-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tình huống về trẻ bị tăng động giảm chú ý | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tình huống về trẻ bị tăng động giảm chú ý của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục đặc biệt 3 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tình huống về trẻ bị tăng động giảm chú ý | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tình huống về trẻ bị tăng động giảm chú ý của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục đặc biệt 3 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÌNH HUỐNG VỀ TRẺ BỊ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Bé Hân 7 tuổi học lớp 2. Trong những trò chơi luân phiên, trẻ không bao giờ chờ đến lượt mình. Lúc nào em cũng thích làm trước và tranh lượt chơi của các bạn khác trong nhóm. Vì vậy, khi cô giáo phân đội chơi không bạn nào muốn ở chung nhóm với Hân vì bé toàn lấy lượt chơi của các em
- Cách giải quyết
Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động của trẻ và tìm cách giải quyết cho phù hợp:
- Nếu việc tranh lượt chơi của bạn khác là một kích thích đối với trẻ, giáo viên nên:
- Khen ngợi kịp thời nếu trẻ chơi đúng lượt
- Yêu cầu Hân quay lại chỗ cũ và chờ đợi đến lượt mới được chơi
- Tách Hân ra khỏi đội chơi trong thời gian ngắn nếu trẻ vẫn tiếp tục tái phạm hành vi đó nhiều lần (GV cần giải thích cho trẻ hiểu tại sao trẻ bị tách ra khỏi trò chơi). Sau đó, giáo viên cho Hân quay lại chơi và giúp Hân chơi đúng luật,
- Trường hợp trẻ không hiểu luật chơi, giáo viên cử một học sinh khác nhắc lại luật chơi cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ thực hiện một vài lần cho đến khi trẻ hiểu luật
- Nếu đó là do tính bốc đồng của trẻ, giáo viên có thể:
- Đặt trẻ vào nhóm bạn để bạn thay cô nhắc nhở hành vi của trẻ. Ví dụ khi chưa đến lượt mình chơi nếu Hân chay đến chơi thì bạn đứng gần đó sẽ kéo Hân lại
- Sử dụng tranh ảnh hoặc các biểu tượng để giúp trẻ nhớ và thực hiện đúng luật chơi
- Khen ngợi kịp thời nếu trẻ chơi đúng lượt
- Dựng tình huống:
Trong giờ học:
GV: Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng chơi một trò chơi về chủ đề Ngày Tết để cô xem các con đã có những hiểu biết gì về ngày tết nhé! Các con đã sẵn sàng chưa nào?
Cả lớp: Rồi ạ!
GV sẽ chiếu các câu hỏi lên màn hình và phổ biến luật chơi
GV: Trước mắt các con có tổng cộng 10 phong bao lì xì được đánh số từ 1 đến 10. Chúng ta sẽ chia làm hai đội, mội đội sẽ có hai thành viên. các bạn sẽ dùng biểu tượng giơ tay để trả lời câu hỏi; mỗi lì xì sẽ tương ứng
với một câu hỏi. Các con đã hiểu luật chơi chưa. Đội nào có nhiều số câu đúng hơn sẽ thắng. Các con đã nắm rõ luật chơi chưa?
Cả lớp: Rồi ạ!
GV: Câu hỏi đầu tiên. Ai giơ tay nào? Hân: (la hét): Con…. Con
GV : Cô thấy bạn Hân rất tích cực tham gia trò chơi. Cô khen con. Nhưng bạn Hân lưu ý giúp cô chúng ta không bật mic nói mà hay dùng tượng giơ tay nhé. Nào cô mời bạn Hân trả lời câu đầu tiên giúp cô. Hân: con trả lời là… đáp án A
GV : Bạn Hân rất thông minh. Đội 1 được 1 điểm.
Chúng ta cùng sang câu thứ 2 (Học sinh ấn biểu tượng giơ tay)
Hân : Con ... Con
Học sinh1 : Thưa cô, em không muốn cùng nhóm với bạn đâu ạ. Bạn chả cho chúng em chơi cùng gì cả.
GV : Bạn Hân có hiểu rõ luật chơi mà cô giáo đã đề ra ngay từ đầu tiết k nhỉ ?
Chúng ta khi muốn trả lời phải sử dụng biểu tượng giơ tay. Cô mời một bạn nhắc lại cho Hân và các bạn cùng nghe. Cô mời ….
Học sinh 2 : Con thưa cô khi muốn trả lời câu hỏi thì mình cần ấn biểu tượng giơ tay trên màn hình ạ
GV : À, bạn nói hoàn toàn chính xác. Hân đã nắm rõ được luật chưa nhỉ ? Hân : Gật đầu
GV : Vậy, chúng ta tiếp tục trò chơi nhé. Câu hỏi thứ hai, cô sẽ chỉ gọi những bạn giơ tay thôi nhé. Câu thứ hai nào. Cô mời bạn…
Học sinh 1 : con thưa cô, theo con đáp án là ….
GV : à đúng r, nhóm 2 được cộng 1 điểm nhé. Chúng ta cùng đến với câu 3 Hân : Con biết, con biết đáp án C
GV : Câu này cô sẽ không tính điểm vì bạn Hân đã nói ra đáp án mất rồi. Giờ Hân sẽ ngồi yên quan sát kĩ các bạn chơi nhé. Nếu Hân không ngồi yên, cô sẽ thay bạn khác vào chơi. Hân hiểu chưa naò ?
(GV cho các học sinh khác chơi mẫu hai câu tiếp theo)
GV : Sau khi xem các bạn chơi mẫu, Hân đã nắm rõ luật chơi chưa nhỉ ?
Hân : (Nói to) : Rồi ạ!
GV: Được rồi, cô giáo sẽ quan sát xem bạn Hân có thực sự hiểu luật chơi không nhé? Câu 6, ai trả lời nào?
(Hân giơ tay, miệng vẫn lẩm bẩm “con, con”) GV: bạn…. giơ tay nhanh nhất. Cô mời con trả lời Học sinh 3 : thưa cô, đáp án câu 6 là …
GV : Vô cùng chính xác, đội 2 được 2 điểm r. đội 1 cố lên nhé. Vừa rồi cô giáo có lời khen đến bạn Hân vì bạn đã biết lắng nghe và thực hiện đúng những yêu cầu của cô giáo. Cả lớp vỗ tay khen bạn nào.
(cả lớp vỗ tay)
Chơi đến câu 10, có gọi Hân 1 lần