Báo cáo thực tập quản lý tồn trữ thuốc
báo cáo
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH01)
Trường: Đại học Thủ Dầu Một
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BÌNH DƯƠNG KHOA DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC
TÊN BÀI SIZE 20-24
Tên: Lương Thanh Trúc Lớp: CDD10A
Ngày thực tập: 28/11/2022
NIÊN KHÓA: 2020 - 2023
Lời nói đầu
Từ xưa đến nay, ngành Y- Dược luôn luôn được chú trọng bởi nó liên quan trực
tiếp đến sức khỏe con người. Cuộc sống ngày càng hiện đại,văn minh, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được nâng lên. Trong đó ngành Y là khám
chữa bệnh, phát hiện những điều bất thường có trong cơ thể con người để điều
trị kịp thời thì Dược lại nghiên cứu, bào chế, tìm tòi những loại thuốc để điều trị,
phòng bệnh, nâng cao sức khỏe con người. Em đã được nhà trường tạo điều kiện
đi thực tập, tham quan và học thêm nhiều kiến thức liên quan trực tiếp đến
ngành. Tuy thời gian thực tập không lâu nhưng nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè,
thầy cô và các anh chị tại nơi thực tập đã chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình những
kiến thức quan trọng để giúp ích cho công tác Y tế sau này. 1
Các thủ tục hành chính.
Thuộc cơ sở thực tập:
- Tên cơ sở thực tập: Nhà thuốc Huy Mai 5
- Số giấy phép (do sở y tế cấp):
- Số điện thoại: 0395248299
- Địa chỉ cơ sở: 325, đường 30/4, Phường Phú Thọ,Tỉnh Bình Dương,TP Thủ Dầu Một. - Tên chủ cơ sở : - Giới tính : Nữ - Số điện thoại:
- Tên người đứng bán hàng: Lương Thanh Trúc - Giới tính: Nữ
- Số điện thoại: 0933031921
- Các nhận xét: Đi đúng giờ,chịu khó học hỏi. Siêng năng, lễ phép.Luôn mặc đúng đồng phục.
Điểm chấm của cơ sở
Xác nhận của chủ cơ sở
(Ký tên, ghi rõ họ và tên) 2
Ảnh chụp cá nhân
Nhận xét và chấm điểm của khoa:
…………..........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
........................................................................................................................... 3 Điểm chấm của GV
Xác nhận của GV môn học
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CĐ Y T Ế Ế BÌNH DƯƠNG
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
NHẬT KÝ THỰC TẬP THỰC TẾ NGÀNH NHÀ THUỐC LỚN BÌNH DƯƠNG
Họ và tên sinh viên: Lương Thanh Trúc MSSV: 20112010368 Lớp: CĐD10A Ngành: Dược
Tên đơn vị thực tập: Nhà thuốc Huy Mai 5
Địa chỉ : số 325, đường 30/4 , phường Phú Thọ, TP.TDM
Số điện thoại: 0933031921
Tên chủ đơn vị thực tập: Tuần Ngày
Nội dung thực tập 28/11/2022 Học nội quy nhà thuốc 29/11/2022
Học cách sắp xếp thuốc và vệ sinh nhà thuốc 30/11/2022 1
Học các mặt thuốc có trong nhà thuốc 1/12/2022 2/12/2022
Học ghi nhớ vị trí để thuốc trong nhà thuốc 2/12/2022 3/12/2022
Học cách giao tiếp khách hàng 5/12/2022
Học bán các thuốc không kê đơn – dụng cụ y tế 2 6/12//2022
Học tư vấn bán thực phẩm chức năng 7/12/2022
Học cắt liều cho người lớn các bệnh thông thường 8/12/2022 8/12/2022
Học cắt liều cho người lớn các bệnh thông thường 8/12//2022 3 9/12/2022
Học cắt liều cho trẻ em các bệnh thông thường 9/12/2022 5
XÁC NHẬN CỦA CHỦ NHÀ THUỐC
Cách bảo quản các dạng thuốc
- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh
hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm,
sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện
cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
+ Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm
tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ
thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
+ Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi
trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ
không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%. 6
Bảo quản các dạng thuốc sau: Thuốc bột , thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc dạng lỏng,....
BẢO QUẢN THUỐC BỘT
- Đồ bao gói ít thấm ẩm thì xảy ra hiện tượng ngưng tụ nước.
+ Sự ngưng tụ ẩm là nguyên nhân gây bết dính, vón cục và là điều kiện cho nấm
mốc phát triển. Tương tác vật lý hóa của bột kép dễ xảy ra do tác dụng độ ẩm,
nhiệt độ, ánh sáng,. .. gây ra chảy dính , biến màu, nhiễm khuẩn hôi thối.
+ Thuốc mới nhập khi bảo quản cần chú trọng - nút đậy kín chưa ? bao bì có
đảm bảo với điều kiện khí hậu nước ta ? thuốc bột đóng gói phù hợp chưa ? Để
tránh hiện tượng đọng sương.
- Chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm thuốc bột đóng gói lẻ để cấp phát .
+ Đóng trong túi Polyetylen có bề dày 0,05 - 0,08 mm - đóng trong túi giấy
( chỉ gói vừa đủ dùng trong một tuần lễ). Các chất ăn mòn như AgNO3, thuốc tím, Acid citric,...
+ Không được bao gói trực tiếp trong bao bì bằng KIM LOẠI.
+ Thuốc có nguồn gốc động vật như : bột cao gan, Pancreatin, Pepsin,. .... hút ẩm
rất mạnh, dễ bị nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng => nên bảo quản cần chú ý
bao bì nguyên vẹn. Nếu bao bì thủng cần xử lý kịp thời:
✓ Sấy khô bằng chất hút ẩm mạnh.
✓ Gắn si sáp vào nắp nút.
✓ Cấp phát ngay tránh ra lẻ
❖ Lưu ý: không được xếp vật quá nặng lên bao bì đựng thuốc bột để tránh làm bục rách bao bì.
BẢO QUẢN THUỐC VIÊN
- Thuốc viên có nhiều hoạt chất và tá dược nên dễ hút ẩm, dễ bị oxi hóa,...
- Chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm thuốc dễ uống nhưng các chất đó
dễ chảy dính, gây nấm mốc viên.
- Các viên nang khó bảo quản vì dễ hút ẩm. Khi bảo quản ở độ ẩm cao (80-
90%), nhiệt độ 25-28℃ dễ bị bết dính. Để đảm bảo chất lượng của thuốc
viên, ta có nguyên tắc chung:
• Khi xuất nhập cần kiểm tra bao bì nắp nút, băng xi bảo đảm xem đã đúng yêu cầu chưa?
• Không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm đựng thuốc
viên, không lèn chặt khi đóng gói....
• Viên có hoạt chất bay hơi không đóng vào túi polyetilen.
• Nếu đóng gói lẻ thì nên đóng đủ dùng gọn trong một đợt điều trị
hoặc trong vài ngày; không đóng gói quá nhiều. 7
• Khi sắp xếp trong kho, phải chú ý tới sức chịu đựng của giá kệ, sức
chịu nén của hòm, hộp.....
• Cần phân loại và sắp xếp hợp lí cho các thuốc tránh ánh sáng, nhiệt độ.
BẢO QUẢN THUỐC TIÊM
- Thuốc tiêm được đóng trong ống tiêm thủy tinh hoặc trong lọ, dạng dung
dịch trong nước, dung dịch dầu, hỗn dịch hoặc dưới dạng bột.
- Thuốc tiêm thường bị biến chất do:
+ ống tiêm không đảm bảo chất lượng.
+ kỹ thuật pha chế không tốt.
+ điều kiện bảo quản không đáp ứng yêu cầu kĩ thuật.
- Để gìn giữ phẩm chất của thuốc tiêm, cần thực hiện:
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện thuốc kém phẩm chất kịp thời
như đổi màu, kết tủa....
Bảo quản đúng chế độ với các thuốc đặc biệt và có hạn dùng ngắn
như huyết thanh, vaccin.....
Đối với kháng sinh nhập nội như: penicilin, stretomycin, nhất thiết
phải kiểm tra phẩm chất và tiến hành phân loại. Loại chưa bị nhiễm
ẩm thì tiến hành bao sáp, loại chớm ẩm, dùng chất hút ẩm làm cho
thuốc khô tơi mới bao sáp.
Tác hại của các yếu tố gây hại cho thuốc
1/Yếu tố vật lý ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Yếu tố Độ ẩm
Thời tiết hiện nay có các độ ẩm như độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực
đại, độ ẩm tương đối, … Và một số dụng cụ đo độ ẩm như: ẩm
kế Asman, ẩm kế khô ướt, ẩm kế Oguyt, hay ẩm kế tóc.
Sự ảnh hưởng của độ ẩm cao
Độ ẩm cao sẽ làm gây hư hỏng các loại thuốc. Cũng như một số
loại hóa chất dễ hút ẩm như: các loại muối kiềm, các viên bọc
đường hay các viên nang. Gây ra tình trạng ẩm mốc và vón cục thuốc bột.
Làm loãng hay làm giảm nồng độ một số chất có trong thuốc
bao gồm: siro, glycerin, hay acid sulfuric… 8
Các loại thuốc như cao gan hay men bị phá hủy
Tạo ra các phản ứng tỏa nhiệt mạnh và một số phản ứng hóa
học như anhydrit phosphoric (P2O5), Natri dioxyd (Na2O2) hay kali kim loại.
Làm hư hỏng các hóa chất như alkaloid và Gây ra phản ứng thủy phân của thuốc.
Làm mất công dụng của một số loại kháng sinh hay nội tiết tố,
… Gây ra han gỉ các dụng cụ kim loại hoặc tạo điều kiện cho
nấm mốc sinh nở và phát triển mạnh.
Làm hư hỏng dược liệu thảo mộc hay gói bao thuốc và một số loại băng gạc,…
Sự ảnh hưởng của độ ẩm thấp
Nếu môi trường bảo quản có độ ẩm thấp thì rất dễ gây ra tình
trạng hư hỏng các loại thuốc dễ hút ẩm hay một số dụng cụ y tế.
Làm mất nước một số muối tinh khiết Na2SO3.10H2O, hay MgSO4.7H2O,…
Các biện pháp phòng chống ẩm
Thông gió tự nhiên:
Đây là cách bảo quản tiết kiệm và dễ thực hiện nhất trong tất
cả các biện pháp phòng chống ẩm. Sử dụng phương pháp thông
gió có hiệu quả có đầy đủ 4 điều kiện như sau:
Thời tiết tốt: ngày nắng ráo và gió nhẹ (dưới cấp 4)
Độ ẩm tuyệt đối ngoài kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong
kho Nhiệt độ yêu cầu bảo quản hàng hóa không được chênh
lệch quá lơn so với nhiệt độ trong kho.
Ngăn ngừa tuyệt đối hiện tượng thời tiết đọng sương.
Thông gió nhân tạo
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các
nhà khoa học đã phát minh ra nhiều thiết bị chống ẩm rất hiện đại.
Việc áp dụng cách phương pháp này đem lại rất nhiều ưu điểm
tốt nhưng vì kinh phí đầu tư khá lớn. Vì vậy phương pháp này
vẫn khó có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến. Phòng chống ẩm
cho nhà kho bằng cách xây dựng hệ thống gió.
Dùng chất hút ẩm
Sử dụng cách này chỉ áp dụng trong trường hợp không gian hẹp
lưu trữ ít như tủ hay hộp,.. Khi sử dụng phương pháp dùng chất
hút ẩm phải tìm hiểu khả năng hút ẩm từng loại và sử dụng
đúng chất thích hợp cho từng loại bảo quản khác nhau. Một số
chất hút ẩm thường được dùng như Calci oxyd (CaO) hoặc vôi 9
sống Keo thuỷ tinh (Silicagen) Calci clorid khan Tăng nhiệt độ
không khí
Không khí chứa ẩm tăng khi nhiệt độ tăng vì vật hơi ấm của
thuốc chuyển hết vào không khí Để tăng nhiệt độ trong không
khí chúng ta cần áp dụng một số các như sử dụng lò sưởi, bếp điện hay bóng điện,…
2/Nhiệt độ ảnh hưởng chất lượng thuốc
Ảnh hưởng nhiệt độ cao
Về tính chất vật lý :
Khi nhiệt độ cao sẽ bốc hơi nước và kết tinh các loại thốc. Cùng
với đó sẽ làm kết tinh một số thuốc dạng thể lỏng như tinh dầu
long não hoặc cồn…. Nhiệt độ cao sẽ hư hỏng một số thuốc như
cao thuốc thuốc kháng sinh hoặc cồn thuốc…
Về tính chất hóa học :
nhiệt độ cao sẽ gây ra các phản ứng hóa hóa học nhanh hơn.
Về mặt sinh vật :
Nhiệt độ cao độ ẩm trong không khí sẽ sinh sản và phát triển
các vi sinh vật và làm hỏng thuốc cũng như dụng cụ y tế.
Cần kiểm soát nhiệt độ cho kho bảo quản thuốc một cách tối ưu nhất.
Ảnh hưởng nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ thấp sẽ hư hỏng các loại thuốc như thuốc ở dạng
nhũ tương hay một số thuốc dễ bị kết tủa, …
Độ ẩm và nhiệt độ trong không khí bảo quản thuốc tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn nhiệt độ của phương pháp bảo quản thuốc trong kho
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới:
Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường từ 15 độ C – 25 độ C, độ
ẩm trong không khí không được vượt quá ngưỡng cho phép là
70%. Trong điều kiện thời tiết khô thoáng nên tránh ánh nắng
trực tiếp đồng thời cũng phải hạn chế các mùi lạ cũng như tạp
bẩn khác. Cần bảo quản thuốc trong kho đông lạnh: nhiệt độ
cho phép trong khoảng từ -10 độ C tới 8 độ C.
Cần bảo quản nhiệt độ kho mát: nhiệt độ phù hợp nhất từ 8 độ C – 15 độ C.
Các biện pháp chống nóng bảo quản cho thuốc
Nếu nhiệt độ ngoài kho thấp hơn trong kho thì có thể tiến hành biện pháp thông gió.
Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào dụng cụ y tế.
Sử dụng máy móc để chống nóng Biện pháp khác: dùng nước đá,…
3/Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Tác hại ánh sáng đến chất lượng thuốc 10
Thuốc và một số loại hóa chất sẽ gây phản ứng làm thay đổi màu sắc.
Phân hủy các loại thuốc và hóa chất.
Các loại dụng cụ cao su dẻo sẽ nhanh chóng bị phai màu và cứng hơn giòn hơn.
Cách khắc phục tác hại của ánh sáng.
Các biện pháp tránh ánh sáng bảo quản thuốc như:
Bảo quản nhà kho : Tất cả cửa kho đều phải kín đặc biệt cửa
chính phải che được ánh sáng.
Thuốc phải được che chắn bằng bọc giấy và vải đen.
Bảo quản vật liệu sản xuất: các nguyên liệu sử dụng phải đạt
tiêu chuẩn, sử dụng thêm một số chất ổn định cùng ánh sáng màu để sản xuất.
Đối với đóng gói và vận chuyển: sử dụng các loại bao bì hay
bọc giấy có màu đen bao bì phải có ký hiệu chống ánh sáng, ánh nắng.
Nhiệt độ và độ ẩm trong không khí bảo quản dụng cụ y tế và
thuốc là 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến thuốc.
4/Yếu tố hóa học ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Tác hại của khí hơi trong không khí
Không khí là một hỗn hợp gồm khí và các hơi khí như : oxygen,
oxyd carbon, lưu huỳnh dioxyd, hơi nước, ozon, cacbonic, và
một số loại khí khác. Đa phần các loại khí hơi đều gây ảnh
hưởng đến một số loại dụng cụ y tế và các loại thuốc.
Khí oxy và ozon (O2và O3) sẽ gây ra các phản ứng oxy hóa làm
hư hỏng thuốc, các dụng cụ y tế bằng kim loại hay cao su,…
Khí cacbonic (CO2): gây hiện tượng carbonat hóa như kết tủa
vôi, và dung dịch kiềm, cùng với đó khí này còn làm giảm nồng
độ Clo của các loại thuốc sát trùng,…
Một số khí hơi khác như khí Clo, SO2 hay NO2 có thể tạo ra các
acid tương ứng sẽ làm hỏng thuốc và dụng cụ khi gặp độ ẩm.
Không khí cũng là một yếu tố cần chú ý trong bảo quản thuốc.
Các biện pháp khắc phục khí hơi trong không khí
Một số cách khắc phục khí hơi trong không khí, bạn cần thực
hiện những nguyên tắc chung như sau:
Tránh xa môi trường nhiều khí hơi khỏi các loại dụng cụ y tế và
thuốc bằng cách gói kín thuốc hoặc để chúng cách ly. Có thể tạo
màng ngăn bằng cách bôi dầu parafin hoặc bọc trong túi chất dẻo… 11
Tránh tối đa thời gian tiếp xúc với không khí để các gói thuốc dễ
bị oxy hóa, và các khí hơi có hại bằng phương pháp thêm chất
bảo quản, đóng đầy, hay nút kín…
5/Yếu tố sinh học đến chất lượng thuốc.
Ảnh hưởng của nấm mốc, vi khuẩn
Tác hại – yếu tố ảnh hưởng chất lượng thuốc
Các loại nấm mốc hoặc vi khuẩn tiết có thể ra các chất gây hại
làm hư hỏng các loại thuốc như: lỏng, siro, potio…đồng thời
chúng còn sẽ làm hư hỏng thảo dược, và một số loại bao bì đóng gói,… Cách phòng chống
Phòng chống nấm mốc hay vi khuẩn trong tất cả mọi khâu
trong sản xuất: phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định vệ sinh
trong khâu sản xuất và khâu đóng gói. Các nguyên liệu phụ gia
phải đạt được tiêu chuẩn kiểm định của chính phủ.
Phải có kế hoạch kiểm tra định kì thường xuyên, nhằm phát
hiện hiện tượng nấm mốc kịp thời để xử lý.
Sử dụng các biện pháp chống nấm mốc hiệu quả trong kho thuốc
Các yếu tốt ảnh hưởng thuốc và dụng cụ y tế
Hiện tượng Nấm mốc ảnh hưởng đến thuốc
Ảnh hưởng của sâu mọt và bọ Tác hại
Sâu mọt rất thích các loại thuốc, dược liệu và một số loại động
vật làm thuốc : sâm hay đương quy,…
Sâu bọ thường xuyên xuất hiện trong các kho bảo quản dược
liệu, thảo mộc, nhất là những loại dược liệu có tinh bột.
Cách khắc phục
Thu hái và chế biến các loại dược liệu phải đúng tiêu chuẩn và quy định.
Chỉ nhập vào kho những loại vật liệu sử dụng đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn.
Tiến hành phân loại các dược liệu để sử dụng các phương pháp bảo quản riêng.
Kho dược liệu phải luôn được vệ sinh khô ráo và cung cấp đầy
đủ ánh sáng cần thiết.
Thực hiện kiểm tra trong kho thường xuyên, nếu cần thì phải
sấy khô các dược liệu. 12
THỰC TẬP SẮP XẾP THUỐC THEO TIÊU CHUẨN GPP
Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý. Các thuốc kê đơn việc sắp
xếp phải đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn…ghi rõ thuốc kê đơn. Thuốc
độc, thuốc trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử
dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được để tách biệt, không được để cùng
các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát.
Nguyên tắc 1: Sắp xếp thuốc theo từng mặt hàng chuyên biệt Điều này đồng
nghĩa với việc phải biết cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo từng loại mặt
hàng như: Dược phẩm dùng để điều trị bệnh, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm,
Hàng hóa, Thiết bị y tế...
Nguyên tắc 2: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu bảo quản
đặtriệt đối với một số loại thuốc nhất định, nội dung nuyên tắc này cụ thể như
sau: Thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường như thuốc kháng sinh, thuốc hạ
sốt... Thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt,
cần tránh ánh sáng, hàng dễ bay hơi, có mùi, dễ phân hủy như: Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt...
Nguyên tắc 3: cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của quy chế,
q quy định chuyên môn hiện hành: Các thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp
riêng, hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản
và quản lý theo các quy chế chuyên môn nghành Dược hiện hành. Hàng chờ xử
lí xếp vào khu riêng, có nhãn "hàng chờ xử lí".
Nguyên tắc 4: Sắp xếp, trình bày hàng hóa trên giá, tủ cần đảm bảo được các
nguyên tắc sau: Cách sắp xếp thuốc trong Nhà thuốc đạt chuẩn GPP là dược sĩ
cần sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc nhất định; có thể lựa chọn các nguyên
tắc sắp xếp sau: +Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học + Hãng sản
xuất + Dạng thuốc Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo được
nguyên tắc: dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm
mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng. Nhãn hàng của các loại thuốc (chữ,
số, hình ảnh...) trên các bao bì: quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng
Nguyên tắc 5: "sắp xếp theo nguyên tắc FEFO, FIFO" FEFO: Hàng có hạn
dùng còn lại ngắn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong - FIFO: Hàng
sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất tr ư ớc... Khi bán lẻ: bán hết hộp đã
mở trước, mở hộp nguyên sau: tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc một lúc. - 13
Chống đổ vỡ hàng Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên Các mặt hàng dễ vỡ như:
chai lọ, ống tiêm truyền...để ở trong, không xếp chồng lên nhau
Nguyên tắc 6: Cách sắp xếp thuốc trong Nhà thuốc cần các tài liệu, văn
phòng hẩm, tư trang. Các sổ, sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn phải
được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn. Sắp xếp
trên ngăn tủ riêng. Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có phiếu tiếp nhận công
văn cho phép quảng cáo) phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp
gọn gàng, để đúng nơi quy định. Tư trang không để trong khu vực quầy thuốc.
THUỐC TẠI NHÀ THUỐC
1. Danh mục thuốốc kê đơn và thuốốc khống kê đơn Dạng dùng, TT
Tên hoạt chất Biệt dược Nhóm thuốc hàm lượng
I. THUỐC KÊ ĐƠN 1 Cefaclor Cefaclor Viên nén 250mg Kháng sinh 2 Amoxicillin Hagimox Viên nén 250mg Kháng sinh 3 Cefadinir Cefadinir Viên nén 125mg Kháng sinh 4 Cefixim Cefixim uphage Viên nén 100mg Kháng sinh Amoxicillin + Klamentine 5 Viên nén 625mg Kháng sinh Acid clavuclanic Ofmantine 6 Azithromycin Azithromycin Viên nén 100mg Kháng sinh 7 Cefalexin Cefatam Viên nén 250mg Kháng sinh 8 Cefixim Hafixim KID Gói 50mg Kháng sinh Amoxicillin + Claminat 9 Viên nang 250 mg Kháng sinh Acid clavuclanic 250/31,25 14 Amoxicillin + Claminat 10 Viên nang 500mg Kháng sinh Acid clavuclanic 500/62,5 Amoxicillin + Augmentine 11 Gói 250mg Kháng sinh Acid clavuclanic 250/62,5 Amoxicillin + Augmentine 12 Gói 500mg Kháng sinh Acid clavuclanic 500/125 13 Cefalexin Opxil Viên nang 500mg Kháng sinh 14 Clarithromycin Klacid
Lọ 125mg/5ml 60ml Kháng sinh MedSkin 15 Acyclovir Viên nang 200 mg Kháng virus Acyclovir 16 Spiramycin Dorogyne Viên nang 125mg Kháng sinh 17 Cefatoxim TenPidoxim Gói 50mg Kháng sinh 15 Sulfamathoxazole, 18 Cotrim Viên nang 480mg Kháng sinh Trimethoprim 19 Ciprofloxacin Ciprofloxacin Viên nén 500mg Kháng sinh 20 Doxycyclin Doxycyclin Viên nang 100mg Kháng sinh 21 Ampicillin Ampicillin Viên nang 100mg Kháng sinh 22 Tetracyclin Tetracyclin Viên nang 500mg Kháng sinh 23 Metronidazol Metronidazol Viên nén 250mg Kháng sinh 24 Tinidazol Tinidazol Viên nén 500mg Kháng sinh Enalapril Viên nén 5mg, 25 Enalapril Tim mạch STADA 10mg Losartan 26 Losartan Viên nén 50mg Tim mạch STADA Rosuvastatin 27 Rosuvastatin Viên nén 20mg Tim mạch STADA 28 Trimetazidin Vastarel MR
Viên bao phim 35mg Tim mạch Captopril 29 Captopril Viên nén 25mg Tim mạch STADA 30 Telmisartan Micardis Plus 40 Viên nén 12.5mg Tim mạch 31 Clopidogrel Caplor Viên nén 75mg Tim mạch 32 Bisoprolol Concor Viên nén 5mg Tim mạch 33 Peridopril Coversyl Viên nén 5mg Tim mạch 34 Atorvastatin Dorotor Viên nén 20mg Tim mạch Amlodipin 35 Amlodipin Viên nén 5mg Tim mạch STADA 36 Lợi tiểu, tim Furosemid Furosemid Viên nén 40mg mạch 37 Betahistin Serc 8 Viên nén 8mg Chóng mặt 38 Ranitidin Ranidin Viên nén 300mg Dạ dày 39 Pantoprazol Razopal Viên nén 40mg Dạ dày Esomeprazol 40 Esomeprazol Viên nén 20mg Dạ dày 16 STADA 41 Lansoprazol Lastro Viên nén 30mg Dạ dày 42 Racecadotril Hidrasec Gói 10mg Tiêu chảy 43 Omeprazol Omeraz Viên nén 20mg Dạ dày 44 Alverin Spasmonavin Viên nén 40mg Dạ dày 45 Nizatidin Nizastric Viên nén 150mg Dạ dày 46 Metformin Glumeform Viên nén 500 mg Đái tháo đường 47 Glicazid Diamicron Viên nén 60mg Đái tháo đường 48 Levothyroxin Berlthyrox Viên nén 100mg Suy giáp Sulpirid 49 Sulpirid Viên nén 50mg Chống loạn thần STADA 50 Trimebutin iboten Viên nén 100 Chống co thắt Điều hòa kinh 51 Lynestrenol Orgametril Viên nén 5mg nguyệt 52 Primperan Primperan Viên nén 10mg Chống nôn Glimepiride Đái tháo đường 53 Glimepiride Viên nén 4mg STADA type 2 54 Metformin Glucophage Viên nén 500mg Đái tháo đường 55 Griseofulvin Griseofulvin Viên nén 500mg Kháng sinh 56 Alphachymostripsin Alpha Choay Viên nén Giảm đau 57 Prednisolon Prednisolon Viên nén 5mg Kháng viêm 58 Methylprednisolon Menison Viên nén 16mg Kháng viêm 59 Methylprednisonlon Medlon Viên nén 4mg Kháng viêm Metasulfobenzoate 60 Solupred Viên nén 20mg Tim mạch prednisone 61 Celecoxib Celecoxib Viên nén 200mg Giảm đau 62 Meloxicam Mobic Viên nén 7,5mg Kháng viêm Piracetam, 63 Phezam Viên nang 400mg Đột quỵ 17 cinnarizin 64 Mephenesin D-contresine Viên nén 500mg Giảm đau 65 Dextromethorphan Dexipharm Viên nén 15mg Ho 66 Terpin codein Terpin codein Viên nén 100mg Ho 67 Ofloxacin Colflox Chai 5ml Nhỏ mắt 68 Neomycin Neodex Chai 5ml Nhỏ mắt 69 Tobramycin Tobcol Chai 5ml Nhỏ mắt 70 Levofloxacin Levoquin0,5% Chai 5ml Nhỏ mắt 71 Cloramphenicol Dexacol Chai5ml Nhỏ mắt 72 Salbutamol Ventolin Khí dung 100mcg Hen phế quản 73 Theophylin Theostat Viên nén 100mg Hen phế quản
II. THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN 74 Paracetamol Panadol Viên nén 500mg Giảm đau, hạ sốt 75 Acetamynophen Decolgen Viên nén 500mg Giảm đau, cảm Paracetamol, clopheniramin, 76 Tiffy Viên nén 500mg Giảm đau, hạ sốt pseudophedrin Gói 80mg, 77 Paracetamol Hapacol Giảm đau, hạ sốt 150mg, 250mg 78 Paracetamol Efferalgan Viên sủi 500mg Giảm đau, hạ sốt 79 Paracetamol, Andol S Viên nén 500mg Giảm đau, hạ sốt 80 Clopheniramin Clopheniramin Viên nén 4mg Kháng histamin 81 Loratadin Loratadin Viên nén 10mg Kháng histamin 82 Fexofenadin Telfor Viên nén 60mg Kháng histamin 83 Cetirizin Cetirizin Viên nén 10mg Kháng histamin Kháng histamin, 84 Theralene Theralene Viên nén 5mg chống ho khan 85 Tepin codein F Eugica Viên nang Chống ho 18 86 Bromhexin Bromhexin Viên nén 4mg, 8mg Chống ho Sorbitol, cao lá thường xuân, acid Siro ho chai 100ml 87 Prospan Chống ho citric, kali sorbet,... Tần dày lá, núc 88 Astex Siro ho, chai 90ml Chống ho nác, Cineol,.. Acetylcystein, 89 Acemuc Gói 100mg Ho có đàm Aspatame 90 Acetylcystein Mitux E Gói 100mg Ho có đàm Natri clorid, Borneol, acid boric, 91 Osla Chai 15ml Nhỏ mắt natri borat,... 92 Natri clorid Natri clorid 0.9% Chai 10ml Nhỏ mắt Natri sulfat, vitamin 92 Eyelight Chai 10ml Nhỏ mắt B6,... 93 Xylometazolin Otilin Chai 6ml Nhỏ mũi 94 Naphazolin nitrat Rhinex 0,05% Chai 15 ml Nhỏ mũi 95 Natri clorid Efticol Chai 10 ml Nhỏ mũi 96 Omeprazol Omeprazol Viên nén 20mg Dạ dày 97 Cimetidin Cimetidin Viên nén 300mg Dạ dày Al2O3, Mg(OH)2, 98 Trimafort Gói 10ml Dạ dày Simethicon
99 Aluminium phostphat Phosphalugel Gói 20g Dạ dày Nhôm hydrat, magie 100 Gastro pulgite Gói 2,5g Dạ dày silicat 101 Bacillus clausii Enteromina Ống Tiêu hóa 102 Merika Gói Tiêu hóa 103 Smecta gói Tiêu hóa 19 104 Probio Tiêu hóa Calcium corbiere 105 Calcium ống Thuốc bổ sung Ca2+ 106 Magie B6 Viên Thuốc bổ 107 Enat 400 Viên Thuốc bổ 20
2. Thực phẩm chức năng: ST TÊN THUỐC ST TÊN THUỐC T T 1 Viên khớp Tâm Bình 11 Giải độc gan Tuệ Linh 2 Gasmin 12 Viên khớp Bách Xà 3 Sắc Ngọc Khang 13 Ăn ngủ ngon Bách Linh 4 Jex 14 Hoàng Thống Phong 5 Max 15 Hoàng Tố Nữ 6 Lix 16 Phong tê thấp Bà Giằng 7 Angela 17 Đào Hồng Đơn 8 Otivi 18 Viên gout Tâm Bình 9 Sâm nhung bổ thận TW3 19 Venproten 10 Bài thạch 20 Gân cốt hoàn 21
Lời Cảm Ơn
Sau một thời gian thực tập tại nhà thuốc tây Huy Mai 5 em đã rút ra được nhiều
kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Để có
kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Tế Bình Dương đã giảng dạy và trang bị cho
em những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn các thầy cô và
anh chị dược sĩ đã nhiệt tình chỉ bảo cho em những kiến thức thực tế bổ ích. Do
kinh nghiệm còn non nớt trong quá trình thực tế không tránh khỏi thiếu sót, em
mong thầy cô và anh chị chỉ bảo thêm. Em xin chân thành cảm ơn! 22 23 HJJHGJHF SCMNAS h 24 25