Báo cáo Phân tích và Bình luận hoạt động đối ngoại của nhà Trần - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Thế kỉ XIII, thế giới chứng kiến sự oanh tạc của đế chế Mông Cổ trải dài từkhu vực Âu sang Á, từ Thái Bình Dương đến bờ biển Hắc Hải. Mỗi nơi chúng đichúng đi qua đều bị nhấn chìm trong khói lửa chiến tranh, điển hình là nhà Nam Tống,đã bại trận dưới trướng Hốt Tất Liệt.
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
MÔN HỌC: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Báo cáo: Phân tích và Bình luận hoạt động đối ngoại của nhà Trần - nhà
Nguyên giữa ba lần chiến tranh Lớp : QHQT49-C1
Giảng viên phụ trách : Nguyễn Thuỳ Minh
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm Mỹ nhân an tĩnh
1. Võ Thị Huyền Trang (QHQT49-C1-1461)
2. Lê Khánh Thư (QHQT49-C1-1432)
3. Nguyễn Hương Ly (QHQT49-C1-1294)
4. Trần Huyền Trang (QHQT49-C1-1459)
5. Nguyễn Hải Linh (QHQT49-C1-1263)
6. Đỗ Thị Phương Thảo (QHQT49-C1-1415)
7. Hoàng Vân Khanh (QHQT49-C1-1238)
Ngày nộp: Thứ 4, ngày 7 tháng 12 năm 2022.
Số từ (Không tính Footnote và Danh mục tài liệu tham khảo): 3651 từ 1 about:blank 1/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
Thế kỉ XIII, thế giới chứng kiến sự oanh tạc của đế chế Mông Cổ trải dài từ
khu vực Âu sang Á, từ Thái Bình Dương đến bờ biển Hắc Hải. Mỗi nơi chúng đi
chúng đi qua đều bị nhấn chìm trong khói lửa chiến tranh, điển hình là nhà Nam Tống,
đã bại trận dưới trướng Hốt Tất Liệt. Có thể nói rằng ba lần chiến thắng quân Mông –
Nguyên là một trong những dấu ấn lịch sử oai hùng nhất của nước Việt ta.
Đầu tiên, hãy điểm qua về bối cảnh lịch sử của nhà Trần. Cuối thế kỉ XII, nhà
Lý suy yếu. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa
đọa; thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân ngày
rơi vào cảnh cùng cực. Trước tình hình đó, nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để
chống lại các lực lượng nổi loạn tạo điều kiện cho nhà Trần lên nắm quyền. Tháng
12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, đánh dấu sự kết thúc của nhà
Lý, nhà Trần lên chính thức lên nắm quyền. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ
tuổi thế nên toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần
Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.1
Về tình hình chính trị, nhà Trần vẫn đóng đô tại Thăng Long, tiếp tục kế thừa
sự hưng thịnh mà nhà Lý đã tạo dựng có từ đời nhà Lý và tiếp tục mở rộng, củng cố
chính trị. Chính sách chính trị được nhà Trần chú trọng: Kỷ cương trong nước được
khôi phục, thế nước lại hưng thịnh; chế độ trung ương tập quyền được tăng cường về
mọi mặt, chính quyền từ trung ương đến địa phương được củng cố, bộ máy hành
chính được xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ.
Về nông nghiệp, nhà Trần chú trọng khai hoang, phục hóa và xây dựng các
công trình thuỷ lợi, đắp đê để phát triển nông nghiệp làm cho dân giàu, nước mạnh.
Sự thống trị toàn quốc của chính quyền nhà Trần và sức mạnh của vua đã tạo thành
một quan niệm “Đất của vua, chùa của bụt”2 . Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước gồm
hai bộ phận: Ruộng đất cho nhà nước trực tiếp quản lý, ruộng đất công của thôn làng.
Kinh tế thương mại thời Trần chia ra hai phần chính là tuyến giao thông và
thương nghiệp. Về tuyến giao thông, hệ thống đường sông, đường biển và trên bộ,
ngoài phục vụ mục đích quân sự còn nhằm phát triển thương mại. Các tuyến đường bộ
không phải được xây cất tự phát của nhân dân địa phương mà do chính quyền địa
1 Lịch sử Ngoại Giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám, 53.
2 Chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất thời Lý - Trần. 2 about:blank 2/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
phương và triều đình tổ chức thực hiện. Về thương nghiệp đã bắt đầu thông thương
nơi biên giới, để có thể giao thương với nhà Tống ở Giang Nam. Về thủ công nghiệp
đã tiếp tục xây dựng quan xưởng, nghề gốm, nghề dệt, chế tạo vũ khí, làm giấy in, đúc
đồng, khai khoáng phát triển.
Nho giáo đóng vai trò thứ yếu chỉ sau Phật giáo và dần dần thâm nhập vào xã
hội qua hệ thống giáo dục. Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách
sử. Sau này, nhiều nhà nho và thái học sinh ,
3 không làm quan, về nhà dạy học. Hệ
thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Sau khi thành lập không lâu đã
bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài giúp nước. “Năm 1232, nhà Trần
mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ
đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi” .4
Ngoài quân đội triều đình, các thân vương, quý tộc nhà Trần cũng có quân đội
riêng, vẫn chịu sự huy động của triều đình khi quốc gia lâm sự. Quân đội thời Trần
được xây dựng theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều” .5 Áp
dụng chế độ quân dịch và chính sách “Ngụ binh ư nông”, nên “Khi có việc chinh
chiến, toàn dân đều là lính”6. “Gửi binh ở nông - gửi quân vào nông nghiệp: trong thời
bình, binh linh cần cố gắng thực hiện các công việc cần thiết phát triển nông nghiệp.
Đảm bảo cho nguồn lương thực phục vụ nhu cầu sống, bên cạnh dự trữ” . 7 Do vậy, nhà
Trần không có một quân đội thường trực mạnh mà còn có một lực lượng dự trữ lớn, có
khả năng đối phó với bất kì kẻ thù xâm lược nào8.
Cuộc đấu tranh ngoại giao với quân Nguyên-Mông là vấn đề đáng chú ý trong
thời kỳ này. Trước tiên là cuộc chiến tranh với quân Nguyên-Mông lần thứ nhất. Mối
quan hệ bang giao chủ yếu của nhà Trần là với quân Mông Cổ. Thời kỳ đã này diễn ra
một sự kiện quan trọng: đến đời Đại Hãn thứ 3 là Mông Kha, năm 1258, quân Mông
Cổ phát động chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất. Khi đó, Mông Cổ đã trở
thành một đế quốc hùng mạnh bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn từ Á sang Âu. Vốn đã
quen ỷ vào sức mạnh quân sự (nổi bật nhất là kỵ binh), đế quốc Mông Cổ tiếp nối là 3 Từ điển tiếng Việt.
4 Lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam.
5 Đại Việt sử ký toàn thư T.2, 59.
6 Việt sử thông giám cương mục T.1, 467. 7 Bách khoa mở toàn thư.
8 Lịch sử Ngoại Giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám, 53. 3 about:blank 3/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
nhà Nguyên thường dùng đe dọa ngoại giao kết hợp với tấn công quân sự để xâm
chiếm các nước. Trước khi tiến quân, Ngột Lương Hợp Thai cho tập trung quân ở biên
giới gây áp lực, mặt khác, chúa Mông Cổ cử sứ sang dụ vua Trần Thái Tông đầu hàng
và đòi sang chầu. Tuy nhiên, Mông - Kha đã hoàn toàn thất bại. Vua Trần Thái Tông
kiên quyết bác bỏ các yêu sách láo xược của địch, ra lệnh tống giam bọn sứ giả hống
hách Mông Cổ vào ngục và tăng cường công tác chuẩn bị kháng chiến. Ngột Lương
Hợp Thai vô cùng tức giận, tự xét thấy bị đe dọa, lại chịu nỗi nhục nhã, mất sứ giả,
mất uy danh, hắn quyết định triển khai tấn công xâm lược Đại Việt. Đầu năm 1258,
Ngột Lương Hợp Thai chính thức đưa quân vượt biên giới Vân Nam, theo lưu vực
sông Hồng tiến đánh Đại Việt. Với quyết tâm bảo vệ toàn vẹn non sông bờ cõi, dưới
sự chỉ huy của Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ, quân dân Đại Việt đã khiến quân
Mông Cổ phải ôm đầu máu chạy về Vân Nam.
Đây không chỉ là thắng lợi quân sự to lớn nhằm đập tan mưu đồ của địch mà
còn là thắng lợi của đường lối ngoại giao kiên quyết cứng rắn để bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc.
Nhà Trần vẫn duy trì đường lối ngoại giao kiên quyết, đồng thời áp dụng một
chiến lược ngoại giao khôn khéo, vừa cương vừa nhu rất linh hoạt. Biết được tin vua
Trần Thánh Tông lên ngôi, tướng Mông Cổ sai sứ giả sang đưa thư, đòi vua Trần
Thánh Tông phải đích thân sang chầu và nạp cống lễ vật theo tục lệ cũ. Nhà Trần đã
cử một sứ bộ sang Mông Cổ để tạo không khí hoà hoãn giữa hai quốc gia. Trong
chuyến đi sứ lần này, sứ thần ta và Mông kha đã thỏa thuận định lệ 3 năm cống một
lần. Đây được coi là thắng lợi ngoại giao bước đầu đối với Đại Việt ta.
Chính sách ngoại giao được thực hiện bởi Nhà Nguyên là chính sách ngoại giao
“chiến lang”. Cụ thể chính sách này bao gồm ve vãn, dụ dỗ không được thì yêu sách,
đe dọa vũ lực với nhà Trần bằng việc yêu cầu triều Trần thực hiện “tứ sự” rất ngang
ngược: “vua Trần phải đích thân sang chầu, cho con hay em sang làm con tin ở
Nguyên.”, “phải kê khai dân số, chịu quân dịch, cống nạp”, “phải theo nghi lễ của
quân Mông Cổ khi nhận chiếu chỉ, tiếp sứ”, “phải để cho triều Nguyên đặt (chức) Đạt lỗ hoa xích” 4 about:blank 4/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
Nguyên Thế Tổ (Đại hãn Hốt Tất Liệt) đặc biệt coi trọng việc buộc đích thân
người đứng đầu quốc gia Đại Việt phải sang triều kiến vua Nguyên trên đất Nguyên.
Yêu sách trên của quân Mông Cổ đã đe dọa gay gắt đến thể diện của vương triều nhà
Trần, gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi dân tộc của nước Đại Việt. Đối
với những yêu sách làm mất thể diện của quốc gia, vua Trần Thánh Tông kiên quyết
không thực hiện. Đối đầu với sự đe dọa ngày càng hống hách, xấc xược của nhà
Nguyên, vua Trần Thánh Tông viện rất nhiều cớ khác nhau để từ chối không sang đất
Nguyên triều kiến Nguyên Thế Tổ. Trong lời biểu của vua Trần Nhân Tông gửi vua
Nguyên Thế Tổ đầu năm 1279: “Tôi cúi đầu trông mong bệ hạ thương đứa con cô thần
hèn yếu, xét chỗ tiểu quốc xa xôi, cho tôi được ngang hàng với hạng người quan, quả,
cô, độc, giữ yên tính mạng, để thờ bệ hạ trọn niềm chung thủy, ấy là sự may mắn của
tôi, mà toàn dân tiểu quốc cũng được hưởng đại phúc vậy”. Vua Trần còn làm thơ với
chủ đề ngoại giao để trực tiếp làm công tác ngoại giao với nhà Nguyên - Mông9.
Cố vô quỳnh báo tự hoài tàm,
Cực mục giang cao ý bất kham.
Mã thủ thu phong xuy kiếm giáp,
Ốc lương lạc nguyệt chiếu thư am.
Mạc không nan trú yến quy Bắc,
Địa noãn sầu văn nhạn biệt Nam.
Thử khứ vị tri khuynh cái nhật,
Thi thiên liêu vị đáng thanh đàm.10
Tuy nhiên đến triều vua Trần Nhân Tông, quan hệ bang giao giữa hai nước trở
nên ngày càng căng thẳng. Nguy cơ Mông Cổ xâm chiếm nước ta đang tới gần. Vua
Trần Nhân Tông vẫn tìm cách duy trì hòa hoãn nên đã cử chú họ là Trần Di Ái sang.
Hốt Tất Liệt bèn nhân cơ hội này phong Trần Di Ái làm quốc vương cùng với đó là
thành lập cả một triều đình bù nhìn và bộ máy đô hộ An Nam để dễ dàng thôn tính
nước ta. Vua Trần đánh tan đội quân hộ tống từ biên giới, bắt Trần Di Ái về kinh trị tội
và vẫn đón tiếp sứ thần Mông Cổ chu đáo. Việc này như giọt nước làm tràn ly trong
9 Sách lược ngoại giao với các nước lớn - Bài học từ các vua thời Trần, TS. Nguyễn Minh San.
10 Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh, Trần Thái Tông. 5 about:blank 5/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
mối quan hệ với Nguyên Mông. Chính thức từ đây Nguyên triều đã quyết chí dùng vũ
lực đánh chiếm Đại Việt.
Quan hệ bang giao giữa hai nước vẫn tiến triển bình thường. Từ những yêu
sách nhân nhượng, hòa nhã chuyển sang đe dọa, sách nhiễu nước ta. 12/1267, Hốt Tất
Liệt đẩy nhanh việc xâm lược Đại Việt bằng cách phong con là Thoát Hoan làm Vân
Nam vương, đem quân xuống Vân Nam để uy hiếp nước ta. Nhà Nguyên đòi hỏi nước
ta phải cống nạp những vật phẩm như người, voi,… Tuy nhiên nhà Trần từ chối không
giao nộp. Năm 1271, Hốt Tất Liệt nhắc lại việc cống nạp nhưng vua Trần từ chối
thẳng. Quân Mông Cổ vẫn tiếp tục ra những yêu sách ngang ngược như đòi lập sổ
dân, chịu quân dịch, phú thuế và Nhà Trần vẫn không đáp ứng. Sang đến năm 1283,
Hốt Tất Liệt sai Triệu Chữ sang đòi nhà Trần cung cấp lực lượng để đánh Chiêm
Thành. Nếu chấp nhận thì nước ta dễ dàng bị thôn tính mà không cần dùng đến vũ lực,
nhưng nếu phản đối thì đây sẽ là cái cớ để quân Nguyên xâm lược. Bởi vậy, Vua Trần
cử Nguyễn Đạo Học sang triều Nguyên và Phạm Chí Thanh, Đỗ Bảo Trực sang hàng
tỉnh Kinh Hồ đưa thư từ chối. Nước ta không những cự tuyệt không viện binh cho
Mông Cổ đánh Chiêm Thành mà còn đưa quân và thuyền sang Chiêm Thành để chống
quân xâm lược, đồng thời khẩn trương chuẩn bị cho kháng chiến.
Vua Mông Cổ tự cho mình là chúa tể thiên hạ và luôn bắt các nước nhỏ hơn
phải tuân theo mọi giáo hóa, lễ nghi. Tuy nhiên vua nước ta chưa bao giờ chịu thực
hiện dù vẫn luôn tỏ ra “thần phục”, “triều cống” . Năm 1261, Mông Cổ mang chiếu
thư đến nhà Trần tỏ vẻ dễ dãi, đây được coi là một thắng lợi ngoại giao lớn để buộc
Mông Cổ tôn trọng chủ quyền nước ta. Tuy nhiên tờ chiếu này chỉ là dối trá, sau khi
Hốt Tất Liệt có lại địa vị, Mông Cổ tỏ ra lật lọng, hạch sách, nhũng nhiễu. Năm 1268,
sứ Mông Cổ là Trương Đình Trân mang chiếu thư sang phong vương Trần Thái Tông
nhưng chỉ nhận lại sự lạnh nhạt của vua Trần. Trương Tức giở giọng đe dọa, sau đó bị
vua Trần đáp trả quả quyết và bị giam lỏng. Biết tin, Hốt Tất Liệt gửi thư trách vua
Trần nhưng lại bị vua Trần dựa vào chính chiếu của Hốt Tất Liệt để đấu lý với hắn.
Cuộc đấu lý tiếp diễn với lời lẽ và thái độ vô cùng gay gắt bởi vua Trần kiên quyết
không chịu để nhục quốc thể. Có thể thấy rằng Mông Cổ vẫn có dã tâm nô dịch nước
ta, thời kỳ hòa hoãn đến đây không còn hy vọng duy trì nữa. 6 about:blank 6/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
Năm 1262, Hốt Tất Liệt sai Nu-rút Đin đặt đạt lỗ hoa xích ở nước ta nhưng đã
bị nhà Trần vô hiệu hóa và mua chuộc vậy nên Nu-rút Đin về nước mà không thu
được kết quả. Sang đến năm 1267, Vua Trần cử sứ sang xin Hốt Tất Liệt cho Nu-rút
Đin làm đạt lỗ hoa xích dài hạn ở nước ta . Hốt Tất Liệt đã nói rõ ràng rằng đặt đạt lỗ
hoa xích để thống trị và chuẩn bị cho sự xâm lược Đại Việt. Nhà Trần quyết không
nhân nhượng, phản đối cay nghiệt, nhưng Hốt Tất Liệt mảy may không hề quan tâm,
thậm chí liên tiếp thay đổi đạt lỗ hoa xích và làm những hành động ngày càng lấn lướt.
Quan hệ bang giao giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng cho đến cuối
tháng 1 năm 1285, chiến tranh Đại Việt Nguyên Mông lần thứ hai bùng nổ.Trước khi
cuộc chiến tranh xảy ra, nước ta đã có các biện pháp ngoại giao tranh thủ hoàn bị công
tác chuẩn bị chiến đấu: cử sứ thần sang xin hoãn binh, từ chối khi nhà Nguyên mượn
cớ đánh Chiêm Thành âm mưu đưa quân vào Đại Việt, khi quân Nguyên tới gần biên
giới thì nhắn nhận đồ tuế cống,… Những hoạt động ngoại giao của nhà Trần chỉ là kế hoãn binh.
Tướng chỉ huy chống quân Nguyên của Đại Việt lúc đó là Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn. Chiến sự ban đầu của nước ta còn bất lợi, Trần Khắc Chung được sai
đi sứ để thăm dò, làm chậm tiến độ của địch; cùng lúc đó vua Trần dâng An Tư công
chúa cho Thoát Hoan. Sau nhiều đợt rút lui để tránh thế mạnh của các đạo quân
Nguyên, sử dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” để quân địch không có lương
thảo và bị bệnh dịch do không hợp thủy thổ bản địa, nhà Trần tổ chức phản công vào
cuối xuân, đầu hè năm 1285. Hàm Tử, Chương Dương, quân Trần đại thắng, bắt giết
được Toa Đô. Thoát Hoan thu tàn quân chạy về phương Bắc. Sau 2 tháng phản công,
quân Nguyên bị quét sạch ra khỏi đất nước. Kinh thành Thăng Long được khôi phục,
cả nước hoàn toàn giải phóng. Vào 9/7/1285, triều đình nhà Trần và quân dân trở về
Thăng Long trong niềm vui toàn thắng.
Thắng lợi năm 1285 khẳng định vị thế của Đại Việt và củng cố lòng tin của người Việt
có thể đương đầu được với đạo quân hùng mạnh Mông - Nguyên liền kề phía Bắc.
Sau thành công của cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai, nhà
Trần đối mặt với sự giận dữ của người đứng đầu phe địch - Hốt Tất Liệt. Đứng trước 7 about:blank 7/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
tình hình căng thẳng đó, tháng 2/1986, nước ta đã chủ động thả 5 vạn tù binh như một
biện pháp hoà hoãn nhưng cũng đi kèm lời răn đe, cảnh cáo “Kẻ nào lại sang, nếu bắt được thì chém”11 .
Đáp lại những thiện chí ấy, nhà Nguyên càng lộ rõ ý đồ phục thù, quyết tâm
xâm lược nước Đại Việt. Quân địch giữ lại sứ bộ của ta, liên tục cử người sang với
mục đích thăm dò động tĩnh, đồng thời dừng tấn công Nhật Bản, xử lý nhanh những
cuộc nổi dậy ngay trong nội bộ, quyết toàn lực phục thù.
10/1287, Thoát Hoan cầm đầu quân Nguyên - Mông mở ra cuộc xâm lược
nước Đại Việt lần thứ ba. Nhằm đối đầu với lực lượng đông đảo tiến đánh từ ba phía,
phương châm “lấy nhàn đối mệt” đã được Trần Hưng Đạo sử dụng, chủ động rút lui,
kết hợp với kế hoạch “vườn không nhà trống” và khí hậu, thời tiết khắc nghiệt giáng
một đòn tâm lý mạnh vào quân Nguyên - Mông, khiến chúng hạ quyết tâm, mất cảnh
giác. Thời điểm Thoát Hoan quyết định rút quân chính là cơ hội ngàn vàng để kế
hoạch phản công, quyết đánh cho quân Nguyên một đòn đau của Trần Hưng Đạo được
thực thi. Biết được đường rút lui của địch, dựa vào sự lên xuống của thuỷ triều sông
Bạch Đằng.. Cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba đã giành thắng lợi
vang dội, kết thúc với một biển lửa, nhấn chìm hoàn toàn ý định xâm lược của địch.
Ngày 28/4/1288, thượng hoàng Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông và triều đình an toàn trở về kinh đô.
Nguyên nhân thất bại của ba cuộc chiến có thể kể đến việc nhà Trần luôn có
những chính sách đối ngoại, bang giao mềm dẻo nhưng kiên quyết nhằm đối mặt với
những yêu sách, yêu cầu hống hách của nhà Nguyên: Ngoại giao khéo léo để giảm
thiểu tối đa khả năng xảy ra chiến tranh, giữ hoà khí đôi bên, và nhân cơ hội đó củng
cố, nâng cao lực lượng. Tuy nhiên, nhà Nguyên năm lần bảy lượt đưa ra các đòi hỏi vô
lý, thái độ bất hợp tác, lấn tới sự nhân nhượng của nước ta, và đỉnh điểm của sự hung
hăng đó là ba lần mang quân sang đánh chiếm nước Đại Việt.
Nói về vua Trần Nhân Tông-một vị minh quân, nhà chính trị, ngoại giao lớn
của nước ta. Ông đã có những chính sách đối ngoại sáng suốt, khôn khéo đối với nhà
Nguyên. Ông kiên quyết bảo vệ quyền độc lập tự chủ, thực hiện những động thái
11 Đại Việt sử ký toàn thư quyển 5, 50b. 8 about:blank 8/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo
chính trị, ngoại giao mềm mỏng, nhún nhường nhằm tránh chiến tranh và trì hoãn
nguy cơ chiến tranh để chuẩn bị lực lượng. Những tư tưởng ngoại giao thời đó của
ông có thể kể đến quan điểm kiên quyết không chịu đầu hàng, đánh mất quyền tự
quyết, chủ quyền quốc gia vào tay giặc, đấu lý đến cùng với chúng trong từng vấn đề;
được thể hiện tập trung thông qua việc từ chối vào chầu nhà Nguyên. Các chính sách
quân sự, chính trị cùng với văn kiện ngoại giao dưới thời Trần Nhân Tông là công cụ
nhằm khẳng định chủ quyền, độc lập, tự chủ của quốc gia, bảo vệ chính nghĩa một
cách thẳng thắn, thuyết phục nhưng vẫn rất khôn khéo.
Sau khi thất bại lần xâm lược Đại Viê ˆt Lần thứ ba, tình hình Trung Quốc rất rối
loạn dưới sự cai trị của Hốt Tất Liê ˆt. Đời sống của nhân dân Trung Quốc rất cực khổ,
mở đầu cho thời kỳ suy vong, và đồng thời gạt bỏ đi kế hoạch bành trướng các nước
Đông Nam Á của Trung Quốc. Trước tình hình đó, nước ta đã có chính sách vừa mềm
dẻo, vừa cứng rắn. Với nhiê ˆm vụ làm tan rã hoàn toàn ý đồ xâm lược của địch, kết
thúc chiến tranh và khôi phục hòa hiếu giữa hai nước, vua ta đã cử sứ sang đem theo
tờ biểu nhằm xoa dịu và g‰ thể diê ˆn cho Hốt Tất Liê ˆt. Khác với hai lần trước, lần này
nước ta lâ ˆp tức trả tù binh. Tuy nhiên, chính sách của nhà Trần cũng rất cứng rắn.
Điều này thể hiê ˆn qua hai lần từ chối yêu cầu vua ta sang chầu của Hốt Tất Liê ˆt, viê ˆc
giết chết Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp và viê ˆc nước ta gửi thư bác bỏ yêu sách của nhà
Nguyên không chút nhượng bô ˆ. Cuối cùng, trước sách lược của nước ta và viê ˆc Hốt
Tất Liê ˆt đô ˆt ngô ˆt chết đã làm tan rã hoàn toàn ý chí xâm lược của địch. 9 about:blank 9/10 00:08 7/8/24
Nhà Trần - Tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Huân, Trần Văn Cường; Lịch sử Ngoại Giao Việt Nam từ thuở dựng
nước đến trước Cách mạng tháng Tám 1945.
2. Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên; Đại Việt sử ký toàn thư tập 2.
3. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn; Việt sử thông giám cương mục tập 1.
4. Nguyễn Minh San (Nguyên TBT Tạp chí Khoa học & Tổ quốc); Nghiên cứu
Sách lược ngoại giao với các nước lớn - Bài học từ các vua thời Trần.
(https://vanhoavaphattrien.vn/sach-luoc-ngoai-giao-voi-nuoc-lon-bai-hoc-tu- cac-vua-nha-tran-a6291.html?
fbclid=IwAR3CEgKchp957XXc3Q3FME48K2QWKAEyDOSk-AL- 2sz_UrHqYxWVSAjaMNQ)
5. Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên; Đại Việt sử ký toàn thư tập 5.
6. Ngô Sĩ Liên; Đại Việt sử ký toàn thư tập 1.
7. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng; Các triều đại Việt Nam.
8. Nguyễn Thanh Tùng; Tư tưởng ngoại giao Trần Nhân Tông.
(http://tnti.vnu.edu.vn/tu-tuong-ngoai-giao-tran-nhan-tong/) 10 about:blank 10/10