-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo kiến tập Chính sách công | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Chức năng và nhiệm vụ. Thành tựu. Tổng quan về Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Chức năng của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính sách công 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Báo cáo kiến tập Chính sách công | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Chức năng và nhiệm vụ. Thành tựu. Tổng quan về Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Chức năng của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính sách công 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC BÁO CÁO KIẾN TẬP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Thái Mã sinh viên: 21553600
Lớp: Chính sách công_K41
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Liên Hương
Địa điểm kiến tập: Viện Lãnh đạo học và chính sách công – Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Thời gian kiến tập: 06/05/2024 – 02/06/2024
Hà Nội, tháng 6 năm 2024 MỤC LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN TẬP...........................................................................3
NHẬT KÍ KIẾN TẬP............................................................................................4
NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP.....................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP.................................5 1.1.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh....................................5 1.2.
Chức năng và nhiệm vụ...................................................................5 1.3.
Thành tựu..........................................................................................8
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG......................................9 2.1.
Tổng quan về Viện Lãnh đạo học và Chính sách công.................9 2.2.
Chức năng của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công...............9 2.3.
Cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công......10
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP TẠI CƠ QUAN.............................11 3.1.
Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính
sách công........................................................................................................ 11 3.2.
Hoàn thành các công việc hành chính cơ bản được giao............11 3.3.
Tham gia và quan sát hoạt động của cơ quan kiến tập...............11
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC, KINH NGHIỆM...................................................12 4.1.
Nâng cao kiến thức về lý luận chính trị........................................12
KẾT LUẬN.........................................................................................................13 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN TẬP Họ và tên sinh viên:
Lớp/khoa: Chính sách công_K41/khoa Chính trị học
Cơ quan kiến tập: Viện Lãnh đạo học và chính sách công – Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Cán bộ hướng dẫn tại cơ quan kiến tập: PGS. TS Lê Văn Chiến STT
Nội dung đánh giá kiến tập Điểm 1
Xây dựng kế hoạch kiến tập
Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung 2 của cơ quan 3
Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 4
Tham dự xêmina, tham quan, thực tế … 5
Tham gia các hoạt động chung của cơ quan, công ty
Tìm hiểu mục tiêu; kết cấu và nội dung của các mảng 6
công việc (theo chuyên ngành đào tạo của sinh viên)
Tìm hiểu phương pháp, hình thức, phương tiện thực thi 7
đáp ứng nhu cầu công việc
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý người dân, khách hàng… tùy 8
vào đơn vị kiến tập sẽ tìm hiều đặc điểm đối tượng phù hợp 9
Tham gia quản lý phụ trách công việc được giao
Tác phong làm việc, tinh thần thái độ, ý thức tổ chức 10 kỷ luật TỔNG
Ghi chú: Phiếu đánh giá kiến tập tính theo thang điểm 100 (mỗi tiêu chí
10đ), lấy tổng số điểm chia cho 10 tiêu chí và làm tròn đến hai số thập phân.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2024 3
Cán bộ hướng dẫn Cơ sở kiến tập NHẬT KÍ KIẾN TẬP Họ và tên sinh viên: Lớp: Chính sách công_K41 Khoa: Chính trị học
Thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thời gian kiến tập từ ngày 06/05/2024 đến 02/06/2024 Ngày tháng
Nội dung thực hiện Ý kiến cá nhân
-Gặp mặt lãnh đạo Viện, viện trưởng
PGS. TS Lê Văn Chiến là người phụ trách.
-GV phụ trách giới thiệu và giao
06/05/2024 nhiệm vụ cho các sinh viên kiến tập.
-Làm quen và nghe giới thiệu về Viện
Lãnh đạo học và Chính sách công
cùng các thầy cô giảng viên.
-Nhận nhiệm vụ, chỉ đạo từ GV phụ
trách – PGS. TS Lê Văn Chiến.
-Sắp xếp, nghiên cứu, tìm hiểu những
07/05/2024 tài liệu, văn bản có sẵn tại phòng thư – viện.
30/05/2024 -Nghiên cứu và tìm những tài liệu liên
quan đến công việc được giao.
-Thực hiện bài thu hoạch được giao. -Kết thúc kiến tập.
31/05/2024 -Gửi lời cảm ơn đến Viện Lãnh đạo học và Chính sách công.
Xác nhận của cơ quan kiến tập Sinh viên 4
NỘI DUNG BÁO CÁO KIẾN TẬP
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP
1.1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; là đơn vị tài
chính cấp I; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành
viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó
giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính
trị – xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý luận Marx-
Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có tên giao dịch quốc tế
bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics (viết tắt là HCMA).
Tên gọi qua các thời kì:
-Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1962);
-Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (1962 - 1975);
-Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1975 - 1986);
-Học viện Khoa học Xã hội Nguyễn Ái Quốc, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986 - 1993);
-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1993 - 2007)
-Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007 - 2013)
-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014 - nay).
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp,
toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa
học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã 5
hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị,
khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung
cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị
a) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của
hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước về: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới;
khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo, quản lý.
b) Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
đương chức và trong quy hoạch của hệ thống chính trị.
c) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ giữ các chức danh lãnh
đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp.
d) Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên, các đối tượng
khác về các chuyên ngành khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý
và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn.
đ) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành cho cán bộ làm công tác tuyên
giáo, báo chí và truyền thông, tổ chức đảng, kiểm tra đảng, dân vận, văn
phòng, tôn giáo… của hệ thống chính trị.
e) Đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành báo chí và tuyên truyền.
f) Đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực đào tạo của Học viện. 4. Nghiên cứu khoa học
a) Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo quản lý, một số
ngành khoa học xã hội và nhân văn; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
b) Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch
sử phong trào cách mạng thế giới; kiểm tra, tổng kết công tác nghiên cứu,
biên soạn lịch sử Đảng.
c) Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung và tổ
chức biên soạn, chỉnh lý giáo trình, tài liệu học tập trong chương trình đào
tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 6
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất
đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
trong hệ thống trường đảng và các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
5. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho
Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng Đảng và Nhà nước,
đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, hướng
dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo
và bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học;
quy chế quản lý đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của các trường
chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan đến lĩnh
vực thuộc chức năng của Học viện. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
cho các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ trì,
hướng dẫn và thống nhất quản lý nội dung, chương trình, phôi bằng đối
với các trường được giao đào tạo cao cấp lý luận chính trị của Quân đội
và Công an. Tham gia ý kiến về việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh lãnh
đạo chủ chốt của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu,
biên soạn; chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu lịch sử
Đảng và thẩm định lịch sử Đảng địa phương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể
Trung ương; sưu tầm, quản lý tư liệu về lịch sử Đảng, thân thế, sự nghiệp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Nhà nước.
8. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu
khoa học với các tổ chức quốc tế, cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học
của các nước, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng tiến bộ, các
chính đảng và đảng cầm quyền ở các nước trên thế giới.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên
chức; thực hiện các chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen
thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức của Học viện theo
phân công, phân cấp. Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách
nhiệm về các dự án đầu tư và tự chủ tài chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
10. Xuất bản và phát hành sách, tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa
học, tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên
cứu khoa học của Học viện, các trường chính trị, trường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và nhu cầu của xã hội theo quy định của Đảng và Nhà nước. 7
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao
12. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; được yêu cầu các cơ quan, tổ chức
phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Học viện được giao có liên quan đến
cơ quan, tổ chức đó. Phối hợp hoặc chủ trì thực hiện công tác tuyển sinh
theo kế hoạch đào tạo và theo quy định. Quản lý, cấp văn bằng, chứng chỉ
thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh theo quy định của Đảng và Nhà nước. 1.3. Thành tựu -Huân chương Sao vàng -Huân chương Hồ Chí Minh
-Huân chương Itxala Hạng Nhất của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào -Anh hùng Lao động 8
CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
2.1. Tổng quan về Viện Lãnh đạo học và Chính sách công
Viện Lãnh đạo học và Chính sách công là đơn vị trực thuộc Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (gọi tắt là Học viện).
Viện Lãnh đạo học và Chính sách công thực hiện các chức năng:
Giảng dạy về lãnh đạo học, chính sách công, an ninh chiến lược và các
vấn đề về phụ nữ trong chính trị và hành chính công trong các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Trung tâm; nghiên cứu các vấn đề
về lãnh đạo học, chính sách công, an ninh chiến lược và các vấn đề về phụ
nữ trong chính trị và hành chính công phục vụ cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và góp phần vào việc hoạch định đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
2.2. Chức năng của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công
1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các hệ lớp theo kế
hoạch của Giám đốc Học viện.
- Đào tạo sau đại học về chuyên ngành lãnh đạo học và chính sách công.
- Bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy chuyên
ngành lãnh đạo học và chính sách công. 2. Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu các vấn đề về lãnh đạo học và chính sách công, an ninh
chiến lược và phụ nữ trong chính trị và hành chính công nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành lãnh đạo học và
chính sách công, an ninh chiến lược và phụ nữ trong chính trị và hành
chính công, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây
dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh
chống các quan điểm thù địch, sai trái, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng của Đảng.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn, chỉnh
lý các giáo trình, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về lãnh đạo học và chính sách công.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và địa phương nghiên cứu các vấn đề
thực tiễn về lãnh đạo và chính sách công. 9
- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm về lãnh đạo và chính sách công.
3. Thông tin, công bố các kết quả nghiên cứu khoa học và xuất bản
các ấn phẩm khoa học, tài liệu về lãnh đạo và chính sách công theo quy
định của pháp luật và của Học viện.
4. Tham mưu, đề xuất, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho
Giám đốc Học viện về chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, nghiên
cứu khoa học về lãnh đạo và chính sách công; Đề xuất, tư vấn, cung cấp
cơ sở lý luận và thực tiễn cho cơ quan, tổ chức và địa phương về các vấn
đề lãnh đạo và chính sách công.
5. Hướng dẫn về nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập,
nghiên cứu lãnh đạo học và chính sách công, an ninh chiến lược và phụ
nữ trong chính trị và hành chính công cho đội ngũ giảng viên của Học
viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
trường bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
6. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học;
tư vấn về lãnh đạo và chính sách công theo quy định của pháp luật và của Học viện.
7. Quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
Viện về mọi mặt; thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua - khen
thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
của Viện theo thẩm quyền; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính
và tài sản theo phân cấp của Giám đốc Học viện.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công
-Ban lãnh đạo gồm 02 đồng chí:
+Viện trưởng: PGS,TS Lê Văn Chiến
+Phó Viện trưởng: PGS,TS Trần Thị Thanh Thủy
-Cán bộ, công chức của Trung tâm Lãnh đạo học và Nghiên cứu
chính sách gồm 16 đồng chí.
Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Viện do Viện
trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công quy định. Trung tâm Phụ
nữ trong chính trị và hành chính công thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Học viện giao.
Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công phối hợp với
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ thống nhất trình Giám đốc Học viện
quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức của Viện.
Biên chế của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công được xác định
theo quy định về chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức, vị 10
trí việc làm và được Giám đốc Học viện giao. Ngoài số biên chế theo quy
định, Viện Lãnh đạo học và Chính sách công được thực hiện chế độ cộng
tác viên nghiên cứu khoa học, giảng viên kiêm nhiệm và hợp đồng thỉnh giảng. 11
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP TẠI CƠ QUAN
3.1. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công Nội dung thực hiện:
-Đọc tài liệu liên quan (sách, báo, tạp chí, công văn hướng dẫn…)
nhằm thu thập thêm kiến thức, thông tin về cơ quan thực tập về lịch sử
hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công.
-Trao đổi với cán bộ hướng dẫn và các thầy, cô trong Viện mỗi khi
tham gia kiến tập về cách thức vận hành, cơ cấu tổ chức của Viện Lãnh
đạo học và Chính sách công.
Kết quả đạt được:
-Hiểu được cơ cấu vận hành và bộ máy làm việc của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công.
-Tiếp thu được những thông tin cần thiết và bổ ích để hoàn thành báo cáo kiến tập.
3.2. Hoàn thành các công việc hành chính cơ bản được giao
-Sắp xếp lại hệ thống tiểu luận, giấy tờ, văn bản, tài liệu của cơ
quan thực tập; Gửi tài liệu tới các cơ quan khác được chỉ định.
-Hoàn thành đầu việc hành chính được giao.
-Hoàn thành soạn thảo các văn bản được giao.
3.3. Tham gia và quan sát hoạt động của cơ quan kiến tập Nội dung thực hiện:
-Đến thực tập tại Viện (trừ những hôm nghỉ dịch và thứ 7, chủ nhật)
nhằm quan sát cách thức làm việc, tác phong, nội quy, cơ chế vận hành
của Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Kết quả thực hiện:
-Hiểu được cơ chế vận hành, cách thức làm việc của một cơ quan
thuộc hệ thống chính trị.
-Nắm được những kiến thức và kỹ năng thực tế khi tổ chức một
chuyến đi công tác làm việc tại địa phương, đơn vị liên quan. 12
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC, KINH NGHIỆM
4.1. Nâng cao kiến thức về lý luận chính trị Nội dung thực hiện:
-Đọc và tìm hiểu các tác phẩm liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội.
-Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau: mạng (báo mạng,
facebook…) và thực tế (đọc sách, công văn…). Kết quả thực hiện:
-Tiếp thu những kiến thức cơ bản về hệ thống của Học viện, Hệ
thống chính trị ở trong nước và một số nước trên thế giới, hiểu được nội
dung và ý nghĩa của các bài giảng.
-Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận chính trị và vốn hiểu
biết về các đề tài và vấn đề chính trị của đất nước. 13 KẾT LUẬN
Sau những tuần được thực tập tại Viện Lãnh đạo học và Chính sách
công, em đã thu được những kiến thức cho riêng bản thân mình, nhìn
nhận được những gì mà bản thân mình đã làm được, những hạn chế, yếu
kém, nhận thấy điều đó, bản thân cần phải biết vượt lên trên những khó
khăn để từ đó đạt được những mục tiêu mà bản thân mình đề ra.
Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, mặc dù đã có nhiều khởi
sắc về tình hình phản ánh kịp thời, chính xác những thông tin về tình hình
chính trị, tuyên truyền về kiến thức và lý luận chính trị xã hội, nắm bắt
tình hình thực tế để ứng phó với các tình uống, sự kiện… Vì vậy, là sinh
viên chuyên ngành chính trị học, học tập tai trường Đảng cần phải nâng
cao trình độ và tìm ra mọi giải pháp để xử lý kịp thời các vấn đề nóng liên
quan đến chính trị, mà thậm chí nếu xử lý không khéo sẽ dẫn đến xung
đột chính trị nói chung.
Trên đây là nội dung của bài báo cáo của bản thân em thu hoạch
được sau đợt kiến tập tại Viện Lãnh đạo học và Chính sách công. Rất
mong nhận được sự góp ý, nhận xét đánh giá của thầy cô giáo, Viện chủ
quản và nhà trường để bản thân sinh viên ngày càng tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm hơn, chuẩn bị tốt cho việc ra trường công tác và làm việc tại
các cơ quan nhà nước hoặc các cơ quan Báo chí - Truyền thông.
Trên đây là những cảm nhận và những ý kiến đề xuất chủ quan của
bản thân em. Trong quá trình đi kiến tập bản thân em đã hết sức cố gắng
và hoàn thành đợt thực tập thành công tốt đẹp. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ban lãnh đạo Viện Lãnh đạo học và Chính sách công
và các thầy, cô giáo trong Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ hết sức, đã chỉ
đạo, bảo ban ân cần để em có được kết quả như hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIẾN TẬP NGƯỜI LÀM BÁO CÁO 14