-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thu hoạch Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện báo chí và Tuyên truyền
Qua hàng ngàn vạn năm tồn tại, kể từ thời vua Hùng tới kỷ nguyên xây dựng và phát triển, Việt Nam ta đã vượt qua vô vàn khó khăn, đau thương, mất mát; nhưng cùng với đó là không ít những hưng thịnh, vì “hào kiệt thời nào cũng có”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử ngoại giao Việt Nam 16 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo thu hoạch Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam | Học viện báo chí và Tuyên truyền
Qua hàng ngàn vạn năm tồn tại, kể từ thời vua Hùng tới kỷ nguyên xây dựng và phát triển, Việt Nam ta đã vượt qua vô vàn khó khăn, đau thương, mất mát; nhưng cùng với đó là không ít những hưng thịnh, vì “hào kiệt thời nào cũng có”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam 16 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ____________________ BÁO CÁO THU HOẠCH
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO &
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Sinh viên: Hà Thị Tố Nga Mã SV: 2256100031
Lớp: Thông tin đối ngoại K42
Hà Nội, tháng 5 năm 2024 1 MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………………… 2
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………….. 3
NỘI DUNG .…….…….………………………………………….….……. 3
Phần Một: Lịch trình chuyến đi, hình ảnh thực tế ………………… 4
1. Lịch trình chuyến đi …………………………………………….. 4
2. Hình ảnh thực tế ………………………………………………… 5
Phần Hai: Giới thiệu từng địa danh lịch sử ………………………… 7
1. Khu di tích Kim Liên …………………………………………… 7
2. Khu di tích tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du …….……..…… 9
3. Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc ………………………….….……. 13
4. Khu di tích Đền Bà Triệu ……………………………………….. 17
5. Khu di tích Cố đô Hoa Lư ………………………………………. 18
Phần Ba: Vai trò của địa danh lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh ngoại
giao, sự nghiệp cách mạng của Việt Nam …………………………… 23
1. Khu di tích Kim Liên …………………………………………… 24
2. Khu di tích tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du ….……..……… 24
3. Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc …………….….………….……… 24
4. Khu di tích Đền Bà Triệu ……………………………………….. 25
5. Khu di tích Cố đô Hoa Lư ………………………………………. 25
Phần Bốn: Kiến thức lịch sử ngoại giao rút ra sau chuyến đi .…..… 25
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….. 28 2 LỜI MỞ ĐẦU
Qua hàng ngàn vạn năm tồn tại, kể từ thời vua Hùng tới kỷ nguyên xây
dựng và phát triển, Việt Nam ta đã vượt qua vô vàn khó khăn, đau thương, mất
mát; nhưng cùng với đó là không ít những hưng thịnh, vì “hào kiệt thời nào cũng có”.
Trải qua biết bao thời kỳ, lịch sử Việt Nam đã ghi lại lịch sử xây dựng và
phát triển đất nước đã ghi lại không ít các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống
lại âm mưu xâm lược thôn tính của nước xung quanh. Trong những cuộc chiến
ấy, ông cha ta đã kết hợp giữa đấu tranh vũ trang,chính trị và ngoại giao, anh
dũng chiến đấu, sẵn sàng ngã xuống để bảo vệ đất nước, tạo ra sức mạnh tổng
hợp mạnh mẽ giúp chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Từ 10/5/2024 đến 12/5/2024, Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã tổ chức chuyến đi thực tế kéo dài 3 ngày 2 đêm tới các tỉnh
Nghệ An - Hà Tĩnh - Thanh Hóa - Ninh Bình, trở về với địa chỉ đỏ. Đây là dịp
quan trọng để sinh viên được học tập thực tế, tiếp thu được những kiến thức
quan trọng phục vụ cho ngành học của mình. 3 NỘI DUNG
PHẦN MỘT: LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI, HÌNH ẢNH THỰC TẾ
1. LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI Thời gian Địa điểm Ngày Buổi 10/05/2024 Sáng
- Tập trung tại HVBC&TT (36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)
- 5h45 xuất phát đi Nghệ An. Dừng chân
nghỉ ngơi, ăn sáng tại Hà Nam (chi phí tự túc).
- 11h30 tới TP.Vinh, ăn trưa tại nhà hàng. Chiều
- Đến và thăm quan quê Bác (Làng Sen,
làng Hoàng Trù, Nam Đàn, Nghệ An). Sau
đó về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển Cửa Lò.
- Ăn tối tại nhà hàng khách sạn. Tối
- Tự do đi dạo, ngắm cảnh đẹp Cửa Lò về đêm 11/5/2024 Sáng
- Ăn sáng tại nhà hàng khách sạn.
- 7h15 xuất phát thăm Khu tưởng niệm Đại
Thi hào Nguyễn Du và Ngã ba Đồng Lộc. - Ăn trưa tại TP.Vinh. Chiều
- Trở về Cửa Lò nghỉ ngơi, thư giãn Tối
- Ăn tối, sau đó tham gia chương trình giao lưu văn nghệ Gala Dinner 12/5/2024 Sáng
- 6h30 ăn sáng, trả phòng, lên xe về Ninh Bình.
- Trên đường về ghé thăm Đền Bà Triệu. - Ăn trưa tại Ninh Bình Chiều
- Ghé thăm Di tích Cố Đô Hoa Lư tìm hiểu 4 về lịch sử Việt Nam. - 16h00 lên xe về Hà Nội
- 18h30 về tới HVBC&TT, kết thúc tốt đẹp chuyến đi.
2. HÌNH ẢNH THỰC TẾ: Làng Hoàng Trù Làng Sen 5
Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du
Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc 6
Khu di tích Đền bà Triệu Cố đô Hoa Lư
PHẦN HAI: GIỚI THIỆU VỀ TỪNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ
1. KHU DI TÍCH KIM LIÊN 7
Sen nở mỗi dịp tháng 5 về tại quê Bác
Khu Di tích Kim Liên được thành lập năm 1956 là Khu Di tích tưởng niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khu Di
tích Kim Liên thuộc loại hình di tích lưu niệm danh nhân, là di tích đầu tiên
trong hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn
quốc được Đảng và Nhà nước ta có chủ trương bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác
dụng những giá trị di sản văn hoá về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên đã được
Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt
theo Quyết định số 548/QĐ-TTG ngày 10 tháng 05 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
1.1. Cụm di tích quê nội - làng Sen:
Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: do nhân dân làng Sen xuất quỹ công để
xây dựng, làm quà mừng dịp cụ đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901, gồm các
hạng mục: nhà chính, nhà ngang, cổng, sân, vườn. Đặc biệt, trong nhà còn lưu
giữ được nhiều hiện vật có giá trị, như hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương
đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, mâm bằng gỗ sơn đen… 8
Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm: nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình đã sống
trong một thời gian dài, gồm nhà chính, nhà ngang, vườn.
Nhà thờ họ Nguyễn Sinh: được dựng trên mảnh đất hương hỏa của dòng họ, bằng kết cấu gỗ…
Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý: là nhà của gia đình cụ Vương Thúc Quý,
thầy giáo khai tâm của Bác, bao gồm nhà chính và nhà ngang.
Lò rèn cố Điền: trong thời gian sống ở làng Sen, vào những lúc rảnh rỗi,
Bác thường ra lò rèn chơi với cố Điền. Đây là một ngôi nhà nhỏ, mái lá, 3 mặt che phên…
Giếng Cốc: là nơi lấy nước sinh hoạt của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Giếng hình tròn, kè đá, có 18 bậc lên xuống bằng đá ong.
Núi Chung: là nơi lúc còn thơ ấu Người và các bạn thường lên chăn trâu, thả
diều, đánh trận giả, ngắm nhìn phong cảnh non nước, quê hương.
Sân vận động làng Sen: nơi này, trong hai lần về thăm quê (1957 và 1961),
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trò chuyện thân mật cùng bà con làng xóm.
Đền làng Sen: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm việc với Đảng ủy
và Ủy ban Hành chính xã Kim Liên năm 1961. Đền gồm nhà bái đường và hậu cung…
1.2. Cụm di tích quê ngoại - Làng Hoàng Trù:
Nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Hoàng Trù: là nơi cậu bé
Nguyễn Sinh Cung (tên Bác lúc còn nhỏ) cất tiếng khóc chào đời. Nhà gồm ba
gian, mái lá, xung quanh che phên..
Nhà cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác): là nơi chứng kiến tình
cảm của ông, bà ngoại và gia đình dành cho Bác. Đây là một ngôi nhà tranh,
phía trước và phía sau được che bằng phên nứa...
Nhà thờ chi họ Hoàng Xuân: do ông Hoàng Xuân Đường (thân sinh của bà
Hoàng Thị Loan) dựng năm 1882, kết cấu gỗ, mái lợp ngói...
2. KHU TƯỞNG NIỆM ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU 9
Nơi tổ chức các lễ dâng hương Đại thi hào Nguyễn Du
Khu di tích Nguyễn Du bao gồm một quần thể các di tích của dòng họ trên
xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và trải dài trên địa bàn toàn xã.
Trên 400 năm, họ Nguyễn sống ở Tiên Điền, con cháu đã xây dựng một số đền,
chùa, văn bia, cầu cống, đình làng… Đến nay phần lớn đã trở thành phế tích.
Năm 1965, kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Bộ Văn hóa Thông tin và
tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành quy hoạch và bảo vệ một số di tích còn lại và thành
lập khu lưu niệm Nguyễn Du, phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham quan học tập.
2.1. Đàn tế và bia đá:
Nguyễn Quỳnh là ông nội Nguyễn Du. Ông có 5 vợ và 9 con (6 trai, 3 gái).
Trong số 6 người con trai thì có 3 người con đậu đại khoa và làm quan to là
Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Năm 1762 sau khi nhận chức
"Tể tướng" được bốn tháng, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, Nguyễn Nghiễm
cùng em là Nguyễn Trọng và con cháu lập đàn tế, dựng bia đá tại khu vườn
tưởng niệm của dòng họ. Hàng năm đến ngày giỗ, lễ tết, con cháu làm lễ dâng
hương tri ân cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Bia dựng vào mùa Thu năm Nhâm Ngọ (1762). Chất liệu bằng gạch đá và
đá thanh. Tháng 7 năm 1954, giặc Pháp bỏ bom làm nền bìa sạt lở ¼. Sau đó con cháu tu sửa lại.
Đàn tế và bia đá là di tích nguyên gốc về hình dáng, chất liệu. Đá làm bia do
Nguyễn Nghiễm lất từ Thanh Hóa về. Nguyễn Khản viết chữ, thợ khắc chữ
người Thanh Hóa. Khi lập đàn tế dựng bia Nguyễn Nghiễm cho xây dựng cạnh
3 cây cổ thụ Nguyễn Quỳnh trồng.
2.2. Cây cổ thụ do Nguyễn Quỳnh trồng:
Ông Nguyễn Quỳnh là người giỏi chữ hay đọc sách, tinh thông lý số, giỏi về
kinh dịch… Việc thi cử không được hành thông, chỉ chuyên tâm đọc sách, dạy 10
con cái học hành, chỉ mong muốn con mình thành danh, làm vẻ vang cho gia
đình và dòng họ. Ông soạn 3 bộ sách bàn về kinh dịch và những việc chiêm
nghiệm được trong đời.
Sinh thời ông trồng 3 cây cổ thụ, một cây Muỗm (Xoài), một cây Bồ Lỗ
(Cây Nóng), một cây Rói (bị bão đổ năm 1976), để sau này mỗi lần 3 người
con: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, khi về thăm cha có chỗ cột
ngựa. Tương truyền vì tinh thông lý số, giỏi tính toán chuyện hậu thế, ông biết
trong 6 người con trai sẽ có 3 người đậu đạt làm quan nên ông trồng 3 cây này. 2.3. Nhà Tư Văn:
Theo Nghi Xuân địa chí thì nhà Tư Văn từ đời Long Đức triều Lê về trước
gọi là Văn Thánh, hàng huyện thờ Khổng Tử. Lúc này, Văn Thánh thuộc về
dòng họ Ngụy ở Xuân Viên, một dòng học phát đạt nhất huyện Nghi Xuân. Đến
đời Vĩnh Hữu Lê Y Tông (1735-1740) dòng họ Nguyễn Tiên Điền nổi lên, thì
Văn Thánh lại thuộc Quận công Nguyễn Nghiễm cho đưa về dựng tại khu vườn
của ông tổ họ Nguyễn. Theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ về mặt văn
chương, ngôi nhà này là nơi các tao nhân mặc khách bình thơ, bình văn. Những
người vào đây đều là “ Phượng trì long bảng” tức từ Tú tài trở lên. Sau khi bình
thơ, bình văn xong, các cụ ngồi xuống nhà Hạ Điền uống trà, uống rượu, nghe
ngâm thơ Nôm, hát ả Đào (ca trù). Năm Tân Hợi (1971) anh ruột Nguyễn Du là
Nguyễn Quỳnh chống lại nhà Tây Sơn. Hiệp Trấn Nghệ An Nguyễn Quang Dụ
đem quân giết Nguyễn Quỳnh, phóng hỏa đốt cháy dinh điền họ Nguyễn và làng
Tiên Điền. Nhà Tư Văn bị cháy chỉ còn lại gian miếu thờ Thánh Hiền. Sau ít
năm anh Nguyễn Du là Nguyễn Nể bỏ tiền ra cho sửa sang lại.
Nhà Tư Văn là nơi thờ Khổng Tử cũng là nơi thờ “Đạo học” của huyện
Nghi Xuân. Về sau Hội Tư Văn xây thêm điện thờ các vị đậu đạt cao trong huyện.
2.4. Đền thờ Nguyễn Nghiễm:
Đền thờ Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kê, xã Tiên Điền. Khi còn sống ông
đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ ở mặt sông. Sau khi ông mất triều đình
phong “Thượng Đẳng Tôn Thần”, Huân Du Đô Hiến Đại Vương, hàng năm
Quốc gia làm tế lễ . Lại giao cho 4 xã chăm sóc hương khói. Ngày sinh, ngày
giỗ của ông có cả xã Uy Viễn cùng tế lễ. Đền có 3 tấm biển lớn, một khắc 4 chữ
“Phúc lý vĩnh tuy” (Phúc ấm lâu dài) do tự tay chúa Trịnh viết. Một tấm khắc 4
chữ: “Dịch tế thư hương” (dòng thư hương đời nối đời) do Đức Bảo sứ thần
nhà Thanh đề tặng. Một biển khắc 4 chữ “Quang tiền du hậu” (Rạng rỡ thế hệ
trước để lại phúc ấm cho thế hệ sau) biển này do Tô Kính người Viễn Đông đề tặng. 11
Đền kiến trúc theo lối chữ nhị (=), lương long tử vi, đây là lối kiến trúc thời
hậu Lễ. Năm 1954, bom Pháp đánh trúng nhà thờ, thượng điện bị hỏng hoàn
toàn, đồ tế khí mất mát hư hỏng hết. Chỉ còn lại hai tượng quan hầu, hai con
voi, hai con ngựa bằng đá thanh ong cho khắc tạc ở Thanh Hóa đưa vào.
2.5. Đền thờ Nguyễn Trọng:
Đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng ở thôn Thuận Mỹ. Hồi còn sống, ông
đặt ruộng tế xóm sở tại và xây sẵn đền thờ. Trước đền ông cho dựng tấm bia
“Tích thiện gia” (nhà giữ điều thiện) con cháu họ Nguyễn quen gọi là : “Bia gia
Huấn”. Bia này do ông viết rồi sai người Tàu khắc chữ vào bia để giáo huấn con
cháu. Ngoài bia đá ông còn đem từ Trung Quốc về một đôi nghê, một đôi sư tử,
một đôi voi, hai tượng quan hầu tất cả bằng đá. Trong đền treo tấm biển khắc
bốn chữ “Hồng sơn linh khí” (khí thiêng núi Hồng), chữ do Cao Đoàn viết và
một tấm biển lớn ghi chép các bài thơ văn đề vịnh của những bậc túc nho danh tiếng.
2.6. Nhà thờ Nguyễn Du:
Năm 1824, sau khi cải táng hài cốt về tang tại quê nhà, con cháu xây nhà
thờ, lập bài vị Nguyễn Du. Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai
cột quyết, trên đắp có hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại từ “
Hồng Sơn thế phổ”, “Thiên môn tái đăng” và “Tinh sà lưỡng kiếm”. Sau năm
1930, nhà thờ dột nát hư hỏng, con cháu đưa hương án, bài vị về đền thờ
Nguyễn Nghiễm. Năm 1940, Hội Khai Trí tiến đức tổ chức quyên góp trong cả
nước được 420 đồng tiền Đông Dương. Giúp cho con cháu họ Nguyên xây nhà
thờ, dưới sự đôn đốc của cụ Nguyễn Mai, cháu đời thứ 10 của dòng học Nguyễn Tiên Điền.
Nhà được kết cấu theo lối chữ Đinh, giữa có 4 chữ : Địa – linh- nhân – kiệt,
và hai câu đối ở cột quyết. Bài vị thờ Nguyễn Du được khắc như sau:
Quý Mão khoa sinh phụng trực Đại phu chính trị
Khanh khâm sai Bắc quốc công sứ
Lễ bộ hữu Tham tri hầu tước
Thanh Hiên Nguyễn thân sinh thân vị Nghĩa là:
Cụ Nguyễn Du thi đậu Tú tài vào năm Quý Mão (1783)
Cụ trở thành người lớn nhân đức của triều đình
Làm quan đến chức Khâm Sai tuế công sứ sang Trung Quốc
Khi về nước được phong Lê Bộ Hữu Tham Tri hầu tước. Hiệu là Thanh Hiên 12
Tháng 7 năm 1954 bị bom Pháp đánh trúng Nhà thờ chỉ còn lại một bức
tường chơ vơ trên nền cũ và sót lại một ít đồ thờ tự. Sau năm 1954, nhà thờ
được xây dựng lại nhưng chỉ còn lại nhà hạ điện. Từ năm 1965 lại nay được tu
sửa nhiều, nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng và kích thước như cũ. 2.8. Mộ Nguyễn Du:
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi vua xuống chiếu cử Nguyễn Du làm Chánh
sứ đi Trung Quốc cầu phong, nhưng chưa đi làm thì mất tại Huế ngày 10 tháng
8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1820, thọ 55 tuổi.
Sử nhà Nguyễn chép lại: “Năm ấy có nạn dịch lớn (dịch tả) từ nước ngoài
tràn vào Hà Tiên rồi lan ra Bắc Thành làm cho 20 vạn người chết”. Nguyễn Du
mắc bệnh đột ngột, nhưng vẫn bình tĩnh không chịu uống thuốc. Nằm trên
giường cụ bảo người nhà sờ tay chân, người nhà bảo lạnh cả rồi. Cụ bảo “được
được” và lặng lẽ nhắm mắt rồi tắt thở.
Ban đầu, mộ được chọn tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đám tang cụ lặng lẽ không có nhiều người đi đưa.
Bốn năm sau (1824) hài cốt của cụ được con là Nguyễn Ngũ, cháu Nguyễn
Thắng làm quan tại Huế cải táng đưa về quê nhà. Lúc đầu táng tại vườn cũ sinh
thời cụ sống ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền. Những năm sau đó con cháu thất
sức học ngày một giảm, không bằng ông cha mình trước đây, bèn dời đến táng
cạnh đền thờ Nguyễn Trọng. Sau đó, một thời gian do yếu tố tâm linh, con cháu
lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng.
Ban đầu ngôi mộ đơn sơ, về sau có thêm tấm mộ chí do cụ Đặng Thai Mai
làm bằng chữ Hán “Tiên Điền Nguyễn tiên sinh phần mộ”
Năm 1990, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh, Ủy ban nhân dân huyện Nghi
Xuân, xây lại phần mộ cho cụ. Từ đó, tới nay qua nhiều lần chỉnh sửa mộ cụ ngày một tôn nghiêm hơn.
3. KHU DI TÍCH NGÃ BA ĐỒNG LỘC 13
Những hố bom ghi dấu một thời chiến tranh ác liệt
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường
Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh,
thuộc địa phận thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc. Trong những năm chiến
tranh, ngã ba Đồng Lộc là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện sức
người, sức của cho miền Nam. Những năm 1964-1972, nơi đây bị đánh phá liên
tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, ngã ba Đồng Lộc
phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi mét vuông đất gánh
trên 3 quả bom. Đặc biệt, nơi đây gắn liền với sự kiện 10 nữ thanh niên xung
phong hy sinh khi đang đang làm nhiệm vụ vào ngày 24/7/1968. Vào 2013, Khu
di tích Ngã ba Đồng Lộc đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt trên hệ
thống Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh của Việt Nam.
3.1. Cổng vào khu di tích:
3 cổng vào Khu di tích ngã ba Đồng Lộc được bố trí trên 3 tuyến đường
hướng về khu vực di tích, bố cục theo kiến trúc truyền thống tam quan bao gồm:
Cửa chính và 2 cửa phụ, các cột trụ được khắc họa hình tượng là những chùm
bom, khói lửa xuyên qua các cung đường tạo đường cong mái vòm. Một số
mảng phù điêu được bố cục hợp lý, khắc họa hình tượng Thanh niên xung
phong tham gia bảo vệ tuyến đường này.
3.2. Tượng đài chiến thắng:
Tượng đài Chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng bất hủ của sức
mạnh, ý chí quyết thắng, tinh thần vươn lên đạp bằng mọi gian nan nguy hiểm
của lực lượng thanh niên xung phong, bộ đội, công nhân giao thông, công an,
dân quân... Xung quanh chân tượng đài là biểu tượng của khói lửa, đạn bom và
các vầng mây biểu trưng hòa bình, hy vọng và màu xanh bất diệt của bầu trời 14
Đồng Lộc. Quanh chân tượng đài xếp hình cánh cung là những bức phù điêu
miêu tả không khí sôi nổi khẩn trương của lực lượng thanh niên xung phong, bộ
đội, công nhân giao thông, dân quân, lái xe, nhân dân Đồng Lộc và các xã lân
cận san đường, lấp hố bom, bắn máy bay địch, phá bom... dẫn đường cho xe qua.
3.3. Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Thanh niên xung phong toàn quốc:
Nhà bia tưởng niệm ghi danh gần 4.000 các Anh hùng liệt sĩ chính là trang
sử hào hùng và bi tráng của lịch sử, là hiện thân của lực lượng “Vai trăm cân,
chân vạn dặm”, không tiếc tuổi xuân và xương máu vì độc lập tự do của dân tộc.
Tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong và các anh hùng liệt sĩ
hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc sẽ được lưu danh muôn đời, để lớp lớp con cháu
ngưỡng vọng, tôn kính, tự hào.
3.4. Khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc:
Để lại nhiều xúc động nhất là tại Khu mộ 10 nữ Anh hùng liệt sĩ thanh niên
xung phong, các chị là một phần của nơi này, một phần của lịch sử. 10 cô gái
Ngã ba Đồng Lộc đã cùng với những người con trai, con gái dựng lên tượng đài
chiến thắng vĩ đại không chỉ cho vùng đất Hà Tĩnh mà cho cả dân tộc Việt Nam.
Giờ đây 10 chị cùng nằm lại nơi mảnh đất mà họ đã từng chiến đấu. 10 ngôi mộ
trắng như hàng quân năm xưa, 10 ngôi mộ không khi nào ngớt hương hoa, luôn
rung lên những cảm xúc thiêng liêng.
3.5. Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ ngành Giao thông vận tải hy sinh tại Hà Tĩnh:
Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hy sinh tại tỉnh Hà Tĩnh được xây
dựng nhằm ghi danh và tưởng niệm 842 Anh hùng, liệt sĩ ngành Giao thông vận
tải hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Hà Tĩnh;
đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cho cán bộ ngành Giao thông vận tải nói
riêng và Nhân dân cả nước nói chung về sự cống hiến, hy sinh to lớn của ngành
Giao thông vận tải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
3.6. Cột biểu tượng ngành giao thông vận tải:
Cột biểu tượng ngành Giao thông vận tải được đặt ngay chính giữa ngã ba
đường, nơi giao nhau giữa ba tuyến đường: Lạc Thiện - Đồng Lộc, Khe Giao -
Đồng Lộc, Ba Giang - Đồng Lộc. Cột biểu tượng ngành Giao thông vận tải
nhằm tôn vinh những chiến công oanh liệt của những người chiến sĩ trên mặt
trận Giao thông vận tải; ghi dấu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc - Một trong
những địa danh huyền thoại của những chiến công oanh liệt, gương hy sinh anh 15
dũng của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã góp phần tô thắm những trang sử
truyền thống vẻ vang của ngành Giao thông vận tải trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
3.7. Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc:
Tháp chuông Ngã ba Đồng Lộc có kiến trúc uy nghi, lung linh ánh sáng, tọa
lạc trên đồi Mũi Mác, được xếp là một trong những Tháp chuông đẹp nhất của
Việt Nam hiện nay. Du khách có thể theo cầu thang hình xoắn ốc để lên đỉnh
tháp ngắm chuông, chụp ảnh và nhìn toàn cảnh Ngã ba Đồng Lộc. Tháp cao
sừng sững, vững chãi, là biểu tượng công đức cao dày của tổ tiên, tinh thần
chiến đấu hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh và cũng là biểu tượng cho tinh
thần ý chí quyết tâm vươn lên để xây dựng quê hương đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
3.8. Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc:
Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc tọa lạc trên núi Mũi Mác (bên cạnh Tháp chuông
Ngã ba Đồng Lộc). Là nơi thờ các Chư vị thần linh, Chân linh các Anh hùng liệt
sĩ thanh niên xung phong hy sinh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, các
Anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc, 10 cô gái, cán bộ và nhân dân tử
nạn tại chiến trường Đồng Lộc.
3.9. Cụm tượng 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc:
Cụm tượng mô tả sự ác liệt của chiến tranh, giàu ý nghĩa về biểu tượng sáng
ngời của lòng yêu nước, khắc họa tinh thần lạc quan cách mạng của tuổi trẻ Việt
Nam, nhằm tái hiện lại một khoảnh khắc tả thực của 10 cô gái TNXP đang làm
nhiệm vụ san lấp hố bom, dẫn đường thông xe ra tiền tuyến, các chị được bố
cục trong các tư thế khác nhau.
3.10. Đồi La Thị Tám:
Đồi La Thị Tám (trước đây gọi là núi Mòi) chứng kiến sự khốc liệt của
chiến trường Đồng Lộc, chứng kiến những dấu chân, gắn liền với tên tuổi của
người con gái Sông La, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân La Thị Tám.
Suốt 200 ngày đêm ròng rã trong năm 1968, Anh hùng La Thị Tám đã cắm tiêu
được 1.205 quả bom cho công binh đến phát nổ.
3.11. Nhà truyền thống Lực lượng TNXP Việt Nam:
Nhà truyền thống phản ánh quá trình hình thành và phát triển của lực lượng
TNXP Việt Nam, với những đóng góp to lớn của lực lượng TNXP trong hai
cuộc kháng chiến giữ nước và xây dựng đất nước ở cả hai miền Nam - Bắc, đến
công cuộc xây dựng đất nước sau năm 1975. Nhà truyền thống gồm những tư
liệu, hiện vật, ghi chép vô cùng quý báu, không chỉ nêu lên thành tích công lao
của TNXP Việt Nam, mà còn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm, nghĩa tình của 16
thế hệ mai sau đối với những người đã cống hiến cả cuộc đời hoặc hy sinh một
phần xương máu của mình cho Tổ quốc.
3.12. Nhà truyền thống Ngã ba Đồng Lộc:
Nhà truyền thống Ngã ba Đồng Lộc nằm cạnh nhà truyền thống Lực lượng
TNXP Việt Nam tạo thành một khối liên hoàn. Tại đây có sa bàn được lập trình
bằng hệ thống điện tử, tái hiện lại toàn cảnh chiến trường khốc liệt, điêu tàn của
Ngã ba Đồng Lộc trong những năm tháng chiến tranh, cũng như ý chí quyết tâm
thông đường, thông xe, tinh thần dũng cảm, can trường của quân và dân ta tại “tọa độ chết” này.
4. KHU DI TÍCH ĐỀN BÀ TRIỆU
Lối vào Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu là nơi thờ tự vị nữ anh hùng dân tộc Việt tên là Triệu Thị
Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô (Trung Quốc) vào
giữa thế kỷ thứ 3. Đền nằm trên núi Gai, ngay sát Quốc lộ 1, đoạn đi qua thôn
Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hạng mục
công trình nổi bật và giàu giá trị nhất trong Quần thể di tích lịch sử văn hóa và
kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu.
Đền Bà Triệu được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, với bố cục tổng thể từ ngoài vào trong: Cổng ngoại, hồ nước hình
chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu
cung. Tiền đường rộng 3 gian. Gian giữa tiền đường thờ bách gia trăm họ, hai
bên thờ thánh cô, thánh cậu. Điểm nhấn đặc biệt ở tiền đường là những cây cột
đá cổ có kiến trúc khá độc đáo và đặc biệt. 17
Qua tiền đường là trung đường, với 5 gian rộng rãi, gian giữa thờ Bà Triệu,
phía trên là hai bức đại tự, bức phía trong ghi chữ “Thánh cung vạn tuế”; hai
bên cột cái có câu đối: “Tượng đài kim hạt sanh Ngô tướng/ Cổn Vũ Long
chương hộ quốc thần” (dịch nghĩa: “Lúc bình sinh áo vàng cưỡi trên đầu voi là
tướng đánh giặc Ngô/ Khi mất hóa thần, mình khoác áo Long Cổn, là vị thần
bảo vệ cho đất nước”); còn cột quân cũng có đôi câu đối: “Nữ thủ quân qua
danh trấn cổ/ Tượng đầu trước lũ tích ô kim” (dịch nghĩa: “Nữ hào kiệt xuất
quân ra trận tiếng tăm chấn động năm xưa/ Ngự trên đầu voi dẹp giặc chứng
tích còn đến ngày nay”).
Hậu cung Đền Bà Triệu nằm ở vị trí cao và sâu nhất, với kiến trúc bằng gỗ,
gợi cảm giác uy nghi, trầm mặc. Gian giữa thờ Bà Triệu, bên tả thờ thân mẫu,
bên hữu thờ thân phụ Bà. Nơi này được gọi là cấm cung, và thông thường, chỉ
duy nhất người trông giữ đền được vào làm nhiệm vụ. Nối giữa tiền đường,
trung đường và hậu cung là những bậc tam cấp, với các cặp rồng đá uốn lượn, uy nghi chầu phục.
5. KHU DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ
Cố đô mang đậm vẻ đẹp thiên nhiên và những dấu ấn lịch sử 18
Cố đô Hoa Lư tọa lạc trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn
và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình, kinh đô Hoa Lư xưa. Hoa Lư được
chọn là kinh đô đầu tiên của nhà nước Việt Nam đã có lịch sử hơn 1000 năm.
Cố đô Hoa Lư cũng là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng liên
quan đến vận mệnh quốc gia, chứng kiến sự nghiệp của nhà Đinh, nhà Tiền Lê,
Nhà Lý. Di tích Cố đô Hoa Lư vẫn còn lưu giữ rất nhiều cổ vật có niên đại hàng
ngàn năm mang đậm dấu ấn ba triều đại, và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
5.1. Đền vua Đinh Tiên Hoàng
Mặt bằng tổng thể kiến trúc được bắt đầu bằng Ngọ môn quan, xây 2 tầng 8
mái, đây là phong cách kiến trúc truyền thống mà người xưa muốn thông qua nó
để thể hiện cách lý giải mang tính triết học về vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Qua Ngọ môn quan đến hai lớp cửa có kiến trúc tương tự nhau là Nghi Môn
Ngoại và Nghi Môn Nội. Nghi môn có kết cấu kiểu Ba hàng chân cột, được xây
dựng vào thế kỷ XVII. Đề tài trang trí ở đây khá đa dạng, chủ đạo là hình ảnh
Rồng. Với kỹ thuật trạm bong, trạm lộng tinh xảo, Rồng ở đây được thể hiện
dưới dạng Rồng ổ, Rồng đàn mang ước vọng của người xưa về tín ngưỡng cầu
phồn thực. Bên cạnh đề tài về Rồng, nghệ nhân còn chạm khắc các đề tài trang
trí mang nguồn gốc dân gian như: hoạt cảnh người đấu thú, tiên cưỡi Rồng.
Một Bảo vật quốc gia độc đáo được bài trí ở Sân rồng là Long sàng. Long
sàng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Mặt Long sàng được chạm khắc họa
tiết Rồng khá lớn. Diềm Long Sàng trạm nổi những biểu tượng liên quan đến
nguồn nước như: cá, tôm. Xung quanh Long sàng được chia thành các ô nhỏ,
trang trí họa tiết hoa chanh, chim phượng. Đặc biệt, ở đây người nghệ nhân đã
khắc họa khá rõ nét hình ảnh một chú trâu khỏe khoắn, có lẽ người xưa muốn
thông qua điêu khắc để gửi gắm ý niệm về thuở ấu thơ của Đinh Bộ Lĩnh với
điển tích tập trận cờ lau. Để tạo thế uy nghi, hai bên Long sàng nghệ nhân tạc
đôi Rồng chầu kiểu yên ngựa. Sự kết hợp này đã tạo cho Long sàng thế tay ngai.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng còn là nơi khám phá nghệ thuật điêu khắc đá
của người nghệ nhân thế kỷ XIX. Trên các ngưỡng cửa đá và chân tảng đá cổ
bồng, bằng nghệ thuật trạm lộng, trạm nổi tinh xảo, nghệ nhân của triều Nguyễn
đã thể hiện nhiều đề tài trang trí như: “Tứ linh” (Long, Ly, Quy. Phượng), “Tứ
quý” (Tùng, Cúc,Trúc, Mai hoặc Mai, Lan, Cúc, Trúc), “Long hí Thủy”, “Long
hàm Thọ”, “Bát bửu”... Ở đây, người nghệ nhân còn chạm những phong cảnh
nổi tiếng của Hoa Lư như: cầu Đông, cầu Dền, chùa Tháp, đình Ngang...Những
hình ảnh này đã gợi nhớ về các địa danh nổi tiếng của Kinh đô Hoa Lư. 19
Cũng với đề tài về Rồng, nhưng nội điện đền thờ vua Đinh là nơi phô diễn
bộ vì Ván mê tạc Rồng đẹp nhất, nghệ thuật ở đây đã đạt đến trình độ thao diễn
kỹ thuật cao. Rồng được trạm rất sinh động với các hoạt cảnh: Rồng săn mồi,
Rồng ổ, Rồng đàn, qua nét trạm điêu luyện của người nghệ nhân đã cho ta thấy
được đời sống đa dạng của loài Rồng.
5.2. Đền vua Lê Đại Hành
Đền thờ vua Lê Đại Hành được xây dựng thế kỷ XVII. Kiến trúc tương tự như đền thờ vua Đinh.
Nghi môn được chạm khắc đặc tả về hình ảnh hai cô tiên đang cưỡi rồng.
Trong tư thế giang tay múa rất uyển chuyển, trang phục và nghệ thuật của các
tiên nữ gợi ta liên tưởng đến điệu múa của vũ nữ Apsara.
Hiên đền là sự phô diễn về kỹ thuật chạm khắc trên gỗ của người nghệ nhân
thế kỷ XVII. Hoa Sen, hoa Cúc và Rồng cách điệu đã chiếm vị trí chính trong
trang trí trên các mảng Chồng rường. Ở đây, hoa Sen không những biểu trưng
cho sự thanh cao, cho triết lý nhân quả mà khi kết hợp với chạm khắc Hổ, khóm
Trúc, nó còn có ý nghĩa gắn liền với truyền thuyết sinh ra Lê Hoàn.
Cũng ở hiên đền, nghệ nhân đã thể hiện 6 chiếc Bẩy thành 6 con Rồng. Do
khéo bố trí đầu Rồng quay lên sát với xà ngang nên 6 con Rồng như đang vươn
lên, cùng với các mảng chạm ở xà ngang tạo thành các đề tài “ Long Hổ hội
ngộ”, Rồng phun lửa, Rồng ngậm ngọc..... 4 Đầu dư cũng được chạm thành 4
đầu Rồng, bờm râu tua tủa làm cho Rồng như muốn vươn lên đám mây đao mác.
Ngoài hình ảnh Rồng được tạc theo mô típ chung thì ở đây các mảng chạm
khắc còn thể hiện loài cây, loài vật hóa Rồng đầy chất nghệ thuật như: “Trúc
hóa Long”, “Cá hóa Long”. Cũng là đề tài “Cá hóa Long” nhưng cá Chép ở đây
được địa phương hóa biến thành dạng cá Rô, để nhấn mạnh đặc sản nơi đây.
Vùng đất Trường Yên là vùng chiêm trũng, lại là vùng núi có nhiều hang động
nên có nhiều cá Rô to và béo.
Trúc được thể hiện với đề tài “Trúc hóa Long”, “Trúc tước”. Thân Trúc
được uốn theo dáng khúc khuỷu để tạo thành những hóa thân của Rồng. Những
cây Trúc xương gà được chạm các đốt phồng to khá đẹp.
Tòa Bái đường thờ Công đồng. Kiến trúc tiêu biểu là đôi xà ngà voi cách
điệu từ gỗ, hai ngà voi thực chất là hai kẻ góc vừa đỡ mái, vừa che các đầu hoành.
Tòa Thiêu hương thờ các quan của triều Tiền Lê, nghệ thuật chạm khắc tinh
xảo. Nghệ nhân thế kỷ XVII đã trang trí trên Vì ván mê đề tài về Rồng rất 20