-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thu hoạch thực tế chính trị xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Việt Nam ta tự hào là dân tộc có bề dày truyền thống lịch sử, tự cổ chí kim tới kỷ nguyên số, trải qua hàng thiên niên kỷ hình thành, xây dựng và bảo vệ. Mảnh đất hình chữ S đã trở thành mái nhà chung để 54 dân tộc anh em cùng sinh sốc và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo thu hoạch thực tế chính trị xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Việt Nam ta tự hào là dân tộc có bề dày truyền thống lịch sử, tự cổ chí kim tới kỷ nguyên số, trải qua hàng thiên niên kỷ hình thành, xây dựng và bảo vệ. Mảnh đất hình chữ S đã trở thành mái nhà chung để 54 dân tộc anh em cùng sinh sốc và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
__________***___________ BÁO CÁO THU HOẠCH
HỌC PHẦN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Sinh viên: HÀ THỊ TỐ NGA Mã SV: 2256100031
Lớp: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI K42
Hà Nội, tháng 3 năm 2024 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 NỘI DUNG 5
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH VÀ KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM 5
CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 5
1.1. MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 5
1.2. KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 6
PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÀO CAI - 7
THÀNH PHỐ LÀO CAI - THỊ XÃ SA PA 7 2.1. TỈNH LÀO CAI 7 2.1.1. Vị trí địa lý 7 2.1.2. Hành chính 8
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển 9
2.1.4. Điều kiện tự nhiên 10 2.1.5. Kinh tế - Xã hội 11 2.1.6. Văn hóa - Du lịch 14 2.2. THÀNH PHỐ LÀO CAI 17 2.3. THỊ XÃ SA PA 19
PHẦN 3: CÁC ĐỊA ĐIỂM THĂM QUAN VÀ LÀM VIỆC 20 3.1. Đền Thượng 20
3.2. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai 23
3.3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai 25
3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển Đài PT-TH tỉnh Lào Cai 26
3.3.2. Cơ cấu tổ chức Đài PT-TH tỉnh Lào Cai 27
3.3.3. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Đài PT-TH tỉnh Lào Cai 28 3.4. Đèo Ô Quy Hồ 30 3.5. Bản Cát Cát 32
PHẦN 4: CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA TỈNH LÀO CAI 34 4.1. Tình hình chung: 34
4.2. Về Đề án số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Mở rộng đối
ngoại, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, giai đoạn 2020 - 2025" 36
4.3. Định hướng hoạt động trong tương lai 40
PHẦN 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 42 3 LỜI KẾT 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 4 LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam ta tự hào là dân tộc có bề dày truyền thống lịch sử, tự cổ chí kim
tới kỷ nguyên số, trải qua hàng thiên niên kỷ hình thành, xây dựng và bảo vệ.
Mảnh đất hình chữ S đã trở thành mái nhà chung để 54 dân tộc anh em cùng
sinh sốc và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ.
Việc có vị trí địa lý thuận lợi - phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía tây giáp
Lào và Campuchia, phía đông và phía nam tiếp giáp biển Đông, phía tây nam
tiếp giáp vịnh Thái Lan, cùng với đó là sự phong phú của tài nguyên thiên
nhiên, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng trên trường
quốc tế. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã, đang, và sẽ ngày một chú trọng vào
công tác ngoại giao với quốc gia láng giềng nói riêng và khu vực nói chung.
Trong bối cảnh đối ngoại của Việt Nam, tỉnh Lào Cai không phải là một
trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, vị trí biên giới của Lào Cai với Trung Quốc tạo
ra một vai trò quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Nhất là khi Trung Quốc là một nước lớn, là một đối tác quan trọng
của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Lào Cai nằm ở vị trí biên giới với Trung
Quốc, là một cửa ngõ quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, việc
phát triển thông tin đối ngoại ở đây có thể tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế, văn hóa
và du lịch giữa hai quốc gia. Củng cố công tác đối ngoại có thể giúp quảng bá
hình ảnh và thu hút khách du lịch, đầu tư quốc tế từ các quốc gia láng giềng và
xa hơn. Quan hệ đối ngoại mạnh mẽ có thể góp phần vào việc duy trì an ninh và
hòa bình trên biên giới, thúc đẩy sự ổn định khu vực và phát triển bền vững.
Tóm lại, phát triển thông tin đối ngoại ở Lào Cai mang lại nhiều lợi ích kinh tế,
văn hóa và an ninh cho khu vực và đất nước.
Nhận thấy điểm nổi bật trong công tác đối ngoại của Lào Cai, từ ngày 11 -
13/03/20234, Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ
chức chuyến đi thực tế chính trị xã hội kéo dài 3 ngày 2 đêm cho sinh viên K42
tới thành phố Lào Cai - Sa Pa. Chuyến đi với mục đích tìm hiểu về tình hình
chính trị - xã hội, cũng như công tác đối ngoại của thành phố Lào Cai - Sa Pa.
Đồng thời, Khoa cũng tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan các danh lam
thắng cảnh nổi tiếng tại Lào Cai, củng cố thêm hiểu biết về quê hương - đất
nước - con người Việt Nam. Đây là dịp quan trọng để sinh viên được học tập
thực tế, tiếp thu những tri thức và hành trang cần thiết phục vụ cho ngành học
của mình cũng như bổ sung các kiến thức, kỹ năng xã hội cho các hoạt động sau này. 5
Chuyến đi được đoàn Khoa Quan hệ quốc tế kết hợp cùng công ty du lịch
ASEAN Tour lên kế hoạch, quản lý và đảm bảo an toàn 100% cho cán bộ giảng
viên, sinh viên của trường, của khoa. Đây thực sự là một chuyến đi ý nghĩa và
vô cùng đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi Sinh viên! 6 NỘI DUNG
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH VÀ KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM
CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1.1. MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Nhằm mục đích giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu và có cái nhìn trực
quan nhất các vấn đề liên quan đến chuyên ngành, cũng như được học tập thực
tế, tiếp thu được những kiến thức quan trọng phục vụ cho ngành học của mình.
Thông qua chuyến đi rút ra những kiến thức về các vấn đề chính trị, kinh tế,
ngoại giao, văn hoá,… từ đó vận dụng, kế thừa và phát huy triệt để những thành
tựu và kinh nghiệm đạt được.
Bên cạnh đó, bằng việc thăm quan những địa điểm thực tế, sinh viên khoa
Quan hệ quốc tế K42 có cơ hội tiếp thu kiến thức một cách hấp dẫn, cụ thể; từ
đây có hứng thú tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chuyên ngành, từ đó trau
dồi nhận thức, kỹ năng một cách trực quan nhất.
Đoàn Khoa Quan hệ quốc tế K42 trong chuyến đi thực tế
chính trị - xã hội 7
1.2. KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Thời gian
Lịch trình - Địa điểm Ngày Buổi Ngày 11/3 Sáng
- 4h45: Tập trung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Bắt đầu lên xe, khởi hành từ số 36 Xuân
Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Trưa
- 10h: Đến thành phố Lào Cai, thăm quan và
dâng hương tại đền Thượng, chụp ảnh lưu
niệm tại Cửa khẩu Lào Cai, Cột mốc biên giới Việt - Trung 102
- 12h: Ăn trưa tại nhà hàng ở thành phố Lào Cai Chiều
- 13h30: Di chuyển tới làm việc tại Đài Phát
thanh - Truyền hình Lào Cai
- 16h30: Di chuyển đến Sa Pa, tới khách sạn, nhận phòng, nghỉ ngơi Tối
- 19h: Ăn tối tại nhà hàng khách sạn
- Nghỉ ngơi, tự do thăm quan, khám phá Sa Pa về đêm Ngày 12/3 Sáng
- 6h30: Ăn sáng tại nhà hàng khách sạn
- 7h30: Di chuyển tới thăm quan Thác Bạc, Ô Quy Hồ Trưa
- 10h30: Di chuyển về khách sạn, ăn trưa và nghỉ ngơi Chiều
- 14h: Di chuyển tới thăm quan bản Cát Cát
- 16h30: Trở về khách sạn nghỉ ngơi Tối
- 19h: Ăn tối tại nhà hàng khách sạn, tham gia
Gala Dinner do Khoa Quan hệ quốc tế và
ASEAN Tour phối hợp tổ chức Ngày 13/3 Sáng
- 6h30: Ăn sáng tại nhà hàng khách sạn
- 7h30: Thăm quan và vui chơi tự do tại Sa Pa 8 Trưa
- 11h: Ăn trưa tại nhà hàng khách sạn, làm thủ
tục trả phòng, chuẩn bị trở về Hà Nội
- 12h30: Xuất phát trở về Hà Nội Chiều
- 18h30: Có mặt tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, kết thúc tốt đẹp chuyến đi
PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÀO CAI -
THÀNH PHỐ LÀO CAI - THỊ XÃ SA PA 2.1. TỈNH LÀO CAI 2.1.1. Vị trí địa lý:
Lào Cai là một tỉnh nằm ở biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Trung
tâm hành chính của tỉnh là thành phố Lào Cai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội
khoảng 296km theo đường sắt và 265km theo đường bộ. Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang;
+ Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu;
+ Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;
+ Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182.086km đường biên
giới (Trong đó: Đường biên giới trên sông là 131.654km và đường biên giới
trên đất liền là 50.432km)
Vị trí của tỉnh Lào Cai trên bản đồ miền Bắc Việt Nam (Nguồn: Viettelstore) 9 2.1.2. Hành chính
Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố,
1 thị xã, 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã.
Đặc biệt, Lào Cai có 26 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới, gồm:
+ 10 xã thuộc huyện Bát Xát: Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược.
+ 10 xã, thuộc huyện Bát Xát: Xã Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Cốc
Mỹ, Trịnh Tưởng, Nậm Chạc, A Mù Sung, Ngải Thầu, A Lù, Y Tý.
+ 9 xã, thị trấn thuộc huyện Mường Khương: Tả Gia Khâu, Dìn Chín, Pha
Long, Tả Ngải Chồ, Tung Trung Phố, Mường Khương, Nậm Chảy, Lùng Vai, Bản Lẩu.
+ 3 xã, thị trấn thuộc huyện Si Ma Cai: Xã Sản Chải, Xi Ma Cai, Nàn Sán.
+ 3 xã, phường thuộc TP. Lào Cai: Phường Lào Cai, Duyên Hải và xã Đồng Tuyển.
+ 1 xã thuộc huyện Bảo Thắng: Bản Phiệt.
Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
(Nguồn: laocai.gov.vn) 10
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển:
Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một
trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở
thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về
địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu
Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ
thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.
Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta
mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương
được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ
khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ
Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi
làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã được
người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân
gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng
(11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay. Sau khi đánh chiếm
Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân
Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan
binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào
Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến
hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi
chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo
quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự,
thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có
nhiều thay đổi. Về địa danh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:
- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thủy Vỹ
bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ.
Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn
sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu
Thủy Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc
Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân
khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmông, Dao, Tày, Giáy... trong đó người H'mông
chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%,
Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác. - Sau 11
khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8
huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.
- Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của
tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.
- Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất
ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào
Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh
Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
- Ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai
(cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than
Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.
- Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành
hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.
- Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.
- Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị
xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.
- Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).
- Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, gồm
thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai,
Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn.
2.1.4. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa hình và khí hậu:
+ Vùng cao có độ cao trên 700m trở lên, được hình thành do 2 dãy núi chính
là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi. Độ dốc địa hình khá lớn, chủ yếu từ
150 đến 200m. Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu
sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2
mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn
mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình từ 15 độ C đến 20
độ C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000 mm. 12
+ Vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 23 độ C đến 29 độ C, lượng mưa trung
bình từ 1.400 mm đến 1.700 mm.
- Sông ngòi: Một số sông ngòi chính:
+ Sông Hồng: Chiều dài chảy trong tỉnh 120 km;
+ Sông Chảy: Chiều dài chảy trong tỉnh 124 km;
+ Ngòi Nhù: Chiều dài chảy trong tỉnh 68 km.
2.1.5. Kinh tế - Xã hội * Kinh tế:
Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí
thứ 1/63 tỉnh thành; đến năm 2022, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 25/63 tỉnh thành.
Với vị trí trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, có lợi thế lớn trong phát triển Khu kinh tế cửa khẩu. Là
điểm trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN, Lao Cai có 2 cặp cửa
khẩu quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hệ thống
giao thông đa dạng bao gồm đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy và sắp tới
là đường hàng không, cùng với Khu kinh tế cửa khẩu rộng 15.929,8 ha được
đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng, là một trong tâm khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của Chính phủ. 13
Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh Lào Cai
(Nguồn: lienhiephoi.laocai.gov.vn)
Khu và cụm công nghiệp tại Lào Cai, với tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt trên 95%, nói bật là KCN Tằng Loỏng, khu công nghiệp
luyện kim, hóa chất hàng đầu Việt Nam. Đây là trung tâm của các dự án công
nghiệp quy mô lớn như nhà máy luyện đồng 10.000 tấn/năm (đang mở rộng
thêm 20.000 tấn/năm), nhà mày phân bón DAP số 2 công suất 330.000 tấn/năm,
nhà máy Gang thép công suất 1.000.000 tấn/năm và 20 nhà máy chế biến phân bón, hóa chất khác.
Hình ảnh toàn cảnh KCN Tằng Loỏng (Nguồn: Redsunland) * Xã hội:
Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống: Pa Dí, Giáy, Dao, H’Mông, Tày,
Nùng, Hà Nhi, Phù Lá, Thái, Kinh, Kháng, La Chí, La Ha, Sán Chay, Hoa, Bố
Y, Khơ Mú, Lô Lô, Mường, Ngái, Sán Dìu…
Trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bề dày lịch sử, văn
hóa, truyền thống yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo được phát huy
tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng. Mô hình tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển đổi từ chiều rộng sang
tăng trưởng hợp lý chiều rộng và chiều sâu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh
hơn và theo hướng tích cực: trong từng ngành kinh tế đã có chuyển dịch cơ cấu
sản xuất, sản xuất gắn kết với thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả nông
nghiệp, nông thôn tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường,
giữ gìn an ninh trật tự. Công nghiệp tạo ra sức đột phá lớn, là một trong những 14
trung tâm công nghiệp, hóa chất lớn của cả nước, đã tạo ra sự lan tỏa trong các
ngành, lĩnh vực của khu vực. Đô thị và kết cấu hạ tầng có bước phát triển vượt
bậc. Bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy làm nên nét
đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Lào Cai, đồng thời là những tiềm năng, thế
mạnh cho kinh tế, du lịch của tỉnh phát triển. Chất lượng giáo dục, y tế, công tác
chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được nâng cao. Đời sống Nhân dẫn tiếp tục
được cải thiện. Khoa học và công nghệ ứng dụng mạnh vào sản xuất và đời
sống. Bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn để xả bội có chuyển biến tích
cực, giảm nghèo nhanh. Quốc phòng được củng cố, an ninh được tăng cường,
trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại tiến tục mở rộng, phát
triển, đi vào chiều sâu. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị - hợp tác toàn
diện với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sâu sắc và bền vững hơn. Công tác xây
dựng Đảng có nhiều đổi mới: sáng tạo trong việc tổ chức mô hình "tuyên vận",
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được sự đồng
tình ủng hộ của cán bộ và nhân dân, đem lại hiệu quả thiết thực.
Lào Cai đang trên đà ngày một phát triển 15
(Hình ảnh phường Cốc Lếu - TP. Lào Cai thời Pháp thuộc và hiện nay) (Nguồn: baolaocai.vn)
2.1.6. Văn hóa - Du lịch
Là nơi cư trú của 25 dân tộc anh em, các phong tục, tập quán, các nền văn
hóa của các dân tộc với bản sắc khác nhau hội tụ tại vùng đất đã tạo nên những
đặc sắc về văn hóa, xã hội của Lào Cai. Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược,
bảo vệ quê hương, đất nước, cũng như trong cuộc đấu tranh cải tạo thiên nhiên
để sinh tồn và phát triển đã tạo lập cho Nhân dân các dân tộc Lào Cai bản lĩnh
vững vàng, truyên thông đoàn kết, kiên cường, anh dũng, cần cù, vượt khó và
sáng tạo. Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, để thích ứng với nhịp sống ngày càng sôi động, con người Lào Cai
ngày càng năng động, sáng tạo nhưng không mất đi những phẩm chất vốn có,
đó là sự thuần hậu, chất phác, cởi mở, khiêm nhường và ham học hỏi.
Là một tỉnh nằm ở phía tây bắc Việt Nam, Lào Cai không chỉ nổi tiếng với
cảnh quan hùng vĩ mà còn là điểm đến hấp dẫn với những bản làng độc đáo và
văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số. Với vùng núi cao, thác nước hùng vĩ
và những cánh đồng bậc thang xanh mát. Lào Cai là nơi thu hút du khách bằng
vẻ đẹp tự nhiên và những trải nghiệm văn hóa độc đáo.
+ Thành phố Sapa, một viên ngọc quý ở Lào Cai, là điểm đến lý tưởng cho
bất kỳ ai yêu thiên nhiên và văn hóa đa dạng. Nằm ở độ cao hơn 1.500 mét,
Sapa gây ấn tượng với khí hậu mát mẻ, cảnh quan núi non hùng vĩ, và những
ruộng bậc thang kỳ vĩ. Nơi đây còn thu hút du khách bởi sự phong phú của văn
hóa các dân tộc thiểu số, từ nghệ thuật truyền thống đến ẩm thực độc đáo, tạo
nên trải nghiệm du lịch không thể quên.
Sa Pa - Thị trấn mờ sương (Nguồn: KKday) 16
+ Bạch Mộc Lương Tử, một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, là kỳ
quan thiên nhiên không thể bỏ qua khi du lịch Lào Cai. Đây là điểm đến lý
tưởng cho những người yêu thích mạo hiểm và khám phá, với hành trình leo núi
đầy thách thức nhưng cũng vô cùng phấn khích. Từ đỉnh núi, du khách có thể
chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của dãy núi Hoàng Liên Sơn, một trải
nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người mê phiêu lưu.
Bạch Mộc Lương Tử (Ky Quan San) hùng vĩ với độ cao 3.046m
(Nguồn: Tổ Ong Adventure)
+ Đèo Ô Quy Hồ, một trong những con đèo dài và hùng vĩ nhất Việt Nam, là
điểm không thể bỏ qua khi du lịch Lào Cai. Nằm trên tuyến đường nối Lào Cai
và Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ mở ra cảnh quan ngoạn mục của núi rừng và mây
trắng bao phủ. Đây là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên,
cảm nhận không khí trong lành và tận hưởng cảm giác yên bình, tách biệt khỏi
sự ồn ào của đô thị.
Ô Quy Hồ - Địa điểm săn mây lý tưởng (Nguồn: PT Travel) 17
+ Thung lũng Mường Hoa, một điểm đến huyền bí tại Sapa, Lào Cai, là
thiên đường cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá văn hóa. Nơi đây
nổi tiếng với những ruộng bậc thang ngoạn mục, khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của
núi non. Điểm đặc biệt là những phiến đá cổ khắc hình bí ẩn, làm phong phú
thêm trải nghiệm văn hóa địa phương. Thung lũng Mường Hoa, không chỉ là
cảnh quan, mà còn là cuốn sách lịch sử mở.
Mường Hoa - thiên đường mang đậm dấu ấn rẻo cao Tây Bắc (Nguồn: Tour Sapa)
+ Sun World Fansipan Legend, tọa lạc tại chân núi Fansipan ở Lào Cai, là
một khu du lịch phức hợp độc đáo, mang đến trải nghiệm ấn tượng trên đỉnh núi
cao nhất Đông Dương. Khu vực này cung cấp hành trình cáp treo ngoạn mục,
cho phép du khách ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ từ trên cao. Ngoài
ra, Sun World Fansipan Legend còn có các địa điểm như chùa Bảo An và tượng
Phật lớn, là sự kết hợp hoàn hảo giữa du lịch, văn hóa và tâm linh.
Sun World Fansipan Legend - Điểm đến thú vị nơi nóc nhà Đông Dương (Nguồn: Klook) 18 2.2. THÀNH PHỐ LÀO CAI
Thành phố Lào Cai là một thành phố nằm ở biên giới phía Tây Bắc Việt
Nam và là tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai. Đây là cửa ngõ có vai trò vô cùng to lớn
trong quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc.
Bản đồ hành chính thành phố Lào Cai
(Nguồn: laocaotourism.vn) Địa giới hành chính:
+ Phía đông giáp huyện Bảo Thắng
+ Phía tây giáp huyện Bát Xát và thị xã Sa Pa
+ Phía nam giáp thị xã Sa Pa và huyện Bảo Thắng
+ Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) 19
Với thế mạnh về vị trí địa lý, thành phố Lào Cai có những tiềm năng rất lớn
trong việc phát triển trên nhiều phương diện: Kinh tế, du lịch, đối ngoại. Tận
dụng những thuận lợi đó, chính quyền và nhân dân Lào Cai đang ngày một đưa
địa phương đi lên, trở thành một trong những tỉnh đi đầu tại khu vực Tây Bắc.
Thành phố Lào Cai sầm uất về đêm
(Nguồn: Cổng Thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai)
Đặc biệt, nơi đây có cửa khẩu quốc tế Lào Cai - một nút thắt giao thương
giữa phía bắc Việt Nam và phía nam Trung Quốc. Là nơi địa đầu tổ quốc, thành
phố Lào Cai đã, đang và sẽ tiếp tục là cửa ngõ quan trọng trong công tác đối
ngoại Việt Nam - Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - “cánh tay nối dài” quan hệ Việt - Trung (Nguồn: VOV) 20 2.3. THỊ XÃ SA PA
Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai, nằm trên một mặt bằng ở độ cao
1.500 đến 1.650m ở sườn núi Lô Suây Tông. Địa giới hành chính:
+ Phía Đông: giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai
+ Phía Tây: giáp huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu)
+ Phía Nam: giáp huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) và huyện Văn Bàn
+ Phía Bắc: giáp huyện Bát Xát.
Bản đồ hành chính thị xã Sa Pa (Nguồn: dandautu)
Một điều thú vị là tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị
trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý
tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo
tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát" (Hán Việt: Sa Bá, ), người
Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng
Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa
Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao
Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,...