-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Báo cáo Thực tập nhận thức ngành | Đại học Công nghệ Đông Á
Báo cáo Thực tập nhận thức ngành | Đại học Công nghệ Đông Á. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 33 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Thực tập nhận thức ngành 8 tài liệu
Đại học Công Nghệ Đông Á 73 tài liệu
Báo cáo Thực tập nhận thức ngành | Đại học Công nghệ Đông Á
Báo cáo Thực tập nhận thức ngành | Đại học Công nghệ Đông Á. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 33 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thực tập nhận thức ngành 8 tài liệu
Trường: Đại học Công Nghệ Đông Á 73 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Nghệ Đông Á
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Họ và tên : Trần Quang Hùng Ngày sinh : 31 /01/2004 Lớp : DCQTM 13.10.7 Khoa
: Quản trị kinh doanh Mã sinh viên : 20222724
Giảng viên hướng dẫn
: Đặng Thị Thu Trang Bắc Ninh, năm 2023 LỜI MỞ ĐẦU
Ý nghĩa của đợt thực tập nhận thức ngành nghề đối với sinh viên:
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề. Trong quá trình học tập tại
trường, sinh viên chủ yếu được tiếp cận với kiến thức lý thuyết. Buổi thực
tập nhận thức ngành nghề sẽ giúp sinh viên có cơ hội được trực tiếp trải
nghiệm thực tế, hiểu rõ hơn về những kiến thức đã học, từ đó có cái nhìn
chân thực hơn về ngành nghề.
Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết. Bên cạnh kiến thức lý
thuyết, sinh viên cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để
đáp ứng yêu cầu của công việc. Buổi thực tập nhận thức ngành nghề sẽ
giúp sinh viên rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết, chẳng hạn
như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
Tạo cơ hội cho sinh viên giao lưu, kết nối với các chuyên gia trong ngành.
Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ có cơ hội được giao lưu, học hỏi từ
các chuyên gia trong ngành. Đây là cơ hội quý giá để sinh viên học hỏi
kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ.
Em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên và công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị đã giành thời gian giảng dạy và hướng dẫn em tìm hiểu về thực tập
nhận thức nghành nghề của mình và đã tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo này.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giảng viên trong
trường để bài báo cáo thực tập nhận thức ngành nghề của em được đầy đủ hơn. Phần 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Tên đầy đủ tiềng việt: Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị
- Tên đầy đủ tiếng Anh: Hữu Nghị Food Joint Stock Company
- Tên viết tắt và giao dịch quốc tế: Hữu Nghị Food - Mã chứng khoán: HNF
- Địa chỉ: 122 Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội - Năm thành lập: 1997
- Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ( Hữu Nghị Food ) là một trong những
doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất ở Việt Nam và được xuất khẩu
sang nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Nhật Bản Hàn Quốc, ,
Trung Quốc, Myanmar, Lào, Singapore.
- Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu dẫn đầu nghành bánh kẹo trong việc truyền
tải và lan tỏa những giá trị thân thuộc của mỗi gia đình Việt ra khu vực và thế giới.
-Sứ mệnh: Tạo ra những sản phẩm gắn kết các thành viên trong gia đình, mang
lại cảm giác thân thuộc cho mỗi khách hàng. - Giá trị cốt lõi:
+ Tin tưởng: Tại Hữu Nghị, mối quan hệ giữa người lao động với lãnh đạo, với
khách hàng và đối tác chính là lấy chữ tín, lấy thân tình làm gốc. Tin tưởng và gắn bó
chính là động lực để cán bộ, nhân viên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
+ Trách nhiệm: Với Hữu Nghị, tính tự chịu trách nhiệm trong công việc là điều cần
thiết và tiên quyết trong thành công của Công ty. Nhân viên luôn nhiệt thành, trách
nhiệm trong mỗi hành động vì hiệu quả và sự thành công của Công ty.
+ Tôn trọng: Hữu Nghị xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa lãnh đạo và người lao
động: trong đó, nhân viên tôn trọng quyết định của lãnh đạo; lãnh đạo tôn trọng khả
năng và trao quyền cho nhân viên để nhân viên có cơ hội phát triển bản thân và là chìa
khoá để tạo nên sự gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Hiệu quả: Nhạy bén thích nghi và ứng phó với sự thay đổi đảm bảo hoàn thành
công việc, nhiệm vụ với năng suất, hiệu quả cao, tiết kiệm, tránh lãng phí để tạo nên
sức mạnh nội tại cho công ty, làm tiền đề cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp theo. - Lịch sử phát triển: Lịch sử phát triển:
- Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị Food), tiền thân là “Nhà máy
Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị”, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 08/12/1997.
- Năm 2006: Nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được cổ phần hóa, đổi tên thành
“Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị”. Cũng trong năm này, Công ty bắt đầu
xây dựng hệ thống phân phối-bán hàng nội địa đa kênh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.
- Năm 2009: Để phù hợp với định hướng phát triển trong giai đoạn mới, Công ty đổi
tên thành “Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị”. Hữu Nghị Food cơ bản đã xây
dựng và vận hành được các kênh bán hàng truyền thống (GT), siêu thị (MT) trên toàn
quốc, khai trương tiệm bánh ga-tô sinh nhật (bakery) đầu tiên tại Hà Nội và chính thức
xuất khẩu thành công sản phẩm Tipo sang thị trường quốc tế.
- Năm 2020: Hữu Nghị Food đã phát triển được mạng lưới khách hàng rộng khắp
Việt Nam với hơn 140.000 điểm bán (kênh GT), hơn 6.000 điểm siêu thị, chuỗi cửa
hàng tiện lợi (kênh MT) và hàng trăm đầu mối khách hàng trọng điểm (kênh KA). Mỗi
ngày có hơn 1.5 triệu người Việt Nam tiêu dùng sản phẩm của Hữu Nghị Food và số
người dùng liên tục tăng. Đối với thị trường quốc tế, sản phẩm của Hữu Nghị Food đã
được xuất sang hơn 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Myanmar, Thái Lan, Singapore v.v…Hữu Nghị Food hiện đang tổ chức sản
xuất tại 3 nhà máy quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu (FSSC) với
hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại tại Hà Nội, Bắc Ninh và Bình Dương. Hữu
Nghị Food tự hào là nhà sản xuất-kinh doanh bánh kẹo quy mô lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. - Thành tựu:
Là một trong những doanh nghiệp (DN) sản xuất bánh kẹo ra đời sớm nhất trong nước,
Hữu Nghị Food luôn kiên định mục tiêu phục vụ những sản phẩm mang hương vị đặc
trưng của Việt Nam đến với mỗi người dân Việt. Với đội ngũ nhân sự được quản lý,
đào tạo bài bản và đội ngũ công nhân, kỹ sư xuất sắc...20 năm qua, Hữu Nghị Food đã
mang hàng trăm sản phẩm đến người tiêu dùng. Rất nhiều sản phẩm được ưa chuộng,
tạo dấu ấn lớn trong lòng người tiêu dùng như: Bánh trứng nước Tipo, bánh kem xốp
Kexo, bánh layer cake Salsa, bánh mì Staff... Bánh trung thu và mứt Tết Hữu Nghị đã
trở thành món ăn không thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt với ý nghĩa tôn
vinh những giá trị văn hóa truyền thống.
Theo lãnh đạo công ty, ở phân khúc thị trường hay chủng loại sản phẩm nào thì Hữu
Nghị Food luôn lấy chất lượng làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động, các sản phẩm
của Hữu Nghị Food đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an
toàn thực phẩm, tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2008, FDA,
ISO22000... Do đó, trong những năm qua, Hữu Nghị Food luôn nhận được sự tin
tưởng và song hành của nhiều thế hệ người dân Việt.
Trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Hữu Nghị Food đã trải qua rất
nhiều bước ngoặt và thử thách. Tuy nhiên ở thời điểm nào, công ty cũng tự tin vững
bước và luôn kiên trì với mục tiêu ban đầu là mang đến những sản phẩm bánh kẹo chất
lượng, bổ dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt... từ đó đạt được
nhiều thành tựu nổi bật.
Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2009, công ty đã chú
trọng triển khai hoạt động quảng bá quốc tế bằng cách tham gia các hội chợ thương
mại quốc tế về thực phẩm với mục đích mang những sản phẩm của Hữu Nghị Food
đến gần hơn với các gia đình trên thế giới, đặc biệt là các nước trong cùng khu vực.
Đến nay, sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị Food đã có mặt tại hơn 10 quốc gia trên thế
giới, trong đó có các thị trường lớn và tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản... Năm 2017, công ty chủ trương mở rộng thị trường quốc tế tại các nước Trung
Đông, thị trường tiềm năng đối với ngành bánh kẹo. Với kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt trên 10 triệu USD và không ngừng tăng trưởng, vị thế của Hữu Nghị Food
ngày càng được khẳng định trên thị trường bánh kẹo trong nước và khu vực.
Dấu ấn trong suốt chặng đường 20 năm của cái tên Hữu Nghị không chỉ dừng lại ở
những thành tích đạt được, những con số, chỉ số tăng đều qua từng năm... mà còn thể
hiện ở sự yêu mến của người tiêu dùng đối với một thương hiệu đã gần như trở thành
một phần quen thuộc trong cuộc sống - điều mà không phải thương hiệu nào cũng có thể làm được.
Với những thành tích đạt được, Hữu Nghị Food đã vinh dự được Nhà nước trao tặng
Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2013) cùng hàng loạt giải thưởng danh giá. Đó
là sự ghi nhận và khích lệ những nỗ lực không mệt mỏi của Hữu Nghị trong suốt
chặng đường 20 năm song hành cùng hàng triệu gia đình trong và ngoài nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
- Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lí được thể hiện như sau :
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của
Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc
biệt các cổ đông được thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân
sách tài chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và
Ban Kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều
hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và
điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Thành viên HĐQT gồm 7 thành viên và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Ban kiểm soát (BKS)
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban
Tổng Giám đốc. Thành viên Ban kiểm soát gồm 3 thành viên và mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Ban Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm trong số các thành viên HĐQT hoặc
thuê tuyển trên cơ sở hợp đồng lao động với thời hạn 05 năm. Tổng giám đốc là Đại
diện theo pháp luật của Công ty và có quyền, trách nhiệm điều hành hoạt động thường
ngày của doanh nghiệp trên cơ sở các nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT. Tổng giám đốc
điều hành có 03 Phó Tổng giám đốc giúp việc: Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, Phó Tổng
giám đốc kinh doanh, Phó Tổng giám đốc tổ chức - hành chính – đoàn thể, do HĐQT
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng
Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được
Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ
Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Tổng
Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám
đốc. Công ty hiện có 14 phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Phòng Kế hoạch – đầu tư a, Chức năng:
- Kế hoạch hóa; Thống kê, báo cáo tổng hợp;
- Cung ứng vật tư nguyên liệu; Đầu tư. b, Nhiệm vụ:
- Đối với công tác Kế hoạch:
+ Đầu mối xây dựng chiến lược công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn, ngắn
hạn phù hợp với chiến lược của Công ty;
+ Xây dựng các kế hoạch SXKD hàng tháng, quý, năm. Theo dõi, hướng dẫn, điều
phối và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch;
+ Thể chế hóa kế hoạch SXKD của Công ty cho các bộ phận từng tháng, quý năm,
điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi thời điểm. Kiểm tra đôn
đốc cácbộ phận thực hiện kế hoạch được giao.
+ Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước, Tổng công
ty và Công ty; Tổ chức hệ thống bộ máy thống kê xuyên suốt trong toàn Công ty.
- Đối với Công tác kinh doanh, cung ứng vật tư nguyên liệu:
+ Đầu mối xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh-
+ Thực hiện điều phối vật tư; Quản lý nhà cung ứng; Chủ trì giá mua bán vật tư
nguyên phụ liệu; Thực hiện chức năng kinh doanh nguyên phụ liệu.
- Đối với Công tác Đầu tư
+ Căn cứ chiến lược phát triển của công ty, đầu mối xây dựng các dự án đầu tư;
+ Triển khai việc thực hiện dự án; Giám sát việc thực hiện theo đúng quy định của
Pháp luật; Tham gia quyết toán; Thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, hồ sơ giao đất của công ty. c, Trách nhiệm:
- Tính chính xác và cập nhật của kế hoạch và báo cáo thống kê; Chất lượng vật tư và
nguyên liệu, hiệu quả kinh doanh vật tư, nguyên phụ liệu; - Hiệu quả đầu tư. Phòng Marketing a, Chức năng:
- Định hướng chiến lược sản phẩm công ty;
- Xây dựng, đánh giá hệ thống phân phối; - Hoạt động marketing. b, Nhiệm vụ
- Định hướng các sản phẩm chiến lược
+ Định vị sản phẩm; Nghiên cứu xu hướng thị trường;
+ Đề xuất giải pháp về xu hướng phát triển sản phẩm;
+ Chủ trì thiết kế bao bì mẫu mã sản phẩm.
- Xây dựng, đánh giá hệ thống phân phối
+ Chủ trì công tác phát triển nhà phân phối mới;
+ Thường xuyên đánh giá năng lực kênh phân phối và khách hàng;
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống phân phối;
+ Xây dựng cửa hàng mẫu và các kênh giới thiệu sản phẩm. - Hoạt động marketing
+ Xây dựng và phát triển thương hiệu;
+ Phát triển chính sách xúc tiến bán hàng và theo dõi thực hiện chính sách;
+ Xây dựng giá và chính sách bán hàng; Tổ chức thực hiện các chương trình
marketing, đánh giá hiệu quả chương trình;
+ Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông cáo báo chí, cung cấp thông tin
ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông. c, Trách nhiệm:
+ Đảm bảo cơ cấu sản phẩm hợp lý; Chất lượng kênh phân phối;
+ Đảm bảo việc nhận diện thương hiệu trên thị trường; Hiệu quả hoạt động của các
chương trình marketing; Đảm bảo thông tin truyền thông theo đúng định hướng của Công ty. Phòng Bán hàng a, Chức năng:
- Quản lý và khai thác kênh phân phối; Thực hiện bán hàng nội địa;
- Thực hiện chính sách bán hàng & chăm sóc khách hàng;
- Thu thập thông tin thống kê thị trường; Thực hiện vận chuyển nguyên liệu, vật tư hàng hóa. b, Nhiệm vụ
- Quản lý và khai thác kênh phân phối
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng với các kênh phân phối mới;
+ Phối hợp đề xuất và thực hiện các chính sách hợp lý với các kênh phân phối nhằm thúc đẩy bán hàng;
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất trên các kênh phân phối; Điều tiết,
cung ứng hàng hóa đến các đại lý, người tiêu dùng trong vùng và thị trường.
-Thực hiện bán hàng nội địa
+ Xây dựng kế hoạch, phương án bán ra các mặt hàng theo định vị sản phẩm và chính sách của phòng marketing;
+ Thực hiện nghiệp vụ công tác bán hàng; Phát triển đội ngũ bán hàng và quản lý giám
sát bán hàng; Thực hiện triển khai chính sách bán hàng đã được phê duyệt;
+ Kết hợp với phòng Marketing tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm của Công ty thông
qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm;
+ Phối hợp với phòng Marketing thực hiện các gian hàng, quầy hàng của Công ty tại
các hội chợ kinh tế trong nước; Phối hợp với phòng Marketing thực hiện công tác
thông tin về mẫu mã, bao bì và giá bán sản phẩm.
- Thực hiện chính sách bán hàng & chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, thống kê
+ Là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu phản hồi của khách hàng về sản phẩm, phối hợp
với các bộ phận Kỹ thuật, R&D, Marketing xử lý khiếu nại;
+ Tổ chức thực hiện thu thập thông tin, thực hiện công tác thống kê theo yêu cầu của các bộ phận liên quan.
-Thực hiện vận chuyển nguyên liệu, vật tư hàng hóa.
+ Quản lý đội xe (tài sản, con người, định mức); Thực hiện vận chuyển vật tư hàng
hóa, sản phẩm theo yêu cầu của Công ty;
+ Thực hiện thuê vận chuyển theo yêu cầu. c, Trách nhiệm:
- Đảm bảo kế hoạch kinh doanh của Công ty; Đảm bảo chất lượng dịch vụ bán hàng;
- Tính chính xác của thông tin thị trường; Đảm bảo vận chuyển an toàn, hiệu quả. Phòng Xuất khẩu a, Chức năng:
- Thực hiện chức năng marketing tại thị trường quốc tế;
- Xây dựng, quản lý, đánh giá thị trường và kênh phân phối tại thị trường quốc tế;
- Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu sản phẩm của Công ty. b, Nhiệm vụ
-Thực hiện chức năng marketing tại thị trường quốc tế
+ Tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu thông tin thị trường quốc tế về ngành hàng kinh doanh
của công ty, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ;
+ Xây dựng chiến lược sản phẩm cho thị trường quốc tế;
+ Thực hiện thiết kế mẫu mã bao bì và xây dựng giá bán cho sản phẩm tại thị trường
quốc tế; Đề xuất các chính sách xâm nhập thị trường và bán hàng xuất khẩu;
+ Thực hiện đăng ký thương hiệu tại thị trường quốc tế.
- Xây dựng, quản lý, đánh giá kênh phân phối tại thị trường quốc tế
+ Tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các khách hàng quốc tế;
+ Quản lý đánh giá kênh phân phối tại thị trường quốc tế;
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống phân phối.
- Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu sản phẩm của Công ty
+ Đàm phán, giao kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu;
+ Tổ chức theo dõi giao hàng, thanh toán;
+ Quản lý các hợp đồng xuất khẩu; Là đầu mối xử lý khiếu nại khách hàng quốc tế.
Tiếp nhận khiếu nại, phối hợp với các phòng chuyên môn xử lý khiếu nại và trả lời khách hàng quốc tế. c, Trách nhiệm:
- Nhận diện thương hiệu trên thị trường quốc tế; Đảm bảo chất lượng kênh phân phối;
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng; Đảm bảo kế hoạch xuất khẩu Công ty giao.
Phòng R&D và sản phẩm chiến lược a, Chức năng:
- Nghiên cứu xây dựng sản phẩm chiến lược cho công ty; Cải tiến sản phẩm;
- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho sản phẩm mới. Xây dựng các công thức mới;
- Thực hiện đăng kí và quản lý theo pháp luật các thủ tục liên quan đến VSATTP và
môi trường, sở hữu trí tuệ. b, Nhiệm vụ
- Nghiên cứu,xây dựng sản phẩm chiến lược cho Công ty
+ Tham gia thực hiện các nghiên cứu nhu cầu và xu hướng thị trường, xây dựng chiến
lược phát triển sản phẩm mới theo định vị thương hiệu đã được xác định. Nghiên cứu,
phát triển các dòng sản phẩm mới, sản phẩm chiến lược của Công ty;
+ Phát triển sản phẩm mới, hoàn tất các mẫu mã bao bì; Xây dựng quản lý ngân hàng
sáng kiến mẫu mã, sản phẩm mới. - Cải tiến sản phẩm
+ Phối hợp phòng Kỹ thuật và Quản lý chất lượng theo dõi chất lượng các loại sản
phẩm cho phù hợp với thị trường. Nghiên cứu xử lý các vấn đề liên quan đến sản
phẩm khi có sự phản hồi của thị trường về chất lượng sản phẩm;
+ Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nguyên phụ liệu bao bì; Phối hợp phòng Kế hoạch –
Đầu tư đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu theo tiêu chuẩn đề ra.
- Xây dựng quy trình công nghệ
+ Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho sản phẩm mới;
+ Chủ trì hướng dẫn các bộ phận liên quan trong triển khai sản xuất sản phẩm mới và
hỗ trợ xâm nhập thị trường cho sản phẩm mới.
- Thực hiện đăng kí và quản lý theo pháp luật các thủ tục liên quan đến VSATTP và
môi trường, sở hữu trí tuệ
+ Làm thủ tục xét nghiệm định kì: cho các nhà máy tại Hà Nội và Đồng văn;
+ Công bố chất lượng cho các sản phẩm sản xuất chung cho cả các chi nhánh;
+ Hoàn thiện các thủ tục khác liên quan đến VSATTP theo qui định của nhà nước cho Hà Nội và Đồng Văn;
+ Quản lý về mặt hồ sơ và đôn đốc các chi nhánh thực hiện đăng kí các thủ tục về môi
trường theo qui định của Nhà nước;
+ Thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
+ Quản lý hồ sơ liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm và sở hữu trí tuệ. - Nhiệm vụ khác
+ Quản lý nhóm cân mã hóa phụ gia;
+ Hỗ trợ các chi nhánh kiểm tra nguyên liệu phụ liệu đầu vào của Công ty;
+ Hỗ trợ xử lý sản phẩm không phù hợp và xử lý khiếu nại khách hàng liên quan tới
chất lượng và công nghệ; Thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. c, Trách nhiệm:
- Đảm bảo duy trì cơ cấu sản phẩm hợp lý cho Công ty; Đảm bảo khả năng thương mại hóa của sản phẩm;
- Tính phù hợp và hiệu quả của quy trình công nghệ và công thức;
- Chịu trách nhiệm về tính hợp luật của các nhãn hàng; Đảm bảo các quy định về vệ
sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Phòng Kỹ thuật và Quản lý chất lượng a,Chức năng:
- Đảm bảo công nghệ sản xuất theo đúng quy trình;
- Đầu mối quản lý định mức kinh tế kỹ thuật; Quản lý đề tài, sáng kiến kỹ thuật, theo
dõi việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;
- Quản lý công tác đánh giá nội bộ theo hệ thống ISO. b, Nhiệm vụ
- Đảm bảo công nghệ sản xuất theo đúng quy trình
+ Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, giám sát về mặt kỹ
thuật đối với bộ phận KCS tại các đơn vị sản xuất trong Công ty, đảm bảo sản phẩm
các khâu sản xuất và sản phẩm cuối cùng giao cho khách hàng đạt tiêu chuẩn quy định;
+ Hướng dẫn và giám sát thực hiện quy trình công nghệ sản xuất; Phối hợp với các
phòng chức năng, xưởng sản xuất để xử lý sản phẩm không phù hợp và thực hiện các
hành động khắc phục, phòng ngừa;
+ Theo dõi, cập nhật sự tiến bộ của công nghệ, kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất.
- Đầu mối quản lý định mức kinh tế kỹ thuật
+ Xác định các định mức kinh tế kỹ thuật về việc tiêu hao vật tư trên cơ sơ công thức
của phòng R&D và sản phẩm chiến lược, bàn giao các định mức cho bộ phận sản xuất;
+ Quản lý chung hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của công ty;
+ Xây dựng hệ thống thưởng phạt định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nguyên liệu.
- Quản lý đề tài, sáng kiến kỹ thuật, theo dõi việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
+ Tiếp nhận, quản lý hồ sơ các đề tài sáng kiến kỹ thuật;
+ Thực hiện việc đánh giá tính ứng dụng, hiệu quả của các đề tài.
- Quản lý công tác đánh giá nội bộ theo hệ thống ISO.
+ Tổ chức quản lý, hướng dẫn việc thực hiện Hệ thống đảm bảo quy trình quản lý chất
lượng; Kiểm tra việc thực hiện quy trình;
+ Tham gia đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật công nghệ. c, Trách nhiệm:
- Tính phù hợp của quy trình và định mức kỹ thuật;
- Tính đồng nhất và phù hợp của sản phẩm;
- Đảm bảo chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong công ty cũng như
chất lượng sáng kiến tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phòng Cơ điện a, Chức năng:
- Đảm bảo vận hành máy móc thiết bị an toàn; Quản lý hồ sơ máy móc thiết bị, tổ chức
thực hiện bảo trì & bảo dưỡng thiết bị;
- Chủ trì công tác an toàn phòng chống cháy nổ. b, Nhiệm vụ:
- Đảm bảo vận hành máy móc thiết bị an toàn.
+ Xây dựng quy trình vận hành máy móc thiết bị;
+ Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự đảm bảo thực hiện đúng quy trình.
- Quản lý hồ sơ máy móc thiết bị, tổ chức thực hiện bảo trì & bảo dưỡng thiết bị
+ Lập kế hoạch bảo dưỡng các thiết bị và giám sát việc thực hiện kế hoạch. Hỗ trợ
việc thực hiện sửa chữa thiết bị;
+ Lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ đo theo quy
định Nhà nước và lưu hồ sơ theo đúng luật định;
+ Kết hợp cùng các bộ phận vận hành tốt các thiết bị phụ trợ đảm bảo sản xuất; đảm
bảo vận hành hệ thống phụ trợ an toàn, tiết kiệm và đáp ứng đủ các yêu cầu của sản xuất;
+ Lập kế hoạch mua sắm phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sữa chữa
thiết bị. Thiết kế, gia công, sửa chữa thiết bị theo yêu cầu công nghệ.
- Chủ trì công tác an toàn phòng chống cháy nổ
+ Xây dựng nội quy, quy trình hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ;
+ Quản lý hồ sơ công tác an toàn phòng chống cháy nổ;
+ Xây dựng kế hoạch, thực hiện cung cấp trang thiết bị đảm bảo công tác an toàn phòng chống cháy nổ. c, Trách nhiệm:
- Hiệu quả và tính liên tục, an toàn trong vận hành máy móc thiết bị;
- Đảm bảo hiệu quả và chất lượng của đội ngũ công nhân vận hành kỹ thuật;
- Đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Phòng công nghệ thông tin a, Chức năng: - Duy trì hạ tầng CNTT;
- Đào tạo và hỗ trợ người dùng, quản lý và phát triển hệ thống phần mềm quản lý;
- Quản lý trang thông tin điện tử của Công ty và thực hiện chính sách bảo mật thông tin điện tử. b, Nhiệm vụ: - Duy trì hạ tầng CNTT
+ Quản lý các thiết bị của hệ thống thông tin (máy tính, máy in, mạng nội LAN, mạng
WAN, tổng đài, máy chủ, v.v);
+ Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ phần cứng, phần mềm và mạng (nội bộ, viễn thông);
+ Quản lý các dự án đầu tư, nâng cấp hoặc điều chỉnh hệ thống thông tin quản lý của công ty.
- Đào tạo và hỗ trợ người dùng, quản lý và phát triển hệ thống phần mềm quản lý
+ Đào tạo và hỗ trợ người sử dụng trong việc khai thác, sử dụng phần mềm phục vụ
sản xuất, kinh doanh của Công ty;
+ Tư vấn cho Ban lãnh đạo, phòng chuyên môn sử dụng thiết bị và phần mềm quản lý phù hợp;
- Duy trì sự ổn định của các phần mềm quản lý sử dụng trong Công ty.
- Quản lý web site công ty và thực hiện chính sách bảo mật thông tin điện tử.
+ Chủ trì thiết kế, quản trị web site công ty;
+ Phát triển web site, cung cấp thông tin phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty;
+ Thiết lập kiến trúc hệ thống thông tin cho toàn Công ty và các chi nhánh, nhà máy;
+ Thiết lập chính sách bảo mật thông tin quản trị và theo dõi thực hiện;
+ Hỗ trợ cập nhật và sao lưu dữ liệu nhằm đảm bảo an toàn và tính toàn vẹn của thông tin quản lý. c, Trách nhiệm:
- Hiệu quả quản lý từ đầu tư hạ tầng CNTT;
- Hỗ trợ kịp thời và hiệu quả trong sử dụng CNTT đối với cán bộ, nhân viên công ty;
- Tính ổn định và hữu ích của hệ thống mạng và web site; Tính bảo mật thông tin điện
tử trong công tác quản trị. Phòng Quản lý Bakery a, Chức năng:
- Quản lý và khai thác kênh phân phối;
- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc khác hàng;
- Nghiên cứu, xây dựng phương án phát triển hệ thống;
- Thu thập thông tin thống kê thị trường. b, Nhiệm vụ:
-Quản lý và khai thác kênh phân phối
+ Quản lý, phát triển hệ thống Bakery, bán hàng khói trường học hiện thời;
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng với các đại lý nhượng quyền mới;
+ Phối hợp đề xuất và thực hiện các chính sách hợp lý với các quầy hợp tác nhằm thúc đẩy bán hàng;
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất trên toàn hệ thống Bakery; Điều tiết,
cung ứng hàng hóa đến chuỗi Bakery, người tiêu dùng và thị trường.
- Thực hiện nghiệp vụ công tác bán hàng
+ Xây dựng kế hoạch, phương án bán ra các mặt hàng theo định vị sản phẩm và chính sách của phòng Marketing;
+ Thực hiện nghiệp vụ công tác bấn hàng; Phát triển đội ngũ bán hàng
+ Kết hợp với phòng Marketing tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm của Công ty thông
qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
+ Phối hợp với phòng Marketing thực hiện công tác thông tin về mẫu mã và giá bán sản phẩm.
- Thực hiện chính sách bán hàng & chăm sóc khách hàng, thu nhập thông tin, thống kê
+ Xây dựng các chính sách thúc đẩy doanh số bán hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu tại chuỗi Bakery;
+ Là đầu mối tiệp nhận các yêu càu phản hồi của khách hàng về sản phẩm, phối hợp
với các bộ phận Kỹ thuật, R&D, Marketing xử lý khiếu nại;
+ Tổ chức thực hiện thu thập thông tin, thực hiện công tác thống kê yêu cầu của các bộ phận liên quan. c, Nhiệm vụ:
- Đảm bảo việc nhận diện thương hiệu trên thị trường;
- Đảm bảo thông tin truyền thông theo đúng định hướng của Công ty;
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ bán hàng.
Phòng Kế toán tài chính a, Chức năng:
- Xây dựng vận hành hệ thống kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực và quy định của
nhà nước; Quản lý tài chính;
- Quản lý quan hệ cổ đông. b, Nhiệm vụ:
- Xây dựng vận hành hệ thống kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực và quy định của nhà nước
+ Tổ chức công tác hạch toán, thống kê số liệu theo chuẩn mức và quy định của pháp luật;
+ Tổ chức và thực hiện quản lý tài sản của công ty;
+ Quản lý bảo quản an toàn hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán. -Tài chính
+ Đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
_ Lên kế hoạch, tính toán nhu cầu
_ Thu xếp vốn và nguồn vốn
+ Quản lý chi phí và giá thành;
+ Kiểm soát giá thành nguyên liệu và vật tư đầu vào;
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp;
+ Phân tích và quản lý rủi ro.
- Quản lý quan hệ cổ đông
+ Theo dõi tình hình góp vốn của cổ đông; Cập nhật các thông tin và số liệu về liên
quan đến cổ phần, cổ tức; Quản lý danh sách và sổ cổ đông;
+ Công bố các thông tin tài chính theo quy định cho cổ đông. Phối hợp giải quyết các
vấn đề liên quan tới quan hệ cổ đông. c, Trách nhiệm:
- Tính chính xác và kịp thời, tính tuân thủ của số liệu và báo cáo kế toán;
- Đảm bảo đúng và kịp thời của các nghĩa vụ của công ty với nhà nước;
- Hiệu quả sử dụng vốn; Tính hợp luật trong quan hệ cổ đông.
Phòng Tổ chức nhân sự a, Chức năng:
- Nghiên cứu và hoạch định nguồn tài nguyên nhân sự;
- Quản trị tiền lương; Quan hệ lao động;
- Thực hiện chức năng pháp chế. b, Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự
+ Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ cho phù hợp với yêu cầu
phát triển; Xây dựng quy hoạch cán bộ, chuẩn bị các thủ tục bổ nhiệm, bãi nhiệm, đề
bạt cán bộ và nâng bậc, chuyển ngạch lương;
+ Chủ trì công tác hoạch định nhân sự phục vụ sản xuất, xây dựng các chính sách sử
dụng nhân lực thường xuyên và mùa vụ hợp lý, hiệu quả;
+ Chủ trì xây dựng các chính sách nhân sự, hướng dẫn và giám sát các bộ phận thực
hiện chính sách liên quan tới tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu quả công
việc, đãi ngộ và phúc lợi.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ. - Quản trị tiền lương
+ Thực hiện tính lương tháng cho cán bộ, công nhân viên khối văn phòng và bán hàng khu vực phía Bắc;
+ Rà soát, kiểm tra lương tháng các nhà máy chi nhánh đơn vị;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương cho các đơn vị trực thuộc;
+ Xây dựng đơn giá lao động & định mức tiền lương;
+ Phối hợp với phòng Tài chính
+ Kế toán xây dựng quỹ tiền lương của công ty, giám sát thực hiện quy chế tiền lương. - Quan hệ lao động
+ Quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên; Giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi
việc, chuẩn bị các hợp đồng lao động;
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến BHXH, BHYT; Thực hiện các chế độ khác
liên quan đến người lao động;
+ Tuyển dụng các cấp quản lý và nhân viên phía văn phòng, nhân viên bán hàng khu vực phía Bắc;
+ Hỗ trợ tuyển dụng lao động phổ thông tại nhà máy Hà Nội. Nghiên cứu giải pháp,
cung cấp thông tin, hỗ trợ tuyển dụng lao động phổ thông tại các nhà máy chi nhánh;
+ Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; Quản lý thực hiện công việc: tổng hợp kết
quả đánh giá từ các bộ phận khác và thực hiện đánh giá cho chính bộ phận. - Chức năng pháp chế
+ Rà soát tính phù hợp về pháp lý của văn bản, hợp đồng;
+ Cập nhật thông tin pháp luật liên quan tới hoạt động của công ty và hướng dẫn thực hiện;
+ Tổ chức đại diện pháp lý tham gia các sự vụ pháp luật. - Nhiệm vụ khác
+ Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, đề nghị khen thưởng, kỷ luật; Xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển văn hóa doanh nghiệp;
+ Tổ chức các sự kiện chung của Công ty;
+ Phối hợp với công đoàn, hành chính tổ chức các cuộc thăm hỏi, hiếu hỷ, ốm đau với CBCNV và gia đình. c, Trách nhiệm:
- Đầy đủ các chính sách nhân sự đáp ứng nhu cầu quản lý;
- Hiệu quả tuyển dụng, đào tạo nhân sự;
- Tính chính xác và hợp lệ của thủ tục HCNS, chế độ chính sách người lao động.
Phòng Kinh doanh kênh Horeca a, Chức năng:
- Quản lý và khai thác kênh Horeca;
- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng;
- Nghiên cứu, xây dựng phương án phát triển hệ thống;
- Thu thập thông tin thống kê thị trường trong hệ thống. b, Nhiệm vụ
-Quản lý và khai thác kênh phân phối
+ Tìm kiếm, thiết lập quan hệ với hệ thống bán hàng kênh Horeca;
+ Quản lý, phát triển hệ thống bán hàng vào khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khách sạn,…;
+ Đàm phán hợp đồng, cung cấp hàng hóa theo hợp đồng.
- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng
+ Phối hợp đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách bán hàng kênh Horeca, nâng
cao hình ảnh thương hiệu Hữu Nghị trên thị trường;
+ Là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ;
phối hợp với các bộ phận chuyên môn xử lý khiếu nại.
- Nghiên cứu, xây dựng phương án phát triển hệ thống, thu thập thông tin thống kê thị trường
+ Xây dựng, đề xuất kế hoạch, phương án phát triển hệ thống theo định hướng sản phẩm của Công ty;
+ Kết hợp phòng Marketing quảng bá sản phẩm, thông tin về mẫu mã, giá bán sản phẩm;
+ Tổ chức thu thập thông tin, thực hiện công tác thống kê theo yêu cầu. c, Trách nhiệm:
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ bán hàng;
- Đảm bảo duy trì và phát triển hệ thống theo định hướng của Công ty. Phòng kinh doanh kênh MT a, Chức năng:
- Quản lý và khai thác kênh siêu thị;
- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng;
- Nghiên cứu, xây dựng phương án phát triển hệ thống. b, Nhiệm vụ
- Quản lý và khai thác kênh siêu thị
+ Tìm kiếm, thiết lập quan hệ với hệ thống siêu thị toàn quốc;
+ Quản lý, phát triển hệ thống bán hàng vào kênh siêu thị;
+ Đàm phán hợp đồng, điều tiết, cung ứng hàng hóa đến hệ thống siêu thị;
+ Phối hợp đề xuất và triển khai thực hiện các chính sách đối với hệ thống nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng
+ Phối hợp đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách thúc đẩy doanh số bán hàng
kênh MT, nâng cao hình ảnh thương hiệu Hữu Nghị trong hệ thống siêu thị.
+ Là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của siêu thị về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; phối
hợp với các bộ phận chuyên môn xử lý khiếu nại.
- Nghiên cứu, xây dựng phương án phát triển hệ thống.
+ Xây dựng, đề xuất kế hoạch, phương án phát triển hệ thống theo định hướng sản phẩm của Công ty;
+ Kết hợp phòng Marketing xây dựng hình ảnh, thương hiệu, quảng bá sản phẩm,
thông tin về mẫu mã, gia bán sản phẩm. c, Trách nhiệm:
- Đảm bảo việc nhận diện thương hiệu trong hệ thống siêu thị.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ bán hàng.
- Đảm bảo duy trì và phát triển hệ thống theo định hướng của Công ty. Văn phòng a, Chức năng: - Hành chính quản trị; - Văn thư lưu trữ;
- Y tế và chăm sóc sức khỏe. b, Nhiệm vụ:
- Công tác hành chính quản trị
+ Soạn thảo và trình duyệt Nội quy làm việc, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; Bố trí
sắp xếp chỗ làm việc của toàn khối văn phòng một cách khoa học và hợp lý; Thực hiện
việc quản lý các tài sản thuộc khối văn phòng, sửa chữa và thay thế kịp thời các thiết bị hỏng;
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc mua sắm trang thiết bị làm việc cho công ty
hàng tháng, hàng quý, năm; Xây dựng các quy định về sử dụng trang thiết bị văn
phòng và theo dõi việc thực hiện quy định;
+ Đề ra và theo dõi việc thực hiện các quy định về sử dụng điện thoại và các trang
thiết bị văn phòng khác (máy fax, máy in, máy photocopy, máy chiếu…);
+ Mua sắm và cấp phát văn phòng phẩm, báo chí, tài liệu, lịch các loại; Phối hợp bộ
phận bảo vệ bảo đảm an ninh, trật tự cơ quan và công tác an ninh quốc phòng;
+ Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các phòng họp, hội nghị của Công ty,
tham gia vào Ban tổ chức của các Hội nghị; Thông báo nội dung và thành phần các
cuộc họp, hội nghị do lãnh đạo Công ty triệu tập;
+ Phối hợp tổ chức các sự kiện chung của công ty, phối hợp với công đoàn tổ chức các
cuộc thăm hỏi, hiếu hỷ, ốm đau với CBCNV và gia đình; Phụ trách việc chuẩn bị hồ
sơ, giấy tờ, lưu trữ tài liệu của Ban lãnh đạo đi công tác;
+ Thực hiện công tác quan hệ đối ngoại với các cơ quan hữu quan; Hướng dẫn khách
đến làm việc với công ty thực hiện đúng nội quy, tổ chức tiếp khách trong nước và
quốc tế lịch sự, chu đáo.
- Công tác Văn thư lưu trữ
+ Quản lý con dấu; Thực hiện công tác văn thư, đánh máy, in sao các văn bản, tài liệu;
+ Phát hành công văn, giấy tờ; Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, quản lý công văn giấy tờ, sổ
sách hành chính và con dấu; Xác nhận sao chép các văn bản;
+ Giải quyết các giấy tờ cho CBCNV đi công tác, viết giấy giới thiệu, xác nhận cho khách đến làm việc.
- Dịch vụ Y tế và chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ; Chăm sóc y tế ban đầu cho cán bộ công nhân viên;
Làm các thủ tục giải quyết các chế độ liên quan tới y tế của người lao động trong toàn công ty;
+ Quản lý, cấp phát trang thiết bị và vật tư Y tế; Hướng dẫn nghiệp vụ cấp cứu sơ cứu ban đầu cho công nhân.
c, Quyền hạn và trách nhiệm
- Bảo quản an toàn sử dụng con dấu;
- Tính kịp thời, chu đáo của dịch vụ.
1.3 Tình hình kinh doanh của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị
Bảng 1.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021,2022 và 6T/2023 Đơn TT CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022 6T/2023 vị 1 Doanh thu thuần đồng 1.602.617.895.650
1.962.895.850.921 688.069.512.007 2 Giá vốn bán đồng 1.169.084.130.034
1.406.488.655.982 536.154.895.120 3 Lợi nhuận gộp đồng 433.533.765.616 556.407.194.939 151.914.616.88 Số lượng công 4 người 1.718 1.519 1.487 nhân viên 5 Nguồn : finance.vietstock.vn Phần 2
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Mô hình 4Cs của doanh nghiệp
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích yếu tố tác động đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhận định cơ hội và thách thức của ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh Nhận định cơ hội:
- Hội nhập kinh tế thế giới.
- Môi trường chính trị ổn định. Chính phủ có những chính sách khuyến khích
hoạt động đầu tư, đặc biệt là các hoạt động đầu tư phát triển.
- Cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin ngày càng hiện đại tạo điều kiện cho công
ty cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường để nhanh chóng có quyết định kịp thời.
- Thị trường nội địa đầy tiềm năng, ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước.
- Thị trường nước ngoài triển vọng vì hàng rào thuế quan đang được gỡ bỏ.
- Thu thập người dân ngày càng tăng, quan tâm đến sức khỏe và sử dụng các
loại bánh kẹo thực phẩm an toàn cao cấp.
- Áp dụng bí quyết công nghệ trên dây truyền công nghệ hiện đại làm tăng
những năng suất lao động, giảm giá thành, giữ gìn những hương vị truyền thống.
- Nghiên cứu thị trường nước ngoài để đánh giá đúng nhu cầu, thị hiếu, văn
hóa, phục vụ tốt hơn trong việc xuất khẩu.
- Đầu tư công tác nghiên cứu thị trường nội địa để đạt thị phần cao hơn trên thị trường nội địa.
- Cải tiến công nghệ và máy móc thiết bị.
- Đầu tư cho công tác làm thương hiệu.
- Nâng cao chất lượng tay nghề, chuyên môn cho lực lượng lao động.
- Làm tốt công tác thương mại doanh nghiệp, dự trữ ở hạn mức phù hợp để
giảm thiểu sự biến động của nguyên vật liệu. Thách thức:
- Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều.
- Các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệp, tiềm lực tài chính và thương hiệu mạnh.
- Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn.
- Trình độ khoa học kỹ thuật thay đổi như vũ bão.
- Có nhiều loại sản phẩm thay thế.
- Lạm phát cao, đồng tiền mất giá khiến cho doang nghiệp phải tăng giá bán,
dẫn đến giảm cầu tiêu dùng sản phẩm.
- Bất ổn từ nền kinh tế thế giới, nhu cầu của khách hàng về mẫu mã, tính năng
sảm phẩm khá cao và thường xuyên thay đổi.
- Phát động rộng rãi phong trào “ Người Việt dùng hàng Việt”.
- Nâng cao hoạt động quảng cáo, xúc tiến các dòng sản phẩm chủ lực.
- Tiếp tục áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Khuếch trương mạnh mẽ thương hiệu mẹ cũng như thương hiệu sản phẩm.
- Hợp tác chiến lược, tham gia góp vốn với các công ty cung cấp yếu tố đầu vào
như: bao bì sản phẩm, đường,…
- Liên kết với các công ty bánh kẹo/ thực phẩm khác để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng cường công tác R&D đưa ra nhiều mẫu sản phẩm chất lượng, hợp khẩu vị người tiêu dùng. 2.1.2. Công ty
- Xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Điểm mạnh:
- Có hệ thống phân phối rộng trên khắp trên địa bàn các tỉnh.
- Thương hiệu khá uy tín trên thị trường nội địa.
- Công ty có giá cả cạnh tranh so với các đối thủ.
- Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị điện thoại.
- Sản phẩm đa dạng, đảm bảo vệ sinh, đạt được nhiều giải thương trong
nước và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Nhiều sản phẩm chủ lực của công ty có độ phủ 100% trên thị trường.
- Quan tâm đến hoạt động truyền thống, có chế độ hưởng phạt hợp lý
khuyến khích tinh thân lao động của nhân viên.
- Đội ngũ cán bộ công ty có trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nghiệm
và gắn bó với công ty, đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và điều hành. Điểm yếu:
- Hệ thống nhận diện thương hiệu chưa hoàn chỉnh.
- Kinh phí dành cho các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng còn hạn hẹp,
quy mô các hoạt động quảng bá tiếp thị còn quá ít so với các đối thủ cạnh tranh.
- Lực lượng lao động phổ thông trong bộ máy công ty còn chiếm tỷ lệ khá cao.
- Thương hiệu từng dòng sản phẩm nhìn chung chưa xây dựng đồng đều và chuyên nghiệp.
- Bị ảnh hưởng từ biến động nguồn nguyên liệu, máy móc công nghiệp chưa đồng bộ.
- Chỉ một số ít dòng sản phẩm đáp ứng được phân khúc thị trường cao cấp.
- Xác định điểm khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường 2.1.3. Khách hàng
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Phân tích chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu (Theo công thức 5W - 1H - 4P)
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh
- Xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
- Xác định chiến lược cạnh tranh của đối thủ
2.2. Chính sách marketing hỗn hợp 4Ps của doanh nghiệp
2.2.1. Chính sách sản phẩm
Theo báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Hữu Nghị trong
năm2017, công ty đã đưa ra thị trường gần 20 ngàn tấn sản phẩm các loại bao
gồm: bánh quy, lương khô, kẹo, bánh trung thu,mứt tết, bánh tươi,bánh sinh
nhật, bánh cưới,...đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chất lượng cao, mẫu
mã bao bì đẹp,cơ cấu chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý.
2.2.2. Chính sách giá
Quy trình xác định giá bán sản phẩm tại phòng marketing của công ty:
- Bước 1: Xác định lợi nhuận đơn vị mục tiêu. Theo mục tiêu doanh thu của công ty
và kế hoạch sản xuất được ban lãnh đạo phê duyệt: Lợi nhuận đơn vị mục tiêu = tổng
lợi nhuận mục tiêu/sản lượng mục tiêu
- Bước 2: Tính giá bán: Giá bán = giá thành đơn vị + lợi nhuận đơn vị mục tiêu
- Bước 3: So sánh giá bán trong tương quan đối thủ cạnh tranh, xem xét tình hình
cạnh tranh thực tế để đi đến quyết định
- Bước 4: Thử nghiệm trên thị trường để thăm dò ý kiến khách hàng, quyết định mức
giá bán cho sản phẩm hoặc điều chỉnh cho phù hợp.
Như vậy công ty đang kết hợp phương pháp định giá kết hợp chi phí, giá của đối thủ
cạnh tranh và nhận thức của khách hàng. Mức giá bán tính ở trên được thống nhất đến
các nhà bán lẻ. Từ đó các nhà bán lẻ quyết định giá bán cuối cùng đến người tiêu
dùng. Người đưa ra quyết định cuối cùng là tổng giám đốc công ty dựa trên các
phương pháp tính giá được xây dựng bởi phòng marketing. Công ty có điều chỉnh và
thayđổi giá khi có sự thay đổi về giá thành sản phẩm hay động thái từ đối thủ cạnh tranh.
2.2.3. Chính sách phân phối
Công ty Hữu Nghị hiện phân phối sản phẩm theo ba kênh phân phối chính đó là:
- Kênh trực tiếp: bán hàng trực tiếp qua các cửa hàng Hữu Nghị Bakery (Cửa hàng giới thiệu sản phẩm).
- Kênh cấp 1: với trung gian là siêu thị hoặc trung tâm thương mại
- Kênh cấp 2: gồm 2 trung gian là nhà phân phối và nhà bán lẻ.
Hình thức kênh phân phối trực tiếp: phân phối qua hệ thống cửa hàng Bakery. Hiện
nay công ty đã triển khai được nhiều cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các
quận ở Hà Nội. Hệ thống Bakery vừa là kênh quảng cáo hình ảnh , nâng cao giá trị
thương hiệu vừa là kênh thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm bánh
tươi, bánh sinh nhật,…Hiện nay Hữu Nghị có hơn 30 cửa hàng Bakery trong đó có 22
cửa hang Bakery ở Hà Nội hoạt động tương đối ổn định với sản lượng và doanh số
tăng trưởng tốt, công tác trưng bày, tạo dựng hình ảnh, công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm được chú trọng và cải thiện đáng kể.
Hình thức kênh phân phối cấp 2: Chiều dài của kênh bao gồm có nhà sản xuất, nhà
phân phối , nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Hiện nay Hữu Nghị có hơn 100 nhà phân
phối với gần 200.000 cửa hàng bán lẻ trên cả nước trên khắp các tỉnh thành trong cả
nước, thực hiện chức năng buôn bán. Các nhà phân phối này được ràng buộc với công
ty bởi hợp đồng thương mại, mua bán hàng hóa. Các nhà phân phối sẽ là trung gian kết
nối công ty với các nhà bán lẻ trên địa bàn của nhà phân phối. Mỗi địa bàn đều có các
nhân viện giám sát bán hàng của công ty, số lượng phụ thuộc vào quy mô thị trường
tại địa bàn, số nhân viên đó thực hiện chức năng giám sát bán hàng. Các khoản chiết
khấu nhà phân phối được nhận theo thỏa thuận với công ty bao gồm các hình thức sau đây:
- Chiết khấu theo loại sản phẩm: mỗi loại sản phẩm lại có hình thức chiết khấu khác
nhau,từ 5% - 20% tùy theo sản phẩm.
- Chiết khấu theo doanh thu: mỗi mức doanh thu tháng, quý, năm đạt được tương
đương với một mức chiết khấu
- Các nhà phân phối phải đảm bảo tất cả các nhà bán lẻ trên cả nước phải được mua
hàng từ nhà phân phối với một mức giá đồng nhất.
Hình thức kênh phân phối cấp 1: phân phối qua hệ thống các siêu thị hoặc các trung
tâm thương mại hình thức này được triển khai ở khắp các thành phố lớn. Phương pháp
quản lý của trung gian là siêu thị khác với nhà phân phối. Các nhân viên bán hàng của
công ty sẽ trực tiếp tiếp xúc với các siêu thị để bán hàng, hàng hóa được chuyển giao
theo phương thức chìa khóa trao tay hoặc kí gửi phụ thuộc vào hợp đồng công ty đã kí
kết. Mối quan hệ với các siêu thị được quản lý bởi nhân viên xúc tiến thị trường thuộc
phòng marketing. Mức chiết khấu cũng tương tự như nhà phân phối địa phương. Điểm
khác biệt với nhà phân phối địa phương là đối với các siêu thị lớn như Big C, Metro,
…đòi hỏi các hỗ trợ bằng tiền hoặc hàng hóa của công ty như hỗ trợ sinh nhật, hỗ trợ
khai trương, hỗ trợ quảng cáo, hỗ trợ khuyến mại,…các hỗ trợ này cũng được ghi rõ trong hợp đồng.
Theo số liệu từ phòng marketing tỷ trọng doanh thu chủ yếu đến từ kênh phân phối
cấp 2 (85%) là do tính chất các mặt hàng bánh kẹo nội cũng như hành vi tiêu dùng của
người Việt từ trước đến nay. Vì vậy, trong tương lai Hữu Nghị vẫn sẽ tiếp tục đầu tư
phát triển kênh phân phối truyền thống này. Trong khi đó các nhà sản xuất nước ngoài
thường chọn các siêu thị làm nơi phân phối chủ yếu, hướng đến khách hàng có thu
nhập khá trở lên. Chính vì vậy, nếu muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài,
Hữu Nghị cần phải đầu tư vào sản phẩm cao cấp hơn nữa để tăng tỷ trọng doanh thu
phân phối qua các siêu thị và trung tâm thương mại.
Hàng năm, công ty tổ chức đại hội khách hàng, đây là cơ hội gặp gỡ trực tiếp các nhà
phân phối. Công ty tiếp nhận những đề xuất, kiến nghị sau đó tổng hợp đánh giá tình
hình hoạt động phân phối, trao giải thưởng cho nhà phân phối có doanh thu lớn nhất và
đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty để các nhà phân phối cùng
hợp tác thực hiện.Sản phẩm của Hữu Nghị đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế
giới như Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hàn
Quốc,Philippines,Nhật Bản, Úc…và được định hướng xuất khẩu sang thị trường khu
vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai. Đặc biệt, năm 2017, Công ty đã có chủ
trương mở rộng thị trường quốc tế tại các nước Trung Đông, thị trường tiềm năng đối với ngành Bánh kẹo.
2.2.4. Chính sách xúc tiến
Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu của công ty là marketing phân biệt, những nỗ
lực marketing cho từng giai đoạn là khác nhau. Ví dụ như hình thức chiết khấu cho
nhà bán lẻ và siêu thị là khác nhau, hay nỗ lực quảng cáo trong dịp Trung Thu và tết
Nguyên Đán, hướng tới các khách hàng mua sản phẩm để biếu tặng, tiêu dùng. Trong
quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh các hình thức chiêu thị được công ty sử dụng
nhiều nhất là quảng cáo và khuyến mại.
Luôn có những chiến lược và hoạt động chiêu thị khác nhau cho hai đối tượng khách
hàng riêng biệt của công ty:
- Khách hàng là người tiêu dùng cá nhân: những người tiêu dùng cuối cùng mua sản
phẩm để phục vụ nhu cầu bản thân, gia đình, để biếu, tặng, những người mua sản
phẩm một cách thường xuyên, những người chỉ mua sản phẩm vào dịp lễ Tết...
- Khách hàng thương mại: gồm những nhà bán lẻ quy mô nhỏ có độ trung thành không
cao, dễ dao động và cả những siêu thị có quy mô lớn, mua hàng với số lượng lớn và
thường xuyên theo hợp đồng định sẵn.
Khuyến mại: Hiện nay, công ty sử dụng hình thức chiết khấu để khuyến khích tiêu
thụ sản phẩm. Nghĩa là nhà bán lẻ nhập càng nhiều hàng thì sẽ càng làm giảm giá
thành từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, nhà bán lẻ có thể lựa chọn giữa việc bán giá
thấp hơn để thu hút khách hàng hoặc giữ nguyên giá bán thông thường để có được
nhiều lợi nhuận. Điều đáng chú ý trong hình thức khuyến mại này là công ty không
thông báo cho người tiêu dùng, chỉ những khách hàng thương mại được biết. Trong
khi đó, hầu hết nhà bán lẻ không hề có sự điều chỉnh mức giá xuống thấp hơn mà vẫn
giữ nguyên mức giá cũ. Do vậy mục tiêu thu hút thêm khách hàng của công ty không
đạt hiệu quả. Đây chính là điểm bất lợi của chiến lược mà công ty áp dụng. Quảng cáo
là hình thức thứ hai thường được công ty áp dụng. Trong các dịp Tết, Trung Thu, công
ty thường sử dụng các phương tiện truyền thông chính là Tivi, Internet, Facebook, báo
chí, các băng rôn mang thương hiệu Hữu Nghị treo trên các tuyến phố, các phương
tiện như xe buýt, xe chở hàng với logo Hữu Nghị chạy khắp các ngã đường, các tỉnh
thành nhằm tăng sức quảng bá. Công ty thiết kế website chính thức, nhân viên mặc
đồng phục, mũ áo đặc trưng của công ty để tăng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hoạt động quan hệ công chúng: Hoạt động xã hội, từ thiện là nồng cốt trong hoạt
động PR của tất cả các nhà sản xuất và Hữu Nghị cũng không ngoại lệ. Cụ thể trong
nhiều năm liền, Công ty cũng nhận tài trợ, tổ chức cho các chương trình từ thiện, ủng
hộ đồng bào lũ lụt, thương bệnh binh, tiếp sức mùa thi vào các đợt diễn ra thi đại học
cao đẳng, các đối tượng chính sách, tặng quà, bánh kẹo cho các cháu thiếu nhi ngày
1/6, Trung Thu, Tết Nguyên Đán,.. Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ trưng
bày sản phẩm như Hội chợ hàng tiêu dùng, Hội chợ thương mại quốc tế EXPO, Hội
chợ hàng Việt Nam chất lượng cao,…và giành được nhiều giải thưởng lớn. Công ty
đã tổ chức các hội nghị khách hàng rộng rãi dành cho khách hàng trung thành, khách
hàng tiêu biểu của mình.
Hội chợ triển lãm: công ty Hữu Nghị thường tham gia các hội chợ triển lãm lớn
trong ngành thực phẩm như Hội chợ thực phẩm và Đồ uống, hội chợ Expo… được tổ
chức ở các trung tâm thành phố lớn trên cả nước nhằm giới thiệu sản phẩm mới và sản
phẩm chủ đạo của công ty như Tipo, Solite, Saff,… tới người tiêu dùng, hoạt động này
thu hút được sự chú ý của nhiều người tiêu dùng do đó các chương trình tại hội chợ có
nhiều trò chơi cũng như có các PG giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Ngoài Các hội
chợ triển lãm trong nước, công ty còn tham gia hội chợ Thương mại tại Campuchia PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH 4Cs
Đánh giá về từng yếu tố trong mô hình 4Cs của Hữu Nghị Food:
-Nhu cầu của khách hàng
Hữu Nghị Food đã thực hiện khá tốt trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách
hàng. Công ty đã nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu và mong
muốn của khách hàng Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc công ty cung cấp
một danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. -Sự tiện lợi
Hữu Nghị Food cũng đã thực hiện tốt trong việc mang lại sự tiện lợi cho khách
hàng. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm các cửa hàng,
siêu thị, đại lý,... Công ty cũng hợp tác với các kênh phân phối hiện đại, như
thương mại điện tử. Điều này giúp cho sản phẩm của công ty có thể đến được
tay khách hàng một cách thuận tiện. -Giao tiếp
Hữu Nghị Food đã thực hiện khá tốt trong việc giao tiếp với khách hàng. Công
ty sử dụng đa dạng các kênh truyền thông để tiếp cận với khách hàng, bao gồm
truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội,... Công ty cũng thường xuyên tổ
chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng. -Chi phí
Hữu Nghị Food đã thực hiện tốt trong việc cân nhắc giá cả sản phẩm sao cho
phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng. Công ty đã định giá sản phẩm của
mình ở mức hợp lý, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam
3.2.ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MAKETING HỖN HỢP 4Ps
Chiến lược marketing hỗn hợp 4Ps của doanh nghiệp Hữu Nghị Food có thể
được đánh giá là hiệu quả và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.
Dưới đây là đánh giá chi tiết cho từng yếu tố trong 4Ps:
Chiến lược sản phẩm (Product): Hữu Nghị Food đã đưa ra một loạt các sản
phẩm đa dạng và chất lượng cao. Họ cung cấp các loại thực phẩm tươi sống,
đóng gói và chế biến sẵn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ các nguồn gốc tự
nhiên và an toàn. Sản phẩm của Hữu Nghị Food có thể đáp ứng nhiều phân khúc
thị trường và mang lại giá trị cho người tiêu dùng.
1.Phạm vi sản phẩm
Hữu Nghị Food có danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối
tượng khách hàng khác nhau. Các sản phẩm của công ty được chia thành 4 nhóm chính:----
Bánh kẹo: Bánh quy, bánh mì, bánh ngọt,...
Nước giải khát: Nước ngọt có ga, nước ngọt không ga, nước trái cây,...
Thực phẩm chế biến: Mì ăn liền, phở ăn liền, xúc xích,... Sản phẩm khác
2. Chất lượng sản phẩm
Các sản phẩm của Hữu Nghị Food được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
hiện đại, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty luôn chú trọng
đến việc sử dụng nguyên liệu sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
3. Sự đổi mới sản phẩm
Hữu Nghị Food thường xuyên đổi mới sản phẩm, đưa ra thị trường những sản
phẩm mới lạ, phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Ví dụ, công ty đã cho ra mắt sản
phẩm bánh mì Staff, một sản phẩm bánh mì dinh dưỡng dành cho học sinh, sinh
viên. Sản phẩm này đã nhanh chóng được đón nhận và trở thành một trong
những sản phẩm bán chạy nhất của công ty.
4 . Thương hiệu sản phẩm
Hữu Nghị Food là một thương hiệu thực phẩm uy tín, được nhiều người tiêu
dùng Việt Nam tin tưởng. Công ty đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và quảng
bá thương hiệu, giúp thương hiệu Hữu Nghị ngày càng được biết đến rộng rãi.
-Chiến lược giá (Price): Hữu Nghị Food đã áp dụng một chiến lược giá cả hợp
lý và cạnh tranh. Họ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với mức giá phù
hợp, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
1. Giá cả cạnh tranh
Giá cả sản phẩm của Hữu Nghị Food được đánh giá là hợp lý, phù hợp với túi
tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Công ty luôn chú trọng đến việc điều chỉnh
giá cả sản phẩm sao cho phù hợp với giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
2. Giá cả hấp dẫn
Hữu Nghị Food thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm
giá để thu hút khách hàng. Các chương trình này giúp cho sản phẩm của công ty
trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
3. Giá cả phân khúc
Hữu Nghị Food phân khúc sản phẩm của mình theo đối tượng khách hàng mục
tiêu. Đối với các sản phẩm dành cho học sinh, sinh viên, công ty thường áp dụng
mức giá thấp hơn so với các sản phẩm dành cho người trưởng thành.
4. Giá cả linh hoạt
Hữu Nghị Food linh hoạt trong việc điều chỉnh giá cả sản phẩm theo từng thời
điểm. Ví dụ, trong các dịp lễ tết, công ty thường tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận.
- Chiến lược phân phối (Place): Hữu Nghị Food đã xây dựng một hệ thống
phân phối rộng lớn và hiệu quả. Họ đã thiết lập các kênh phân phối đa dạng, bao
gồm cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trực tuyến và các đối tác phân phối. Điều này
giúp công ty tiếp cận được đến nhiều khách hàng tiềm năng và tăng cường sự
hiện diện của mình trên thị trường.
1. Mạng lưới phân phối rộng khắp
Hữu Nghị Food có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm các cửa
hàng, siêu thị, đại lý,... Công ty hiện có hơn 140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc,
bao phủ từ thành thị đến nông thôn.
2. Hợp tác với nhiều kênh phân phối
Hữu Nghị Food hợp tác với nhiều kênh phân phối khác nhau, bao gồm kênh
truyền thống (cửa hàng, siêu thị, đại lý) và kênh hiện đại (trực tuyến, thương mại
điện tử). Điều này giúp công ty tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đáp ứng
được nhu cầu mua sắm đa dạng của khách hàng. -
Hữu Nghị Food đầu tư vào hệ thống vận chuyển hiện đại để đảm bảo sản phẩm
được vận chuyển nhanh chóng và an toàn đến tay khách hàng. Hệ thống vận
chuyển của công ty được trang bị đầy đủ các phương tiện vận tải hiện đại, đáp
ứng được nhu cầu vận chuyển sản phẩm trên toàn quốc.
- Chiến lược xúc tiến (Promotion): Hữu Nghị Food đã sử dụng các phương tiện
quảng cáo và xúc tiến bán hàng hiệu quả. Họ đã đầu tư vào các chiến dịch quảng
cáo truyền thông, marketing trực tuyến và các hoạt động quảng bá thương hiệu.
Điều này giúp công ty tạo sự nhận diện và tăng cường việc tiếp cận khách hàng. 1. Quảng cáo
Hữu Nghị Food sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo
sản phẩm và thương hiệu của mình, bao gồm truyền hình, báo chí, radio,... Công
ty cũng sử dụng các phương tiện truyền thông mới như mạng xã hội để tiếp cận
khách hàng một cách hiệu quả hơn. 2. Khuyến mãi
Hữu Nghị Food thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm
giá để thu hút khách hàng. Các chương trình này giúp cho sản phẩm của công ty
trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
3. Bán hàng trực tiếp .
Hữu Nghị Food có đội ngũ bán hàng trực tiếp chuyên nghiệp, được đào tạo bài
bản. Đội ngũ này thực hiện các hoạt động bán hàng tại các điểm bán lẻ, siêu
thị,... để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của công ty đến khách hàng.
4. Quan hệ công chúng
Hữu Nghị Food tham gia các hoạt động quan hệ công chúng để nâng cao hình
ảnh và uy tín của công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các chương trình
từ thiện, xã hội để thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng 3.3. TỔNG KẾT
Theo mô hình 4Cs (Khách hàng, Chi phí, Tiện ích và Truyền thông) và chiến
lược marketing hỗn hợp 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm và Quảng cáo), đánh
giá hiệu quả của mỗi chiến lược phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành công
nghiệp, mục tiêu kinh doanh và đặc điểm của khách hàng.
Tuy nhiên, để đánh giá chung, chiến lược marketing hỗn hợp hiệu quả nhất
thường là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trong 4Ps và 4Cs. Một chiến lược
hiệu quả sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chiến lược cần cải thiện có thể là một trong những yếu tố trong 4Ps hoặc 4Cs,
tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp không
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (Khách hàng), hoặc không cung cấp sản
phẩm đủ chất lượng (Sản phẩm), hoặc không xây dựng được chiến dịch quảng
cáo hiệu quả (Quảng cáo), thì cần cải thiện trong các lĩnh vực này.
Để đánh giá chi tiết và xác định chiến lược hiệu quả nhất cho doanh nghiệp,
cần phân tích thêm thông tin về ngành công nghiệp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu.