Báo cáo thực tập: Đánh giá tìm hiểu khả năng, nhu cầu, môi trường phát triển của trẻ | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Báo cáo thực tập: Đánh giá tìm hiểu khả năng, nhu cầu, môi trường phát triển của trẻ của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 13 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BÁO CÁO THỰC TẬP 1 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
ĐÁNH GIÁ TÌM HIỂU KHẢ NĂNG, NHU CẦU, MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Họ và tên sinh viên | : | Mai Ngọc Ánh |
Lớp : Giáo Dục Đặc Biệt D2022
Khóa : D2022
Hà Nội, tháng 01 / 2024
MỤC LỤC
- Thông tin học sinh 3
- Thông tin về gia đình học sinh 3
- Đánh giá, tìm hiểu khả năng, nhu cầu, môi trường phát triển của trẻ 3
- Môi trường phát triển của trẻ 8
- Xác định nhu cầu can thiệp hỗ trợ trẻ khuyết tật 8
1
Thông tin học sinh
- Họ tên học sinh: Đ.M.L
- Giới tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 6-11-2001
- Là con thứ 01 trong gia đình
- Dạng tật chính: Rối loạn phát triển
-Tình trạng học tập:
- Tình trạng sức khỏe:
- Đặc điểm đặc biệt khác (trẻ mắc hội chưng Down, bại não, bại liệt, tim bẩm sinh hoặc các dị tật khác)
Thông tin về gia đình học sinh
- Họ tên bố: Đặng M.H 1943
- Nghề nghiệp bố: Giảng Viên
- Họ tên mẹ: Đinh T.T
- Nghề nghiệp mẹ: Giáo viên
- Địa chỉ gia đình: Đống Đa, Hà Nội
- Số liện thoại liên hệ: 0389874***
- Ai là người chăm sóc chính: Bố và Mẹ
Đánh giá, tìm hiểu khả năng, nhu cầu, môi trường phát triển của trẻ (Tối thiểu 7 trang)
Khả năng vận động
- Vận động thô (khả năng đi, đứng, chạy, nhảy, bò, trườn, ngồi…)
- Đi đứng , chạy nhảy bình thường . Tuy nhiên tổng thể về mặt sức khoẻ thì hơi yếu, vận động khá ít
- Có thể thực hiện được các bài thể dục khởi động nhẹ vào đầu giờ
- Vận động tinh (khả năng vận động của các chi nhỏ như: cầm thìa, cầm đũa, cầm bút, viết, tô màu, xé dán, cài động tinh khuy áo, xâu kim … mức độ khéo léo)
- VĐT 1: Cử động các bộ phận: đầu/cổ/thân/mình/tay/chân
Cử động tốt các bộ phận trên khi tập thể dục, tham gia các hoạt động vui chơi hay học tập
- VĐT 2: Cử động các khớp: cổ tay/ngón tay/cổ chân/ngón chân
Cử động tốt các bộ phận trên khi tập thể dục, tham gia các hoạt động vui chơi hay học tập
- VĐT 4: ML ngồi thăng bằng trên ghế/ trên bóng/ ngồi xổm/ ngồi hoa sen ML có thể ngồi xổm khi nhặt rau đỗ
Ngồi hoa sen khi tham gia hoạt động tổ chức trò chơi của sinh viên thực tập
- VĐT 6: ML bộ/ đi lên xuống cầu thang/ qua chướng ngại vật
ML đi lên xuống cầu thang thành thạo, không gặp bất cứ khó khăn gì ML biết tránh chướng ngại vật (đi tránh, bước qua)
- VĐT 7: ML nhảy/ chụm/ bật/ nhảy qua vật cản/ Nhảy lò cò 5 bước K thực hiện được
- VĐT 8: ML Chạy, dừng, tránh chướng ngại vật L thực hiện được
Khả năng vận động tinh :
- Có thể xâu kim, luồn chỉ, khâu một cách khéo léo
- Kỹ năng sử dụng bật lửa, kéo và súng bắn keo còn chưa tốt
- VĐT 1: Nắm tay
ML thực hiện được tự nắm tay mình, nắm tay người khác với lực vừa phải
- VĐT 2: Cầm được vật nhỏ như viên kẹo trong lòng bàn tay ML thực hiện được
- VĐT 3: Nhặt được hạt nhỏ (ngô, đậu) ML thực hiện được
- VĐT 4: Cầm cốc uống nước bằng 1 tay ML thực hiện được
- VĐT 6: Cầm kéo cắt được các đường cơ bản (đường thẳng, gấp khúc, cong) theo mẫu ML sử dụng kéo thành thạo căt được các đường cơ bản
- VĐT 7: Tô lại chữ số và theo nét mờ ML thực hiện được
Khả năng nhận thức
- Khả năng tập trung, chú ý, ghi nhớ:
- Khả năng tập trung của Mai Lam khá tốt: Ví dụ như khi cô giáo yêu cầu tập trung vào bài học thì Mai Lam có thể duy trì sự tập trung xuyên suốt tiết học
- Khả năng chú ý khá tốt: Trong tiết học nếu thấy có nhưng điểm khác lạ sẽ lập tức phát hiện ra (ví dụ như: trong tiết học mà có thầy cô khác đến dự giừ thì Mai Lam sẽ chú ý đến những thầy cô giáo đó)
- Khả năng ghi nhớ khá tốt: (Ví dụ: Sau khi giáo viên nói 3 công dụng của kẹp nơ thì Mai Lam có thể ghi nhớ được và nhắc lại được luôn)
- Khả năng nhận thức với các môn học:
- Làm quen với biểu tượng toán học
- Có thể thực hiện được nhanh các phép tính trong phạm vi 100
- Tính các mệnh giá tiền tốt
- Có thể đảm nhận nhiệm vụ nhập sĩ số học viên trên máy tính và báo số lượng thành viên ăn cơm trưa
- T1: Cảm nhận không gian
3
ML phân biệt được hình dạng; trái phải, chiều thẳng đứng, chiều ngang, xiên trái, xiên phải
- T2: Cảm nhận về hình học
Cảm nhận về hình học 2 chiều: ML nhận biết được các hình tròn, tam giác, vuông
- T3: Các kỹ năng tiền học số
+ T3.1. Các đặc tính của đồ vật: hình dạng, kích thước, màu sắc
ML phân biệt được kích thước to - nhỏ, màu sắc đồ vật, hình dạng tròn - vuông - tam giác
+ T3.2. So sánh: các vật thể số lượng nhiều ít
- T4: Khái niệm về số học
+ T4.1. Nhận biết và đếm tập hợp số lượng
ML đếm được số lượng đồ vật và ghi được số tương ứng
+ T4.2. Số thứ tự
K điền được tiếp vào chỗ trống số liền trước, số liền sau
- T5: Các phạm vi số học
K đếm số phạm vi 30 theo nhịp dừng/nghỉ
- T6: Các phép toán
+ T6.1. Phép cộng
ML cộng được phép tính
+ T6.2. Phép trừ; T6.3. Phép nhân; T6.4. Phép chia; T6.5. Sử dụng máy tính để làm toán ML thực hiện được phép trừ đơn giản, thực hiện được phép nhân chia đơn giản hay các bài toán tình huống
- T7.1. Bài toán có lời văn; T7.2. Bài toán tỷ lệ
ML hiểu và thực hiện được các bài toán dạng vận dụng, phức tạp
- T8: Đơn vị đo lường
+ T8.1 Tiền Việt Nam
ML nhận biết được mặt tiền , biết sử dụng tiền mua đồ (cộng trừ tiền thừa)
+ T8.2. Đo chiều dài; T8.3 Nhiệt độ; T8.4 Khối lượng; T8.5 Đo diện tích; T8.6 Đo sức chứa/Thể tích; T8.7 Thời gian
ML biết xem đồng hồ, tính toán thời gian; nhận diện các đơn vị đo độ dài, khối lượng, sức chứa
Khám phá khoa học (Tự nhiên)
- Kỹ năng sử dụng máy tính và các đồ điện tử tốt
- Không hay đề cập đến chủ đề số học trong lời nói giao tiếp Khám phá khoa học (Xã hội)
- Khả năng biểu đạt lời văn còn lủng củng
- Biết cách sử dụng lời văn miêu tả
- Không hay đề cập đến các lĩnh vực như Lịch sử, Địa lý....
TV1: KN đọc
ML đọc được trơn, đọc được thuộc lòng - TV3:
+ KN viết chữ: ML viết được chữ
+ KN nghe/ đọc: ML thực hiện được
+ KN chép văn bản: ML làm được
Khả năng học các lĩnh vực khác (âm nhạc, tạo hình)
- Khả năng tạo hình tốt: Ví nhụ như xếp các cánh hoa tạo thành bông hoa hoàn chỉnh, xếp nếp gấp ruy băng để tạo thành nơ kẹp tóc....
- Thường xuyên quan tâm đến các bài hát và các ca sĩ yêu thích: Nếu Mai Lam nghe thấy 1 bài hát nào có giai điệu hay thì sẽ hỏi giáo viên là “Cô ơi tên của bài nhạc này là gì” “Ai hát bài này thế cô?”
Ngôn ngữ:
- Khả năng về vốn từ
- Chủ yếu Lam sẽ sử dụng các từ đơn, câu đơn có cấu trúc đơn giản để giao tiếp.
- Các vốn từ của Lam trực tiếp, đi thẳng vào nội dung vấn đề chứ không vòng vo
- Khả năng hiểu ngôn ngữ
- Khả năng hiểu ngôn ngữ mệnh lệnh tốt => Có thể thực hiện được các yêu cầu khá tốt
- Diễn đạt ngôn ngữ
- Khi truyền đạt ý kiến , Lam còn khá rụt rè
- Khả năng truyền đạt ý nghĩa câu nói cho đối phương hiểu khá tốt
- Khả năng về vốn từ
- GT 1: Nhóm kỹ năng chung
+ GT 1.1: Lần lượt/ luân phiên Cô hỏi sau đó học viên trả lời
+ GT 1.2: Sử dụng ngôn ngữ thích hợp
Sử dụng ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể (với bạn, với cô)
+ GT 1.3: Lắng nghe trong cuộc trò chuyện
Lắng nghe khi cô giảng bài trong tiết dạy cá nhân
+ GT 1.4: Làm việc nhóm trong hoạt động chơi
Có sự tương tác với đồng đội theo sự hướng dẫn của cô (chơi chuyền bóng về đích)
- GT 2: Nhóm kỹ năng chơi tương tác
+ GT 2.1: Chơi vận động
Có sự tương tác với đồng đội theo sự hướng dẫn của cô khi chơi chuyền bóng về đích)
Nhóm kỹ năng giao tiếp tương tác lựa chọn
- GT3: Trẻ giới thiệu được bản thân
K giới thiệu được tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà của mình
- GT4: Trả lời được câu hỏi:
+ Ai? : cô kia là ai, bạn kia là ai, cô là ai,…
5
+ Cái gì? :đây là cái gì, kia là cái gì
- Kỹ năng xã hội
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong gia đình
- Thực hiện được các quy tác ứng xử (chào hỏi, lễ phép, chăm sóc người thân...)
- Biết phụ giúp một vài việc nhà đơn giản như: Vệ sinh nhà cửa, ngăn nắp gọn gàng....
- Biết tiết kiệm (bảo quản đồ dùng cá nhân , sử dụng các thiết bị điện, nước hợp lý...)
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong nhà trường
- Ứng xử tại trường (chào hỏi thầy cô, cảm ơn- xin lỗi, giúp đỡ bạn bè, bảo quản đồ dùng học tập...)
- Nội quy trường lớp (Tuân thủ các nội quy: Trang phục, kỷ luật giờ giấc...)
- An toàn khi ở trung tâm ( Biết cách tham gia vui chơi với các bạn trong các tiết học trải nghiệm vào cuối tuần)
- Có kỹ năng tham gia vào các sinh hoạt tập thể, học nhóm
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong cộng đồng
- Biết cách ứng xử- Giao tiếp ( biết cảm ơn, xinh lỗi, biết các phép lịch sự: Ho, Hắt hơi che miệng...)
- Biết cách tham gia giao thông ( tham gia giao thông an toàn, hỏi đường, xin đường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng...)
- An toàn ở những nơi công cộng (An toàn ao, hồ, sông, suối; an toàn với người lạ...)
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong gia đình
- Kỹ năng tự phục vụ (trẻ đã làm được gì?và chưa là được gì?)
- Kỹ năng xã hội
- Mai Lam tự phục vụ cá nhân được mọi việc. Ví dụ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường quanh bản thân....
Hành vi/ tính cách
- Mai Lam đôi khi vẫn chưa kiểm soát được cảm xúc (nói to, thỉnh thoảng hét lên)
- Mai Lam không thích các bạn gây ồn ào cho mình
- Thể hiện sự bất an khi gặp tình huống ( ví dụ như lúc làm hoa, khi biết bản thân làm sai cách thì Lam sẽ tỏ ra bối rối và lo lắng )
- Mai Lam thường hay ngồi trầm mặc 1 mình và không hay chủ động giao tiếp với mọi người, rất ít nói nhưng khi được hỏi 1 số câu cơ bản thì trả lời khá tốt và lưu loát ( Ví dụ như khi được yêu cầu hãy giới thiệu về bản thân mình thì Lam đã giới thiệu 1 cách rất trôi trảy , không những thế Lam còn giới thiệu luôn cả bạn bè , thầy cô và lớp học ...)
- Mai Lam biết lắng nghe , biết nhận lỗi và xin lỗi khi có lỗi ( mỗi khi không kiểm soát được cảm xúc Lam sẽ hay nói to hoặc la hét với bạn bè , khi được các thầy cô nhắc nhở thì Lam biết nhận lỗi )
- Biết cách chia sẻ với mọi người và lễ phép
- khi được hỏi Lam còn biết các quy trình khi đi siêu thị và vị trí của các mặt hàng khi cần mua
- Mai Lam thể hiện sự thoải mái khi tương tác với bạn bè , tuy nhiên cần thời gian để hoà nhập với người mới
Môi trường phát triển của trẻ
- Môi trường phát triển của Mai Lam rất tốt (có bố & mẹ đều làm trong lĩnh vực sư phạm giáo dục)
Trong quá trình đánh giá trẻ với rối loạn phát triển, nhận thức được rằng trẻ gặp khó khăn đáng kể trong việc sử dụng các dụng cụ như kéo, bật lửa và súng bắn keo. Điều này đặt ra một thách thức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu can thiệp hỗ trợ của trẻ để tối ưu hóa khả năng tham gia trong các hoạt động hàng ngày.
Một tiết học can thiệp cá nhân có nội dung "Kỹ năng làm nơ kẹp tóc từ ruy băng" có thể là một bước tiến tích cực. Việc sử dụng các dụng cụ như bật lửa, kéo, và súng bắn keo trong quá trình này không chỉ giúp phát triển kỹ năng tay mà còn tạo cơ hội cho trẻ tăng cường kỹ năng tự chủ và sáng tạo.
Thời gian | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học viên | Phương pháp |
Hoạt động 1:
|
|
|
|
_ Ổn định tổ chức _ quy định hành vi | - Yêu cầu học viên đọc lại nội quy “Trước khi vào tiết học thì cô mời ML đọc lại nội quy lớp học giúp cô nhé” | - Học viên đọc nội quy |
|
_ Giới thiệu bài học (5p) | - Đưa ra 1 chiếc kẹp nơ và đố : “Đố ML biết trên tay cô đang cầm cái gì?” | - Học viên trả lời | |
“Vậy thì ML đã được làm kẹp nơ như thế này bao giờ chưa?” | - Học viên trả lời |
7
“Vậy thì hôm nay cô trò chúng ta cùng học làm kẹp nơ nhé” | - Học viên trả lời | ||
Hoạt động 2: Giới thiệu học viên về quy trình, các dụng cụ cần chuẩn bị (5p) |
|
|
|
- Học viên trả lời đúng thì khen ngợi học viên, nếu học viên trả lời sai thì GV nhắc lại “để làm kẹp nơ chúng ta cần những dụng cụ sau: kéo , kim chỉ, súng bắn keo, bật lửa, thước kẻ, cuộn ruy băng to và nhỏ, kẹp trống” | - Học viên trả lời | ||
- GV hỏi: “Vậy sau khi xem xong video ML hãy nhắc lại cho cô các bước làm kẹp nơ nhé” | - Học viên trả lời | ||
- Khen ngợi nếu học viên trả lời đúng, nếu học viên trả lời sai thì nhắc lại 7 bước làm kẹp nơ: | |||
“+ B1: Chuẩn bị đồ dùng | |||
+ B2: cắt ruy băng |
+B3: khâu 2 đầu ruy băng + B4: tạo hình nơ + B5:buộc nơ +B6: Gắn nơ vào kẹp +B7: hoàn thiện sản phẩm và bảo quản” | |||
Hoạt động 3: Thực hành làm kẹp nơ (25p) | Trước tiên Bước 1 ML sẽ phải làm gì nhỉ ? "Chuẩn bị dụng cụ làm kẹp nơ" | - Học viên trả lời |
|
- khen thưởng | |||
-Sau đó sang Bước 2 mình sẽ làm gì ? “ Dùng thước kẻ đo sợi ruy băng (to) kích thước 20 cm và dùng kéo cắt nhé" | - Học viên trả lời và làm theo hướng dẫn của GV | - hỗ trợ bằng lời nói và hành động | |
- Tiếp đến sang B3 " Ta uốn chập 2 đầu ruy băng lại với nhau rồi dùng kim chỉ khâu cố định 2 đầu lại với nhau nhé" | - Học viên trả lời và làm theo hướng dẫn của GV | ||
- Đến bước 4 ta cần làm gì? "Chúng ta sẽ bắt đầu tạo hình nơ: cầm nơ bằng ngón cái và ngón trỏ của tay trái sao cho | - Học viên trả lời và làm theo hướng dẫn của GV |
9
nếp khâu hướng xuống dưới, sau đó dùng ngón cái tay phải luồn vào trong kéo căng lên trên rồi chập lớp ở trên thẳng vào lớp ở dưới rồi dùng ngón cái và ngón trỏ giữ chặt ở 1/3 chiếc nơ. gấp nếp nhỏ thứ nhất từ phải qua rồi gấp nếp gấp nhỏ thứ 2 từ trái qua | |||
-Tiếp theo ta đến bước thứ 5 là bước buộc nơ: "Trong bước buộc nơ sẽ gồm 2 công đoạn. Đầu tiên là buộc bằng chỉ quấn vải: Tiến hành giữ chặt nơ rồi lấy chỉ buộc vải cuốn quanh ở giữa chiếc nơ. Công đoạn thứ 2 là dùng ruy băng nhỏ buộc để che đi chỉ : tiến hành lấy ruy băng nhỏ quấn quanh 2 vòng rồi dùng súng bắn keo cố định" Tiếp theo bước 6 chúng ta làm gì nhỉ: "B6 là gắn nơ vào kẹp: Dùng súng bắn keo lên kẹp trơn rồi gắn nơ lên" Cuối cùng B7 là gì? "B7 chúng ta đã hoàn thiện sản phẩm rồi, bây giờ em hãy cho kẹp tóc vào | -Học viên trả lời và làm theo hướng dẫn của GV
|
túi zip để bảo quản kẹp nơ nhé" | |||
Hoạt động 4: Kết thúc | - Cho học viên nhắc lại 7 bước làm kẹp nơ | - Học viên trả lời |
|
- Sau khi đóng gói xong sản phẩm, GV khen thưởng học viên nếu có thái độ tích cực trong tiết học :"Trong tiết học làm kẹp nơ ngày hôm nay cô rất khen ngợi Ml đã cố gắng học hỏi và thực hiện tích cực mặc dù các quy trình làm kẹp hôm nay hơi phức tạp" | - học viên lắng nghe |
| |
- Hỏi học viên về mục đích và ý nghĩa của việc làm kẹp nơ: "Vậy ML có biết chúng ta làm kẹp nơ để làm gì hay không?" Nếu học viên không trả lời được thì sẽ giải thích "kẹp nơ có thể làm phụ kiện cho chúng ta, có thể thành sản phẩm để bán , cũng có thể đem tặng những người thân yêu của chúng ta " | - học viên lắng nghe và trả lời | ||
- Kết thúc tiết học giao BTVN :"Về nhà ML hãy thực hiện làm kẹp nơ để tặng cho người thân nhé, hãy chú ý khi sử dụng kéo , kim và keo nến nhé" | - học viên lắng nghe |
11