-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo Giao tiếp liên văn hóa - Tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo Giao tiếp liên văn hóa - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Thống kê trong kinh doanh (DC 119DV02) 90 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo Giao tiếp liên văn hóa - Tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo Giao tiếp liên văn hóa - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Môn: Thống kê trong kinh doanh (DC 119DV02) 90 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
MỤC LỤC 1 MỤC LỤC 2 BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC 3 1.1. Giới thiệu tổng quan 4 1.1.1. Về vị trí địa lý 4 1.1.2. Về lịch sử hình thành 4 1.1.3. Về chính trị 5 1.1.4. Về đặc trưng văn hóa 7 1.2. Tiềm năng thu hút du học 8 1.2.1. Về bối cảnh 8 1.2.2.
Về các chính sách của Chính phủ 9 1.2.3. Về lợi ích 10
2. Các trở ngại của sinh viên quốc tế 13 2.1. Các trở ngại văn hóa 13 2.1.1. Văn hóa và giao tiếp 13 2.1.2. Sốc văn hóa 13 2.1.3.
Các cặp giá trị văn hóa đối lập 14 2.1.4. Giao tiếp phi ngôn ngữ 14 2.2.
Vấn nạn phân biệt chủng tộc 15 2.3.
Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm 17 2.3.1.
Những thách thức trong thị trường việc làm 18 2.3.2. Nhu cầu visa làm việc 19 3. Kết luận 19 3.1. Đánh giá 19 3.2. Giải pháp đề xuất 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 2
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Anh Duy 2194211 Trả lời 2.2 100% 2 Võ Nguyễn Bảo Anh 2193466 Trả lời 1.2 100% 3 Nguyễn Ái Phương 2193939 Trả lời 2.1. 100% 4 Lê Ngọc Huyền 2193713 Trả lời 1.1. và 3. 100% 5 Ngô Đa Châu 2190945 Trả lời 2.3. 100%
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CHUNG STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC 1 Nguyễn Anh Duy 2194211 Outline, Word 2 Võ Nguyễn Bảo Anh 2193466 3 Nguyễn Ái Phương 2193939 4 Lê Ngọc Huyền 2193713 5 Ngô Đa Châu 2190945 Outline, Word 3 1.1.
Giới thiệu tổng quan
1.1.1. Về vị trí địa lý
Mỹ là một trong những quốc gia thuộc Châu Mỹ và cụ thể hơn là nằm ở vùng eo
Bắc Mỹ. Mỹ còn có tên gọi khác là một hợp chủng quốc Hoa Kì, là một quốc gia
có diện tích lớn thứ 4 trên toàn thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. Với tổng
diện tích là 9,525,067 km2 bao gồm đất liền và biển, giáp với các nước lân cận
như Canada, Mexico, và Bắc Cực. Bên cạnh đó, tính tới thời điểm hiện tại vào
năm 2020, Mỹ chia ra thành 50 tiểu bang nhỏ, 5 hạt (là một cấp chính quyền địa
phương nhỏ hơn tiểu bang) chính và nhiều đảo nhỏ. Trong đó, có 48 tiểu bang nằm
tiếp giáp với nhau, nghĩa là chúng được kết nối trực tiếp với nhau; còn 2 tiểu bang
còn lại là Alaska và Hawaii, Alaska nằm ở lục địa Bắc Mỹ theo hướng Tây Bắc và
còn Hawaii nằm ở trên một quần đảo ở giữa Thái Bình Dương. Sơ lược qua về các
tiểu bang thì tiểu bang có diện tích lớn nhất đó là bang Alaska; ngược lại nhỏ nhất
là bang Rhode Island. Song song với các tiểu bang có diện tích lớn và nhỏ thì tiểu
bang có số dân đông nhất là bang Califorlia và cuối cùng là tiểu bang ít dân cư
nhất là bang Ultan. Thủ đô chính của nước Mỹ là Washington DC.
1.1.2. Về lịch sử hình thành
Christopher Columbus, là một nhà hàng hải, là người say mê với việc khám phá và
tìm tòi và chinh phục các vùng đất mới. Vào những năm của thế kỉ XV, Châu Âu
nổi tiếng với những hoạt động thương mại lớn và muốn được trao đổi hàng hoá,
đấy cũng chính là lí do khiến các nhà hàng hải phải vượt qua rất nhiều khó khăn
trở ngại thôi thúc đam mê tìm thấy những thị trường mua bán lớn để mở rộng thị
trường. Cùng với thời điểm đấy, nước Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu
có bậc nhất ở phương Đông – một trong số những nơi mà bất cứ người lái buôn
Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường. Vì
vậy, vào những năm 1940, trên hành trình đi khám phá Ấn bằng con đường biển,
nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra vùng đất mới vì tin trái đất là
một hình tròn với ý định đi tìm các nước phương Đông từ một phương hướng khác
– đó là từ phía Tây. Cuối cùng, Christopher Columbus đã tìm ra Châu Mỹ, một
trong những vùng đất không ai biết đến trước đây. Sự kiện lịch sử này đã mở đầu 4
cho Tân thế giới (vào thế kỉ 16-17), cùng theo đó sự kiện lịch sử này cũng được
phổ biến và giảng dạy tại các trường Đại học Mỹ.
1.1.3. Về chính trị
Về chính trị thì Mỹ được chia ra thành hai Đảng đối lập nhau. Đó là Đảng Cộng Hoà Và Đảng Dân Chủ.
Đảng Cộng Hoà: Với tên gọi khác thân mật hơn mà người Mỹ hay gọi là GOP
(Grand Old Party), biểu hình tượng trưng của Đảng là hình con voi. Đảng Cộng
Hoà được thành lập và năm 1954, bởi những người chủ nghĩa bãi nô (nghĩa là bãi
bỏ chủ nghĩa nô lệ) và một số thành phần người của Đảng Whings. Vào khoảng
thời gian đầu 1860 thì Đảng Cộng Hoà đã được nắm quyền lần đầu, trong thời
gian Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và chiến thắng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Hình 1.1
Từ trước đến nay thì Đảng Cộng Hoà luôn có tư tưởng theo xu hướng truyền
thống (phần lớn những người theo đức tin thường), tập trung vào việc giữ gìn, bảo
vệ và duy trì nét truyền thống. Đồng thời, Đảng Cộng Hòa ủng hộ nền kinh tế tự
do và hạn chế sự can thiệp vào nên kinh tế của chính phủ một cách tối giản nhất.
Bên cạnh đó, với mức thuế thấp, nhập cư bất hợp pháp bị siết chặt, chống tình 5
trạng nạo phá thai để cho thai nhi có quyền được sống, trong hôn nhân đồng tính,
và chống kiểm soát súng.
Đảng Dân Chủ: Andrew Jackson là người thành lập đảng dân chủ vào năm 1828,
Đảng Dân Chủ là một trong số những chính đảng được xem là lâu đời nhất trên thế
giới - với tư tưởng theo cánh tả -biểu tượng của Đảng là con lừa . Hình 1.2
Trái lại với Đảng Cộng Hoà, Đảng Dân Chủ loại bỏ hầu hết các ràng buộc về giá
trị truyền thống lâu đời và các ước thúc đạo đức, bên cạnh đó để thúc đẩy quyền tự
do cá nhân theo bản năng. Đảng Dân Chủ cũng muốn chính phủ can thiệp vào các
nền kinh tế đánh thuế cao đối với người có thu nhập cao là chủ yếu, cũng như thúc
đẩy các phúc lợi xã hội. Song song, Đảng Dân Chủ còn ủng hộ hôn nhân giữa các
cặp đồng tính, ủng hộ nạo phá thai, việc thắt chặt sở hữu súng cũng được đồng
tình, và các chính sách nhập cư thông thoáng.
1.1.4. Về đặc trưng văn hóa
Mỹ là một quốc gia có nhiều nền văn hoá và sắc tộc khác nhau với nền văn hoá
cởi mở và phóng khoáng. Những nền văn hoá được thể hiện qua 5 đặc trưng qua
phong cách sống của người Mỹ. 6
Đầu tiên đó là biết đề cao tính cá nhân ( đây là một trong những niền tự hào của
người dân Hoa Kỳ từ trước đến nay). Chính vì vậy người Mỹ có xu hướng giáo
dục trẻ em có tính tự lập nhiều hơn , rèn luyện cái tôi từ rất sớm, về không theo xu
hướng làm tập thể. Song song, người Mỹ luôn có quan điểm “Người mà bạn có thể
trông cậy nhiều nhất không ai khác chính là bản thân bạn”, nghĩa là khi bạn muốn
làm và đạt được điều gì đó thì bạn chính là người chủ chốt thế nên phải bắt tay vào
làm và đừng trông chờ vào ai cả. Bởi lý do này, nhiều người Mỹ luôn tự tin mạnh
dạn bày tỏ quan điểm, họ sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt hoàn toàn với ý kiến số
đông (cá thể dị biệt). Thế mạnh của người dân Hoa Kỳ đó là tư duy phản biện và
tư duy sáng tạo; đây là thế mạnh nổi tiếng của người dân Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Tiếp đến là tính độc lập, phần lớn cha mẹ người Hoa Kỳ sinh con ra đã tự tập cho
con cách tự anh cách tự đi và khi lớn lên họ biết thảo luận và đưa ra ý kiến riêng
của mình cách nhìn nhận riêng một cá nhân trên vấn đề khác nhau. Từ những yếu
tố đó, Trẻ em Hoa Kỳ đã sống riêng và xa vòng tay cha mẹ từ rất sớm hơn các
quốc gia khác. Vì vậy, việc thích nghi với lối sống mới trở nên dễ dàng hơn, họ
luôn đề cao tinh thần cá nhân, tự đưa ra quyết định, có trách nhiệm, chịu trách
nhiệm với quyết định của bản thân cao.
Đặc trưng thứ ba là lối sống thẳng thắn, đây là đặc trưng văn hoá đậm chất người
Mỹ. Họ đề cao giá trị của sự thật thà, thẳng thắn, minh bạch, đưa ra rõ quan điểm
của mình để tránh lòng vòng và mang tính dễ hiểu. Đồng thời liên kết với cả hai
đặc trưng phía trên thì họ luôn đề cao sự sáng tạo, phản biện để dễ dàng cùng
nhau giải quyết nỗi khuất mắt và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Do đó, sự bày tó
ý kiến thẳng thắn luôn giúp ích cho tổ chức về mặt đường dài.
Thể hiện bản thân cũng là một trong số những đặc trưng không kém phần nổi bật,
Người Mỹ luôn tự tin khi giới thiệu về bản thân, quảng bá hình ảnh cá nhân với
đối phương. Vì thế họ đề cao giá trị bản thân, và yêu thích sự cạnh tranh công
bằng, minh bạch, lành mạnh. Cũng chính vì vậy khi mà người Mỹ muốn làm bất
cứ việc gì thì niềm tin vào khả năng của bản thân được đặt lên hàng đầu.
Cuối cùng, văn hoá đúng giờ, Theo phong cách sống của người Mỹ, phần lớn là
năng động, tự tin, bận rộn, và vội vàng. Cơ bản, bên cạnh cách sống của họ luôn 7
định trước thời gian biểu được sắp xếp chi tiết theo hai mốc thời gian, đó là kế
hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Cho nên, phong cách đúng giờ cũng chiếm
phần quan trọng trong các đặc trưng của lối sống Hoa Kỳ. 1.2.
Tiềm năng thu hút du học
1.2.1. Về bối cảnh
Hoa Kỳ luôn là lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế khi đến quốc gia này tìm
nguồn kiến thức và nâng cao bản thân. Các trường Đại Học tại Mỹ luôn được biết
đến với trình độ giáo dục, giảng dạy bậc nhất của Thế Giới.
Mỹ là quốc gia tôn trọng sự tự do và nền giáo dục Mỹ cũng vậy. Điều này giúp
sinh viên Mỹ dễ thích nghi với cuộc sống thay đổi hằng ngày. Việc bó buộc tư duy
theo khuôn khổ sẽ làm mất sự sáng tạo của sinh viên- đây là điều giáo dục Việt
Nam còn thiếu. Mỹ luôn áp dụng chương trình học trải nghiệm cao, kích thích
phát hiện cái mới nhất, phát triển về tư duy, khuyến khích học sinh, sinh viên đưa
ý kiến cá nhân và nhận định của riêng mình. Giáo viên tại Hoa Kỳ luôn nhắc sinh
viên, học sinh rằng mình có quyền lựa chọn nhưng không có quyền bắt ép người
khác đứng về phía mình và nghe theo sự lựa chọn của mình. Vì vậy, chẳng có gì là
ngạc nhiên khi du học sinh quốc tế du học Mỹ được lựa chọn nhiều hiện nay.
Nổi tiếng là quốc gia của những giấc mơ tự do “American Dream”. Mục tiêu lớn
nhất của giáo dục Mỹ là “làm cho bản thân tốt hơn”, “vươn lên trên Thế giới này”.
Bước khởi đầu- cho dù mục tiêu cuối cùng là tiền tài và địa vị, danh vọng.. hay chỉ
nhỏ nhất là kiến thức- thường bắt đầu từ từ cánh cửa của đại học. Phương châm
giáo dục tại Hoa Kỳ là đào tạo ra những con người tự do, có khả năng thích nghi
và làm chủ, sáng tạo với cuộc sống đang từng ngày biến đổi. 8
1.2.2. Về các chính sách của Chính phủ
Các chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ với sinh viên quốc tế thì không thể không
nhắc đến chính sách của Tổng Thống Barack Obama vào đêm Thứ 3, ngày
20/11/2014 theo giờ Mỹ, Tổng Thống đã công bố những chính sách mới về việc
bảo vệ những người không phải công nhân nhưng lại sinh sống trên đất Mỹ. Đối
tượng trước tiên Ngài Obama nhắm đến là sinh viên quốc tế, sinh viên quốc tế sẽ
nhận được mức học phí thấp hơn và cơ hội ở lại Mỹ sẽ trở nên dễ dàng trong
tương lai. Và tại thời điểm đó chính sách của Tổng Thống được áp dụng thí điểm
tại một vài tiểu bang của Mỹ. Tổng thống Obama từng phát biểu “Mỹ là một đất
nước có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới với nhiều trường đại học danh giá nhất
vậy tại sao chúng ta lại để cho các sinh viên của mình trở về quê hương để xây
dựng những doanh nghiệp trong nước sau đó cạnh tranh với chúng ta ?”. Tổng
thống Barack Obama còn nhấn mạnh rằng “Mỹ phải đất nước khuyến khích sinh
viên ở lại, tìm việc, xây dựng doanh nghiệp và tạo ra ngành công nghiệp ngay trên
đất Mỹ”. Vào thời điểm đó nếu chính sách của Tổng Thống Obama được thực
hiện, nó sẽ có tác động tới hơn 70,000 sinh viên quốc tế tại Mỹ. Tổng thống
Obama cũng đã đề xuất nhiều sự thay đổi đối với những người đang mong chờ
được cấp thẻ xanh trong đó các đối tượng là nhiều cựu sinh viên quốc tế. Để làm
được tất cả những điều trên là cả một quá trình lâu dài. Những công cuộc cải cách
về vấn đề nhập cư mở rộng của tổng thống Obama đang được kỳ vọng sẽ mang lại
lợi ích cho khoảng hơn 4 triệu người đang cư trú và sinh sống trên đất Mỹ.
Dưới thời của Tổng Thống Donald Trump, không ít phụ huynh và các sinh viên
đang du học Mỹ và sinh viên có ước mơ đến Mỹ đứng ngồi không yên, lo sợ các
chính sách thắt chặt của Tổng Thống Trump ảnh hưởng đến việc du học đến Hoa
Kỳ. Do các chính sách mới gây khó khăn, nên số lượng năm 2020 giảm xuống đến
mức kỷ lục, thấp nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2 kết thúc. Theo phân tích của Viện
nghiên cứu chính sách công, số lượng du học Mỹ năm 2020-2021 sẽ suy giảm từ
63-98% so với năm 2018-2019. Dự kiến số học sinh, sinh viên nhập học thấp nhất
khoảng 6.000-12.000 người. “Mỹ chỉ có thể đạt được mốc 12.000 du học sinh nếu
có sinh viên Mexico và Canada, hai quốc gia có chung đường biên giới với Mỹ. 9
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh đáng lo ngại hiện nay, Mỹ chỉ đón khoảng
6.000 du học sinh mới trong mùa tựu trường tới”, đại diện viện nghiên cứu là có
hai yếu tố chính gây ảnh hưởng nặng nề tới công tác tuyển sinh ở Mỹ năm nay.
Thứ nhất, phần lớn các lãnh sự quán Mỹ đóng cửa hoặc ngừng cấp thị thực cho tất
cả đối tượng. Do đó, các sinh viên quốc tế không kịp thời gian hoàn thành hồ sơ
nhập học. Thứ hai, ngay cả khi lãnh sự quán mở cửa, những quốc gia đang bị cấm
nhập cảnh vào Mỹ chưa chắc được cấp phép lại trong thời gian ngắn. Tổng thống
Mỹ Donald Trump tuyên bố những người không có quốc tịch Mỹ sẽ không thể
nhập cảnh nếu 14 ngày trước đó từng tới Trung Quốc, Anh, Ireland, Iran, khu vực
Schengen và Brazil. Tuy nhiên, những nước kể trên có lượng du học sinh chiếm
tới 40-50% tổng số sinh viên quốc tế theo học ở Mỹ. “Chắc chắn rằng số du học
sinh mới năm nay sẽ cực kỳ thấp”, Miriam Goldblum, Giám đốc Liên minh Giáo
dục Đại học và Di trú, cho biết Bà cũng lo ngại rằng một số sinh viên sẽ di chuyển
đến một quốc gia không nằm trong danh sách cấm nhập cảnh của Mỹ và chờ 14
ngày để có thể tới Mỹ một cách hợp pháp. Bà hy vọng các cơ quan ngoại giao Mỹ
bắt đầu xếp lịch phỏng vấn thị thực trở lại và đẩy nhanh quá trình thực hiện nhằm
hạn chế những trường hợp xấu nhất. 1.2.3. Về lợi ích
Những lợi ích mà Mỹ mang đến cho sinh viên quốc tế không những về kiến thức,
kĩ năng mềm mà còn là sự thích nghi với xã hội và cơ hội tốt đến với Hoa Kỳ. Qua
từng năm, số lượng sinh viên du học đến Mỹ luôn tăng. Theo thống kê từ Viện
Giáo dục quốc tế (Institute of International Education – IIE) vào năm 2017-2018
gần 1.1 triệu sinh viên quốc tế đến theo học tại Mỹ ở tất cả các chương trình học
tập, chiếm 5,5% lượng sinh viên tại Hoa Kỳ. Và Việt Nam xếp hàng thứ 6 trong
bảng các quốc gia có số lượng sinh viên du học Hoa Kỳ, tăng 8,4% so với năm
học 2016-2017. Chứng minh rằng nền giáo dục Mỹ luôn nhận được sự tin tưởng
của phụ huynh và sinh viên Việt Nam 10
Thế giới đặt ra câu hỏi “Vì sao Mỹ lại thu hút nhiều du học sinh đến như vậy?”. Vì
Mỹ là quốc gia có nền giáo dục lâu đời và tốt nhất Thế Giới. Hoa Kỳ sở hữu nền
giáo dục toàn diện và phương pháp giáo dục bậc nhất và lâu đời, điều này giúp
sinh viên có một tư duy được mở rộng và mang tính sáng tạo cao. Nền giáo dục
Mỹ từ bậc tiểu học đến phổ thông họ luôn khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến,
đưa ra quan điểm của mình. Ở bậc đại học, Hoa Kỳ luôn luôn tạo điều kiện cho
sinh viên chủ động suy nghĩ và tìm tòi, học hỏi, sáng tạo ra nét riêng của mình.
Nên đó là lý do vì do thời gian lên lớp của sinh viên Mỹ ít hơn sinh viên Việt
Nam. Đó là nền tảng để sinh viên áp dụng những nguồn kiến thức được học và
kiến thức tự tìm hiểu để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
Hoa Kỳ là quốc gia có nền khoa học-k thuật đứng hàng đầu Thế Giới. Sinh viên có
được nguồn kiến thức sâu rộng và vững chắc, nhưng phải cần có điều kiện thuận
lợi để thực hành và phát huy. Khi nói đến khoa học-kĩ thuật thì không thể không
nhắc đến Hoa Kỳ. Đây là một phần lý do mà nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn Mỹ,
chọn Mỹ đề sinh viên có thể tiếp cận với cơ sở vật chất, hạ tầng bậc nhất Thế giới,
cũng là điều kiện để sinh viên phát triển tốt ý tưởng trên giấy trắng. Được học và
trải nghiệm, tiếp cận trực tiếp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và các phương
pháp quản lí hiện đại từ những nhà khoa học, giáo sư và các học giả hàng đầu thế
giới. Một nền tảng tốt khi có một lí thuyết vững chắc và thêm vào đó là thực hành
đầy đủ, trí sáng tạo thì kiến thức của sinh viên được tăng dần.
Một từ khóa nổi bậc nhất khi nhắc đến du học Mỹ “Mỹ- Thiên đường học bổng”.
Hiện nay, một trong số những phương pháp để có thể thu hút nhân tài từ khắp nơi
trên thế giới đó là học bổng. Ở Mỹ các trường đại học đầu tư khoản lớn vào việc
trao học bổng cho các sinh viên quốc tế, và nhiều suất học bổng có giá trị cao đến
100%. Sinh viên quốc tế luôn chờ đón những đợt học bổng để có thể du học. Thậm
chí những suất học bổng này là ước mơ của nhiều bạn được đi du học đã trở thành
sự thật, bên cạnh đó nhiều người đã trở thành nhân tài. Học bổng Mỹ luôn là
phương tiện hữu dụng để có thể chiêu mộ thiên tài từ khắp mọi miền trên thế giới.
Vì thế, Mỹ vẫn luôn là quốc gia thu hút nhiều du học sinh. 11
Có lẽ Mỹ luôn là môi trường học tập đa sắc màu. Một đất nước có nền giáo dục
toàn cầu vững chắc, sinh viên học tại các trường đại học Mỹ có thể rất nhiều quốc
gia khác trên thế giới để làm việc. Vì thế, sinh viên du học Mỹ có cơ hội được học
tập và sinh sống trong môi trường đa văn hóa, có thể học tập, giao lưu văn hóa và
mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Điều này không những giúp sinh viên củng cố
thêm kiến thức mà còn giúp sinh viên trau dồi ngoại ngữ, cũng có cơ hội tiếp xúc
nhiều nền văn hóa khác nhau thông qua việc làm quen với bạn bè quốc tế.
Mỹ mang đến một môi trường sống chất lượng, đảm bảo cho sinh viên quốc tế khi
du học Mỹ. Năm 2018 theo báo cáo của Iqair, chất lượng không khí tại Hoa Kỳ
xếp thứ 9 toàn cầu. Đặc biệt, Thành phố Oak Harbor được đánh giá là thành phố
trong lành nhất thế giới. Và chỉ số an toàn của các thành phố còn lại rất cao.
Du học Mỹ luôn có một lợi thế rất lớn bằng cấp được công nhận toàn cầu. Với một
nền giáo dục trứ danh như thế, không có lý nào mà bằng cấp của Mỹ không được
công nhận cũng như trong dụng trên Thế giới. Ngoài việc được trau dồi kiến thức
về học thuật thì sinh viên Mỹ còn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại
khóa nhằm năng cao kỹ năng mềm. Với các kỹ năng lãnh đạo, xã hội và văn hóa,
cơ hội thực hành thực tế, sinh viên được đào tạo tại Mỹ có lợi thế hơn rất nhiều so
với các nền giáo dục khác khi cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hiện nay.
Chắc có lẽ một môi trường giáo dục bậc nhất thế giới nên Mỹ là quốc gia có thống
kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1810 tỷ phú, trong đó Mỹ chiếm đến 93%
với 1694 người. Đáng chú ý là trong 10 người giàu nhất thế giới thì chỉ có 3 người
không phải là người Mỹ, và cũng theo một thống kê khác trong năm 2015, Mỹ có
589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên toàn thế giới và
luôn đứng ở những vị trí đầu tiên trong những nước có nhiều bằng sáng chế nhất
thế giới trong hàng chục năm qua. 12
2. Các trở ngại của sinh viên quốc tế 2.1.
Các trở ngại văn hóa
2.1.1. Văn hóa và giao tiếp
Một trong những trở ngại văn hoá lớn nhất và dễ gặp nhất đối với một du học sinh
ở Mỹ nói riêng và tất cả du học sinh trên toàn thế giới nói chung đó chính là rào
cản ngôn ngữ (Language Barriers). Thậm chí, kể cả một du học sinh đang ở trình
độ nói tiếng Anh lưu loát cũng vẫn có thể gặp phải vấn đề này. Nói cách khác, hầu
như không có du học sinh nào đến một đất nước khác để sinh sống, học tập, làm
việc mà không ít nhất một lần gặp khó khăn về rào cản ngôn ngữ. Và thông
thường, rào cản ngôn ngữ thường đến từ những ví dụ điển hình sau (Businesstopia, 2018):
+ Ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ vùng miền , tiếng bồi,….:
Theo ước tính, ở Mỹ có khoảng từ 3 nhóm ngôn ngữ địa phương cơ bản bao gồm
New England, Southern và Western America cho đến 24 nhóm hoặc hơn
(Wolfram, W., & Schilling-Estes, N. American English: Dialects and Variation,
Oxford: Basil Blackwell, 1998). Vì vậy, dù cùng sử dụng môt ngôn ngữ chung là
tiếng Anh tuy nhiên hàm ý và cách giải thích của từng vùng là khác nhau nên vẫn
có thể xảy ra những xung đột trong văn hoá giao tiếp + Tiếng lóng
+ Khả năng ngôn ngữ/ Vốn từ vựng
+ Cách phát âm và sử dụng ngữ pháp, giọng điệu (tone giọng) 2.1.2. Sốc văn hóa
Sốc văn hoá là một quá trình mà hầu hết du học sinh nào cũng phải trải qua. Sốc
văn hoá bao gồm các giai đoạn: Trăng mật (Honeymoon Stage), Khủng hoảng
(Irritation and hostility), Điều chỉnh (Gradual Adjustment), Tái trăng mật
(Biculturalism) (Gary, 2017).Và sốc văn hoá tuỳ theo mỗi cá nhân sẽ diễn ra đầy
đủ hoăc không đầy đủ các giai đoạn. 13
Tuy Mỹ là một hợp chủng quốc đa sắc tộc, đa văn hoá tuy nhiên sốc văn hoá vẫn
diễn ra trong quá trình du học sinh đến học tập, sinh sống và làm việc. Cụ thể, đối
với du học sinh châu Á, thường học bằng phương pháp ghi nhớ nhiều hơn. Một
lớp học mang nền văn hoá Á Đông thường chú trọng và đặt người thầy làm trung
tâm. Nguồn kiến thức đươc truyền tải theo cách thức “ spoon – feeding” (Wong,
2004). Chính vì vậy du học sinh châu Á thường dễ bị choáng ngợp ở giai đoạn đầu
khi mới tiếp xúc với cách thức học tập của học sinh Mỹ: chú trọng vào thực
nghiệm, trao đổi và tranh luận với giáo viên, bạn bè, thẳng thắn bày tỏ quan điểm
mới mẻ hoặc trái ngược.
2.1.3. Các cặp giá trị văn hóa đối lập
Nhìn chung, Mỹ là một quốc gia mang nền văn hoá chú trọng chủ nghĩa tâp thể,
coi trọng sự tự do, bình đẳng, là một xã hội chú trọng hiện tại. Là môt quốc gia đa
sắc tộc, Mỹ vẫn chấp nhận những nền văn hoá khác biệt, giống như “bát salad”,
mỗi một thành phần bên trong đều mang hương vị và màu sắc đặc trưng chứ
không còn là “ nồi nấu chảy” Tuy nhiên đa số người Mỹ vẫn lựa chọn thiên hướng
văn hoá trên khi có những sự xung đột đến từ những nền văn hoá trái ngược. Đó là
giá trị, là niềm tin,là cái cốt lõi, là những điều mà người Mỹ quan niệm và chọn
lựa, và cũng chính là phần “tảng băng chìm” trong nền văn hoá nước Mỹ
2.1.4. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp luôn luôn xảy ra giữa con người
với con người. Giao tiếp phi ngôn ngữ thường được thể hiện qua trạng thái biểu
cảm, cử chỉ, ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, cách ăn mặc, khoảng cách, mùi hương,…
Ở mỗi vùng văn hóa khác nhau, những quốc gia khác nhau, có khi cùng một biểu
hiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhưng thông điệp truyền tải lại khác nhau hoặc nhưng
biểu hiện giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau lại biểu đạt những ý nghĩa giống nhau.
Chính vì vậy, điều này cũng là một phần trở ngại của du học sinh khi đến một
quốc gia khác, không chỉ riêng Mỹ, để sinh sống, học tập và làm việc.
Du học sinh Tây Ban Nha có thể bối rối khi tiếng huýt sáo là sự ra hiệu cho việc
giữ im lặng hoặc là sự tán thưởng đối với du học sinh Nam Phi trong khi ở Mỹ lại 14
được xem là sự phản đối, không tán thành ý kiến của đối phương. Ngoài ra, hành
vi đặt ngón trỏ lên thái dương được cho là lời tán thưởng đối phương đối với học
sinh Mỹ thì du học sinh châu Âu lại xem đó là lời chỉ trích đối phương thật ngu ngốc (Gary,2017).
Nhìn chung, việc không hiểu biết rõ hoặc thờ ơ với những biểu hiện giao tiếp phi
ngôn ngữ khi đi du học sẽ mang lại rất nhiều trở ngại cho du học sinh. Chính vì
vậy, cần phải thật thận trọng và có một cái nhìn nghiêm túc để tìm hiểu kĩ càng về
lĩnh vực này, và để hiểu theo một cách tích cực, là để có thêm nhiều kiến thức về
sự đa dạng góc nhìn của nhiều nền văn hóa trên thế giới 2.2.
Vấn nạn phân biệt chủng tộc
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên
thế giới, đó là kết quả của nhiều cuộc di dân trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự đa dạng
đó không luôn luôn mang lại những điều tích cực. Trải qua quá trình hình thành
phát triển, Mỹ luôn được biết đến như là một quốc gia có cấu trúc phân biệt chủng tộc điển hình.
Bắt đầu từ 400 năm trước, người da đen sống ở đây được coi như nô lệ và bị đối
xử vô cùng tồi tệ. Cho đến năm 2009, nước Mỹ chào đón Barack Obama - vị tổng
thống da màu đầu tiên trong lịch sử, đã cho thấy được sự tiến bộ trong quá trình
đấu tranh chống lại tư tưởng “phân biệt chủng tộc”. Nhưng tình trạng trên đã ăn
sâu vào hệ tư tưởng và ý thức cộng đồng, mà chúng ta khó có thể nhận biết được.
Phân biệt chủng tộc, là sự đối xử bất công, áp bức dựa trên hệ thống phân cấp
chủng tộc được xây dựng trong xã hội đặc quyền cho người da trắng. Không
những thế, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến thứ II đã có thể gây ảnh
hưởng hoặc chi phối đến hầu hết các vấn đề trên toàn cầu, với tư cách là quốc gia
giàu nhất thế giới. Trong đó, “Văn hóa Mỹ” dần được truyền bá rộng rãi qua nhiều
hình thức: các hoạt động xuất nhập khẩu, chính trị, du nhập cư, truyền thông đại
chúng… Tính từ sau Thế chiến II đến nay, lượng người nhập cư đến Mỹ ngày một
tăng cao - từ 5 triệu người năm 1970 đến hơn 45 triệu người vào năm 2018 15
(Nguồn: Decennial Census). Mà hệ quả để lại chính là chủ nghĩa “chủng tộc
thượng đẳng” hay “đặc quyền trắng” đã ngấm sâu vào trong suy nghĩ của rất nhiều
người không chỉ trên chính quốc gia này.
Có thể nói phân biệt chủng tộc chính là điểm yếu của mô hình chính trị xã hội Mỹ.
Vì từ lâu chính vấn nạn này đã gây ra nhiều bất ổn trên nhiều bình diện. Tỷ lệ thất
học, người vô gia cư và tội phạm trong cộng đồng người da đen luôn bị mặc định
là chiếm tỉ lệ cao hơn so với các nhóm khác. Nhưng trong thực tế thì tỉ lệ vô gia cư
và thất nghiệp của sinh viên nói riêng và dân cư da trắng nói chung vẫn chiếm đại
đa số. Bởi lẽ văn hoá nhận thức về thể chế quyền lực màu da đã lâu dần tạo thành
qui chuẩn để đánh giá cộng đồng màu da khác hoặc thiểu số. Thế nên điều đó càng
tạo nên áp lực cho các du học sinh tại Mĩ.
Cho đến nay đã hình thành nên một hình thức phân biệt chủng tộc phổ biến mới -
phân biệt chủng tộc dựa trên nền tảng văn hóa. Trong khi chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc trước đây được hình thành dựa trên ý tưởng chủng tộc là di truyền sinh
học, thì hiện nay trong thời kỳ sau Thế chiến nó có xu hướng tập trung vào "sự
khác biệt văn hóa". Mà chính hình thức này đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp
đến cộng động sinh viên quốc tế tại nước này.
Phân biệt chủng tộc dựa trên nền tảng văn hóa được hình thành dựa trên khuynh
hướng tự nhiên để bảo tồn bản sắc văn hóa và duy trì quyền lực nhóm - trong
trường hợp này là nhóm “thống trị”, chiếm phần đa số trong xã hội Mỹ. Nguyên
nhân tiềm ẩn của nó là hệ thống những quan niệm về sự vượt trội văn hóa. Mà
biểu hiện của nó là sự gạt bỏ hoặc chống lại quá trình tiếp nhận các văn hóa khác
vì lo ngại về sự đồng nhất văn hóa có thể xảy ra. Từ đó đã dẫn đến những hành vi
không đúng đối với các sinh viên quốc tế tại đây. Như việc nói nhại lại cách phát
âm Anh ngữ còn chưa chuẩn của các bạn sinh viên quốc tế hay bảo họ phải quay
về nước, đôi khi còn dẫn đến tình trạng xô xát. Tuy nhiên những hành vi tiêu cực
này vẫn chưa có những chính sách hạn chế phù hợp. Ngoài ra, nhiều sinh viên
quốc tế cũng còn thiếu nhận thức về quyền của mình bởi lẽ họ coi mình chỉ là 16
những “công dân tạm thời” trên đất Mỹ. Một số còn chối bỏ đi bản sắc dân tộc của
mình bắt đầu “hòa tan” vào nhóm văn hóa mà họ cho rằng chúng vượt trội hơn, để
có thể dễ dàng “sinh tồn”. Số khác cho rằng, việc phản kháng chỉ tạo thêm thêm
rắc rối, nên họ chọn biện pháp giữ im lặng và tập làm quen với những bất công kể trên.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những khó khăn mà sinh viên phải trải qua
không chỉ bởi rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, sự thay đổi môi trường giáo
dục… mà họ còn bị “cô lập”. Khảo sát tại một trường Đại học ở vùng Tây Nam
Hoa Kỳ đã phát hiện ra nhiều ví dụ đáng lo ngại về tình trạng phân biệt đối xử.
Với 24 sinh viên đến từ 15 quốc gia, hầu hết các sinh viên đến từ Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông đã trải qua ít nhất một số sự phân biệt đối xử;
họ bị công khai lăng mạ hoặc tệ hơn là bị hành hung bởi không chỉ sinh viên bản
xứ. Mới nhất là tình trạng phân biệt nặng nề với cộng đồng người Châu Á, vì một
bộ phận cư dân đổ lỗi đại dịch COVID-19 là do Trung Quốc hay người Châu Á
gây nên. Vì vậy các du học sinh châu Á và du học sinh có đặc điểm sinh lí, văn
hoá mang nét tương đồng với các dân tộc ở Châu Á đã và đang phải chịu sự kì thị,
khinh miệt mang tính thù ghét không đáng có. Trong khi các sinh viên đến từ Châu
Âu, Canada hoặc Úc vẫn cảm thấy thoải mái hơn so với các nhóm còn lại.
Với nền tảng khoa học giáo dục tiên tiến ở nước này cùng áp lực toàn cầu hóa đã
thu hút hàng triệu sinh viên viên quốc tế đến đây mỗi năm. Chạm đến con số kỷ
lục vào năm 2016 - 2017, hơn 1.1 triệu sinh viên quốc tế (Nguồn: Institute of
International Education). Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, thì việc có hiểu
biết và tôn trọng các nền văn hóa là vô cùng cần thiết. Nhưng với vấn nạn phân
biệt chủng tộc đang tiếp diễn thì điều đó đi ngược lại với tinh thần toàn cầu hóa.
Do đó, tầm quang trọng của việc đa văn hoá nền giáo dục là việc làm bất thiết để
làm mờ đi ranh giới và thu hẹp khoảng cách giữa các màu da lại với nhau. Vấn đề
này đặt ra câu hỏi cho nhiều người về “Giấc mơ Mĩ” có còn là điểm đến đáng mơ
ước cho thế hệ trẻ nữa hay không? Phân biệt chủng tộc chỉ là một yếu tố góp phần 17
lên trở ngại của các du học sinh, trong đó có Việt Nam, khi tham gia học tập ở môi trường đa văn hoá. 2.3.
Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm
Cho tới nay, Mỹ vẫn luôn là quốc gia được nhiều người trên khắp thế giới lựa chọn
để được hưởng thụ nền giáo dục phát triển mạnh. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn
đề khi lựa chọn du học tại đất nước này. Một trong những vấn đề đến nay vẫn chưa
được giải quyết đó chính là khó khăn để tìm kiếm việc làm tại Mỹ của du học sinh.
2.3.1. Những thách thức trong thị trường việc làm
Sinh viên quốc tế cần được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận trước khi có thể làm
việc tại Hoa Kỳ, trong thời gian học đại học hoặc sau đó. Đó là một điều không
khuyến khích đối với một số nhà tuyển dụng. Điều đó đã gây khó khăn cho những
sinh viên muốn tìm việc làm nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thành chương
trình học. Dựa vào trải nghiệm của một du học sinh tại Mỹ, Fatma Alsaif đã trải
nghiệm những vấn đề gây cản trở trong quá trình tìm việc: “Hầu hết các nhà tuyển 18
dụng tại các hội chợ nghề nghiệp mà tôi đã gặp sẽ không ưu tiên những sinh viên
cần tài trợ để làm việc tại Hoa Kỳ”. Fatma Alsaif cho rằng tìm kiếm việc làm rất
căng thằng và không dễ dàng do các công ty rất e ngại việc đầu tư sinh viên quốc tế.
Một trong những chương trình ủy quyền công việc được sử dụng phổ biến nhất
cho sinh viên quốc tế được gọi là Optional Practical Training hay gọi tắt là OPT.
Theo Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services),
những sinh viên đủ điều kiện, cụ thể là những người vừa tốt nghiệp và đã được cấp
bằng chuyên ngành có thể đăng ký để nhận được tối đa 12 tháng ủy quyền việc
làm OPT. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp để vớt vát, giảm thiểu những khó khăn
do số lượng công ty, cơ quan chấp nhận những sinh viên vừa tốt nghiệp thông qua chương trình OPT.
2.3.2. Nhu cầu visa làm việc
Sau khi hoàn thành OPT, du học sinh cần có visa H-1B để một người nước ngoài
có thể làm việc tạm thời ở Mỹ. Khi visa được chấp thuận, thời hạn để ở lại trong
nước sẽ từ 3 đến 6 năm. Tuy nhiên, visa H-1B chỉ có nhà tuyển dụng mới có thể
xin và trả tiền cho những nhân viên nước ngoài. Theo Sở Di trú và Nhập tịch Hoa
Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services), nhà tuyển dụng sẽ phải chi từ
$1,570 đến $2,570 nếu có dưới 25 nhân viên toàn thời gian và $2,320 to $3,320
nếu có trên 25 nhân viên toàn thời gian.
Vì vậy, rất nhiều nhà tuyển dụng không sẵn sàng thuê những những du học sinh
cần tài trợ, đặc biệt là về visa H-1B. 3. Kết luận 3.1. Đánh giá
Nhìn nhận chung, Hoa Kỳ là một đất nước có đa dạng các nền văn hóa và là nơi
mà hầu hết tất cả các sinh viên trên toàn thế giới đều đưa ra lựa chọn hàng đầu để
là nơi học hỏi và tiếp thêm nhiều trải nghiệm mới ở vùng đất này rõ ràng đất này
có những nét đặc trưng tiêu biểu như là đề cao tính cá nhân, tính độc lập, thể hiện 19
bản thân mình, và cuối cùng văn hóa đúng giờ. Đây là những điều mà hầu hết các
sinh viên trên cả nước đều muốn được một lần được thể hiện bản thân mình, được
trải nghiệm, được đưa ra ý kiến hay luận điểm, được biết mình là ai, đưa ra quyết
định và biết tự chịu trách nhiệm với bản thân.
Tưởng chừng mọi việc thật đơn giản, khi đi du học ở một đất nước, đất lạ quê
người. Hầu hết, các bạn sinh viên cũng gặp nhiều trở ngại khó lường. Mặt khác
khía cạnh mà các bạn sinh viên thường xuyên gặp phải và không kém phần quan
trọng, là vấn đề sốc mặt văn hóa vì đây là một trong những quá trình hầu hết du
học sinh nào cũng phải trải qua. Cùng với các cặp giá trị đối lập là một quốc gia đa
sắc tộc người Mỹ đồng ý với những nền văn hóa khác biệt như một “bát salad”
chứ không còn là “nồi nấu chảy” nữa. Nước Mỹ được nghĩ đến là quốc gia đa sắc
tộc, đa nền văn hoá, được xem như một nền văn hoá đại chúng. Việc có nhiều nền
văn hoá như thế, cùng với nhiều người di cư, và định cư để làm việc và học tập
cũng dần sinh ra những nạn phân biệt chủng tộc Một ví dụ điển hình nhất là một
hạt nhỏ ở Mỹ, dân tộc Amish, đây là một dân tộc từ chối các thiết bị hiện đại để
sống một cuộc sống đơn giản nhất, vì họ nghĩ nền văn hoá và phong tục ấy giúp họ
gần gũi với thượng đế hơn. Vì vậy, có một số nền văn hoá khác tịnh tiến hơn, hiện
đại hơn, họ xem đây là một lối sống kỳ quặc, và lỗ thời; nhiều hơn nữa nếu họ
không hiểu rõ được lý do tại sao người Amish lại có những suy nghĩ đơn giản đến
vậy dẫn đến kì thị hoặc không thích nền văn hoá và phong tục này. Liên đới tới các
bạn sinh viên khi đi du học ở Mỹ, một phần sẽ và đang còn việc phân biệt chủng
tộc và màu da cao, là phần quan trọng ảnh hưởng không kém đến tâm lý các bạn
du học sinh khi qua Mỹ học tập và sinh sống. Các bạn sinh viên vừa bị rào cản lớn
về mặt ngôn ngữ, khác biệt văn hoá, phân biệt chủng tộc, sự thay đổi về phương
pháp giáo dục và dạy học sẽ dễ dàng dẫn các bạn du học sinh rơi vào trạng thái cô độc.
Về môi trường việc làm, các bạn sinh viên cũng gặp rào cản lớn, vì phần lớn chính
phủ Mỹ thường ưu tiên việc làm cho các sinh viên có quốc tịch Mỹ nhiều hơn. Sau
khi học hết chương trình du học ở Mỹ, các bạn sinh viên phải bắt buộc xin thêm 20