-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo kết thúc môn Thực tế chính trị xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hiện nay, xu hướng tăng cường đào tạo gắn liền với thực tế ngày một phổ biến. Thực tế chính trị - xã hội là một trong những môn học gắn liền với xu hướng này, là học phần hết sức cần thiết và quan trọng trong việc tạo môi trường thực tế cho sinh viên được tiếp cận với môi trường công việc, từ đó giúp cho việc kiến tập, thực tập sau này đạt hiệu quả cao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo kết thúc môn Thực tế chính trị xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hiện nay, xu hướng tăng cường đào tạo gắn liền với thực tế ngày một phổ biến. Thực tế chính trị - xã hội là một trong những môn học gắn liền với xu hướng này, là học phần hết sức cần thiết và quan trọng trong việc tạo môi trường thực tế cho sinh viên được tiếp cận với môi trường công việc, từ đó giúp cho việc kiến tập, thực tập sau này đạt hiệu quả cao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
HỌC PHẦN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
GVHD : TS. Nguyễn Thị Thu Hà
SVTH : Nguyễn Thị Kiều Trang MSSV : 2056100053
LỚP : Thông tin đối ngoại K40 Hà Nội, tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................3
NỘI DUNG............................................................5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÀO CAI - ĐIỂM ĐẾN
CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI..............5
1.1. Vị trí địa lý...............................................................5
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.........................................6
PHẦN 2: HÀNH TRÌNH VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM
TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI
TỈNH LÀO CAI............................................................8
2.1. Buổi làm việc tại Trung tâm hội nghị thành phố Lào Cai 8
2.2. Các hoạt động tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa,
danh thắng tỉnh Lào Cai.....................................................15
PHẦN 3: NHỮNG ĐIỀU ĐỌNG LẠI SAU CHUYẾN ĐI
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI....................................19
3.1. Cảm nhận cá nhân sau chuyến đi.........................19
3.2. Một số đề xuất, kiến nghị của sinh viên................19
KẾT LUẬN...........................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................22 MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng tăng cường đào tạo gắn liền với thực
tế ngày một phổ biến. Thực tế chính trị - xã hội là một trong
những môn học gắn liền với xu hướng này, là học phần hết
sức cần thiết và quan trọng trong việc tạo môi trường thực tế
cho sinh viên được tiếp cận với môi trường công việc, từ đó
giúp cho việc kiến tập, thực tập sau này đạt hiệu quả cao.
Như vậy, với phương châm “học đi đôi với hành”, “kiến thức
gắn liền với thực tiễn”, trong học phần môn học Thực tế chính
trị - xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và lãnh đạo
khoa Quan hệ quốc tế đã kết nối với ban lãnh đạo Thành ủy
Lào Cai, sắp xếp cho gần 150 sinh viên thuộc các lớp Thông
tin đối ngoại K40, Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế
K40, Truyền thông quốc tế K40 tham gia chuyến đi thực tế tìm
hiểu lịch sử, văn hóa, danh thắng và làm việc tại tỉnh Lào Cai
trong ba ngày từ 29/11 đến 1/12/2022.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên dẫn đoàn là TS. Lưu
Thúy Hồng (trưởng đoàn) và TS. Nguyễn Thị Thu Hà (phó
đoàn), sinh viên chúng em đã có cơ hội được đến thăm cơ
quan làm việc của tỉnh Lào Cai; được gặp gỡ, tiếp xúc với hai
báo cáo viên là những người có kinh nghiệm lâu năm, trình độ
chuyên môn cao trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền, đối
ngoại: Đồng chí Phùng Nam Trung – Trưởng ban tuyên truyền,
văn hóa – văn nghệ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai và Đồng
chí Trần Thị Nguyệt, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc Trung tâm chính trị thành phố Lào Cai.
Từ nội dung của hai bài báo cáo trong buổi trải nghiệm
thực tế tại tỉnh Lào Cai, sinh viên chúng em đã có cái nhìn
chân thật nhất, từ đó tự mình đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện
kỹ năng để có thể trở thành một nhà truyền thông hay một
cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại trong tương lai gần.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung của báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về tỉnh Lào Cai – điểm đến của chuyến
đi thực tế chính trị - xã hội
Phần 2: Hành trình và những trải nghiệm trong chuyến đi
thực tế chính trị - xã hội tại tỉnh Lào Cai
Phần 3: Những điều đọng lại sau chuyến đi thực tế chính trị - xã hội NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH LÀO CAI - ĐIỂM ĐẾN
CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Lào Cai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực trung du,
miền núi phía Bắc, với diện tích tự nhiên 6.383,88 km2. Tỉnh
Lào Cai cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo
đường bộ; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh
Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
Tỉnh nằm trên hai hành lang kinh tế lớn: Lào Cai - Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn; là tỉnh
biên giới có vị trí quan trọng về đối ngoại, là "cửa ngõ xung
yếu" và "phên dậu của Tổ quốc" bởi đây là thành phố tỉnh lỵ
duy nhất của Việt Nam giáp với Trung Quốc; có cửa khẩu quốc
tế lớn; có hệ thống các loại hình giao thông đường bộ, đường
sắt kết nối nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế. Trên địa bàn tỉnh có
các địa danh du lịch nổi tiếng, đã có thương hiệu như: Sa Pa,
đỉnh Phan Xi Păng, Bắc Hà, …
H nh 1. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai
Với vị trí địa lý như vậy, tỉnh Lào Cai có nhiều thuận lợi và
hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển trở thành một
cực tăng trưởng của vùng và cả nước, mở rộng giao lưu liên
kết ở trong và ngoài nước. Mới đây, ngày 3/3/2022, dự án sân
bay Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai đã được khởi công xây dựng,
mang giá trị trở thành một cảng hàng không quốc tế góp
phần phát triển đột phá về hạ tầng giao thông không chỉ riêng
tỉnh Lào Cai mà của toàn khu vực Tây Bắc.
H nh 2. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế, từ một tỉnh kém phát triển, khó khăn nhất cả
nước, sau 30 năm tái lập (01/10/1991 - 01/10/2021), Lào Cai
đã có bước chuyển mình ngoạn mục, đạt được những thành
tựu phát triển to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thu ngân sách, tài chính, tín
dụng, đầu tư... Nền kinh tế Lào Cai đã vươn lên đứng ở top
đầu ở khu vực Tây Bắc và Trung du miền núi phía Bắc, đang
tiếp tục có nhiều triển vọng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên,
tỉnh Lào Cai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh. Quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chất lượng tăng
trưởng kinh tế thiếu tính bền vững. Trong giai đoạn phát triển
mới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Lào Cai cần tiếp tục
đoàn kết, chung tay, phát huy sức sáng tạo để khai thác hiệu
quả tiềm năng, lợi thế, đưa Lào Cai phát triển mạnh hơn, chắp
cánh bay xa, bay cao cùng đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Về xã hội, Lào Cai là tỉnh có diện tích rộng tuy nhiên mật
độ dân cư thấp với dân số toàn tỉnh năm 2021 chỉ đạt 761,89
nghìn người - đứng thứ 54/63 cả nước. Tuy vậy, nơi đây lại có
nền văn hóa đa dạng, có bản sắc riêng với 25 dân tộc cùng
sinh sống. Quy mô đào tạo giáo dục và cơ sở vật chất được
chú trọng đầu tư nâng cao, đặc biệt, giáo dục dân tộc cũng có
nhiều thành tích vượt trội. Chất lượng giáo dục toàn diện,
ngày càng vững chắc. Cùng với đó, nhiều chính sách bảo đảm
an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được triển khai hiệu quả. Tuy
nhiên, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên
cạnh đó, các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, dịch
bệnh, đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn.
PHẦN 2: HÀNH TRÌNH VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM
TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI TỈNH LÀO CAI
Với tuyến hành trình Hà Nội – Lào Cai – Sapa – Hà Nội, lịch
trình di chuyển trong 3 ngày của đoàn thực tế như sau:
Ngày 1 (29/11/2022): Hà Nội – Thành phố Lào Cai – Sapa
Ngày 2 (30/11/2022): Sapa – Khu du lịch Hàm Rồng – Vườn Vô Cực
Ngày 3 (1/12/2022): Sapa – Hà Nội
Dưới đây là nhật ký thực hiện chương trình thực tế chính trị - xã hội.
2.1. Buổi làm việc tại Trung tâm hội nghị thành phố Lào Cai
Trung tâm hội nghị thành phố Lào Cai là điểm đến học tập
trong chuyến đi thực tế chính trị - xã hội lần này của cô trò
khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đoàn thực tập có mặt tại đây lúc 14h chiều ngày
29/11/2022, sau khi nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, sinh viên
chúng em được nghe giới thiệu về Trung tâm hội nghị thành
phố Lào Cai. Trung tâm hội nghị nằm ở địa chỉ số 1 Trần Nhật
Duật, Kim Tân, thị xã Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Đây là một đơn vị sự nghiệp công lập, là nơi diễn ra các sự
kiện, hội thảo, chuyên đề của thành phố.
Tại đây, đoàn thực tập đã được nghe hai bài báo cáo do
các đồng chí cán bộ thuộc Đảng bộ tỉnh/thành phố Lào Cai thông tin đến đoàn.
H nh 3. Chụp ảnh lưu niệm tại Trung tâm hội nghị TP Lào Cai
2.1.1. Báo cáo “Một số nét chính về công tác tuyên
truyền, thông tin đối ngoại của tỉnh Lào Cai”
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công
tác đối ngoại và tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới
của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những
giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh
chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam;
đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của
bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở
nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.1
Trong quá trình hội quốc tế của Việt Nam hiện nay, thông tin
đối ngoại lại càng cần phải được chú trọng.
1 Phạm Minh Sơn (chủ biên) (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Tai chương trình thực tế chính trị - xã hội, đồng chí Phùng
Nam Trung – Trưởng Phòng Tuyên truyền – Báo chí – Xuất bản,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai thông tin thực trạng công tác
tuyên truyền, đối ngoại của tỉnh Lào Cai. Theo đánh giá, Lào
Cai được đánh giá là một trong những địa phương có hoạt
động thông tin đối ngoại hết sức sôi nổi. Lào Cai hiện nay đã
thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh, do
đồng chí Vũ Xuân Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai là
Trưởng ban chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị chuyên môn là thành
viên, trong đó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan thủ trưởng
của Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của tỉnh. Ngoài
ra có các cơ quan như: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh,
Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Trên lĩnh vực kinh tế, trong những năm vừa qua của bối
cảnh dịch Covid-19, hoạt động thông tin đối ngoại trên địa
bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu
“kép” vừa chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển kinh
tế.2 Trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, Lào Cai đã phối
hợp với tỉnh Vân Nam tổ chức thành công chương trình liên
hoan văn nghệ “Đón xuân qua biên giới Việt – Trung” lần thứ
IV năm 2020; Hội chợ thương mại Biên giới Trung - Việt (Hà
Khẩu) lần thứ 20 theo hình thức trực tuyến; phối hợp với Đại
sứ quán Hàn Quốc tổ chức “Ngày hội văn hóa Hàn Quốc” năm
2020 tại Sa Pa... qua đó tuyên truyền, quảng bá văn hóa, du
2 Hồng Minh (2021), “Lào Cai tích cực thực hiện mục tiêu “kép”
trong thông tin đối ngoại”, Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai. Truy
cập ngày 21/12/2022, từ http://doingoailaocai.vn/vi/bai-viet/11881
lịch Lào Cai đến với bạn bè quốc tế, thúc đẩy các hoạt động
hợp tác, đầu tư trong nhiều lĩnh vực.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên
truyền, đối ngoại luôn được ban lãnh đạo tỉnh Lào Cai chỉ đạo
các lực lượng thực hiện chức năng tuyên truyền, các nội dung
liên quan đến thông tin đối ngoại trên các phương tiện Báo
Lào Cai, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện
tử tỉnh. Đồng thời, Lào Cai đã thành lập riêng một cổng thông
tin đối ngoại tỉnh từ năm 2013, nhằm truyền tải kịp thời các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành
tựu phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội, hội nhập quốc tế
của địa phương; qua đó thu hút sự quan tâm và gây ấn tượng
tốt đẹp với bạn bè trong nước và quốc tế về Lào Cai. Bên cạnh
đó, các Cụm thông tin đối ngoại ở Sapa, cửa khẩu quốc tế Lào
Cai, cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành sử dụng bản
ghép 3 mặt để tuyên truyền các nội dung liên quan đến thông
tin đối ngoại bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Trung và
tiếng Anh, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác truyền
thông tại khu vực cửa khẩu, biên giới.
H nh 4. Giao diện cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai
Trong năm 2021, nhằm góp phần thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và đáp ứng
yêu cầu của thông tin đối ngoại trong tình hình mới; tỉnh Lào
Cai tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá, tuyên truyền
đối ngoại; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin sai sự
thật (nếu có) ảnh hưởng đến địa phương, đảm bảo ổn định
chính trị, làm tốt công tác an sinh xã hội. Thêm vào đó, công
tác nghiên cứu, khảo sát, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ làm công tác thông tin đối ngoại luôn được chú trọng.
Gia đoạn 2021-2022, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho
các hoạt động thông tin đối ngoại thực hiện đúng chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước, toàn tỉnh tổ chức được gần
100 hội nghị báo cáo viên, ban hành trên 40 hướng dẫn về
tuyên truyền đối ngoại hàng tháng và các chuyên đề. 23
số/99 200 cuốn “Bản tin thông báo nội bộ” trong đó có nội
dung thông tin đối ngoại đã được biên tập và phát hành. Gần
20 đầu ấn phẩm báo chí, văn học nghệ thuật giới thiệu, quảng
bá về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hoạt động
xúc tiến đầu tư; 3.000 cuốn “Sổ tay tuyên truyền công tác
thông tin đối ngoại” đã được biên soạn, xuất bản.
Đặc biệt, Lào Cai chú trọng công tác đối ngoại với tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc). Thông qua ngoại giao, lãnh đạo hai
tỉnh tiếp tục thống nhất duy trì quan hệ hợp tác có chiều sâu
trên tất cả các lĩnh vực. Một số sự kiện lớn Lào Cai đã tổ chức
giai đoạn này tiêu biểu như: Hội nghị trưc tuyến giữa Bí thư
các tỉnh, thành phố Việt Nam gồm có Lào Cai, Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Hội nghị
trực tuyến giữa Bí thư các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu,
Điện Biên với Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc); Chương
trình trao đổi trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh Lào Cai với lãnh
đạo châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc); các chương trình
giao lưu quốc phòng; các hội đàm trực tuyến với chính quyền
nhân dân Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc)…
2.1.2. Báo cáo “Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh/thành phố và những định hướng, mục tiêu
phát triển thành phố theo Nghị quyết số 16-NQ/TU
ngày 01/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào
Cai về phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”
Ngoài tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/thành
phố đã được khái quát trong phần 1, trên cơ sở bài báo cáo do
do đồng chí Trần Thị Nguyệt, Ủy viên Ban thường vụ Thành
ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Giám đốc Trung tâm
chính trị thành phố Lào Cai thông tin đến đoàn, em xin phép
trình bày về những định hướng, mục tiêu phát triển thành phố
Lào Cai trong thời gian tới.
Từ những thành tựu đã đạt được cùng việc đánh giá đúng
những tiềm năng, lợi thế của Lào Cai, Lào Cai đã được xác
định xây dựng trở thành một "cực tăng trưởng" và là "trung
tâm kết nối các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và các nước
ASEAN". Đây cũng chính là cơ sở, luận cứ quan trọng và là
mục tiêu cao nhất để tỉnh Lào Cai tổ chức hoàn thiện nội dung quy hoạch tỉnh.
Các định hướng, chiến lược và đột phá mới để Lào Cai
phát triển được đưa ra như: Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn
với hoạt động Logistic hiện đại; xây dựng Lào Cai trở thành
hạt nhân du lịch của vùng; phát triển công nghiệp theo hướng
gia công, chế biến sâu; phát triển nguồn nhân lực gắn với
hoàn thiện thị trường lao động...
Từ quan điểm về những tiềm năng, lợi thế của Lào Cai,
cùng với những định hướng phát triển trên, Ban lãnh đạo
Thành ủy đã đưa ra mục tiêu phát triển thành phố Lào Cai bao
gồm: xây dựng thành phố Lào Cai trở thành đô thị loại I, giàu
đẹp, văn minh, hiện đại; là trung tâm khu vực các tỉnh miền
núi phía Bắc về dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu,
logistics, du lịch, công nghiệp phụ trợ, về giáo dục, đào tạo, y
tế, văn hóa, thể thao; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm
vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Để thực hiện tốt định hướng, mục tiêu đề ra, Ban lãnh đạo
Thành ủy đã đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp trong thời
gian tới. Thứ nhất, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và
quản lý quy hoạch; xây dựng đô thị loại I, phát triển nhanh kết
cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng
khu kinh tế cửa khẩu, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối
vùng, đối ngoại. Tiếp đó, cần tập trung phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ, du lịch - thương mại
là mũi nhọn, chiếm tỷ trọng chủ yếu; công nghiệp là trụ cột,
thu hút nguồn nhân lực; nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới là quan trọng. Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển
kinh tế - xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tập
trung nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo động
lực phát triển thành phố và có tác dụng lan tỏa ra toàn tỉnh.
Cuối cùng, nền giáo dục - đào tạo, y tế cần được chú trọng
phát triển trở thành trung tâm của vùng Trung du, Miền núi
phía Bắc, sánh ngang với các thành phố lớn trong cả nước;
đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực này.
Tin tưởng rằng từ nội dung phát triển kinh tế - xã hội sẽ
góp phần tạo điều kiện cho công tác đối ngoại nói chung,
thông tin đối ngoại nói riêng của Lào Cai trong thời gian tới có
những bước phát triển toàn diện hơn nữa, góp phần ổn định
chính trị, an ninh quốc phòng và nâng cao vị trí, vai trò của địa phương.
H nh 5. Đoàn thực tập tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo thành phố
2.2. Các hoạt động tham quan, tìm hiểu lịch sử,
văn hóa, danh thắng tỉnh Lào Cai
2.2.1. Tham quan đền Thượng, đền Mẫu, Cửa khẩu
quốc tế Lào Cai, Cột mốc biên giới 102
Trước khi đến với buổi thực tế tại Trung tâm hội nghị tỉnh
Lào Cai, đoàn thực tế đã có các hoạt động tham quan, tìm
hiểu về các địa điểm lịch sử, văn hóa như đền Thượng, đền
Mẫu; thăm Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Cột mốc biên giới 102.
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là đền Thượng nằm
bên bờ sông Nậm Thi, con sông ranh giới giữa 2 tỉnh Lào Cai
(Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc). Đây là nơi thờ Quốc
công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, 1 trong 14 vị
danh tướng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Nằm ở vị trí đắc
địa về giao thương kinh tế quốc tế. Trải qua hơn 300 năm với
bao thăng trầm cùng lịch sử, Đền Thượng vẫn nằm ở vị trí cũ,
hướng không thay đổi, được gìn giữ và tôn tạo như một cột
mốc lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam.3
Điểm đến tiếp theo đó là đền Mẫu, cách đền Thượng
450m di chuyển. Ngôi đền ngoài thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh
còn có vị thế quan trọng khẳng định vị trí, chủ quyền lãnh thổ
quốc gia khi nằm ngay cạnh Cột mốc biên giới 102 giữa Việt
Nam và Trung Quốc và cạnh Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - trục
đường giao thương của hai nước.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương qua cầu Hồ bắc
qua sông biên giới Nậm Thi tới cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu của
nước láng giềng Trung Quốc. Đây là một trong ba cửa khẩu
quốc tế có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại
qua biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Phía bên tay phải của Cửa khẩu, nằm đối diện với đền
Mẫu, chính là Cột mốc biên giới 102, một công trình mang ý
nghĩa lịch sử hào hùng, đánh dấu vị trí lịch sử mà cha ông
chúng ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ và giữ gìn chủ
quyền đất nước được toàn vẹn cho con cháu thế hệ chúng ta và mai sau.
3 Phúc Điền (2022), “Đền thượng Lào Cai hơn 300 tuổi gìn giữ văn
hoá và lịch sử”, Tạp chí Ngày mới Online.
H nh 6. Chụp ảnh lưu niệm tại đền Thượng
H nh 7. Chụp ảnh lưu niệm tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai
H nh 8. Chụp ảnh lưu niệm tại Cột mốc 102
2.2.2. Tham quan thị trấn Sapa
Kết thúc buổi làm việc tại trung tâm thành phố Lào Cai,
đoàn thực tế đã di chuyển thêm 38km và đến với thị trấn
Sapa – điểm sáng du lịch của thành phố. Nằm ở độ cao trung
bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sapa ít nhiều lại mang sắc
thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Trong hai
ngày 30/11 và 1/12, đoàn thực tế đã có dịp trải nghiệm các
địa điểm nổi tiếng ở thị trấn Sapa như: Khu du lịch Hàm Rồng,
Nhà thờ đá Sapa, Vườn Vô Cực…Tại đây, chúng em được tận
mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng; được tận
hưởng ẩm thực mang nét riêng của Sapa và tìm hiểu về
những nét thú vị trong cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng