Báo cáo thu hoạch cá nhân môn Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội

Báo cáo thu hoạch cá nhân môn Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
1. Tìm hiểu sự ra đời của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
60 năm trước có một con đường đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc mang tên:
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Đây là con đường huyết mạch nối liền hậu phương
miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, chi viện sức người và của cho tiền tuyến trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Quyết định xây dựng tuyến chi viện chiến lược và thực hiện thắng lợi
quyết định ấy khẳng định sự nhạy bén trong tư duy và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của
Đảng ta. Kẻ thù của chúng ta lúc bấy giờ là đế quốc Mĩ – kẻ có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn
gấp nhiều lần . Vì vậy, Đảng sớm nhìn nhận, bên cạnh đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo,
cần phải có chủ trương và biện pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương nhằm tạo nên sức mạnh để
đánh thắng kẻ thù xâm lược. Xây dựng hậu phương vững chắc cho phép giải quyết vấn đề nhân
lực, tiếp tế hậu cần, nguồn động viên chiến đấu cho quân đội; đồng thời, đẩy mạnh sản xuất, đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt chung của nhân dân, đảm bảo giữ vững và không ngừng tăng cường tiềm
lực kinh tế - quốc phòng. Sức mạnh hậu phương là sức mạnh tổng hợp của tất cả các yếu tố, như:
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một chỉnh
thể thống nhất, và cần mở một tuyến giao thông vận tải để đưa cán bộ, vũ khí, thiết bị vật tư y tế,
lương thực và những hàng hoá cần thiết vào miền Nam
2. Kể lại câu chuyện sinh viên ấn tượng nhất sau khi đi tham quan Bảo tàng Đường Hồ Chí
Minh.
Ngày 3/4/2024 vừa qua, em có cơ hội được đến tham quan Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh.
Điều khiến em ấn tượng nhất chính là lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất mỗi người sẽ có những
cảm nhận khác nhau. Riêng đối với bản thân tôi, chuyến thăm quan đã phần nào bổ túc những tri
thức về Đường Hồ Chí MInh mà tôi mới chỉ được học trên giấy vở. Không những vậy, còn giúp
tôi thêm yêu mến và trân trọng môn học “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Qua những câu
chuyện được nghe, tôi thực sự khâm phục và cảm động trước tinh thần bất khuất và tấm lòng yêu
nước của thế hệ đi trước, những người sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì Tổ quốc
thân yêu. Thăm Bảo tang Đường Hồ Chí Minh, tôi càng thêm yêu và tự hào về giống nòi; càng
thêm yêu đất nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao
xương máu để dành lại.
3. Tìm hiểu vị trí, vai trò đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trải dài suốt dọc miền Trung và Tây Nguyên với chiều dài hơn nghìn ki lô mét, tựa lưng
về biên giới Việt - Lào, dốc thoai thoải về biển Đông với độ cao trên năm trăm mét so với mực
nước biển, dải Trường Sơn hùng vĩ nằm dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có hàng trăm con
sông, hàng ngàn con suối và nhiều núi cao, đèo sâu.
Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí
trang bị để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên
tục trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhìn chung, trải qua 16 năm, kể từ ngày
đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh, chiến trường Trường đã phải đương đầu với sự ngăn chặn
khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và
vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của kẻ thù. Tuy nhiên, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, lực
lượng chiến đấu, công tác trên đường Trường Sơn suốt bao năm ròng không tiếc tuổi xuân,
không tiếc máu xương, vì sự sống của con đường, đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
bền bỉ và kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững mạch máu giao thông, đập
tan mọi âm mưu và hành động đánh phá ngăn chặn của quân thù. Nhờ đó, tuyến vận tải chiến
lược Trường Sơn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh
mẽ của hậu phương lớn miền bắc cho tiền tuyến lớn miền nam. Những tháng năm rầm trời bom
đạn ấy, miền bắc đã dốc toàn bộ sức mạnh của cả chế độ cho miền nam, với tinh thần “Tất cả cho
tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lớp lớp thanh niên rời ruộng đồng, xưởng
máy, trường học, theo tiếng gọi của non sông đất nước, lên đường đánh giặc với ý chí “xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng
trong việc quyết định mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.
| 1/2

Preview text:

BÀI BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN
1. Tìm hiểu sự ra đời của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
60 năm trước có một con đường đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc mang tên:
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Đây là con đường huyết mạch nối liền hậu phương
miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, chi viện sức người và của cho tiền tuyến trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Quyết định xây dựng tuyến chi viện chiến lược và thực hiện thắng lợi
quyết định ấy khẳng định sự nhạy bén trong tư duy và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của
Đảng ta. Kẻ thù của chúng ta lúc bấy giờ là đế quốc Mĩ – kẻ có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn
gấp nhiều lần . Vì vậy, Đảng sớm nhìn nhận, bên cạnh đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo,
cần phải có chủ trương và biện pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương nhằm tạo nên sức mạnh để
đánh thắng kẻ thù xâm lược. Xây dựng hậu phương vững chắc cho phép giải quyết vấn đề nhân
lực, tiếp tế hậu cần, nguồn động viên chiến đấu cho quân đội; đồng thời, đẩy mạnh sản xuất, đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt chung của nhân dân, đảm bảo giữ vững và không ngừng tăng cường tiềm
lực kinh tế - quốc phòng. Sức mạnh hậu phương là sức mạnh tổng hợp của tất cả các yếu tố, như:
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một chỉnh
thể thống nhất, và cần mở một tuyến giao thông vận tải để đưa cán bộ, vũ khí, thiết bị vật tư y tế,
lương thực và những hàng hoá cần thiết vào miền Nam
2. Kể lại câu chuyện sinh viên ấn tượng nhất sau khi đi tham quan Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh.
Ngày 3/4/2024 vừa qua, em có cơ hội được đến tham quan Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh.
Điều khiến em ấn tượng nhất chính là lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất mỗi người sẽ có những
cảm nhận khác nhau. Riêng đối với bản thân tôi, chuyến thăm quan đã phần nào bổ túc những tri
thức về Đường Hồ Chí MInh mà tôi mới chỉ được học trên giấy vở. Không những vậy, còn giúp
tôi thêm yêu mến và trân trọng môn học “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Qua những câu
chuyện được nghe, tôi thực sự khâm phục và cảm động trước tinh thần bất khuất và tấm lòng yêu
nước của thế hệ đi trước, những người sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì Tổ quốc
thân yêu. Thăm Bảo tang Đường Hồ Chí Minh, tôi càng thêm yêu và tự hào về giống nòi; càng
thêm yêu đất nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao
xương máu để dành lại.
3. Tìm hiểu vị trí, vai trò đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trải dài suốt dọc miền Trung và Tây Nguyên với chiều dài hơn nghìn ki lô mét, tựa lưng
về biên giới Việt - Lào, dốc thoai thoải về biển Đông với độ cao trên năm trăm mét so với mực
nước biển, dải Trường Sơn hùng vĩ nằm dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có hàng trăm con
sông, hàng ngàn con suối và nhiều núi cao, đèo sâu.
Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí
trang bị để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên
tục trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhìn chung, trải qua 16 năm, kể từ ngày
đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh, chiến trường Trường đã phải đương đầu với sự ngăn chặn
khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và
vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của kẻ thù. Tuy nhiên, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, lực
lượng chiến đấu, công tác trên đường Trường Sơn suốt bao năm ròng không tiếc tuổi xuân,
không tiếc máu xương, vì sự sống của con đường, đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
bền bỉ và kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững mạch máu giao thông, đập
tan mọi âm mưu và hành động đánh phá ngăn chặn của quân thù. Nhờ đó, tuyến vận tải chiến
lược Trường Sơn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh
mẽ của hậu phương lớn miền bắc cho tiền tuyến lớn miền nam. Những tháng năm rầm trời bom
đạn ấy, miền bắc đã dốc toàn bộ sức mạnh của cả chế độ cho miền nam, với tinh thần “Tất cả cho
tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lớp lớp thanh niên rời ruộng đồng, xưởng
máy, trường học, theo tiếng gọi của non sông đất nước, lên đường đánh giặc với ý chí “xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng
trong việc quyết định mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.