Báo cáo môn học tài Chính Doanh NGHIỆP 2588 2231 27 11 2022 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Báo cáo môn học tài Chính Doanh NGHIỆP 2588 2231 27 11 2022 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
BÀI TẬP MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM XỬ LÝ RỦI RO VỠ NỢ
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ
XUẤT CHO VIỆT NAM
Môn học : Tài chính doanh nghiệp (TC 202DV01)
Lớp : 0900_2588
Sinh viên thực hiện : Mai Chí Dũng
MSSV : 22002657
Nơi thực hiện : Đại học Hoa Sen
Thời gian thực hiện : 22/11/2022-27/11/2022
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2022
BÀI LÀM
Như chúng ta đều được biết, thị trường trái phiếu là một thị trường giúp cho doanh
nghiệp, chính phủ thực hiện việc huy động vốn một cách có hiệu quả cho chính doanh nghiệp
và ngân sách nhà nước của chính phủ ngoài ra thì thị trường trái phiếu còn là một thị trường
chuẩn cho thị trường chứng khoán. Việc phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu không
chỉ giúp cho doanh nghiệp huy động được một nguồn vốn nhằm giúp cho việc mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình mà còn là một nguồn thu
ngân sách nhà nước giúp cho chính phủ của một quốc gia có thể nâng cao công tác an sinh xã
hội của chính quốc gia đó hoặc đầu tư vào các dự án xã hội giúp đất nước phát triển kinh tế,
cải thiện an sinh xã hội, người dân có một cuộc sống đầy đủ, ấm no hơn. Vì vậy mà ta có thể
thấy được tầm quan trọng của thị trường trái phiếu to lớn như thế nào khi mà thị trường này
có thể giúp cho không chỉ những doanh nghiệp, nền kinh tế được phát triển nói chung mà nó
còn giúp đỡ cho chính phủ và xã hội phát triển vững mạnh và ổn định hơn. Vậy trái phiếu là
gì? Theo như trang Investor.gov có viết và đã được chuyển nghĩa sang tiếng Việt như sau:
“Trái phiếu là chứng khoán nợ, tương tự như IOU. Người đi vay phát hành trái phiếu để huy
động tiền từ các nhà đầu tư sẵn sàng cho họ vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định.”
Vì vậy, tuy trái phiếu trên thị trường trái phiếu có thể là một kênh huy động vốn hiệu quả cho
lẫn cả doanh nghiệp và chính phủ trong thời kỳ kinh tế đang phát triển như hiện nay nhưng nó
cũng có thể một khoản nợ khổng lồ cho doanh nghiệp, chính phủ nếu như cả doanh nghiệp,
chính phủ nếu không có đủ khả năng tính toán, dự trù kinh phí trả nợ trái phiếu và sử dụng
nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu sai mục đích sử dụng khiến cho việc huy động
vốn từ thị trường trở nên không mang lại hiệu quả mà còn là thách thức thanh toán khoản nợ
khổng lồ khi mà đến thời gian phải thanh toán tiền huy động từ trái phiếu cho người đi vay.
Và thực tế đã chứng mình cho ta thấy được như hiện nay lấy ví dụ từ hai quốc gia đã
từng trải qua vỡ nợ trái phiếu giúp cho rất nhiều chính phủ từ các quốc gia và các chủ doanh
nghiệp phải luôn xem đây là bài học đắt giá trước khi ra bất kì quyết định nào liên quan trong
việc phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu, điển hình đó chính là Hy Lạp và
Venezuela. Vào ngày 01/07/2015, theo như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phát đi thông báo
xác nhận rằng Hy Lạp đã không thanh toán các khoản nợ, khoản vay của mình đúng như thời
hạn đã thỏa thuận. Điều này đã có nghĩa là Hy Lạp, “một quốc gia có nền kinh tế phát triển
trên thế giới và trong khu vực lần đầu tiên trong lịch sử đã bị IMF kết luận vỡ nợ như vậy”, sẽ
không được phép có quyền tiếp cận bất kì khoản vay nào từ quỹ cho đến khi thanh toán xong
hết nghĩa vụ nợ cũ. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Hy Lạp bị IMF đưa ra những thông báo
như vậy bắt nguồn vào năm 2004 khi vào thời điểm đó là lúc mà Hy Lạp đăng cai để tổ chức
thế vận hội mùa hè Olympic. Ở thời điểm đó, Hy Lạp đã chi một khoản chi lên tới 9 tỷ euro
đã biến kì thế vận hội Olympic năm đó trở thành một trong những kì thế vận hội được xem là
“đắt đỏ nhất” ở tại thời điểm đó. Ngoài ra, việc thổi phòng các số liệu để đáp ứng được các
điều kiện gia nhập “eurozone” tại thời điểm năm 2000 đến năm 2003 cũng khiến cho việc
đánh giá cho Hy Lạp gia nhập vào “eurozone” trở thành một quyết định sai lầm của khối khi
mà ở thời điểm IMF tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ khối này đã phải đưa ra một gói khoản vay cứu
trợ khẩn cấp nhằm giúp Hy Lạp thoát khỏi cảnh vỡ nợ tuy nhiên việc này đã đem lại hiệu quả
tuy không đáng kể. Và cuối cùng vào tháng 8/2018, Hy Lạp đã chính thức thoát ra chương
trình cứu trợ này tuy nhiên họ vẫn phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm
giảm chi tiêu công để có thể thanh toán hết các khoản nợ của mình trong tương lai. Với
trường hợp của Venezuela, một quốc gia được coi là có lượng dự trữ dầu mỏ lớn trên thế giới,
vào tháng 11/2017 đã bị hai hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín trên thế giới là Fitch và S&P
Global Ratings phát ra thông báo đã vỡ nợ một phần, đi kèm với việc “giá dầu lao dốc và các
lệnh trừng phạt của Mỹ, nền kinh tế này rơi tự do, thiếu thốn cả lương thực và thuốc men do
không có nguồn thu đáng kể nào ngoài xuất khẩu dầu mỏ.”
Trong tình hình hiện tại, trước những thách thức to lớn từ tác động sau đại dịch
Covid-19, sự xuất hiện của các dịch bệnh khác đang có xu hướng lây lan trên toàn cầu, tình
hình chiến sự giữa Nga và Ukraina đang diễn biến khó lường gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng
trưởng kinh tế trên toàn cầu,... thì Việt Nam lại được đánh giá là một trong những quốc gia có
nền kinh tế ổn định nhất trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Theo như The World Bank,
viết về Việt Nam trong bài viết Tổng Quan về Việt Nam có nội dung được đề cập như sau:
“Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong
những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm 2,6%
vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus Sars-CoV-2 và dự kiến sẽ phục hồi
lên 7,2% vào năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.”, “Tương lai của Việt Nam đang được định
hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy
giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia
tăng. Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình
đạt được các mục tiêu phát triển.”. Trước những tín hiệu khả quan đó cũng đã góp phần có
ảnh hưởng tích cực lên thị trường trái phiếu tại Việt Nam, trong một bài báo của trang báo có
uy tín Tuổi Trẻ Online tại Việt Nam đã có trích dẫn thông tin như sau: “Tại Việt Nam, báo cáo
cho thấy sau khi tăng trưởng mạnh trong quý trước, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của
Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 31-8 đến 4-11 đã giảm 0,2% do thị trường trái phiếu sụt
giảm và trái phiếu doanh nghiệp tăng chậm hơn.”, “Tuy vậy, so với quý 3 năm trước, thị
trường vẫn tăng 21,1% lên 97,4 tỉ USD.” Tuy nhiên, sau nhiều sự việc có tính ảnh hưởng tiêu
cực từ lẫn ngoài nước và trong nước như gần đây của vụ việc Tân Hoàng Minh và tập đoàn
Vạn Thịnh Phát đã gây không ít những khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn cho thị trường trái
phiếu tại Việt Nam trong thời gian sắp tới, chính vì vậy mà theo như FiinRatings đã đưa ra dự
báo kèm với giải pháp hiện tại nhất cho tình hình Việt Nam được đề cập như sau: “Nhà đầu tư
tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp nên giữ bình tĩnh và sự tỉnh táo trước các thông
tin nhiễu loạn được lan truyền, tránh việc bán tháo và cắt lỗ trái phiếu đang nắm giữ mà
không đánh giá được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp phát hành. Trong trường hợp nhà
đầu tư đang sở hữu các trái phiếu mà doanh nghiệp không thể trả lãi và/ hoặc gốc, việc chấp
nhận đàm phán và dàn xếp với doanh nghiệp và các tổ chức trung gian sẽ là giải pháp tốt cho
các bên.”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonds. (2022, November 10). Investor.gov. Retrieved November 27, 2022, from
https://www.investor.gov/introduction-investing/investing-basics/investment-products/
bonds-or-fixed-income-products/bonds
2. Tổng quan thị trường trái phiếu. (n.d.). Bộ Tài chính. Retrieved November 27, 2022,
from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tpcp/pages_r/m/tong-quan-thi-truong-trai-phieu
3. Những quốc gia từng vỡ nợ. (2022, April 13). VnExpress. Retrieved November 27,
2022, from https://vnexpress.net/nhung-quoc-gia-tung-vo-no-4450813.html
4. Tổng Quan về Việt Nam. (n.d.). World Bank. Retrieved November 27, 2022, from
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
5. Ngân hàng ADB ghi nhận về tình hình trái phiếu ở Việt Nam. (2022, November 25).
Báo Tuổi Trẻ. Retrieved November 27, 2022, from
https://tuoitre.vn/ngan-hang-adb-ghi-nhan-ve-tinh-hinh-trai-phieu-o-viet-nam-202211
25094202013.htm
6. FiinRatings: Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp với hệ thống tín dụng ở mức thấp. (2022,
October 18). VnEconomy. Retrieved November 27, 2022, from
https://vneconomy.vn/fiinratings-rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep-voi-he-thong-tin-dun
g-o-muc-thap.htm
| 1/5

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ BÀI TẬP MÔN HỌC ĐỀ TÀI:
ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM XỬ LÝ RỦI RO VỠ NỢ
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Môn học :
Tài chính doanh nghiệp (TC 202DV01) Lớp : 0900_2588 Sinh viên thực hiện : Mai Chí Dũng MSSV : 22002657 Nơi thực hiện : Đại học Hoa Sen Thời gian thực hiện : 22/11/2022-27/11/2022
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2022 BÀI LÀM
Như chúng ta đều được biết, thị trường trái phiếu là một thị trường giúp cho doanh
nghiệp, chính phủ thực hiện việc huy động vốn một cách có hiệu quả cho chính doanh nghiệp
và ngân sách nhà nước của chính phủ ngoài ra thì thị trường trái phiếu còn là một thị trường
chuẩn cho thị trường chứng khoán. Việc phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu không
chỉ giúp cho doanh nghiệp huy động được một nguồn vốn nhằm giúp cho việc mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình mà còn là một nguồn thu
ngân sách nhà nước giúp cho chính phủ của một quốc gia có thể nâng cao công tác an sinh xã
hội của chính quốc gia đó hoặc đầu tư vào các dự án xã hội giúp đất nước phát triển kinh tế,
cải thiện an sinh xã hội, người dân có một cuộc sống đầy đủ, ấm no hơn. Vì vậy mà ta có thể
thấy được tầm quan trọng của thị trường trái phiếu to lớn như thế nào khi mà thị trường này
có thể giúp cho không chỉ những doanh nghiệp, nền kinh tế được phát triển nói chung mà nó
còn giúp đỡ cho chính phủ và xã hội phát triển vững mạnh và ổn định hơn. Vậy trái phiếu là
gì? Theo như trang Investor.gov có viết và đã được chuyển nghĩa sang tiếng Việt như sau:
“Trái phiếu là chứng khoán nợ, tương tự như IOU. Người đi vay phát hành trái phiếu để huy
động tiền từ các nhà đầu tư sẵn sàng cho họ vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định.”
Vì vậy, tuy trái phiếu trên thị trường trái phiếu có thể là một kênh huy động vốn hiệu quả cho
lẫn cả doanh nghiệp và chính phủ trong thời kỳ kinh tế đang phát triển như hiện nay nhưng nó
cũng có thể một khoản nợ khổng lồ cho doanh nghiệp, chính phủ nếu như cả doanh nghiệp,
chính phủ nếu không có đủ khả năng tính toán, dự trù kinh phí trả nợ trái phiếu và sử dụng
nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu sai mục đích sử dụng khiến cho việc huy động
vốn từ thị trường trở nên không mang lại hiệu quả mà còn là thách thức thanh toán khoản nợ
khổng lồ khi mà đến thời gian phải thanh toán tiền huy động từ trái phiếu cho người đi vay.
Và thực tế đã chứng mình cho ta thấy được như hiện nay lấy ví dụ từ hai quốc gia đã
từng trải qua vỡ nợ trái phiếu giúp cho rất nhiều chính phủ từ các quốc gia và các chủ doanh
nghiệp phải luôn xem đây là bài học đắt giá trước khi ra bất kì quyết định nào liên quan trong
việc phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu, điển hình đó chính là Hy Lạp và
Venezuela. Vào ngày 01/07/2015, theo như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phát đi thông báo
xác nhận rằng Hy Lạp đã không thanh toán các khoản nợ, khoản vay của mình đúng như thời
hạn đã thỏa thuận. Điều này đã có nghĩa là Hy Lạp, “một quốc gia có nền kinh tế phát triển
trên thế giới và trong khu vực lần đầu tiên trong lịch sử đã bị IMF kết luận vỡ nợ như vậy”, sẽ
không được phép có quyền tiếp cận bất kì khoản vay nào từ quỹ cho đến khi thanh toán xong
hết nghĩa vụ nợ cũ. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Hy Lạp bị IMF đưa ra những thông báo
như vậy bắt nguồn vào năm 2004 khi vào thời điểm đó là lúc mà Hy Lạp đăng cai để tổ chức
thế vận hội mùa hè Olympic. Ở thời điểm đó, Hy Lạp đã chi một khoản chi lên tới 9 tỷ euro
đã biến kì thế vận hội Olympic năm đó trở thành một trong những kì thế vận hội được xem là
“đắt đỏ nhất” ở tại thời điểm đó. Ngoài ra, việc thổi phòng các số liệu để đáp ứng được các
điều kiện gia nhập “eurozone” tại thời điểm năm 2000 đến năm 2003 cũng khiến cho việc
đánh giá cho Hy Lạp gia nhập vào “eurozone” trở thành một quyết định sai lầm của khối khi
mà ở thời điểm IMF tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ khối này đã phải đưa ra một gói khoản vay cứu
trợ khẩn cấp nhằm giúp Hy Lạp thoát khỏi cảnh vỡ nợ tuy nhiên việc này đã đem lại hiệu quả
tuy không đáng kể. Và cuối cùng vào tháng 8/2018, Hy Lạp đã chính thức thoát ra chương
trình cứu trợ này tuy nhiên họ vẫn phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm
giảm chi tiêu công để có thể thanh toán hết các khoản nợ của mình trong tương lai. Với
trường hợp của Venezuela, một quốc gia được coi là có lượng dự trữ dầu mỏ lớn trên thế giới,
vào tháng 11/2017 đã bị hai hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín trên thế giới là Fitch và S&P
Global Ratings phát ra thông báo đã vỡ nợ một phần, đi kèm với việc “giá dầu lao dốc và các
lệnh trừng phạt của Mỹ, nền kinh tế này rơi tự do, thiếu thốn cả lương thực và thuốc men do
không có nguồn thu đáng kể nào ngoài xuất khẩu dầu mỏ.”
Trong tình hình hiện tại, trước những thách thức to lớn từ tác động sau đại dịch
Covid-19, sự xuất hiện của các dịch bệnh khác đang có xu hướng lây lan trên toàn cầu, tình
hình chiến sự giữa Nga và Ukraina đang diễn biến khó lường gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng
trưởng kinh tế trên toàn cầu,... thì Việt Nam lại được đánh giá là một trong những quốc gia có
nền kinh tế ổn định nhất trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Theo như The World Bank,
viết về Việt Nam trong bài viết Tổng Quan về Việt Nam có nội dung được đề cập như sau:
“Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong
những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm 2,6%
vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus Sars-CoV-2 và dự kiến sẽ phục hồi
lên 7,2% vào năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.”, “Tương lai của Việt Nam đang được định
hình bởi một vài xu thế lớn. Dân số đang già đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy
giảm, trong khi đó suy thoái môi trường, các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia
tăng. Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình
đạt được các mục tiêu phát triển.”. Trước những tín hiệu khả quan đó cũng đã góp phần có
ảnh hưởng tích cực lên thị trường trái phiếu tại Việt Nam, trong một bài báo của trang báo có
uy tín Tuổi Trẻ Online tại Việt Nam đã có trích dẫn thông tin như sau: “Tại Việt Nam, báo cáo
cho thấy sau khi tăng trưởng mạnh trong quý trước, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của
Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 31-8 đến 4-11 đã giảm 0,2% do thị trường trái phiếu sụt
giảm và trái phiếu doanh nghiệp tăng chậm hơn.”, “Tuy vậy, so với quý 3 năm trước, thị
trường vẫn tăng 21,1% lên 97,4 tỉ USD.” Tuy nhiên, sau nhiều sự việc có tính ảnh hưởng tiêu
cực từ lẫn ngoài nước và trong nước như gần đây của vụ việc Tân Hoàng Minh và tập đoàn
Vạn Thịnh Phát đã gây không ít những khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn cho thị trường trái
phiếu tại Việt Nam trong thời gian sắp tới, chính vì vậy mà theo như FiinRatings đã đưa ra dự
báo kèm với giải pháp hiện tại nhất cho tình hình Việt Nam được đề cập như sau: “Nhà đầu tư
tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp nên giữ bình tĩnh và sự tỉnh táo trước các thông
tin nhiễu loạn được lan truyền, tránh việc bán tháo và cắt lỗ trái phiếu đang nắm giữ mà
không đánh giá được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp phát hành. Trong trường hợp nhà
đầu tư đang sở hữu các trái phiếu mà doanh nghiệp không thể trả lãi và/ hoặc gốc, việc chấp
nhận đàm phán và dàn xếp với doanh nghiệp và các tổ chức trung gian sẽ là giải pháp tốt cho các bên.”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonds. (2022, November 10). Investor.gov. Retrieved November 27, 2022, from
https://www.investor.gov/introduction-investing/investing-basics/investment-products/
bonds-or-fixed-income-products/bonds
2. Tổng quan thị trường trái phiếu. (n.d.). Bộ Tài chính. Retrieved November 27, 2022, from
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/tpcp/pages_r/m/tong-quan-thi-truong-trai-phieu
3. Những quốc gia từng vỡ nợ. (2022, April 13). VnExpress. Retrieved November 27,
2022, from https://vnexpress.net/nhung-quoc-gia-tung-vo-no-4450813.html
4. Tổng Quan về Việt Nam. (n.d.). World Bank. Retrieved November 27, 2022, from
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
5. Ngân hàng ADB ghi nhận về tình hình trái phiếu ở Việt Nam. (2022, November 25).
Báo Tuổi Trẻ. Retrieved November 27, 2022, from
https://tuoitre.vn/ngan-hang-adb-ghi-nhan-ve-tinh-hinh-trai-phieu-o-viet-nam-202211 25094202013.htm
6. FiinRatings: Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp với hệ thống tín dụng ở mức thấp. (2022,
October 18). VnEconomy. Retrieved November 27, 2022, from
https://vneconomy.vn/fiinratings-rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep-voi-he-thong-tin-dun g-o-muc-thap.htm