-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo Cáo Thực Tập Bệnh Viện Vạn Phúc | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Báo Cáo Thực Tập Bệnh Viện Vạn Phúc | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tài liệu gồm 43 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
6 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II KHOA DƯỢC BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Thu Lớp : C16DUOCD2 MSSV : Giáo viên hướng dẫn :
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………….
Ngày…….tháng…….năm 2019
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (ký và ghi rõ họ tên) LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản lớn nhất của con người là sức khoẻ. Vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu rõ các
biện pháp phòng chống cũng như các biện pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.
Ngày nay ngành y tế gồm 2 ngành lớn là Y và Dược. Ngành Y sử dụng kỹ thuật y
học để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người, ngành Dược cung ứng thuốc để
phục vụ cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
Qua gần 3 năm học tập tại trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II cơ sở Bình Dương, được
sự giúp đỡ của nhà trường, em đã trải qua đợt thực tế ở Bệnh Viện. Bệnh viện là nơi
giúp em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn, cấp phát thuốc
cho bệnh nhân và là nơi tạo điều kiện thuận lợi, là nền tảng quan trọng để sau này
em tốt nghiệp ra trường làm việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình
Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Một
người Dược sĩ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp và biết cách tư vấn sử dụng
thuốc cho bệnh nhân thì sẽ hoàn thành trách nhiệm của người Dược sĩ. Có thể nói
vai trò của người Dược sĩ trong bệnh viện cũng góp phần rất quan trọng. Quyết định
sinh mạng con người, cho nên người Dược sĩ cần nắm vững kiến thức cần thiết về
thuốc cho chuyên ngành của mình. Vì vậy trước khi tốt nghiệp ra trường chúng ta
cần phải trải qua những đợt thực tập tại các sở khác nhau.
Bài báo cáo thực tập ở bệnh viện là kinh nghiệm tóm tắt lại quá trình học tập ở
nhà trường và bệnh viện. Với những kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý
kiến của các quý thầy cô. LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở trường được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của thầy cô
cung 2 tuần thực tập thực tế tại nhà thuốc của phòng khám và bệnh viện đã giúp em
phần nào hiểu được về ngành dược.
Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình về nhiều phía, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Thầy Lương Tấn Trung và các thầy cô trường Cao Đằng Kĩ Nghệ II – Tp. HCM
đã tạo điều kiện cho chúng em có nơi thực tập tốt nhất.
Các cô/chú, anh/chị tại nơi thực tập là bệnh viện Vạn Phúc 2 đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho chúng em tiếp xúc thực tế với hoạt động bán thuốc, tận tình hướng
dẫn cho em trong quá trình thực tập.
Trong thời gian thực tập chúng em đã học hỏi rất nhiều kiến thức, hiểu thêm
được nhiều kiến thức vững chắc hơn mà chúng em được học ở trường.
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như lượng kiến thức, vì đây là lần đầu
tiên tiếp xúc thực tế nên bài báo cáo chúng em còn hạn chế và nhiều thiếu sót.Vì
vậy, em rất mong được sự góp ý và đánh giá.
Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Lời mở đầu
NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
PHẦN I: BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN PHÚC
THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Tên bệnh viện : Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Phúc
Địa chỉ : số 45, đường Hồ Văn Cống, xã Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Điện thoại : 0650.3777.999
THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIÊN
Thời gian thực tập : từ ngày 18/2 đến 2/3 năm 2019 I.
Tổng quan về bệnh viện
- Bệnh viện Đa Khoa Vạn Phúc có đủ các chuyên khoa : Dược, Nội, Ngoại,
Sản, Mắt, Nhi, Tai-mủi-họng, Răng-hàm-mặt, Da liễu, Đông Y, Phục hồi chức năng,…
- Tiếp nhận bệnh 24/24, kể cả thứ bảy, chủ nhật, những ngày lễ tết.
- Khám điều trị dịch vụ và bảo hiểm y tế, bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký tại
bệnh viện Vạn Phúc hoặc nơi khác đều được khám BHYT và quyền lợi theo quy định. II.
Nhiệm vụ, chức năng của khoa Dược trong bệnh viện.
1. Chức năng của khoa Dược:
- Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
- Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhầm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp
thời, thuốc có chắc lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
2. Nhiệm vụ của khoa Dược:
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc đầy đủ.
- Quản lý theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội Đồng thuốc và điều trị.
- Thực hành tốt bảo quản thuốc GPP.
- Tổ chức phẩm chế thuốc sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng.
- Quản lý, thực hiện các quy định chuyên môn.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân viên.
- Phối hợp với khoa để kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
- Quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng thuốc và báo cáo. III.
Danh sách trưởng khoa, phòng của khoa dược: 1. Nội dung 5S: S5 Ý NGHĨA NỘI DUNG S1 Sàng lọc
Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết, ( seiri )
loại bỏ những thứ không cần thiết. S2 Sắp xếp
Sắp sếp đúng vật đúng chổ và có đánh số ký (Setion )
hiệu. Dễ tìm dễ thấy, dễ kiểm tra. S3 Sạch sẽ
Giữ gìn nơi làm việc,thiết bị, dụng cụ luôn sạch (Selso ) sẽ. S4 Săn sóc
Duy trì 5S ( sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ ) mọi lúc, (Seiketsu ) mọi nơi. S5 Sẳn sàng
Rèn luyện việc tuân thủ 5S một cách tự giác, tự (Shitsuke nguyện. ) Hiệu quả mô hình:
“5S” đã trở thành “thói quen” của nhân viên toàn bệnh viện; ngăn chặn, hạn chế
những nhầm lẫn, sai sót do thiếu tập trung như trước đây; tránh lãng phí vật tư y tế;
kiểm soát sự cố tốt hơn, đảm bảo an toàn người bệnh, tăng sự hài lòng cho người
bệnh và nhân viên dễ thích nghi, hài lòng nơi làm việc của mình.
2. Phân công kho lẽ nội trú:
- Khu vực thuốc BHYT : DSTH Nguyễn Thị Hồng Nhung
- Khu vực thuốc viện phí – vắc xin : DSTH Nguyễn Thụy Như Sương
- Khu vực vật tư y tế: DSCĐ Đỗ Thị Nga 3. Quy ước - Bảng màu:
- Đính phía dưới nhãn tên thuốc:
+ Nhãn thuốc LASA dán gốc phải
+ Nhãn theo dõi thuốc cận DATE dán gốc trái
+ Nhãn thuốc HIGH RISK dán chính giữa IV.
Tổ chức và hoạt động của khoa Dược: 4.1.
Phòng hành chính, kế toán: Chức năng:
- Phòng hành chính, kế toán là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
giám đốc bệnh viện, tham mưu phương hướng, biện pháp quy chế quản lý tài
chính, thực hiện các quyết định tài chính của giám đốc và tổ chức thực hiện
công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng quy chế,
chế độ theo quy định hiện hành. Nhiệm vụ:
- Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh
viện, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện và tổ chức thực
hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
- Theo định hướng hạch toán kinh tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh,
cấp phát thuốc. Tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo qui định.
- Tổ chức xây dựng định mức tiêu chí cho từng hoạt động cụ thể.
- Tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động, tiền lương, chế độ chính sách, vật
tư tài sản, hành chính sự nghiệp. Tổ chức hướng dẫn kiểm tra, giám sát công
tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.
- Định kỳ báo cáo quyết toán.
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản các chứng từ, sổ sách theo đúng qui định.
- Thực hiện kiểm tra tài chính, công khai tài chính theo qui định 4.2. Phòng pha chế thuốc:
Yêu cầu trình độ: tối thiểu là DSTH
Chức trách, nhiệm vụ:
- Thực hiện qui định công tác Dược, công tác chống nhiễm khuẩn.
- Thực hành pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu.
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa Dược.
- Trên thực tế không bệnh viện nào tổ chức pha chế thuốc vì sẽ không hiệu quả
và sẽ không đáp ứng an toàn. Chỉ có phòng Y Học Cổ Truyền: sao tẩm và sàng sẩy,... 4.3. Kho thuốc 4.3.1.
Kho cấp phát thuốc chẵn và lẽ: Chức năng:
- Kho chẵn: cấp phát thuốc cho kho lẽ, nhà thuốc ( BHYT và dịch vụ )
- Cấp phát thuốc và hoá chất cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Nhiệm vụ:
- Lập dự trù đủ dùng trong một tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và
chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc trong điều trị nội trú và ngoại trú.
- Bảo quản thuốc rrong điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc khi tới tay bệnh nhân.
- Quản lý thuốc nhập xuất rõ ràng, chính xác, đúng quy trình.
- Thủ kho của kho cấp phát chẵn- lẻ: cấp phát thuốc theo hoá đơn, kiểm tra
chất lượng thuốc đầu vào trước khi nhập thuốc vào, bao bì phía ngoài phải có
các thông tin về nhà sản xuất, số đăng ký, số lô, hạn dùng, số đăng ký
thuốc,… tất cả hoá đơn của đơn vị nhập về phải có số lô. 4.3.2.
Bộ phận cấp phát thuốc nội trú:
- Đảm bảo việc cung ứng kịp thời và đầy đủ cho bệnh nhân sử dụng.
- Quy trình cấp phát thống nhất việc đảm bảo cấm phát thuốc từ khoa Dược
đến các khoa phòng cho bệnh nhân nội trú.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý. 4.3.3.
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và dịch vụ:
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú: - Trách nhiệm - Khoa / phòng - Trình hiện thực
- Khoa / phòng tổng hợp y lệnh trên phần mềm ( điều dưỡng hành chánh ) - Trưởng khoa / phòng
- Trưởng khoa ký duyệt hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản.
- ( Ban trưởng khoa hoặc Ban được uỷ quyền )
- Phòng kế toán tổng hợp. - Phòng KHTH - Kiểm tra
- Ký chuyển tại khoa / phòng - Khoa dược lẻ
- Chuyển tổng hợp y lệnh về khoa dược soát xét và duyệt
- ( Trưởng khoa dược hoặc kế toán dược )
- Chuyển qua kho lẻ thực hiện cấp phát
- ( Nhân viên kho lẻ khoa dược ) - Khoa / Phòng
- Thuốc VTYT đem về khoa cấp phát cho bệnh nhân ( Điều dưỡng hoặc dược khoa phòng )
Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân dịch vụ - Trách nhiệm - Nhân viên nhận đơn
- Tiếp đón và chào hỏi khách hàng - Nhận đơn thuốc
- Trưởng quầy dược hoặc nhân viên được uỷ quyền - Nhân viên soạn thuốc
- Kiểm tra và duyệt thuốc
- Nhân viên soát xét đơn thuốc lần 1 và chia liều đơn thuốc - Nhân viên phát thuốc
- Soát xét đơn thuốc lần 2 - Giao cho bệnh nhân
- Lưu các thông tin và số liệu 4.3.4. Quy định sổ sách
Sổ điều trị nội trú:
- Tên thuốc trong ô cột phải đúng, phải sắp xếp trình tự A, B, C đối với từng loại thuốc.
Thuốc cột A, B; thuốc hướng thần, thuốc thường.
Sổ giao nhận thuốc thừa:
- Sổ do sở y tế hành chính giữ lại để ghi nhận trước, không dùng cho bệnh
nhân khi y tá trao đổi lại từ sổ ngày y tá hành chính tập hợp toàn bộ số thuốc
thừa và phiếu trả thuốc thừa hàng tuần
Sổ thống kê nhầm lẫn thuốc:
- Sau khi có nhầm lẫn về thuốc phải ghi ngay vào sổ ( nếu trong tháng kh có vì
nhầm lẫn cũng phải ghi vào sổ )
Bàn giao thuốc Y dụng cụ của tổ trực
- Đối chiếu với hàng danh sách có số thuốc Y dụng cụ để bàn giao, ký tên giao nhận rõ ràng
Sổ ghi xuất nhập máy móc dụng cụ:
- Sổ phải thành từng quyển, có bìa, có tên
- Sổ thuốc viết lần lượt: + Thành phẩm GN-HT
+ Thành phẩm độc bảng A-B
+ Thành phẩm giảm độc B 4.3.5.
Quy định về phiếu lĩnh thuốc
- Phiếu lĩnh thuốc phải có số thứ tự cho từng phiếu
- Có tên phân khoa trong khoa phòng lĩnh thuốc
- Có tên thuốc, nồng độ, hàm lượng phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá, chồng chéo.
- Phiếu lĩnh thuốc nồng độ, hàm lượng phải chính xác từ sổ sách và hồ sơ bệnh án.
- Phiếu lĩnh thuốc phải lần lượt theo thứ tự sau:
+ Viết thành phẩm GN, thuốc hướng thần trước và có màu riêng.
+ Thành phẩm độc bảng A
+ Thành phẩm độc bảng B NỘI QUY KHO DƯỢC
1. Nghiêm chỉnh chấp hành quy chế kho dược của Bộ y tế
2. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy phòng cháy các vật tư Dược và quản trị bệnh viện
3. Không mang túi xách cá nhan vào kho
4. Nghiêm cấm cho cá nhân vay hoặc đổi thuốc, VTTH trong kho
5. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong kho theo đúng quy định
6. Hết giờ làm phải kiểm tra điện, nước, khóa cửa và kiểm tra lại đảm bảo cửa
được khóa chắc chắn, gửi chìa khóa đúng nơi quy định
7. Phải đảm bảo trật tự vệ sinh và ngăn nắp kho
8. Nghiêm chỉnh – thường xuyên thực hiện duy trì 5S trong kho
9. Người không có phận sự không được vào kho
THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN I.
Giới thiệu khái quát về nhà thuốc bệnh viện 1.1. Vị trí
- Bệnh viện Đa Khoa Vạn Phúc toạ lạc tại số 45, xã Tương Bình Hiệp, thành
phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
- Lối đi vào bên phải trong thấy đầu tiên là nhà thuốc, được ngăn thành hai
bên: một bên là tiếp nhận bệnh nhân BHYT và một bên là tiếp nhận bệnh
nhân dịch vụ, đối diện nhà thuốc là phòng thu ngân, thuận tiện cho bệnh
nhân thực hiện các giao dịch và hỏi hang về thuốc. Hình 1 1.2. Diện tích
- Diện tích nơi bán thuốc từ 10m2 trở lên, phù hợp với quy mô kinh doanh, có
khu vực trưng bày, bảo quản, giao tiếp bệnh nhân, có phòng ra lẽ thuốc, có
nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, có ghế ngồi chờ. 1.3. Cơ sở vật chất:
- Nhà thuốc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả.
- Cơ sở vật chất gồm có: máy lạnh, tủ lạnh, máy in, điện thoại, bàn ghế, quạt đèn,…
- Đủ trang thiết bị bảo quản thuốc, tránh những ảnh hưởng bất lợi đến thuốc.
- Có tủ quầy kê chắc chắn, trơ nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho trưng bày bán,
bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ. Hình 2 1.4.
Thủ tục pháp lý thành lập. 1.4.1. Chứng chỉ hành nghề Tiêu chuẩn
+ Có văn bằng , chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức kinh doanh.
+ Đã qua thực hành ít nhất từ 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp đối với
từng hình thức kinh doanh.
+ Có đạo đức nghề nghiệp.
+ Có đủ sức khoẻ hành nghề dược.
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu bộ y tế quy định
+ Bằng tốt nghiệp ( bản sao có chứng thực )
+ Giấy xac nhận thời gian thâm niên + Giấy khai sinh + Hộ khẩu + CMND + Giấy khám sức khoẻ + Sơ yếu lý lịch + Hình
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Cơ quan thực hiện: Sở y tế
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày
- Giá trị, thời hạn: không giới hạn 1.4.2. Giấy phép kinh doanh:
+ Làm thèo đơn mẫu của giấy đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh.
+ Giấy chứng minh nhân dân
+ Chứng chỉ hành nghề ( bản sao )
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
+ Cơ quan thực hiện: UBND quận, huyện cấp
+ Thời gian giải quyết: 15 ngày
+ Giá trị thời hạn: 1 năm 1.4.3.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Tiêu chuẩn:
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng
hình thức kinh doanh thuốc.
+ Người quản lý chuyên môn về dược là được cấp chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với hình thức kinh doanh.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. + Chứng chỉ hành nghề.
+ Bản kê khai nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn. + Giấy phép kinh doanh. + Giấy GPP
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Cơ quan thực hiện: sở y tế
- Thời gian giải quyết: 30 ngày
- Giá trị, thời hạn: không thời hạn với điều kiện giấy GPP phải luôn đạt trong
khi làm hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì làm
đồng thời hồ sơ xin thẩm định GPP. 1.4.4.
Giấy chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc ( GPP ) Tiêu chuẩn:
Địa điểm cố định, riêng biệt ổn định, diện tích tối thiểu 10m2. Nơi rửa tay cho
người bán lẽ và người mua thuốc, kho bản quản, nơi ra lẽ thuốc và bao bì ra lẽ
phù hợp. Có sổ sách ghi chép hoạt động mua bán thuốc.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
+ Đơn đăng ký kiểm tra “thực hành tốt nhà thuốc”
+ Chứng chỉ hành nghề ( bản sao )
+ Giấy phép kinh doanh ( bản sao ) + Bản kê khai nhân sự
+ Bản kê khai địa điểm và trang thiết bị
+ Danh mục các quy trình thao tác chuẩn ( S.O.P )
+ Biên bản tự kiểm tra “ thực hành tốt nhà thuốc” + Hồ sơ sổ sách
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Cơ quan thực hiện: Sở y tế
- Thời gian giải quyết: 30 ngày
- Giá trị, thời hạn: 3 năm 1.5.
Sợ đồ tổ chức nhà thuốc bệnh viện
Trưởng khoa: DSĐH Bùi Thị Quế BHYT: DSTH DV: DSTH
Phó khoa: DSTH Nguyễn Thị Ánh Hết II.
Cách sắp xếp và bảo quản thuốc:
- Thuốc sắp xếp phân loại theo tác dụng – dược lý như: ho, nhứt đầu – rối loạn
tiền đình, giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, vitamin – khoáng chất, tiểu đường – huyết áp,…
- Sắp xếp theo từng nhóm công dụng: chỉ khâu, bông băng, bơm tiêm,…
Tuân theo 3 nguyên tắc: 1. Dễ thấy 2. Dễ lấy 3. Dễ kiểm tra
Thực hiện 3 tra 3 đối chiếu: + 3 kiểm tra 1. Tên thuốc
2. Nồng độ, hàm lượng, số lượng.
3. Chất lượng thuốc bằng cảm quan
Một số toa thuốc:
1. Nguyễn Thị Oanh, 40 tuổi
Chẩn đoán: viêm dạ dày trào ngược thực quản; rối loạn thần kinh thực vật
- Omlac 20 20mg Số lượng: 10 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 2 lần/ ngày trước ăn 30 phút, sáng, chiều
- Drotaverin 40mg Số lượng: 10 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
- Dogtapine 50mg Số lượng: 10 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
- TRIMAFORT 800 Số lượng: 10 viên
Cách dùng: uống 1 gói/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn 1 giờ sáng, chiều
2. Lê Bích Nhiên, 18 tuổi
Chẩn đoán: viêm phế quản
- Ofmantine-Domesco 1g 875mg+125mg Số lượng: 10 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
- ACETYLCYSTEIN 200mg 200mg Số lượng:20 viên
Cách dùng: uống 2 viên/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
- Fefasdin 60 60mg Số lượng: 10 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
3. Trịnh Thị Cẩm Lang, 59 tuổi
Chẩn đoán: Bệnh tăng huyết áp; Rối loạn chuyển hóa lipid máu; Sỏi thận trái
- Kavasdin 5 5mg Số lượng: 36 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 1 lần/ ngày sáng
- LOSARTAN 25 25mg Số lượng: 36 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 1 lần/ ngày chiều
- TORMER- 10 10mg Số lượng: 36 viên
Cách dùng: uống 1 viên/ lần * 1 lần/ ngày chiều sau ăn
- Kim tiền thảo 120mg + 35mg Số lượng: 12 viên
Cách dùng: uống 2 viên/ lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
4. Phạm văn Hòa, 31 tuổi
Chẩn đoán: Sỏi 2 thận, Đau cơ lưng
- Drotaverin 40mg Số lượng: 20 viên
Cách dùng: uống 2 viên/lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
- Kim tiền thảo 120mg+35mg Số lượng: 56 viên
Cách dùng: uống 2 viên/lần * 2 lần/ngày sau ăn sáng, chiều
5. Nguyễn Thị Nhưỡng, 34 tuổi
Chẩn đoán: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; bệnh khác của hệ thần kinh ngoại vi
- AGIDECOTYL 500 500mg Số lượng: 28 viên
Cách dùng: uống 1 viên/lần * 2 lần/ ngày sau ăn sáng, chiều
- Gabapentin 300mg Số lượng: 14 viên
Cách dùng: uống 1 viên/lần * 1 lần/ngày sau ăn tối
- Fucalmax 500mg/10ml Số lượng: 14 ống
Cách dùng: uống 1 ống/ lần * 1 lần/ngày sau ăn sáng
- Galanmer 500mcg Số lượng: 14 viên
Cách dùng: uống 1 viên/lần * 1 lần/ngày sau ăn tối
PHẦN II: PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC BÌNH DƯƠNG
THỰC TẬP TẠI NHÀ THUỐC PHÒNG KHÁM
Địa chỉ: số 14A đường Nguyễn An Ninh, phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0937 154 995 I.
Giới thiệu khái quát vê nhà thuốc phòng khám:
- Phòng khám đa khoa Medic Bình Dương tọa lạc tại số 14A, đường Nguyễn
An Ninh, phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cách
trung tâm 450m, gần nhà sách, siêu thi,trường học, cơ quan ban ngành của tỉnh.
- Quầy dược của phòng khám được bố trí tại tầng trệt nằm phía bên trái tại cửa
ra vào, bên cạnh cửa ra vào là phòng nhận bệnh, đối diện quầy dược là phòng
thu viện phí, thuận tiện cho bệnh nhân nhận thuốc hỏi hang các thông tin về thuốc. 1.1.
Danh sách dược sĩ phụ trách:
DSĐH phụ trách: Nguyễn Thị Hải Nguyên
DSTH : Nguyễn Thị Nam Phương Trần Thị Đông Trúc Nguyễn Thị Tình 1.2. Diện tích:
- Diện tích nơi bán thuốc từ 10m2 trở lên, phù hợp với quy mô kinh doanh, có
khu vực trưng bày, bảo quản, giao tiếp bệnh nhân, có nơi rửa tay dành cho
người bán thuốc, có ghế ngồi chờ. 1.3.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Nhà thuốc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả.
- Cơ sở vật chất gồm có: máy lạnh, máy tính, điện thoại, máy in, bàn ghế, quạt đèn…
- Có đủ tủ, quầy chắc chắn, trơn nhẫn, dễ vệ sinh, khay đếm thuốc, túi đựng
thuốc và trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên
nhãn thuốc được bán. Thuận tiện cho việc trưng bày bán, và đảm bảo thẩm mỹ.
- Phải có tủ hoặc ngăn tủ riêng để bảo quản các thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần, thuốc đọc theo quy định của các quy chế liên quan.
- Thuốc sắp xếp trong tủ, quầy đảm bảo yêu cầu dễ thấy, dễ lấy, tránh nhầm
lẫn, thực hiện các nguyên tác nhận trước- xuất trước và nguyên tắc hạn dùng trước – xuất trước
- Thuốc được bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh sáng mắt trời.
- Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nỗ.
- Đủ trang thiết bị bảo quản thuốc, tránh những ảnh hưởng bất lợi đến thuốc. 1.4.
Thủ tục phát lý thành lập:
1.4.1. Chứng chỉ hành nghề: - Tiêu chuẩn:
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức kinh doanh thuốc.
+ Đã qua thực hành ít nhất từ 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp đối
với từng hình thức kinh doanh.
+ Có đạo đức nghề nghiệp.
+ Có đủ sức khỏe hành nghề dược.
+ Không bị triu cứu trách nhiệm hình sự.
- Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu Bộ y tế quy định.
+ Bằng tốt nghiệp ( bản sao có chứng thực ).
+ Giấy xác nhận thời gian thâm niên. + Giấy khai sinh. + Hộ khẩu + CMND + Giấy khám sức khỏe + Sơ yếu lý lịch. + Hình.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Cơ quan thực hiện: Sở y tế
- Thời gian giải quyết: 30 ngày
- Giá trị, thời hạn: không thời hạn
1.4.2. Giấy phép kinh doanh:
+ Làm theo đơn mẫu của giấy đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh. + CMND
+ Chứng chỉ hành nghề ( bản sao )
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Cơ quan thực hiện: UBND quận, huyện cấp.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày
- Giá trị, thời hạn: 1 năm
1.4.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: - Tiêu chuẩn:
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho
từng hình thức kinh doanh thuốc.