùng
Giảm lãi suất, giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
giảm thuế thu nhập cá nhân, giảm giá hàng hóa, tăng thu nhập cho người lao động, 16
hỗ trợ cho vay, cùng với đó là tăng hỗ trợ an sinh xã hội. Giúp đỡ người có thu nhập
thấp, người có hoàn cảnh khó khăn, các dân tộc thiểu số cũng như các khu vực khó
khăn như dịch bệnh, thiên tai. Tối giản hóa những thủ tục trợ cấp cho người nghèo,
tạo điều kiện để mua BHYT, cho vay không lãi suất.
Chung quy lại, dịch Corona là một thách thức lớn đối với Việt Nam cả về
quản lý kinh tế- tài chính cũng như văn hóa và xã hội. Gói kích cầu kinh tế năm
2020 tập trung vào sự kích cầu của khu vực dịch vụ và đầu tư khu vực nước ngoài.
Triển khai gói kích cầu của Việt Nam
Vào cuối tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các phương
pháp giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch với gói
an sinh xã hội trị giá khoảng 62 ngàn tỷ ). Hướng đến việc giúp đỡ khoảng 20 triệu
người thuộc các trường hợp:
Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị tạm hoãn việc làm
Người sử dụng lao động gặp bật lợi về vấn đề tài chính (đã trả trước ≥ 50% lương ngừng việc)
Người bị ngừng hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế <100 triệu đồng Hộ nghèo và cận nghèo
Người có công với cách mạng
Đối tượng bảo trợ xã hội hiện đang được nhận trợ cấp xã hội. [ CITATION Lin20 \l 1033 ]
Song song đó là các gói tín dụng:
Giảm lãi cho vay mới trị giá khoản 300 ngàn tỷ
Gói gia hạn thuế và tiền thuê mặt bằng, trị giá 180 ngàn tỷ
Gói hỗ trợ phí và lệ phí trên 40 ngàn tỷ 17
Gói giảm giá điện 11 ngàn tỷ cùng với đó là trợ giá internet, viễn thông lên tới 15 ngàn tỷ.
Cùng với đó là các dự án đầu tư công và hợp tác công-tư lên tới 700.000 tỷ
đồng để đổ tiền vào nền kinh tế, nhằm kích cầu tiêu dùng và tăng đầu tư.
Điều chỉnh kỷ luật tài khóa và tạo nguồn thực thi chính sách.
Áp dụng công cụ nợ chính phủ để có thể đưa trái phiếu chính phủ trong vòng mười năm.
Tận dụng tất cả dự phòng ngân sách các cấp và Quỹ Dự trữ tài chính trung ương và cấp tỉnh.
Kết quả kích cầu của Việt Nam.
GDP quý 03 năm 2020 vượt mức 2,62%, cao hơn so với quý 2 biểu hiện sự
phục hồi của nền kinh tế. Các phương án trong công cục đẩy lùi dịch Covid 19 đem
đến cho Việt Nam một vị thế vững chắc trong nhóm các quốc có nền kinh tế tăng
trưởng ổn định. Cùng với đó là những thuận lợi trong việc tăng cường, đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn cuối năm.
Nhiều khu vực lấy lại đà tăng trưởng kinh tế.
- Nền kinh tế của nước ta vào quý 1 đã đạt mốc tăng trưởng 3,82%. Vào quý 2,
tốc độ tăng trưởng tụt dốc chỉ còn 0,39% (do giãn cách xã hội).
- Sang quý 3, khi đại dịch Covid-19 tái bùng phát vào tháng 7, nhiều dự đoán
cho rằng nền kinh tế có thể sẽ đi xuống. Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách
xã hội của chính phủ và những quyết định đúng đắn trong việc thực hiện biện
pháp khoanh vùng nhỏ nhất có thể, đối với những khu vực khác phải ở trong
trạng thái bình thường mới để phát triển, cùng với tác động tích cực từ các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người dân từ Chính phủ đã khiến
nền kinh tế vực dậy mạnh mẽ.
- Nhưng xét về tổng thể, trong tình hình dịch Covid-19 tạo ra một cú sốc lớn
khiến nền kinh tế, thương mại toàn cầu suy thoái nặng nề thì việc nền kinh tế
Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương đã là một thành công đáng kể. Cho thấy 18
sự cố gắng của toàn bộ hệ thống chính trị trong công cuộc vừa ngăn chặn,
phòng ngừa dịch, vừa đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
- Đáng kể đến, trong 3 tháng vừa qua, là dấu hiệu khởi sắc của các khu vực
kinh tế so với quý 2 và tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Theo
đó, khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy hải sản duy trì tốc độ tăng trưởng ổn
định ở mức 2,93%, công nghiệp, xây dựng tăng 2,95%, dịch vụ tăng 2,75%.
- Năm giữ mức tăng trưởng cao, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy hải sản
một lần nữa khẳng định vị thế của mình với vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế
và vẫn đảm bảo sự duy trì nguồn cung nguyên vật liệu, hàng hóa nhu yếu
phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các mục tiêu an sinh, an
dân được thực hiện trong tình hình dịch bệnh.
- Theo những số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư các hoạt động thương mại,
dịch vụ đã lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng gần đây, thị trường hàng
hóa cũng như đời sống nhân dân đã dần lấy lại sự ổn định, những địa điểm
tham quan, du lịch đã hoạt động trở lại trên khắp các tỉnh, thành. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng dịch vụ tăng 4,9% so với cùng kỳ đó
là một phần công lao to lớn của các hoạt động kích cầu tiêu dùng, du lịch
đang được triển khai quyết liệt.
- Hoạt động xuất- nhập khẩu hàng hóa đạt mốc xuất siêu đến 17 tỷ USD sau 9
tháng, gấp 2,6 lần năm 2018 và 2,3 lần năm 2019. Cho thấy hàng hóa Việt
Nam đối với các nước vẫn ở vị trí ưu tiên. Xuất siêu lớn đem lại những tích
cực tới tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối.
- Tốc độ giải ngân đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tạo nên những
động lực to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng khu vực doanh nghiệp vừa
và nhỏ giảm 0,8% nhưng của toàn ngành lại tăng khoảng 1,2%.
- Để giảm các áp lực lên doanh nghiệp, các chương trình bảo lãnh tín dụng
được thực hiện để nguồn vốn đến được đối tượng cần hỗ trợ, giúp doanh
nghiệp chuyển lỗ về năm trước hoặc năm sau. 19
- Tóm lại Việt Nam dù sao cũng đứng tại vị thế tốt để có thể thoát khỏi cú sốc
kinh tế do Covid 19 mang lại. Nhờ việc nhanh chóng thoát khỏi tầm ảnh
hưởng của dịch bệnh, Việt Nam có thể nâng tầm dấu ấn của mình trên trường
quốc tế qua việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm cách đa dạng
hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro với các cú sốc tương lai. [ CITATION Ngu201 \l 1033 ]
2.3.2. Biện pháp kích cầu của Trung Quốc
Đầu tháng 2/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tài trợ 1.700 tỷ
nhân dân tệ vào thị trường tài chính, để đưa tiền ra thị trường, hạ 0,1% lãi suất cho
vay ngắn hạn và trung hạn nhằm kích thích kinh tế vì đại dịch COVID -19.
Sau khi đại dịch bùng phát, các tổ chức Citi, JP Morgan,… dự báo tăng
trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm 1,4% so với cùng kỳ, giảm 0,3% so với cả năm.
Biện pháp kích cầu
Đầu tháng 2/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tài trợ 1.700 tỷ
nhân dân tệ vào thị trường tài chính, để đưa tiền ra thị trường, hạ 0,1% lãi
suất cho vay ngắn hạn và trung hạn nhằm kích thích kinh tế vì đại dịch COVID -19.
Sau khi đại dịch bùng phát, các tổ chức Citi, JP Morgan,… dự báo tăng
trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm 1,4% so với cùng kỳ, giảm 0,3% so với cả năm.
Theo số liệu thống kế cho thấy “Sau dịch COVID-19 tỉ lệ thất nghiệp tại
Trung Quốc có thể tăng gấp đôi, lên mức 9,4%. Nếu nhà nước không có biện pháp
tối ưu giải quyết hoặc hỗ trợ nhân dân thì có thể tiếp tục có thêm 20 triệu người thất
nghiệp mới, cho nên trước tình hình chung của cả nước Trung Quốc chắc chắn sẽ
tăng gói kích cầu kinh tế. Sau dịch COVID-19 có nhiều lý do cản trở khiến giới
lãnh đạo Trung Quốc ngại tung ra gói kích thích quy mô lớn: Đơn giản là sự ảnh
hưởng quá lớn từ đại dịch đã gây trì trệ nền kinh tế, nhân dân mất việc làm, chi quá
nhiều tiền tư đầu cho y bác sĩ và bệnh viện. Tại cuộc họp trong tháng 4, Bộ Chính 20