lOMoARcPSD| 47270246
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM
THÊM CỦA SINH VIÊN VNUA KHÓA 67 68
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
lOMoARcPSD| 47270246
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM
THÊM CỦA SINH VIÊN VNUA KHÓA 67 68
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
Tên thành viên
Số buổi đi học
Số buổi vắng
Số lần
phát biểu
Sao
Tô Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Nguyễn Việt Dũng
Đinh Văn Hà
Tô Thanh Huyền
Nguyễn Thanh Thảo
Nguyễn Quốc Thắng
Phạm Minh Thu
Nguyễn Thị Thu Thủy
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1 . Vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc SV đi làm thêm đã không còn là điều mới
mẻ đặc biệt là đối với những bạn đang còn ngồi trên giảng đường đại học.
lOMoARcPSD| 47270246
Đối tượng lao động của Việt Nam bao gồm khối lượng lớn thanh niên độ
tuổi từ 18 – 23 đặc biệt là SV theo học các trường Đại học, Cao đẳng trên cả
nước. SV là lực lượng lao động có kiến thức và sức lao động chân tay, họ có
thể làm được các công việc phù hợp với khả năng và trình độ của họ.
Xét về năng lực hành vi, SV là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động.
Xét về mục đích, SV đi học mong có kiến thức để có thể lao động và làm
việc sau khi ra trường. Hoạt động của SV bậc đại học là hoạt động nhận
thức, vừa mang tính học tập vừa mang tính nghiên cứu khoa học vừa sức,
gồm giai đoạn học tập vừa sức với sự hướng dẫn của giảng viên.
Nghiên cứu về việc làm thêm của SV không chỉ tập trung vào khía cạnh tài
chính mà còn khám phá sâu hơn về tác động của hoạt động này đến sự phát
triển cá nhân, hiệu suất học tập và mối quan hệ xã hội. Đồng thời, việc hiểu
rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của SV trong việc tìm kiếm
việc làm thêm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các chính
sách và biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Khi làm thêm SV sẽ có thêm thu nhập để trang trải việc học, tích lũy kinh
nghiệm làm việc, ứng xử và trải nghiệm thực tế, xây dựng và mở rộng các
mối quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp,... Hơn nữa làm thêm giúp SV
có thêm thông tin về nhiều công việc khác nhau trong xã hội, từ đó giúp lựa
chọn công việc phù hợp. SV cũng thường chú ý đến những công việc liên
quan đến ngành học của mình để thực hành những kiến thức đã được học
như gia sư, nhân viên bán hàng, chạy xe ôm/ grab,...
Việc làm thêm có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động học tập của SV, cụ
thể khi lượng thời gian làm thêm hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng lực và
kết quả học tập của SV, đồng thời giúp đạt điểm cao, hoàn thành chương
trình học tại trường, quản lý thời gian tốt hơn và cơ hội việc làm sau khi ra
trường.
Việc làm thêm có ảnh hưởng tích cực đối với sinh hoạt cá nhân, cụ thể giúp
SV chi tiêu hợp lý hơn vì họ thường dùng tiền công kiếm được để chi tiêu
cho các sinh hoạt thiết yếu như: thuê nhà trọ, ăn uống, đi lại và mua dụng cụ
học tập.
Ngoài ra, làm thêm gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của SV, SV
dành ít thời gian cho học tập, bị trễ giờ học, không tập trung trong học tập,...
Nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên là một vấn đề cấp
thiết bởi nó phản ánh một thực tế đang diễn ra trong xã hội hiện nay, đồng
thời mang đến những lợi ích thiết thực cho cả sinh viên, gia đình, nhà trường
và xã hội:
lOMoARcPSD| 47270246
Thứ nhất, việc làm thêm của sinh viên là một hiện tượng phổ biến,
nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Nhiều
nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định, chưa phản ánh
toàn diện thực trạng việc làm thêm của sinh viên, dẫn đến việc đưa ra
giải pháp chưa hiệu quả.
Thứ hai, việc làm thêm của sinh viên đang đạt ra nhiều vấn đề cần
được giải quyết. Sinh viên làm thêm quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe
và việc học, làm thêm ở những công việc không phù hợp, thiếu sự
quản lý, hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, thậm chí là bị
bóc lột sức lao động, vi phạm luật lao động... Những vấn đề này cần
được nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp.
Thứ ba, nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên giúp
đưa ra những giải pháp hiệu quả để hỗ trợ sinh viên. Từ kết quả
nghiên cứu, có thế đưa ra những giải pháp phù hợp đế giúp sinh viên
làm thêm hiệu quả, đảm bảo an toàn, sức khỏe và việc học, đồng thời
nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa và những nguy
tiềm ẩn của việc làm thêm.
Thứ tư, nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên góp
phần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và hỗ trợ việc
làm thêm của sinh viên. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra
những chính sách, quy định về việc làm thêm của sinh viên, đảm bảo
quyền lợi của sinh viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của xã hội.
Tóm lại, nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên là một vấn đề
cấp thiết, giúp chúng ta hiếu rõ hơn về thực trạng, đưa ra giải pháp hiệu quả
để hỗ trợ sinh viên, đồng thời góp phần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp
để quản lý và hỗ trợ việc làm thêm của sinh viên.
Việc làm thêm đối với SV không chỉ là nguồn thu nhập bổ sung cho SV mà
còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và
phát triển cá nhân của họ:
Giảm bớt gánh nặng tài chính: Việc làm thêm giúp sinh viên trang trải
một phần chi phí học tập, sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng tài chính cho
gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi con đường học
vấn.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Tiền kiếm được từ việc làm thêm
giúp sinh viên có điều kiện để mua sắm những vật dụng cần thiết,
tham gia các hoạt động giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo
động lực học tập và rèn luyện bản thân.
lOMoARcPSD| 47270246
Tăng cường khả năng tự lập:Việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện
tính tự lập, tự chủ, biết cách quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý, tạo nền
tảng vững chắc cho cuộc sống sau này.
Tích lũy kinh nghiệm thực tế: Việc làm thêm là cơ hội để sinh viên
tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp,
làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian... những kỹ năng
cần thiết cho công việc sau này.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn: Một số sinh viên lựa chọn
công việc làm thêm liên quan đến ngành học của mình, giúp họ củng
cố kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn, chuẩn bị tốt hơn cho
công việc sau khi tốt nghiệp.
Phát triển bản thân: Việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện tính kiên
trì, nhẫn nại, chịu khó, tự tin, năng động, sáng tạo... những phẩm chất
cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống.
Mở rộng mối quan hệ: Việc làm thêm giúp sinh viên kết nối với
những người có kinh nghiệm, kiến thức, mở rộng mối quan hệ, tạo cơ
hội cho sự phát triển nghề nghiệp sau này.
Tóm lại, việc làm thêm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng cuộc sống và phát triển cá nhân của sinh viên. Nó giúp sinh viên tự
lập, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị tốt hơn cho công việc
và cuộc sốna sau nàv.
1.1.2 . Vấn đề tại địa bàn nghiên cứu
Việc đi làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở
thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay
khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh
tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của sinh viên sau tốt
nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề việc làm thêm trở thành nhu cầu thiết yếu đối
với sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Thực trạng việc làm thêm của sinh viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
là việc làm hết sức cấp thiết.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 . Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng đi làm thêm của SV để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến việc học và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục vấn đề
đi làm thêm của sinh viên.
lOMoARcPSD| 47270246
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực trạng đi làm thêm của SV
Hiểu rõ thực trạng việc làm thêm của SV
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của SV
Đánh giá tác động của việc làm thêm đối với việc học và cuộc sống của SV
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực
của việc làm thêm đối với SV
1.3 . Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên khóa 67, 68 Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
1.3.2 . Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 . Phạm vi không gian
Trong phạm vi của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
1.3.2.2 . Phạm vi thời gian
Từ 13/8/2024 – 17/09/2024
1.2.3.3. Phạm vi nội dung của nghiên cứu thực trạng việc làm thêm của SV
HVNNVN khóa 67, 68
lOMoARcPSD| 47270246

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47270246
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM
THÊM CỦA SINH VIÊN VNUA KHÓA 67 68
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
TIỂU LUẬN MÔN HỌC lOMoAR cPSD| 47270246
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VIỆC LÀM
THÊM CỦA SINH VIÊN VNUA KHÓA 67 68
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 Tên thành viên
Số buổi đi học Số buổi vắng Số lần Sao phát biểu Tô Thị Vân Anh Nguyễn Thị Ngọc Bích Nguyễn Việt Dũng Đinh Văn Hà Tô Thanh Huyền Nguyễn Thanh Thảo Nguyễn Quốc Thắng Phạm Minh Thu Nguyễn Thị Thu Thủy PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề
1.1.1 . Vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc SV đi làm thêm đã không còn là điều mới
mẻ đặc biệt là đối với những bạn đang còn ngồi trên giảng đường đại học. lOMoAR cPSD| 47270246
Đối tượng lao động của Việt Nam bao gồm khối lượng lớn thanh niên độ
tuổi từ 18 – 23 đặc biệt là SV theo học các trường Đại học, Cao đẳng trên cả
nước. SV là lực lượng lao động có kiến thức và sức lao động chân tay, họ có
thể làm được các công việc phù hợp với khả năng và trình độ của họ.
Xét về năng lực hành vi, SV là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động.
Xét về mục đích, SV đi học mong có kiến thức để có thể lao động và làm
việc sau khi ra trường. Hoạt động của SV bậc đại học là hoạt động nhận
thức, vừa mang tính học tập vừa mang tính nghiên cứu khoa học vừa sức,
gồm giai đoạn học tập vừa sức với sự hướng dẫn của giảng viên.
Nghiên cứu về việc làm thêm của SV không chỉ tập trung vào khía cạnh tài
chính mà còn khám phá sâu hơn về tác động của hoạt động này đến sự phát
triển cá nhân, hiệu suất học tập và mối quan hệ xã hội. Đồng thời, việc hiểu
rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của SV trong việc tìm kiếm
việc làm thêm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các chính
sách và biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Khi làm thêm SV sẽ có thêm thu nhập để trang trải việc học, tích lũy kinh
nghiệm làm việc, ứng xử và trải nghiệm thực tế, xây dựng và mở rộng các
mối quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp,... Hơn nữa làm thêm giúp SV
có thêm thông tin về nhiều công việc khác nhau trong xã hội, từ đó giúp lựa
chọn công việc phù hợp. SV cũng thường chú ý đến những công việc liên
quan đến ngành học của mình để thực hành những kiến thức đã được học
như gia sư, nhân viên bán hàng, chạy xe ôm/ grab,...
Việc làm thêm có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động học tập của SV, cụ
thể khi lượng thời gian làm thêm hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng lực và
kết quả học tập của SV, đồng thời giúp đạt điểm cao, hoàn thành chương
trình học tại trường, quản lý thời gian tốt hơn và cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Việc làm thêm có ảnh hưởng tích cực đối với sinh hoạt cá nhân, cụ thể giúp
SV chi tiêu hợp lý hơn vì họ thường dùng tiền công kiếm được để chi tiêu
cho các sinh hoạt thiết yếu như: thuê nhà trọ, ăn uống, đi lại và mua dụng cụ học tập.
Ngoài ra, làm thêm gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của SV, SV
dành ít thời gian cho học tập, bị trễ giờ học, không tập trung trong học tập,...
Nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên là một vấn đề cấp
thiết bởi nó phản ánh một thực tế đang diễn ra trong xã hội hiện nay, đồng
thời mang đến những lợi ích thiết thực cho cả sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội: lOMoAR cPSD| 47270246
• Thứ nhất, việc làm thêm của sinh viên là một hiện tượng phổ biến,
nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Nhiều
nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định, chưa phản ánh
toàn diện thực trạng việc làm thêm của sinh viên, dẫn đến việc đưa ra
giải pháp chưa hiệu quả.
• Thứ hai, việc làm thêm của sinh viên đang đạt ra nhiều vấn đề cần
được giải quyết. Sinh viên làm thêm quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe
và việc học, làm thêm ở những công việc không phù hợp, thiếu sự
quản lý, hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, thậm chí là bị
bóc lột sức lao động, vi phạm luật lao động... Những vấn đề này cần
được nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp.
• Thứ ba, nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên giúp
đưa ra những giải pháp hiệu quả để hỗ trợ sinh viên. Từ kết quả
nghiên cứu, có thế đưa ra những giải pháp phù hợp đế giúp sinh viên
làm thêm hiệu quả, đảm bảo an toàn, sức khỏe và việc học, đồng thời
nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa và những nguy cơ
tiềm ẩn của việc làm thêm.
• Thứ tư, nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên góp
phần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và hỗ trợ việc
làm thêm của sinh viên. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra
những chính sách, quy định về việc làm thêm của sinh viên, đảm bảo
quyền lợi của sinh viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội.
Tóm lại, nghiên cứu về thực trạng việc làm thêm của sinh viên là một vấn đề
cấp thiết, giúp chúng ta hiếu rõ hơn về thực trạng, đưa ra giải pháp hiệu quả
để hỗ trợ sinh viên, đồng thời góp phần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp
để quản lý và hỗ trợ việc làm thêm của sinh viên.
Việc làm thêm đối với SV không chỉ là nguồn thu nhập bổ sung cho SV mà
còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và
phát triển cá nhân của họ:
• Giảm bớt gánh nặng tài chính: Việc làm thêm giúp sinh viên trang trải
một phần chi phí học tập, sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng tài chính cho
gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi con đường học vấn.
• Nâng cao chất lượng cuộc sống: Tiền kiếm được từ việc làm thêm
giúp sinh viên có điều kiện để mua sắm những vật dụng cần thiết,
tham gia các hoạt động giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo
động lực học tập và rèn luyện bản thân. lOMoAR cPSD| 47270246
• Tăng cường khả năng tự lập:Việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện
tính tự lập, tự chủ, biết cách quản lý tài chính, chi tiêu hợp lý, tạo nền
tảng vững chắc cho cuộc sống sau này.
• Tích lũy kinh nghiệm thực tế: Việc làm thêm là cơ hội để sinh viên
tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp,
làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian... những kỹ năng
cần thiết cho công việc sau này.
• Nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn: Một số sinh viên lựa chọn
công việc làm thêm liên quan đến ngành học của mình, giúp họ củng
cố kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn, chuẩn bị tốt hơn cho
công việc sau khi tốt nghiệp.
• Phát triển bản thân: Việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện tính kiên
trì, nhẫn nại, chịu khó, tự tin, năng động, sáng tạo... những phẩm chất
cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống.
• Mở rộng mối quan hệ: Việc làm thêm giúp sinh viên kết nối với
những người có kinh nghiệm, kiến thức, mở rộng mối quan hệ, tạo cơ
hội cho sự phát triển nghề nghiệp sau này.
Tóm lại, việc làm thêm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng cuộc sống và phát triển cá nhân của sinh viên. Nó giúp sinh viên tự
lập, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị tốt hơn cho công việc và cuộc sốna sau nàv.
1.1.2 . Vấn đề tại địa bàn nghiên cứu
Việc đi làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở
thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay
khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh
tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của sinh viên sau tốt
nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề việc làm thêm trở thành nhu cầu thiết yếu đối
với sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Thực trạng việc làm thêm của sinh viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam”
là việc làm hết sức cấp thiết.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 . Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng đi làm thêm của SV để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến việc học và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục vấn đề
đi làm thêm của sinh viên. lOMoAR cPSD| 47270246
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực trạng đi làm thêm của SV
Hiểu rõ thực trạng việc làm thêm của SV
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của SV
Đánh giá tác động của việc làm thêm đối với việc học và cuộc sống của SV
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực
của việc làm thêm đối với SV
1.3 . Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên khóa 67, 68 Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
1.3.2 . Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 . Phạm vi không gian
Trong phạm vi của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
1.3.2.2 . Phạm vi thời gian
Từ 13/8/2024 – 17/09/2024
1.2.3.3. Phạm vi nội dung của nghiên cứu thực trạng việc làm thêm của SV HVNNVN khóa 67, 68 lOMoAR cPSD| 47270246