Báo cáo tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM. Cảm nhận và suy nghĩ về chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh hay còn gọi là bến nhà rồng

Hãy mỗi khi nhắc đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng, ai trong chúng ta cũng biết được rằng đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO THAM QUAN
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH TP. HCM
CẢM NHẬN VÀ SUY NGHĨ VỀ CHUYẾN
THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
HAY CÒN GỌI LÀ BẾN NHÀ RỒNG
Họ và tên: Lê Nhựt Khánh Văn
MSSV: 48.01.401.189
Mã lớp: POLI200515
Người hướng dẫn khoa học: GV. Bùi Văn Như
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
Hãy mỗi khi nhắc đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng, ai trong chúng ta
cũng biết được rằng đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành
phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là nơi gắn liền với những tháng năm tuổi trẻ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập, thống
nhất đất nước.
Sơ lược vài nét về lịch sử của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
Đây là toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường
được gọi là "Nhà Rồng", do vậy tại nơi đây cũng là bến cảng nên khu vực này cũng
mang tên Bến Nhà Rồng. Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu
nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước
ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng
lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người
thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh,
một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong cả nước. Trước ngày 30/4/1975, nơi này là trụ sở của Tổng Công ty
Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do
thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ
giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng
trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo kiểu "lưỡng long chầu
nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng
và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất
bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam
quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con
rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài và ở giữa đã được thay đổi thành “vương
miện”, “con ngựa” và “mũi neo” chứ không còn là “mặt trăng” như trước nữa.
Hình 1 - Bảo tàng Hồ Chí Minh nhìn từ phía trước
Cảm nhận của bản thân khi tham quan ở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Đầu tiên khi vừa vào bảo tàng điều gây ấn tượng đầu tiên đối với em chính là bầu
không khí trong lành kèm theo những âm thanh của các bạn cũng như là các vị khách
tham quan vào dịp cuối tuần và mọi người đều đang tìm hiểu về vị Chủ tịch vĩ đại của
chúng ta. Không khí uy nghiêm, trang trọng bao bọc xung quanh “Phòng tưởng niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, các bạn sẽ được thể hiện sự biết ơn và kính trọng Bác qua
từng nén hương tại đây.
Nhân viên thuyết minh ở đây đã giúp chúng em hiểu hơn về Bác với những căn
phòng trưng bày bằng giọng nói ngọt ngào, dễ gây ấn tượng và thu hút được tất cả các
bạn. Ở mỗi căn phòng là một chủ đề khác nhau là những giai đoạn gắn liền với cuộc
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình 2 - Phòng tưởng niệm Hình 3 - Nhân viên thuyết minh
Ở những căn phòng chúng em được đi đến là dành để trưng bày những hình ảnh,
những hiện vật về thời thơ ấu và thanh niên của Bác, những bước đầu tiên khi Bác
hoạt động yêu nước, cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định con
đường cách mạng Việt Nam. Ở tại đây chúng em được nghe những thông tin về cuộc
đời Bác, những khó khăn, những trắc trở khi Bác ra nước ngoài. Được đi đến nhiều
quốc gia và phải lao động cực nhọc với số tiền lương ít ỏi, nhưng Bác vẫn không bỏ
cuộc vẫn cố gắng tiếp tục hoạt động cách mạng ở ngoài nước.
Hình 4 - Trang sổ lương của thủy thủ, lúc này Bác mang tên là Văn Ba
Hình 5 - Tàu AMIRAL LATOUCHE TRÉVILLE Hình 6 - Bản yêu sách của nhân dân
Và điều đặc biệt nhất mà chúng em nhận được đó là được tận
mắt chiêm ngưỡng những bài báo, bài thơ và những tài liệu quan
trọng mà chúng ta vẫn thường nghe trên giảng đường. Đặc biệt,
nhiều lá thư Bác viết cho cán bộ đảng viên ta, cho đồng bào ta,
thậm chí cả những bức thư riêng nhưng qua lời kể của cô nhân viên
thuyết minh ở Bảo tàng Hồ Chí Minh - thì cho dù việc công hay tư
đều chứa đựng tình cảm dạt dào và nó đã động viên nhân dân ta
quyết tâm, đoàn kết để kháng chiến. Ngoài những bài thơ, bài văn,
chúng ta còn có thể hiểu thêm về những suy nghĩ, cảm xúc và ý
tưởng, hành trình hoạt động của Người qua các bản đồ được bày trí
ở mỗi phòng.
Hình 7 - Báo Việt Nam Hồn
Hình 8 - Tranh châm biếm
Hình 9 - Ngục trung nhật ký (xuất bản ở nhiều nước trên thế giới)
Tiếp theo, em còn được chứng kiến về những công cụ khi làm
việc của Bác về trang phục, về bút, về chiếc kính lão,... Nhìn vào
mọi thứ em như phần nào thấy được sự giản dị bên trong cuộc đời vĩ
đại của Bác. Lối sống giản dị, đức tính cần kiệm của Bác không chỉ
dừng lại ở bộ quần áo mà còn ở nhiều phương diện khác. Trong khi
Chủ tịch các nước bạn mặc đồ tây, giày đen sang trọng thì Bác Hồ
của chúng ta lại không giày đen, không giày tây giống họ mà thay
vào đó là bộ quần áo kaki đã phần nào sờn bạc và đôi dép cao su đã
cũ của mìnhKhi đến thăm các trường học, các xí nghiệp, nhà máy,
thăm các cô các bác nông dân khắp đất nước thì đôi dép cao su vẫn
luôn là vật dụng bất ly thân của Bác vì Bác không bao giờ để đôi dép
ấy ở nhà. Đôi dép cao su đó còn được mệnh danh là “đôi hài vạn
dặm” vì đôi dép ấy theo Bác đi khắp nơi: đi công tác, đi hành quân,
thậm chí là đi thăm các nước bạn trên thế giới thì “đôi hài” ấy cũng
không hề vắng mặt. Những lúc Bác ra chiến trường để trực tiếp chỉ
huy anh em chiến đấu, “đôi hài vạn dặm” thần kì ấy cũng vẫn theo
Người, nâng đỡ, đưa Bác đi từ hào này đến hào khác, từ ngóc ngách
này đến ngóc ngách khác, từ chiến trường này đến chiến trường
khác mà không hề biết mệt mỏi. Cho đến những ngày hân hoan của
dân tộc Việt Nam khi cùng Bác đón mừng tin thắng trận từ chiến
trường. Có những lúc các chiến sĩ cảnh vệ thương Bác đã đôi ba lần
“xin” Bác đổi dép nhưng vẫn nhận được câu trả lời muôn thuở “vẫn
còn đi được”. “Đôi hài vạn dặm” trong truyền thuyết ấy đã đi theo
Bác trên suốt đoạn đường hoạt động cách mạng của Bác và trên
suốt con đường giải phóng dân tộc Việt Nam để đưa Việt Nam trở
thành một nước độc lập.
Hình 10 - Trang phục của Bác Hình 11 – Đôi dép cao su
của Bác
Hình 12 – Túi lưới đựng cơm của Bác Hình 13 – Bút viết, mũ sắt,
kính lão
Em cảm ơn thầy Bùi Văn Như, cảm ơn tất cả các bạn, cảm ơn tất cả mọi người vì
đã cùng mình tham quan bảo tàng và tìm hiểu về cuộc đời của Bác. Sau chuyến tham
quan ấy, em thấy khâm phục Bác vô cùng, Người cho đi mà đâu màng nhận lại, Người
luôn phải sống bình dị, thanh bạch, luôn đồng khổ với nhân dân lao động. Và chính
em bỗng thấy mình trước giờ được sống trong hòa bình, hạnh phúc mà không biết hề
suy nghĩ về những gì những thế hệ trước đã đánh đổi để có được. Học tập, sống tốt và
cống hiến đó là tất cả những gì em có thể làm được. Em sẽ càng ngày càng trưởng
thành hơn, càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn ở mọi mặt cả về tri thức lẫn
tích cách để không phụ lòng những gì mà Bác Hồ kính yêu đã hi sinh, đã dành chúng
em.
Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm”
(Bảo Định Giang)
| 1/6

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO THAM QUAN
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH TP. HCM
CẢM NHẬN VÀ SUY NGHĨ VỀ CHUYẾN
THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
HAY CÒN GỌI LÀ BẾN NHÀ RỒNG
Họ và tên: Lê Nhựt Khánh Văn MSSV: 48.01.401.189 Mã lớp: POLI200515
Người hướng dẫn khoa học: GV. Bùi Văn Như
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
Hãy mỗi khi nhắc đến Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng, ai trong chúng ta
cũng biết được rằng đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của thành
phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là nơi gắn liền với những tháng năm tuổi trẻ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập, thống nhất đất nước.
Sơ lược vài nét về lịch sử của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
Đây là toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường
được gọi là "Nhà Rồng", do vậy tại nơi đây cũng là bến cảng nên khu vực này cũng
mang tên Bến Nhà Rồng. Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu
nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước
ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng
lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người
thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là
một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong cả nước. Trước ngày 30/4/1975, nơi này là trụ sở của Tổng Công ty
Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do
thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ
giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng
trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo kiểu "lưỡng long chầu
nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng
và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất
bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam
quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con
rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài và ở giữa đã được thay đổi thành “vương
miện”, “con ngựa” và “mũi neo” chứ không còn là “mặt trăng” như trước nữa.
Hình 1 - Bảo tàng Hồ Chí Minh nhìn từ phía trước
Cảm nhận của bản thân khi tham quan ở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Đầu tiên khi vừa vào bảo tàng điều gây ấn tượng đầu tiên đối với em chính là bầu
không khí trong lành kèm theo những âm thanh của các bạn cũng như là các vị khách
tham quan vào dịp cuối tuần và mọi người đều đang tìm hiểu về vị Chủ tịch vĩ đại của
chúng ta. Không khí uy nghiêm, trang trọng bao bọc xung quanh “Phòng tưởng niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh”, các bạn sẽ được thể hiện sự biết ơn và kính trọng Bác qua
từng nén hương tại đây.
Nhân viên thuyết minh ở đây đã giúp chúng em hiểu hơn về Bác với những căn
phòng trưng bày bằng giọng nói ngọt ngào, dễ gây ấn tượng và thu hút được tất cả các
bạn. Ở mỗi căn phòng là một chủ đề khác nhau là những giai đoạn gắn liền với cuộc
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hình 2 - Phòng tưởng niệm Hình 3 - Nhân viên thuyết minh
Ở những căn phòng chúng em được đi đến là dành để trưng bày những hình ảnh,
những hiện vật về thời thơ ấu và thanh niên của Bác, những bước đầu tiên khi Bác
hoạt động yêu nước, cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định con
đường cách mạng Việt Nam. Ở tại đây chúng em được nghe những thông tin về cuộc
đời Bác, những khó khăn, những trắc trở khi Bác ra nước ngoài. Được đi đến nhiều
quốc gia và phải lao động cực nhọc với số tiền lương ít ỏi, nhưng Bác vẫn không bỏ
cuộc vẫn cố gắng tiếp tục hoạt động cách mạng ở ngoài nước.
Hình 4 - Trang sổ lương của thủy thủ, lúc này Bác mang tên là Văn Ba
Hình 5 - Tàu AMIRAL LATOUCHE TRÉVILLE Hình 6 - Bản yêu sách của nhân dân
Và điều đặc biệt nhất mà chúng em nhận được đó là được tận
mắt chiêm ngưỡng những bài báo, bài thơ và những tài liệu quan
trọng mà chúng ta vẫn thường nghe trên giảng đường. Đặc biệt,
nhiều lá thư Bác viết cho cán bộ đảng viên ta, cho đồng bào ta,
thậm chí cả những bức thư riêng nhưng qua lời kể của cô nhân viên
thuyết minh ở Bảo tàng Hồ Chí Minh - thì cho dù việc công hay tư
đều chứa đựng tình cảm dạt dào và nó đã động viên nhân dân ta
quyết tâm, đoàn kết để kháng chiến. Ngoài những bài thơ, bài văn,
chúng ta còn có thể hiểu thêm về những suy nghĩ, cảm xúc và ý
tưởng, hành trình hoạt động của Người qua các bản đồ được bày trí ở mỗi phòng.
Hình 7 - Báo Việt Nam Hồn
Hình 8 - Tranh châm biếm
Hình 9 - Ngục trung nhật ký (xuất bản ở nhiều nước trên thế giới)
Tiếp theo, em còn được chứng kiến về những công cụ khi làm
việc của Bác về trang phục, về bút, về chiếc kính lão,... Nhìn vào
mọi thứ em như phần nào thấy được sự giản dị bên trong cuộc đời vĩ
đại của Bác. Lối sống giản dị, đức tính cần kiệm của Bác không chỉ
dừng lại ở bộ quần áo mà còn ở nhiều phương diện khác. Trong khi
Chủ tịch các nước bạn mặc đồ tây, giày đen sang trọng thì Bác Hồ
của chúng ta lại không giày đen, không giày tây giống họ mà thay
vào đó là bộ quần áo kaki đã phần nào sờn bạc và đôi dép cao su đã
cũ của mìnhKhi đến thăm các trường học, các xí nghiệp, nhà máy,
thăm các cô các bác nông dân khắp đất nước thì đôi dép cao su vẫn
luôn là vật dụng bất ly thân của Bác vì Bác không bao giờ để đôi dép
ấy ở nhà. Đôi dép cao su đó còn được mệnh danh là “đôi hài vạn
dặm” vì đôi dép ấy theo Bác đi khắp nơi: đi công tác, đi hành quân,
thậm chí là đi thăm các nước bạn trên thế giới thì “đôi hài” ấy cũng
không hề vắng mặt. Những lúc Bác ra chiến trường để trực tiếp chỉ
huy anh em chiến đấu, “đôi hài vạn dặm” thần kì ấy cũng vẫn theo
Người, nâng đỡ, đưa Bác đi từ hào này đến hào khác, từ ngóc ngách
này đến ngóc ngách khác, từ chiến trường này đến chiến trường
khác mà không hề biết mệt mỏi. Cho đến những ngày hân hoan của
dân tộc Việt Nam khi cùng Bác đón mừng tin thắng trận từ chiến
trường. Có những lúc các chiến sĩ cảnh vệ thương Bác đã đôi ba lần
“xin” Bác đổi dép nhưng vẫn nhận được câu trả lời muôn thuở “vẫn
còn đi được”. “Đôi hài vạn dặm” trong truyền thuyết ấy đã đi theo
Bác trên suốt đoạn đường hoạt động cách mạng của Bác và trên
suốt con đường giải phóng dân tộc Việt Nam để đưa Việt Nam trở
thành một nước độc lập.
Hình 10 - Trang phục của Bác Hình 11 – Đôi dép cao su của Bác
Hình 12 – Túi lưới đựng cơm của Bác Hình 13 – Bút viết, mũ sắt, kính lão
Em cảm ơn thầy Bùi Văn Như, cảm ơn tất cả các bạn, cảm ơn tất cả mọi người vì
đã cùng mình tham quan bảo tàng và tìm hiểu về cuộc đời của Bác. Sau chuyến tham
quan ấy, em thấy khâm phục Bác vô cùng, Người cho đi mà đâu màng nhận lại, Người
luôn phải sống bình dị, thanh bạch, luôn đồng khổ với nhân dân lao động. Và chính
em bỗng thấy mình trước giờ được sống trong hòa bình, hạnh phúc mà không biết hề
suy nghĩ về những gì những thế hệ trước đã đánh đổi để có được. Học tập, sống tốt và
cống hiến đó là tất cả những gì em có thể làm được. Em sẽ càng ngày càng trưởng
thành hơn, càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn ở mọi mặt cả về tri thức lẫn
tích cách để không phụ lòng những gì mà Bác Hồ kính yêu đã hi sinh, đã dành chúng em.
“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm”
(Bảo Định Giang)