-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khóa 22 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khóa 22 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Logistics (HS) 177 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khóa 22 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khóa 22 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Logistics (HS) 177 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA LOGISTICS – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY BỔ SUNG
VỐN LƯU ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN
Sinh viên thực hiện
: VÕ VĂN HÒA - 2192043 Lớp MH : NT19111
Tên cơ quan thực tập
: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN
Thời gian thực tập
: 20/03/2023 đến 30/06/2023 Người h ớ ư ng dẫn
: TRẦN LƯƠNG KHÁNH THY
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. TÔ THỊ TÚ TRANG
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2023
THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING HOA SEN UNIVERSITY
THE FACULTY OF LOGISTICS & INTERNATIONAL TRADE
GRADUATE INTERNSHIP REPORT TITLE:
IMPLEMENTATION OF THE PROCESS OF
SUPPLEMENTED LIVING PROCEDURE OF
IMPORTING SPONSORING WORKING CAPITAL
FOR BUSINESS CUSTOMERS AT BANK FOR
INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM
JSC – SAI GON BRANCH Student Name : VO VAN HOA - 2192043 Class : NT19111 Company
: BANK FOR INVESTMENT AND
DEVELOPMENT OF VIETNAM JSC – SAI GON BRANCH Timeline
: 20/03/2023 to 30/06/2023 Instructor : TRAN LUONG KHANH THY Lecturer
: Master TO THI TU TRANG Ho Chi Minh, June 2023
LỜI CAM KẾT
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm liêm chính học thuật. Tôi cam kết bằng
danh dự cá nhân rằng bài làm này do tôi tự thực hiện và không vi phạm về liêm
chính học thuật” .(“Quy định liêm chính học thuật của đại học Hoa Sen”) Ngày 16 tháng 06 năm 2023
(Họ và tên chữ ký của sinh viên) i TRÍCH YẾU
Nhu cầu thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước và nhập khẩu các sản phẩm
phục vụ cho đời sống là quá cao nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để
thực hiện hóa các nhu cầu đó nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau
dịch và chiến tranh giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng rất nhiều đến với nền kinh tế toàn
cầu. Để khắc phục tình trạng đó Chính phủ Việt nam đã ban hành giải pháp để phục
hồi kinh tế kéo dài trong 2 năm 2022 và 2023 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng do dịch bệnh. Nếu một doanh nghiệp đi vay mà không có sự phối hợp chặt chẽ
của bên Ngân hàng và cán bộ thực hiện quy trình không đủ năng lực, kinh nghiệm để
thực hiện thì sẽ mang lại rủi ro lớn cho cả hai bên. Nhân thấy được tầm quan trọng
của một cán bộ tại Ngân hàng bài “Báo Cáo Tốt Nghiệp” này được viết nhằm nghiên
cứu quy trình cho vay vốn lưu động đối với các khách hàng doanh nghiệp, đồng thời
báo cáo quá trình thực tập của tôi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn. Xuyên suốt 3 tháng được tiếp cận với môi trường
làm việc thực tế và là cơ hội để tôi vận dụng tất cả kỹ năng lẫn kiến thức mà tôi đã
tích lũy được tại chương trình học của Đại học Hoa Sen và tại đơn vị thực tập nhận
thức. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY BỔ SUNG
VỐN LƯU ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN” với mong muốn biết cách thực hiện cho vay
đối với doanh nghiệp vì vậy tôi viết quyển báo cáo này với mong muốn sẽ đạt được
mục đích mà tôi đã đề ra. ii LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Ngân Hàng Thương mại
Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn đã tạo điều kiện giúp
tôi trải nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp phù hợp với chuyên môn
của bản thân. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh chị cán bộ tại phòng Khách
Hàng Doanh Nghiệp 1 của cơ quan đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi tận tình khi tôi
chưa hiểu rõ sự việc. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn Anh Phạm Đăng Tuấn– Trường
phòng Quản lý khách hàng đã hướng dẫn rất cụ thể quy trình cho vay thực tiễn và
mặc dù chị phải xử lý rất nhiều việc song đó chị đã không ngần ngại chỉ dạy tôi từ
những bước đầu của công việc cũng như góp ý giúp tôi học được cách làm hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ chân tình của cô Tô Thị Tú Trang –
Giảng viên trực tiếp phụ trách trong thời gian tôi thực tập. Xuyên suốt thời gian qua,
cô đã tận tình chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc của tôi về nội dung bài báo cáo và giúp tôi
hoàn thiện nó. Việc giảng dạy chiếm phần lớn thời gian trong ngày của cô nhưng cô
vẫn sát sao với quá trình thực tập của từng sinh viên. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn trường
Đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội giúp tôi có thời gian thực tập tốt nghiệp, tôi nhận thấy
bản thân vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mongThầy Cô và các bạn đọc bỏ qua. Lời góp ý của quý Thầy Cô là nền
tảng giúp tôi hoàn thiện, trau dồi kiến thức nhiều hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! iii
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên, kèm chức vụ) iv
MỤC LỤC Contents
LỜI CAM KẾT .......................................................................................................... i
TRÍCH YẾU .............................................................................................................. ii
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ viii
NHẬP ĐỀ .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN
LƯU ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
......................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay tại NHTM ................................................... 3
1.2. Hoạt động cho vay tài trợ vốn lưu động tại NHTM ....................................... 4
1.3. Các rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay vốn lưu động tài trợ nhập ... 5
1.4. Các quy định chung về cho vay vốn lưu động tài trợ nhập khẩu.................. 6
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN ........................... 8
2.1. Thông tin khái quát về Ngân hàng BIDV ........................................................ 8
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam ........................................................................................ 9
2.3. Chi nhánh Sài Gòn ........................................................................................... 13
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG TÀI
TRỢ NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................................................................... 20
3.1. Quy trình cho vay vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
– Chi nhánh Sài Gòn .............................................................................................. 20 v
3.2. Khái quát hoạt động cho vay vốn lưu động tài trợ nhập khẩu đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam- Chi nhánh Sài Gòn ............................................................................... 22
3.3. Quy trình cho vay vốn lưu động tài trợ nhập khẩu đối với doanh nghiệp
S.I.M tại BIDV – Chi nhánh Sài Gòn ................................................................... 27
Tóm tắt Chương 3 ................................................................................................... 40
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN ................................................................ 40
4.1. Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Sài Gòn ......................................................................................................... 40
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Sài Gòn ............................................... 42
4.3. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 44
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 45
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 46 vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
❖ Danh mục hình ảnh
Hình 1. Logo Ngân hàng BIDV ................................................................................. 8
Hình 2. Lịch sử hình thành của BIDV trong 65 năm ............................................... 10
Hình 3. Cơ cấu tổ chức mô hình quản trị của BIDV ................................................ 13
Hình 4. Sơ đồ tổ chức của BIDV - Chi nhánh Sài Gòn ............................................ 14
Hình 5. Biến động thu nhập ròng hoạt động bán lẻ, bán buôn giai đoạn 2020-202 . 17
Hình 6. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh giai đoạn 2020-2022 .......................... 19
Hình 7. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Sài Gòn .... 20
Hình 8. Quy trình giải ngân cho công ty S.I.M ........................................................ 32
Hình 9. Phương án sản xuất kinh doanh của Công ty S.I.M trang 1 ........................ 33
Hình 10. Phương án sản xuất kinh doanh của Công ty S.I.M trang 2 ...................... 34
Hình 11. Phương án sản xuất kinh doanh của Công ty S.I.M trang 3 ...................... 35
Hình 12. Phương án sản xuất kinh doanh của Công ty S.I.M trang 4 ...................... 36
❖ Danh mục bảng
Bảng 1. Các thành tựu nổi bật của BIDV năm 2022 ................................................ 11
Bảng 2. Thu nhập ròng của BIDV Chi nhánh Sài Gòn ............................................ 17
Bảng 3. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2020-2022 ................................................. 18
Bảng 4. Doanh thu công ty S.I.M giai đoạn 2020-2022 ........................................... 27
Bảng 5. Tổng hợp chi phí của công ty S.I.M ........................................................... 29
Bảng 6. Phân tích cơ cấu lợi nhuận của Công ty S.I.M ............................................ 29
Bảng 7. Phân tích vòng quay và ROS, ROA, ROE .................................................. 30
Bảng 8. Số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với BIDV Sài Gòn giai đoạn
2020-2022 ................................................................................................................. 37
Bảng 9. Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo nhóm nợ tại BIDV Sài Gòn
giai đoạn 2020-2022 ................................................................................................. 38
Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng của nợ nhóm 2, nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV Chi
nhánh Sài Gòn giai đoạn 2020-2022 ........................................................................ 38 vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin QLKH Quản lý khách hàng QLRR Quản lý rủi ro QTTD Quản trị tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TNR Thu nhập ròng LNTT Lợi nhuận trước thuế TMCP Thương mại Cổ phần KHDN Khách hàng doanh nghiệp TTTM Tài trợ thương mại BLQT Bảo lãnh quốc tế KD Kinh doanh
KT&GSTT Kiểm tra và giám sát tuân thủ TTTN Trung tâm tác nghiệp NHĐL Ngân hàng đại lý viii
NHẬP ĐỀ
Thời đại kinh tế đổi mới, con người phát triển song song với công nghệ, với
nền kinh tế hội nhập với sự phát triển của nhiều ngành hàng, nhiều lnh vực thì lại
càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng thương
mại nói riêng. Với ngân hàng, dịch vụ tín dụng là một trong những dịch vụ cơ bản
thiết yếu và cũng chính dịch vụ này là dịch vụ then chốt cho nguồn doanh thu, lợi
nhuận nhiều nhất, ngoài dịch vụ cho vay thông thường hiện nay thị tr ờ ư ng xuất nhập
khẩu cũng được chính phủ và nhà nước ủng hộ và trợ cấp rất nhiều thế nên các doanh
nghiệp ngày càng được bùng nổ thị trường, không còn hoạt động nội địa mà kinh
doanh sang thị trường nước ngoài. Để giao dịch thương mại một cách tốt và bền vững
nhất thì nguồn vốn là thứ ưu tiên nhằm duy trì hoạt động của một doanh nghiệp thế
nên với các nhà nhập khẩu thường sẽ là đối tác với ngân hàng trong việc xin cấp vốn
lưu động cho tài trợ nhập khẩu. BIDV đã không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mình
nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước duy trì sản xuất kinh doanh, nhập khẩu
thị trường nước ngoài khi hỗ trợ nhiều chiết khẩu tốt, giảm lãi suất và các khoản thu
phí từ các nghiệp vụ cũng được cắt bỏ. Nhận thấy được tính tất yếu của hoạt động
cho vay tài trợ nhập khẩu này, tôi đã thực hiện lại quy trình cho vay bổ sung vốn lưu
động nhập khẩu với một khách hàng doanh nghiệp để tìm hiểu rõ quy trình, cách các
chuyên viên quản lý khách hàng tại BIDV Sài Gòn thực hiện nghiệp vụ của mình một
cách rõ nhất, sau đó rút ra được giải pháp nhằm nâng cao quy trình thực hiện một giao dịch tối ưu nhất.
Mục tiêu 1: Áp dụng các kiến thức đã được đào tạo trên trường đại học vào làm việc thực tiễn.
Mục tiêu 2: Nắm vững quy trình nghiệp vụ cho vay cụ thể là cho khách hàng doanh nghiệp
Mục tiêu 3: Đóng góp một số giải pháp giúp cho công ty có thể ngày càng phát triển hơn.
Các phương pháp nghiên cứu được ứng dụng vào bài báo cáo: phương pháp
phân tích; phương pháp logic; phương pháp thống kê số liệu, ….
Nội dung của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm có bốn chương: 1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay vốn lưu động tài tợ nhập khâu
đối với khách hàng doanh nghiệp
Chương 2: Giới thiệu BIDV – Chi nhánh Sài Gòn
Chương 3: Phân tích quy trình cho vay vốn lưu động tài tợ nhập khẩu tại BIDV
Chương 4: Nhận xét và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu qua hoạt động cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – Chi nhánh Sài Gòn 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY VỐN LƯU ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay tại NHTM
1.1.1. Định nghĩa cho vay
Cho vay là một loại tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng
một số tiền để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận. Nguyên
tắc của cho vay là hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Các hình thức cho vay
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn là một loại khoản cho vay có thời hạn là 12 tháng hoặc ngắn
hơn và thường được sử dụng để bù đắp vốn lưu động của doanh nghiệp hoặc nhu cầu
chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung dài hạn là một khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng và
thường được sử dụng để đầu tư vào việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến công nghệ
và thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện các dự án đầu tư.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Cho vay để sản xuất kinh doanh là khoản cho vay, khách hàng sử dụng vốn
vay để mua sắm và xây dựng tài sản cố định để kinh doanh; bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp, ...
Cho vay sinh hoạt tiêu dùng là loại khoản cho vay mà khách hàng có thể sử
dụng vốn vay để mua sắm các vật liệu tiêu dùng, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, …
Căn cứ vào khách hàng đi vay
Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là khoản vay áp dụng cho khách
hàng là tổ chức kinh tế
Cho vay đối với khách hàng cá nhân là khoản cho vay áp dụng cho khách hàng là cá nhân.
1.1.3. Đặc điểm cho vay
Việc vay vốn là một nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân
hàng cấp tín dụng cũng như kiếm lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, người 3
vay vốn từ ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc: sử dụng vốn cho mục đích đã
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn.
1.2. Hoạt động cho vay tài trợ vốn lưu động tại NHTM
1.2.1. Định nghĩa vốn lưu động
Nhu cầu vốn ngắn hạn cần thiết cho một doanh nghiệp trong suốt chu kỳ sản
xuất được gọi là vốn lưu động. Kết quả của việc sử dụng vốn lưu động sẽ tạo ra tài
sản lưu động cho doanh nghiệp được gọi là vốn lưu động. Các doanh nghiệp vốn lưu
động thông thường phải trải qua ba giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh (dự trữ,
sản xuất và tiêu thụ). Nếu khách hàng không có vốn, ngân hàng sẽ cho vay.
1.2.2. Hoạt động cho vay tài trợ vốn lưu động tại BIDV
Cho vay bổ sung vốn lưu động là một loại tín dụng ngắn hạn được thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của công ty. Theo Điều 10 Khoản 1 Thông tư
39/2016 "Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đối với khách hàng" quy định rằng "Cho vay ngắn hạn là các khoản vay
có thời hạn vay tối đa 01 (một) năm”.
1.2.3. Các phương thức cho vay tài trợ vốn lưu động
Một trong những cách ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng ngắn hạn cho
các doanh nghiệp có nhu cầu vốn là hoạt động cho vay tài trợ vốn lưu động. Các
doanh nghiệp có thể chọn vay từng lần (cho vay theo món) hoặc vay theo hạn mức
khi tài trợ vốn lưu động, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của họ.
Phương thức cho vay từng lần được thực hiện để đáp ứng nhu cầu vốn của
khách hàng. Khách hàng phải ký hợp đồng tín dụng sau khi hoàn thành các thủ tục
vay vốn cần thiết cho mỗi lần họ nhận được tiền.
Cho vay theo hạn mức là một kiểu cho vay mà khách hàng và ngân hàng thỏa
thuận thanh toán một mức dư nợ tối đa trong một khoảng thời gian nhất định, thường
là một năm. Hạn mức cho vay được định ngha là số dư nợ cho vay tối đa có thể được
duy trì trong suốt khoản thời gian cho vay.
1.2.4. Đặc điểm cho vay tài trợ vốn lưu động với khách hàng
Cho vay tài trợ vốn lưu động được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động
bổ sung của khách hàng, do đó số tiền được vay thường nhỏ hơn và số tiền được quay
vòng nhiều hơn so với cho vay trung dài hạn. Một số đặc điểm có thể bao gồm: 4
- Thu hồi vốn nhanh chóng
- Tín dụng thường không có rủi ro cao
- Lãi suất thấp hơn cho khoản vay trung dài hạn
- Có nhiều cách để cho vay.
- Các ngân hàng thương mại chủ yếu cung cấp cho vay tài trợ vốn lưu động và cho vay ngắn hạn.
1.2.5. Ưu và nhược điểm trong cho vay vốn lưu động
Lợi ích trước mắt của khoản vay vốn lưu động là dễ dàng có được và cho phép
các chủ doanh nghiệp trang trải hiệu quả bất kỳ khoản thiếu hụt nào trong chi tiêu
vốn lưu động. Lợi ích đáng chú ý khác là nó là một hình thức tài trợ bằng nợ và không
yêu cầu giao dịch vốn cổ phần, ngha là chủ doanh nghiệp duy trì toàn quyền kiểm
soát công ty của họ, ngay cả khi nhu cầu tài chính rất lớn.
Một khoản vay vốn lưu động được thế chấp cần tài sản thế chấp có thể là một
nhược điểm đối với quy trình cho vay. Tuy nhiên, có những hạn chế tiềm năng khác
đối với loại hình cho vay vốn lưu động này. Lãi suất cao để bù đắp rủi ro cho tổ chức
cho vay. Hơn nữa, các khoản vay vốn lưu động thường được gắn với tín dụng cá nhân
của chủ sở hữu doanh nghiệp và bất kỳ khoản thanh toán bị bỏ lỡ hoặc vỡ nợ nào
cũng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của họ (Julia Kagan, 2020).
1.3. Các rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay vốn lưu động tài trợ nhập
Tiến S Nguyễn Minh Kiều tác giả của cuốn “Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng
Ngân Hàng” cho rằng hoạt động tín dụng như là cho vay của ngân hàng thương mại
thì bao gồm ba hình thức chính là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tùy theo
mục đích và thời hạn mà doanh nghiệp muốn đầu tư. Sự ràng buộc giữa bên cho vay
và bên đi vay vốn là hợp đồng tín dụng và rủi ro vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bên đi
vay hiện nghiêm các điều khoản cam kết trong hoạt động cho vay thanh toán đủ tiền
gốc và lãi cho bên cho vay. Nguyên nhân đến từ sự non yếu về nghiệp vụ ngân hàng
đồng thời hoạt động trong môi trường đầy rủi ro thì tình trạng này càng dễ phát sinh.
Có ba loại rủi ro chính thường xảy ra trong hoạt động cho vay ở hệ thống ngân hàng (Nguyễn Minh Kiều, 2011).
1.3.1. Rủi ro thanh toán tiền vay 5
Đây là rủi ro khi mà số tiền thu về bao gồm gốc và lãi không bù đắp được số
vốn mà ngân hàng bỏ ra để cho doanh nghiệp vay có thể do tình hình kinh doanh của
người đi vay gặp khó khăn dẫn đến không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ
tiền vay khi đến hạn làm cho mất khả năng thanh toán hay người đi vay muốn chiếm dụng hoặc lừa đảo.
1.3.2. Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Loại rủi ro này xảy ra trong khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng
ngoại tệ từ lúc ký hợp đồng cho vay đến khi giải ngân xong nên sẽ mất một khoảng
thời gian nhất định. Thị trường hối đoái thì ngày càng tăng nên khó tránh khỏi những
rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi (Lê Văn Chi, 2013).
1.3.3. Rủi ro về tài sản đảm bảo
Dựa trên Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định tài sản đảm bảo có
thể là tải sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đảm bảo có thể
có giá trị lớn hơn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị ngha vụ được bảo đảm vì thể trong một
vài trường hợp một tài sản có thể dùng để đảm bảo cho nhiều ngha vụ nợ khác nhau.
Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp tài sản đảm bảo khi phát mại thì không đủ thanh
toán cho ngha vụ nợ trong đó ngân hàng đa phần là chủ nợ buộc phải tranh chấp để
lấy lại lợi ích tối đa cho ngân hàng. Rủi ro lớn nhất là gặp khó khăn trong quá trình
thực hiện quyền chủ nợ của các ngân hàng khi pháp luật chưa có quy định pháp luật
cụ thể nào hay văn bản pháp lý dành riêng cho giao dịch đảm bảo của hoạt động cho
vay ở ngân hàng (Chí Tín, 2022).
1.4. Các quy định chung về cho vay vốn lưu động tài trợ nhập khẩu
Theo Quyết định số 19-NH/QĐ ngày 27-04-1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam thì có 10 điều trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của
văn bản quyết định. Những điều lệ quan trọng phải kể tới như là muốn vay vốn Ngân
hàng thì tổ chức kinh tế phải có đủ 4 điều kiện. Thứ nhất, là tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân, thành lập và hoạt động theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, kinh doanh có lãi và hạch toán kinh tế độc lập. Thứ ba, tài sản thế chấp là
điều bắt buộc để bảo đảm vốn vay. Cuối cùng tổ chức kinh tế chấp nhận thể lệ tín
dụng của Ngân hàng. Cùng với đó là tầm quan trọng của hợp đồng tín dụng, và hợp
đồng tín dụng được ký theo quý, tháng, phương án kinh doanh ngắn ngày vì đây là 6
cơ sở xác định trách nhiệm giữa tổ chức kinh tế và Ngân hàng trong quan hệ tín dụng.
Trong quá trình cho vay và sử dụng vốn vay thì Ngân hàng có quyền ngừng cho vay
một phần hoặc toàn bộ nếu tổ chức kinh tế không đảm bảo và thực hiện nghiêm túc
các nguyên tác và điều kiện tín dụng (Ban hành tạm thời thể lệ tín dụng vốn lưu động
đối với các tổ chức kinh tế quốc danh và tập thể, 1988).
Tóm tắt chương 1
Nội dung của Chương 1 xoay quanh lý thuyết của hoạt động cho vay tài trợ vốn lưu
động tại Ngân hàng Thương mại nói chung. Để quản lý hiệu quả các nguồn vốn lưu
động tại các doanh nghiệp thì ngoài quản trị các tài sản ngắn hạn và sử dụng hợp lý
các loại tài sản lưu động thì cần phải nắm hiểu rõ về định ngha, hình thức, rủi ro và
quy định về hoạt động này. 7
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1. Thông tin khái quát về Ngân hàng BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam hay có tên
viết tắt là BIDV “Bank for Investment and Development of Vietnam JSC” (từ
01/05/2012). Được thành lập từ những năm 1957 cho đến nay BIDV đã gặt hái
được những thành công nhất định trong lnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Trải qua
hơn 64 năm thăng trầm BIDV ngày càng hoàn thiện mình để hội nhập và phát triển
thành 1 trong 4 Big4 Ngân hàng của Việt Nam như hiện tại (Ngân hàng BIDV, 2022).
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên giao dịch: BIDV
Trụ sở chính: Tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 02422205544 Fax: (84-4) 22200399
Mã số doanh nghiệp: 0100150619 E-mail: info@bidv.com.vn Website: www.bidv.com.vn Logo doanh nghiệp:
Hình 1. Logo Ngân hàng BIDV Nguồn: Quang Hưng, 2022 8