



















Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ Đề tài:
TÌNH TRẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
GIỮA CÁC BÊN CHO VAY VÀ KHÁCH HÀNG
Ở VIỆN KSND QUẬN 1 BÁO CÁO THỰC TẬP
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Sương MSSV: 2173801010081 Lớp: LUẬT02 Khóa: K27 Ngành: Luật
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quyết Thắng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2025 LỜI CẢM ƠN
“Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1” là kết quả từ
những kiến thức và trải nghiệm của em trong suốt 6 tuần thực tập trong học phần Thực
tập tốt nghiệp. Thành quả này không chỉ xuất phát từ nỗ lực của một cá nhân mà còn là
sự đóng góp của tổ chức, cá nhân những người đã hỗ trợ em hoàn thành bài báo cáo này.
Để có thể hoàn thành bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô
của trường đại học Văn Lang. Hơn hết em xin cảm ơn, giảng viên hướng dẫn thầy
Nguyễn Quyết Thắng, trong quá trình thực tập tốt nghiệp của em. Thầy đã giúp em giải
đáp những thắc mắc đối với bài báo cáo, thầy đã cho em những lời khuyên để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Đồng thời, em xin trân trọng bày tỏ sự cảm kích đối với Viện Kiểm sát nhân dân
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho em được học hỏi và làm việc để
giúp chúng em hoàn thiện hơn kiến thức của mình đã học trong nhà trường và hoàn
thành bài báo cáo này. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Kim Oanh -
Kiểm sát viên, cô là người hướng dẫn và hỗ trợ em trực tiếp trong quá trình thực tập tốt
nghiệp tại Viện Kiểm sát và cũng như cảm ơn các anh chị trong Viện Kiểm sát đã quan
tâm và giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu quy trình và nghiệp vụ, tạo cho em thêm những
trải nghiệm thực tế về ngành, bên cạnh đó giúp em có thêm kỹ năng sống mới bổ sung
cho bản thân trong quá trình thực tập vừa qua.
Thông qua chương trình thực tập tại Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1 và học phần
Thực tập tốt nghiệp em đã có những trải nghiệm đáng quý về thực hành, liên hệ giữa lý
thuyết và thực tế. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và còn thiếu sót về
nhiều mặt, các đánh giá và đề xuất hướng phát triển của em chỉ mang tính chất chủ
quan và còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ quý thầy cô
và doanh nghiệp để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………… …………….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
…………………………………………………………………………………………
……….………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2025
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………… …………….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………………………… ……….
…………………………………………………………………………………………
……….………………………………………
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 23 Nguyễn Trung Ngạn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Kim Oanh
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Minh Sương
Thời gian thực tập:
Vị trí thực tập: Phòng kiểm sát và giải quyết các vụ án Dân sự – Hành chính
…………………………………………………………………………………………… ….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
…………………………………………………………………………………………… …….
……………………………………………………………………………………………
…….……………………………………………………………………
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng Năm 2025
Đại diện cơ quan thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (nếu có) VGQ : Và giải quyết
DS-HC: Dân sự - Hành chính KSND: Kiểm sát nhân dân
DANH MỤC BIỂU ĐỒ (nếu có) MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (nếu có)........................................................................................6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ (nếu có)................................................................................................6
MỤC LỤC...................................................................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................2
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................................3
6. Bố cục đề tài........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG...4
1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng tín dụng.......................................................................4
1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng....................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng tín dụng......................................................................................4
1.2. Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến..............................................................6
1.2.1. Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán nợ.......................................................................6
1.2.2. Tranh chấp về lãi suất................................................................................................6
1.2.3. Tranh chấp về tài sản bảo đảm..................................................................................6
1.2.4. Tranh chấp về mục đích vay:.....................................................................................7
1.2.5. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên..........................................................7
1.2.6. Tranh chấp về tính hợp pháp của hợp đồng tín dụng................................................7
1.2.7. Tranh chấp về thủ tục vay vốn...................................................................................8
1.2.8. Tranh chấp về quyền xử lý nợ xấu.............................................................................8
1.2.9. Tranh chấp về sự vi phạm nghĩa vụ thông báo..........................................................8
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng.......................................................8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VIỆN KSND QUẬN 1 TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG...........................................................................................................10
2.1. Kiểm sát việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án...............................................................10
2.2. Thực hành quyền công tố trong các vụ án liên quan đến hợp đồng tín dụng.................11
2.3. Kiểm sát thi hành án đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng...........................................12
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG................................................................................14
3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Viện KSND Quận 1...............14
3.1.1 Số lượng và tính chất các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng................................14
3.1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Viện KSND Quận 1.........................................15
3.1.3. Kết quả thực tiễn giải quyết tranh chấp...................................................................15
3.1.4. Các vụ án điển hình tại Viện KSND Quận 1...........................................................16
3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát và xét xử..................................16
3.2.1. Khó khăn về số lượng và tính chất phức tạp của vụ án...........................................16
3.2.2. Khó khăn trong việc xác định chứng cứ và thẩm định hợp đồng tín dụng..............17
3.2.3. Khó khăn trong việc thi hành án và xử lý tài sản thế chấp......................................17
3.2.4. Bất cập trong hệ thống pháp luật và hướng dẫn áp dụng........................................18
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng..........................18
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất.........................................18
3.3.2. Nâng cao chất lượng kiểm sát và xét xử tranh chấp hợp đồng tín dụng..................19
3.3.3. Cải thiện cơ chế thi hành án dân sự trong các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng....20
3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan...................................................20
3.4. Kết luận...........................................................................................................................21 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động tín dụng
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
của xã hội. Tuy nhiên, sự gia tăng của các giao dịch tín dụng cũng kéo theo
nhiều tranh chấp giữa các bên cho vay và khách hàng, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sự ổn định của thị trường tài chính và trật tự pháp luật.
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại của cả
nước, nơi tập trung nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp lớn. Do
đó, số lượng vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng xảy ra trên địa bàn quận cũng ngày
càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp. Vai trò của Viện KSND
Quận 1 trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp này là đặc biệt quan trọng,
đảm bảo tính khách quan, công bằng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Tình trạng tranh chấp hợp đồng tín
dụng giữa các bên cho vay và khách hàng ở Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1”
được lựa chọn nhằm phân tích thực trạng, nguyên nhân và những khó khăn
vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến hợp đồng tín dụng.
Qua đó, đề tài hướng đến việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác kiểm sát giải quyết tranh chấp tín dụng, góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên, đồng thời đảm bảo trật tự, an toàn trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng trên địa bàn Quận 1 nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Tình trạng tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các bên cho vay và
khách hàng ở Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1” được thực hiện nhằm phân tích
và đánh giá thực trạng các tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức cho
vay và khách hàng trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó nhận
diện những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp này. Đồng thời, đề tài
làm rõ vai trò, chức năng và hoạt động của Viện KSND Quận 1, thành phố Hồ
Chí Minh trong quá trình kiểm sát giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng tín
dụng, bao gồm cả những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc thực tiễn. Trên cơ sở 2
đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả
công tác kiểm sát, đảm bảo tính khách quan, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên liên quan, đồng thời góp phần duy trì trật tự, an toàn pháp
lý trong lĩnh vực tín dụng tại Quận 1. Thông qua các nội dung nghiên cứu, đề tài
không chỉ đóng góp về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn, hỗ trợ các cơ
quan chức năng, đặc biệt là Viện KSND, trong việc nâng cao chất lượng công
tác kiểm sát và giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng một cách hiệu quả và đúng pháp luật.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tranh chấp hợp đồng tín dụng phát
sinh giữa các tổ chức cho vay và khách hàng trên địa bàn Quận 1, cùng với hoạt
động kiểm sát việc giải quyết các tranh chấp này của Viện Kiểm sát nhân dân
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào các nguyên
nhân dẫn đến tranh chấp, quá trình giải quyết tranh chấp và những khó khăn, bất
cập trong công tác kiểm sát. ●
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình trạng tranh chấp hợp đồng tín dụng
giữa các bên cho vay và khách hàng ở Viện KSND Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. ● Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Các hợp đồng tranh chấp tín dụng tại Viện KSND Quận 1.
Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng các tranh chấp hợp đồng tín
dụng giữa các tổ chức cho vay và khách hàng trên địa bàn Quận 1 và đề xuất các giải pháp có liên quan. ●
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong các vụ tranh chấp
hợp đồng tín dụng được Viện KSND Quận 1 thụ lý và kiểm sát giải quyết. 3
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài “Tình trạng tranh chấp
hợp đồng tín dụng giữa các bên cho vay và khách hàng ở Viện Kiểm sát nhân
dân Quận 1”, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
● Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được sử dụng để phân tích các khái
niệm, quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp
đồng tín dụng, đồng thời tổng hợp các quan điểm, lập luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
● Phương pháp thống kê: Được áp dụng để thu thập và xử lý số liệu liên
quan đến các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Viện KSND Quận 1 trong
phạm vi nghiên cứu, qua đó đánh giá thực trạng, xu hướng và tính chất của các tranh chấp.
● Phương pháp so sánh: Được sử dụng để đối chiếu các quy định pháp luật
hiện hành với thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại địa phương,
từ đó nhận diện các bất cập, hạn chế và tìm ra giải pháp phù hợp.
● Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Được áp dụng thông qua việc phân
tích các vụ tranh chấp cụ thể đã được Viện KSND Quận 1 kiểm sát giải quyết,
nhằm làm rõ nguyên nhân, quá trình xử lý và những khó khăn trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ kiểm sát.
5. Đóng góp của đề tài:
Về mặt khoa học: Bài tiểu luận cung cấp được cơ sở lý luận và tổng quan
về tình trạng tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các bên cho vay và khách hàng ở
Viện KSND Quận 1. Dựa trên khung lý luận lấy căn cứ, cơ sở để xác định các vấn đề.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục
các vấn đề trên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát, đảm bảo tính
khách quan, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan,
đồng thời góp phần duy trì trật tự, an toàn pháp lý trong lĩnh vực tín dụng tại Quận 1.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: 4 ●
Chương 1: Tổng quan về tình trạng tranh chấp hợp đồng tín dụng. ●
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về tranh chấp hợp đồng tín
dụng và vai trò của Viện KSND Quận 1. ●
Chương 3: Định hướng và giải pháp khắc phục tình trạng tranh
chấp hợp đồng tín dụng tại Viện KSND Quận 1.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng tín dụng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, trong đó bên cho
vay cam kết cung cấp một khoản tiền hoặc tài sản cho bên vay, và bên vay cam
kết hoàn trả cả gốc và lãi vào thời điểm xác định trong tương lai. Đây là một loại
hợp đồng phổ biến trong hoạt động tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng
và tín dụng, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho cá nhân, tổ chức
hoặc doanh nghiệp. Các hợp đồng tín dụng thường có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, sự cam kết về tài chính giữa hai bên là yếu tố quan trọng nhất của
hợp đồng tín dụng. Bên cho vay, có thể là ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc cá
nhân, cam kết cung cấp một khoản tiền hoặc tài sản theo yêu cầu của bên vay.
Bên vay có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền vay kèm lãi suất theo đúng các điều
khoản đã thỏa thuận. Mối quan hệ tài chính này đòi hỏi một sự tin tưởng nhất định giữa các bên.
Thứ hai, điều kiện hoàn trả của khoản vay được xác định rất rõ ràng trong
hợp đồng tín dụng. Các bên sẽ thỏa thuận về thời gian vay (ngắn hạn hay dài
hạn), phương thức trả nợ (trả lãi định kỳ, trả lãi cộng gốc, hay trả toàn bộ khi đến
hạn) và hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, hoặc qua các dịch vụ tài 5
chính khác). Điều này giúp các bên dễ dàng theo dõi và thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.
Thứ ba, lãi suất là một yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng tín dụng. Lãi
suất có thể được thỏa thuận là lãi suất cố định hoặc lãi suất thay đổi theo thời
gian. Lãi suất cố định sẽ giữ nguyên suốt thời gian vay, trong khi lãi suất thay
đổi có thể thay đổi theo các chỉ số kinh tế hoặc chính sách của tổ chức cho vay.
Lãi suất thường phản ánh mức độ rủi ro mà bên cho vay chịu đựng và giúp đảm bảo lợi nhuận cho họ.
Thứ tư, mục đích vay là một điều khoản cần thiết trong hợp đồng tín dụng.
Trong nhiều trường hợp, bên vay cần phải nêu rõ mục đích vay để bên cho vay
có thể đánh giá khả năng trả nợ và tính hợp pháp của khoản vay. Mục đích vay
có thể rất đa dạng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay phục vụ sản xuất kinh doanh, đến vay đầu tư.
Thứ năm, một đặc điểm quan trọng khác của hợp đồng tín dụng là bảo đảm.
Trong trường hợp khoản vay có giá trị lớn hoặc bên vay không đủ tín nhiệm, bên
cho vay có thể yêu cầu bên vay cung cấp tài sản bảo đảm (hay thế chấp). Tài sản
bảo đảm này có thể là bất động sản, xe cộ, hoặc các tài sản có giá trị khác mà
bên vay sẽ phải giao cho bên cho vay. Nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả
nợ, bên cho vay có quyền thu hồi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Thứ sáu, hợp đồng tín dụng xác định rõ thời gian vay, có thể từ vài tháng
đến nhiều năm, tùy thuộc vào tính chất của khoản vay và sự thỏa thuận của các
bên. Thời gian vay ngắn hạn thường từ dưới một năm, còn vay dài hạn có thể
kéo dài từ ba năm trở lên. Các bên cần thỏa thuận về các kỳ hạn trả nợ cụ thể,
bao gồm các mốc thời gian chính thức mà người vay phải thanh toán nợ.
Thứ bảy, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng được quy
định chi tiết. Bên cho vay có quyền yêu cầu người vay trả nợ đúng hạn và có thể
áp dụng các biện pháp xử lý nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Bên vay có quyền yêu cầu sự minh bạch và công bằng trong các điều khoản lãi 6
suất và phương thức trả nợ, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo các
điều khoản đã thỏa thuận.
Cuối cùng, để hợp đồng tín dụng có giá trị pháp lý, các bên phải cam kết
thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là hợp đồng phải tuân
thủ các quy định của pháp luật dân sự và luật tín dụng, đồng thời đảm bảo tính
hợp pháp của các giao dịch tài chính giữa các bên. Trong trường hợp có tranh
chấp xảy ra, hợp đồng tín dụng sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn
giữa các bên thông qua các cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
1.2. Các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, có thể phát sinh nhiều loại
tranh chấp giữa các bên tham gia, đặc biệt là giữa bên cho vay và bên vay.
Những tranh chấp này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên,
gây khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Dưới đây là các loại tranh
chấp hợp đồng tín dụng phổ biến:
1.2.1. Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán nợ:
Tranh chấp này thường xảy ra khi bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bên vay
chậm trả nợ hoặc không trả nợ đúng hạn sẽ dẫn đến tranh chấp về việc yêu cầu
thanh toán gốc và lãi. Các vấn đề cụ thể có thể bao gồm:
- Chậm trả nợ gốc và lãi.
- Không trả được một phần hoặc toàn bộ số tiền vay.
- Không trả tiền theo đúng kỳ hạn đã quy định.
1.2.2. Tranh chấp về lãi suất:
Lãi suất là yếu tố quan trọng trong hợp đồng tín dụng và đôi khi có thể dẫn
đến tranh chấp nếu có sự khác biệt trong cách hiểu hoặc tính toán. Các vấn đề
phổ biến liên quan đến lãi suất bao gồm: 7
- Lãi suất không được tính đúng theo hợp đồng (chẳng hạn như lãi suất thay
đổi nhưng không được thông báo rõ ràng).
- Việc áp dụng lãi suất quá cao (lãi suất vượt quá mức quy định của pháp luật).
- Tranh chấp về cách tính lãi suất (cố định hay thay đổi, tính theo dư nợ
giảm dần hay dư nợ ban đầu).
1.2.3. Tranh chấp về tài sản bảo đảm:
Trong nhiều hợp đồng tín dụng, bên vay phải cung cấp tài sản bảo đảm (thế
chấp) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Tranh chấp về tài sản bảo đảm thường xảy ra trong các trường hợp:
- Bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và bên cho vay yêu cầu
xử lý tài sản bảo đảm (tịch thu tài sản).
- Bên vay không đồng ý hoặc phản đối việc xử lý tài sản bảo đảm, dẫn đến
tranh chấp về quyền sở hữu và việc thanh lý tài sản.
- Sự thiếu minh bạch trong việc xác định giá trị tài sản bảo đảm.
1.2.4. Tranh chấp về mục đích vay:
Tranh chấp này phát sinh khi bên vay sử dụng khoản vay không đúng mục
đích đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, bên vay có thể sử dụng khoản vay tiêu
dùng vào mục đích khác ngoài mua nhà, mua sắm, hoặc đầu tư kinh doanh như
đã cam kết. Điều này có thể dẫn đến việc bên cho vay yêu cầu thanh toán trước
hạn hoặc đòi nợ vì vi phạm hợp đồng.
1.2.5. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên:
Đôi khi, trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, các bên có thể xảy ra
tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Những tranh chấp này có thể bao gồm:
- Vi phạm quyền và nghĩa vụ thông báo, cung cấp thông tin giữa các bên. 8
- Tranh chấp về quyền yêu cầu thanh toán nợ hoặc các biện pháp bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của bên cho vay.
- Bên vay yêu cầu bên cho vay thực hiện các nghĩa vụ mà họ không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng cam kết.
1.2.6. Tranh chấp về tính hợp pháp của hợp đồng tín dụng:
Trường hợp hợp đồng tín dụng không tuân thủ đúng các quy định pháp lý
(ví dụ, vi phạm luật về lãi suất cho vay, hợp đồng không có đủ chữ ký, hoặc
thiếu các thông tin quan trọng) có thể dẫn đến tranh chấp về tính hợp pháp của
hợp đồng. Nếu hợp đồng không hợp pháp hoặc có điều khoản trái với quy định
của pháp luật, một trong các bên có thể yêu cầu hủy bỏ hoặc điều chỉnh hợp đồng.
1.2.7. Tranh chấp về thủ tục vay vốn:
Tranh chấp có thể phát sinh khi một trong các bên cho rằng thủ tục vay vốn
không rõ ràng hoặc không tuân thủ đúng các quy định đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Các vấn đề có thể bao gồm:
- Bên vay không đồng ý với các điều khoản về thủ tục giải ngân khoản vay.
- Bên cho vay không thực hiện đúng các cam kết về thời gian giải ngân
hoặc yêu cầu thêm các điều kiện không có trong hợp đồng.
1.2.8. Tranh chấp về quyền xử lý nợ xấu:
Nếu bên vay không thể thanh toán khoản vay, các bên có thể phát sinh tranh
chấp về quyền xử lý nợ xấu. Trong trường hợp này, bên cho vay có thể yêu cầu
các biện pháp pháp lý, như khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm, hoặc chuyển nợ
sang công ty thu hồi nợ, trong khi bên vay có thể phản đối các biện pháp này.
1.2.9. Tranh chấp về sự vi phạm nghĩa vụ thông báo:
Trong hợp đồng tín dụng, một số bên có nghĩa vụ thông báo về tình hình tài
chính hoặc các yếu tố liên quan đến khả năng trả nợ. Việc một bên không thực 9
hiện nghĩa vụ này có thể gây tranh chấp về việc vi phạm hợp đồng và ảnh hưởng
đến quyền lợi của các bên.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, chủ yếu là do sự không tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận hoặc những
yếu tố bất khả kháng. Một trong những nguyên nhân chính là khi bên vay gặp
khó khăn trong việc thanh toán nợ. Các lý do có thể bao gồm tình trạng tài chính
không ổn định hoặc các sự kiện ngoài ý muốn khiến bên vay không thể trả nợ
đúng hạn, điều này dẫn đến sự mâu thuẫn về việc yêu cầu thanh toán trước hạn
hoặc áp dụng biện pháp xử lý nợ. Bên cạnh đó, tranh chấp về lãi suất cũng là một
vấn đề phổ biến, khi lãi suất có thể không được tính toán rõ ràng hoặc có sự thay
đổi mà không được thông báo đúng quy định. Điều này gây ra sự không hài lòng
của bên vay, khi họ cho rằng lãi suất quá cao hoặc không đúng theo thỏa thuận ban đầu.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tranh chấp là khi bên vay sử dụng khoản
vay không đúng mục đích, vi phạm cam kết trong hợp đồng. Việc sử dụng khoản
vay vào các mục đích khác có thể khiến bên cho vay yêu cầu thanh toán nợ trước
hạn hoặc yêu cầu các biện pháp xử lý hợp đồng. Tranh chấp cũng có thể xảy ra
khi có sự bất đồng về tài sản bảo đảm. Khi bên vay không thanh toán được
khoản vay, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ có thể gây ra mâu thuẫn về
quyền sở hữu hoặc định giá tài sản không đúng. Ngoài ra, nếu thủ tục vay vốn
không được thực hiện minh bạch hoặc thiếu sót trong việc cung cấp thông tin,
các bên có thể xảy ra tranh cãi về việc giải ngân khoản vay hoặc phương thức thanh toán.
Các tranh chấp còn có thể xuất phát từ những điều khoản trong hợp đồng
không rõ ràng hoặc mơ hồ, khiến các bên hiểu lầm về quyền và nghĩa vụ của
mình. Trong trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ thông báo đúng quy
định hoặc bên cho vay không giải thích đầy đủ các điều khoản, những vấn đề này
có thể dẫn đến tranh chấp về quyền lợi của các bên. Những nguyên nhân trên cho 10
thấy rằng các tranh chấp hợp đồng tín dụng không chỉ do yếu tố tài chính mà còn
liên quan đến các vấn đề pháp lý và quy trình thực hiện hợp đồng.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VIỆN KSND QUẬN 1 TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
2.1. Kiểm sát việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Viện KSND (KSND) Quận 1, như các Viện Kiểm sát cấp quận, có nhiệm
vụ kiểm sát các hoạt động tố tụng tại tòa án, bao gồm cả việc giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng. Vai trò của Viện KSND Quận 1 trong việc kiểm sát việc
giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án là hết sức quan trọng, góp
phần đảm bảo tính khách quan, công bằng và đúng pháp luật trong quá trình xét
xử các vụ án tín dụng.
Việc kiểm sát này bắt đầu từ khi tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện và suốt quá
trình giải quyết vụ án. Viện KSND Quận 1 có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra
việc thực hiện các quy định pháp luật của tòa án, từ việc thụ lý đơn kiện đến việc
xét xử và ra quyết định. Cụ thể, Viện KSND cần đảm bảo rằng tòa án đã thực
hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên
quan, đặc biệt là các bên yếu thế như bên vay trong hợp đồng tín dụng.
Bên cạnh đó, Viện KSND Quận 1 cũng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp
pháp của các quyết định, bản án của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng. Việc kiểm sát này giúp phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm
pháp luật trong quá trình xét xử, chẳng hạn như việc áp dụng không đúng các
quy định về hợp đồng tín dụng, lãi suất hoặc quyền và nghĩa vụ của các bên 11
trong hợp đồng. Nếu phát hiện có sai sót trong quyết định của tòa án, Viện
KSND có quyền yêu cầu tòa án sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bản án đó.
Ngoài ra, Viện KSND Quận 1 cũng tham gia vào các phiên tòa xét xử các
tranh chấp hợp đồng tín dụng với tư cách là đại diện của công tố, nhằm bảo vệ
lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của công dân. Viện Kiểm sát có thể
đưa ra các ý kiến pháp lý, đề nghị xử lý những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ
án, đồng thời theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các bên trong vụ án để đảm
bảo tính minh bạch và công bằng.
Trong trường hợp cần thiết, Viện KSND Quận 1 cũng có thể thực hiện các
biện pháp giám sát sau khi bản án đã có hiệu lực, ví dụ như kiểm tra việc thi
hành án, đảm bảo rằng các phán quyết của tòa án được thực thi đúng và đầy đủ.
Nhờ vào vai trò kiểm sát này, Viện KSND Quận 1 đóng góp không nhỏ vào việc
duy trì trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tố tụng và góp phần tạo ra sự tin tưởng
đối với hệ thống tòa án và công lý trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng
2.2. Thực hành quyền công tố trong các vụ án liên quan đến hợp đồng tín dụng
Trong các vụ án liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng, Viện KSND
Quận 1 thực hiện quyền công tố với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, đảm bảo việc thực thi pháp luật trong tố tụng và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các bên liên quan. Quyền công tố của Viện KSND trong các vụ
án tín dụng không chỉ giúp bảo vệ công lý mà còn thúc đẩy sự minh bạch, công
bằng trong quá trình xét xử và giải quyết tranh chấp.
Thực hành quyền công tố trong các vụ án tín dụng tại tòa án có thể bao gồm
nhiều hoạt động, từ khi vụ án được thụ lý cho đến khi bản án có hiệu lực. Viện
Kiểm sát có nhiệm vụ theo dõi và đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra đúng quy
trình và các bên tham gia tố tụng được xử lý công bằng. Trong trường hợp xảy ra
tranh chấp hợp đồng tín dụng, Viện Kiểm sát sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý liên