Báo cáo thực tế chính trị tỉnh Ninh Bình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thực tế chính trị xã hội là một môn học nằm trong chương trình giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây được coi là một nội dung quan trọng giúp sinh viên được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn, tham quan tận mắt qua các công trình, địa danh văn hoá, lịch sử,tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - chính trị -  xã hội và những đặc điểm nổi bật tại địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
29 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo thực tế chính trị tỉnh Ninh Bình | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thực tế chính trị xã hội là một môn học nằm trong chương trình giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây được coi là một nội dung quan trọng giúp sinh viên được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn, tham quan tận mắt qua các công trình, địa danh văn hoá, lịch sử,tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - chính trị -  xã hội và những đặc điểm nổi bật tại địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

6 3 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-------- --------������
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI
TỈNH NINH BÌNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thùy Dương
TS. Phạm Thị Thùy Linh
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
MSV: 2358020004
Lớp: Xuất bản điện tử K43
Hà Nội, năm 2024
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-------- --------������
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI
TỈNH NINH BÌNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thùy Dương
TS. Phạm Thị Thùy Linh
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
MSV: 2358020004
Lớp: Xuất bản điện tử K43
Hà Nội, năm 2024
1
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................2
NỘI DUNG BÁO CÁO.......................................................................................3
I, TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH BÌNH........3
1. Đặc điểm tự nhiên tại tỉnh Ninh Bình.............................................................3
a,Vị trí địa lí..................................................................................................3
b, Điều kiện tự nhiên......................................................................................3
2. Tình hình thực tế tại tỉnh Ninh Bình...............................................................3
a, Về chính trị................................................................................................3
b, Về kinh tế...................................................................................................4
c, Về văn hóa-xã hội.......................................................................................4
II, BÁO CÁO VỀ BUỔI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NINH BÌNH
...........................................................................................................................5
2.1, Buổi trao đổi tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình.... ....5
2.1.1, Công tác báo chí, xuất bản và định hướng phát triển di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới tại quần thể danh thắng Tràng An.... ......5
2.1.2, Quản lý xuất bản, in và phát hành.........................................6
2.2, Cố đô Hoa Lư..............................................................................6
2.3, Đền Vua Đinh, vua Lê..................................................................8
2.3.1, Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng.............................................8
2.3.2, Đền thờ vua Lê Đại Hành..................................................12
2.4, Động An Tiêm - Tuyệt Tịnh Cốc............................ .................... .16
2.5, Phố cổ Hoa Lư...........................................................................18
2.6, Quần thể danh thắng Tràng An....................................................21
III, BÀI HỌC RÚT RA SAU KHI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ TẠI TỈNH NINH
BÌNH................................................................................................................24
KẾT LUẬN......................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................27
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế chính trị xã hội là một môn học nằm trong chương trình giảng dạy của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây được coi là một nội dung quan trọng giúp sinh
viên được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn, tham quan tận mắt qua các công
trình, địa danh văn hoá, lịch sử,tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã
hội và những đặc điểm nổi bật tại địa phương. Thông qua đó, ý thức nghề nghiệp,
cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của sinh
viên được nâng cao.
Trong hai ngày 26/11 và ngày 27/11/2024, với sự hướng dẫn của hai giảng viên: TS.
Vũ Thuỳ Dương - Trưởng khoa Xuất bản và TS. Phạm Thị Thuỳ Linh - cố vấn học
tập lớp XBĐT K43 đã tổ chức và hoàn thành kế hoạch thực tế chính trị - xã hội tại
tỉnh Ninh Bình. Dưới sự dẫn dắt của hai cô, lớp đã có buổi trao đổi, trò chuyện cùng
cô Trần Hồng Thảo - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cán bộ
khác đang công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình về Chủ đề “Công
tác quản lý Báo chí, Xuất bản và Định hướng phát triển di sản văn hoá và thiên nhiên
thế giới quần thể danh thắng Tràng An”. Cùng với đó, chúng em cũng đã có khoảng
thời gian tìm hiểu về lịch sử, địa lý, chính trị, văn hoá tại vùng đất cố đô Ninh Bình
tuyệt đẹp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện, Khoa Xuất bản và đặc biệt là hai
cô Vũ Thùy Dương và Phạm Thị Thùy Linh đã hỗ trợ, đồng hành cùng lớp Xuất bản
điện tử K43 trong chuyến đi thực tế lần này. Sau đây là bài báo cáo của em trong
chuyến trải nghiệm thực tế chính trị - xã hội tại một số địa danh của tỉnh Ninh Bình.
3
NỘI DUNG BÁO CÁO
I, TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH BÌNH
1. Đặc điểm tự nhiên tại tỉnh Ninh Bình
a,Vị trí địa lí
Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ, bắt đầu từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc;
105o32 đến 106o20 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam
Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía
Tây giáp Hòa Bình. Diện tích đất tự nhiên gần 1.400 km2, dân số trên 984 nghìn
người . Địa hình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và
Tây Bắc, vùng đồng bằng ở phía Đông và vùng ven biển ở phía Nam. Sự đa dạng về
địa hình, kết hợp hài hòa giữa rừng núi với sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và
duyên hải đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng du lịch lớn với cảnh quan thiên nhiên,
hệ sinh thái độc đáo, phong phú, đa dạng.
b, Điều kiện tự nhiên
Địa hình có 3 vùng rõ rệt là đồng bằng, vùng ven biển,vùng đồi núi và bán sơn địa, tài
nguyên đa dạng.
Vùng đồng bằng độ cao khoảng 0,9 - 1,2m, chiếm 101.000 ha tương đương khoảng
71,1% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc. Đất đai chủ
yếu là đất phù sa nên rất phát triển nông nghiệp trồng lúa và hoa màu. Vùng ven biển
kéo dài trên 15 km bờ biển. Có 4 xã ven biển thuộc huyện Kim Sơn: xã Kim Trung,
Kim Hải, Kim Đông và Kim Tân. Đất đai nhiễm mặn do bị bồi tụ nên đang trong quá
trình cải tạo, phù hợp với việc trồng các loài cây như sú, vẹt để phòng hộ. Ngoài ra, có
thể trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thủy hải sản. Vùng đồi núi và bán sơn
địa nằm ở phía Tây và Tây Nam của Ninh Bình, độ cao t 90 - 120m riêng khu vực núi
đá có độ cao trên 200m. Diện tích khoảng 35.000ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Do địa hình nhiều đồi núi nên vùng này tập trung 90% diện tích trồng rừng
của toàn tỉnh, rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
2. Tình hình thực tế tại tỉnh Ninh Bình
4
Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa
vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với
bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử,
văn hóa đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ
sở dịch vụ du lịch đang được đầu tư khá đồng bộ là những nền tảng cơ bản để thu hút
khách du lịch tới Ninh Bình.
a, Về chính trị
Có thể nói từ đầu năm 2022, tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản ổn
định, các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương giữ
vững an ninh trật tự. Năm năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh đã
nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành
tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính
quyền các cấp được nâng lên, hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân được củng
cố vững mạnh.
b, Về kinh tế
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông
Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc.
Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
và du lịch.
Ninh Bình là địa phương có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như: Công ty Cổ phần Ô
tô Hyundai Thành Công, Tập đoàn The Vissai, Công ty Cổ phần Xi măng Hướng
Dương, DN TNXD Xuân Trường, Công ty TNHH ĐTXD và PT Xuân Thành, Công
ty Cổ phần Xăng dầu-Dầu khí Ninh Bình, DNTN Nam Phương, Công ty TNHH
Hoàng Hà, Tập đoàn ThaiGroup, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, Tập đoàn
Cường Thịnh Thi.
Cơ cấu kinh tế năm 2023 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, cụ thể:
công nghiệp – xây dựng đạt 42,7%; dịch vụ đạt 47,1%; nông, lâm, thủy sản đạt 10,2%.
Kinh tế Ninh Bình tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, GRDP đạt 53.389,76 tỷ đồng,
tăng 7,27%.
c, Về văn hóa-xã hội
Quyết định số 218/QĐ-TTg, ngày 4-3-2024, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê
duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” xác
định mục tiêu đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao
về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Quyết định mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đòi hỏi tỉnh Ninh
5
Bình cần nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra, mà trước tiên là thúc đẩy
ngành du lịch văn hóa phát triển, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân
vùng di sản.
Ninh Bình ngày càng trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, nằm trong
nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước; được
nhiều chuyên trang du lịch có uy tín trong nước và quốc tế, như tripadvisor, telegraph,
business insider…
Sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của tỉnh Ninh Bình có
đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ; đồng thời thúc đẩy
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển. Du lịch văn hóa cũng góp phần tăng việc làm,
nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh cho người dân ở các vùng có tài nguyên văn hóa;
đồng thời góp phần quảng bá các giá trị văn hóa của đất và người Ninh Bình đến với
du khách trong và ngoài nước.
II, BÁO CÁO VỀ BUỔI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NINH BÌNH
2.1, Buổi trao đổi tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình
2.1.1, Công tác báo chí, xuất bản và định hướng phát triển di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới tại quần thể danh thắng Tràng An
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 3 cơ quan báo chí: Báo Ninh Bình, đài phát
thanh truyền hình tỉnh Ninh Bình, tạp chí văn nghệ Ninh Bình; có hai văn phòng đại
diện: Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân; 16 cơ quan báo chí Trung ương cử
phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh, số lượng người làm báo hiện nay trên địa bàn
tỉnh là 169 người, trong đó có 89 người được cấp thẻ nhà báo.
Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Ninh Bình đã triển khai có hiệu
quả công tác quản lí nhà nước đối với các cơ quan báo chí đảm bảo đúng mục đích,
tôn chỉ và quy định của pháp luật.
Ban hành Quyết định số 75/QĐ-STTTT ngày 16/01/2024 về quy trình, các bước xử lý
thông tin phản ánh trên báo chí của Sở Thông tin và Truyền thông.Trong năm 2024,Sở
đã ban hành 43 văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị xác minh thông tin phản ánh trên
báo chi.Trong đó, có 23 cơ quan, đơn vị có văn bản phản hồi làm rõ những phản ánh
của báo chí hoặc tiếp thu, xử lý giải quyết.
Trong 10 năm qua, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng bá di sản
trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, với nội dung phong
phú, đậm bản sắc, khẳng định Quần thể danh thắng Tràng An là điểm đến ấn tượng
của du lịch thế giới.
6
Thường xuyên nâng cấp giao diện website, cập nhật các tin, bài, hình ảnh giới thiệu
các giá trị của Di sản và các hoạt động quản lý, bảo tồn gắn với khai thác và phát huy
giá trị Di sản trên các trang thông tin điện tử: trangandanhthang.vn,
tranganlandscape.vn, sodulich.ninhbinh.gov.vn, dulichninhbinh.com.vn...
Đón tiếp, hướng dẫn chu đáo các đoàn khách trong nước và quốc tế, các công ty, các
phóng viên, đoàn làm phim… Hãng phim Legendary Pictures (Mỹ) đã chọn Quần thể
danh thắng Tràng An sản xuất bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island”, tạo hiệu ứng
lớn để thu hút du khách về với Ninh Bình.
Hằng ngày, thực hiện tổng hợp thông tin nổi bật trong nước, quốc tế; thông tin trên
báo chí Ninh Bình và thông tin viết về Ninh Bình trên báo chí Trung ương phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.Trong năm có hơn 6000 tin, bài của các
cơ quan báo chí trung ương viết về Ninh Bình. Trong đó trên 3.000 tin bài của các cơ
quan báo chí có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động của phóng viên báo chí trong nước,
quốc tế đang tác nghiệp tại các sự kiện của tỉnh đảm bảo an toàn và đúng quy định về
báo chí và thông tin đối ngoại
2.1.2, Quản lý xuất bản, in và phát hành
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 10 cơ sở được cấp giấy đăng ký hoạt động in
xuất bản phẩm; 17 cơ sở được xác nhận đăng kí hoạt động cơ sở in; 2 doanh nghiệp
phát hành xuất bản phẩm; 2 nhà sách là chi nhánh của các công ty có trụ sở trên địa
bàn tỉnh; 90 cửa hàng sách, đại lý kinh doanh văn hóa phẩm, nhà sách tư nhân.
Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình luôn làm tốt công tác quản lý nhà nước về xuất
bản, in và phát hành:Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quảng cáo trên xuất
bản phẩm; hướng dẫn nộp hồ sơ đối với thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, in
và phát hành trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.
Tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình tại Trường tiểu học Khánh Hòa, huyện Yên Khánh từ ngày 16-18/4/2024.
Trên địa bàn tỉnh được cấp 160 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; 4 giấy
phép nhập khẩu xuất bản không kinh doanh; 4 văn bản đồng ý tổ chức họp báo; 1 văn
bản gia hạn giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; 1 văn bản đồng ý thay
đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản
Ngoài ra, tỉnh còn cho ra mắt sách điện tử, các xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo thuận
lợi và tăng độ tiếp cận của các bạn đọc và theo kịp xu hướng đọc sách hiện nay, đồng
7
thời giúp quảng bá hình ảnh, nét đẹp của các danh lam thắng cảnh và cuộc sống yên
bình của người dân nơi đây. Tỉnh đã thành công trong việc sản xuất sách điện tử, báo
điện tử nhưng bên cạnh đó còn gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu để tạo ra một
sản phẩm được đăng tải và tiếp cận được các bạn đọc.
2.2, Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của dân tộc, nền phong
kiến tập quyền ở nước ta. Cách Hà Nội khoảng 90km, một diện tích trải rộng khoảng
300 ha bao trùm lên xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trung tâm cố đô
là khu vực hai đền: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ vua Lê Đại Hành.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là
Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư là vùng núi non kỳ thú nhưng hiểm trở để làm thủ đô –
“Kinh đô đá”. Đại Việt sử lược có ghi “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968)
đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, Vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung
điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh
Hoàng đế”.
Kinh đô Hoa Lư nằm gọn trong địa phận xã Trường Yên ngày nay, được bao quanh
bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi
được xây dựng kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp khá cao từ 8 đến 10
mét – có đoạn phía trong xây gạch, phía ngoài đắp đất, có đoạn đắp đá lẫn đất và có
đoạn đắp toàn bằng đất. Đó là những đoạn tường thành nhân tạo.
8
Tập thể lớp Xuất bản điện tử K43 chụp ảnh kỷ niệm tại Cố đô Hoa Lư
Ngoài hai khu thành đó, còn có thành Nam (thành ở phía Nam từ hang Luồn trở vào
trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). Xung quanh có núi cao bao
bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau – từ đây, bằng đường thuỷ có thể
nhanh chóng rút ra ngoài. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên
Thượng và thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Đây là cung điện chính, mà khu vực đền
Đinh, đền Lê là trung điểm, là nơi Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước.
Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi làm án.
Ở thôn Yên Thành, có nhiều chùa và đền, hiện nay vẫn còn, là một phần kiến trúc
trong khu cung điện chính. Đó là chùa Nhất Trụ, được xây dựng từ đời vua Lê Đại
Hành. Trước cửa chùa có cột kinh bằng đá hình tám cạnh, khắc bài Kinh Lăng
Nghiêm. Cách chùa Nhất Trụ một đoạn là đền Phất Kim (thờ công chúa Phất Kim –
con gái của vua Đinh Tiên Hoàng). Phía Tây Bắc có chùa Đìa, nằm trong một động
nhỏ ở lưng chừng núi Đìa. Người xưa lấy động làm chùa, trong động bày nhiều tượng
Phật trên các bệ xây. Phía Bắc kinh đô Hoa Lư, gần sông Hoàng Long (ở vị trí gần
cống đê Trường Yên – cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 2km) là chùa Tháp
(hiện không còn), có tháp Báo Thiên.
Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc xung quanh, mang nặg tính chất quân
sự. Đây là một vị trí kín đáo thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, mặt khác lại xa
biên thuỳ ải Bắc – giặc phương Bắc khó khăn trong việc tìm hiểu để mở những đợt tấn
công chớp nhoáng.
Bên cạnh núi Dũng Đương là núi Nương Sơn và Tượng Sơn, nằm gần hai bên đường
vào kinh đô, tạo thành một cổng thành thiên nhiên kì vĩ án ngữ. Từ kinh đô, có con
đường Thượng Đạo về phía Tây có thể đi vào Thanh Hoá và ngược lên phía Bắc dễ
dàng. Đường thuỷ có sông Hoàng Long ở phía Bắc chảy ra sông Đáy để từ đó nhập
vào hệ thống Nhị Hà, có thể ngược lên miền núi và xuôi ra biển. chính từ đường này,
từ Trung Quốc vào sông Bạch Đằng, qua sông Luộc, sông Đào ở Phủ Lý, theo sông
Đáy các sứ giả nhà Tống đã đến kinh đô yết kiến vua Lê Hoàn năm 990.
Cách núi Dũng Đương không xa có thôn La Mai xưa là nơi vua Đinh để kho mắm,
muối. Để bảo vệ kinh thành, vua Đinh còn cho xây đồn luỹ trên núi Non Nước, coi
như tiền đồn kiểm soát con đường bộ từ Tam Điệp, con đường biển theo cửa Đại Ác
đi ra.
Sau này khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, đem theo một số tên để đặt cho các
khu vực ở Hà Nội như Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, chùa Một Cột, …
9
2.3, Đền Vua Đinh, vua Lê
2.3.1, Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
a, Về kiến trúc
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của
quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền toạ lạc ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình, Việt Nam. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên
Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh.
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được tọa lạc trên vị trí đắc địa. Đền được xây dựng mô
phỏng theo lối cung điện, kết cấu kiểu “Nội công, ngoại quốc”. Vào cổng cuốn phía
Bắc gọi là Ngọ Môn Quan (cổng ngoài), có 4 chữ Hán là “Bắc Môn Tỏa Thược” (Cửa
Bắc khoá chặt). Mặt sau ghi “Tiền triều phượng các” (Cửa phượng triều trước).
Về kiến trúc nội tự của đền thờ, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng gồm có 3 tòa. Tòa thứ
nhất là tòa Bái đường. Tòa thứ hai là tòa Thiêu hương, nơi đặt ban thờ của các quan
văn, quan võ dưới triều nhà Đinh. Tòa thứ 3 là Chính cung - nơi thâm nghiêm nhất
trong đền, nơi bài trí thờ tự vua Đinh Tiên Hoàng và 3 vị Hoàng tử.
Đi thẳng vào chính giữa có sập đá hai bên có hai con nghê đá chầu được chạm khắc
rất đẹp bằng đá xanh nguyên khối. tiếp đó là Nghi Môn ngoại (cửa ngoài), ba gian,
dựng bằng gỗ lim, lợp ngói. Du khách đi theo đường Chính đạo lát gạch đến Nghi
Môn nội (cửa trong) cũng là ba gian, xây dựng bằng gỗ lim, lợp ngói. Điều độc đáo là
Nghi Môn nội kiến trúc theo ba hàng chân cột – dạng kiến trúc sớm nhất ở nước ta.
Bốn góc của của Nghi Môn nội còn xây bốn cột trụ cao.
10
Đền vua Đinh Tiên Hoàng(Nguồn Mia.vn)
Theo đường Chính đạo, bên tay phải là năm gian nhà Vọng – nơi các cụ bàn việc tế lễ.
ở giữa có vườn hoa có hòn non bộ “Hình nhân bái tượng” (Con người ngưỡng vọng).
Bên tay trái là năm gian nhà Khải Thánh – nơi xưa kia thờ cha mẹ của Đinh Tiên
Hoàng. Ở giữa vườn hoa là hòn non bộ “Cửu Long tranh châu”
ở giữa sân rồng, có Long Sàng bằng đá xanh nguyên khối độc đáo. Đây là Long Sàng
đá đẹp nhất, có giá trị nhất ở nước ta. Long Sàng có hình hộp chữ nhật, dài 1.8m, rộng
1.4m, cao 0.95m. chọn được những tảng đá xanh nguyên khối nặng khoảng 20 tấn đưa
về đây là một kỳ công.
Rồng là con vật cao quý nên được tạc ở mặt Long Sàng. Còn diềm Long Sàng lại
được chạm khắc các con vật khác rất bình thường của quê hương như: tôm, cua, cá,
chuột. điều đáng bàn là tất cả các con vật ấy đều sống hòa quyện, cùng nhau bơi lội,
nô giỡn vui vẻ và thoả mãn.
Long Sàng, rồng đá, nghê đá này đều được làm ở thế kỉ XVII cùng thời kì Lễ Quận
công Bùi Thời Trung và nhân dân xã Trường Yên xây dựng lại hai ngôi đền Đinh, Lê.
Các họa tiết được khắc chìm nổi linh hợp với các mô típ như lưỡng long chầu nguyệt,
lưỡng long chầu lá đề, lân chầu lá đề, tứ linh, tứ quý, … Mặt nguyệt còn có chữ Vạn
của nhà Phật hoặc chữ Ngọc. Các cột gỗ lim với đường kính 0,5m được đặt trên
những tảng đá cô bồng lớn, mười hai cột gỗ lim tròn của hai hàng cột sừng sững đứng
trên đá rất vững chãi.
b, Về vua Đinh Tiên Hoàng
Vua Đinh Tiên Hoàng tên húy là Đinh Bộ Lĩnh , Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công
Trứ, sinh ngày rằm tháng hai năm 924, quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại
Hoàng nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đinh
Công Trứ là tướng của Dương Đình Nghệ, làm chức Thứ sử Hoan Châu. Sau khi Đinh
Công Trứ mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ là Đàm Thị về động Hoa Lư, nương thân với
chú ruột là Đinh Dự.
Tại đây, Đinh Bộ Lĩnh cũng như bao trẻ nhỏ khác trong làng quê, đi kiếm củi và chăn
trâu. Ngày ấy, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm người đứng đầu và cùng lũ trẻ lấy bông lau
làm cờ tập trận. Lớn lên, ông tỏ rõ là người mưu lược cao, có chí lớn nên đã xây dựng
một lực lượng vũ trang mạnh, được nhân dân trong vùng theo phục rất đông. Ông đã
đánh chiếm các vùng xung quanh, uy thế ngày càng lớn.
11
Nhưng muốn có một lực lượng lớn mạnh, biết Trần Lãm (là 1 trong 12 sứ quân) ở Bố
Hải Khẩu (Vũ Tiền, Thái Bình) có tài thao lược, dũng cảm, đức độ nên Đinh Bộ Lĩnh
đã đến liên kết và được nhận làm con nuôi.
Ông đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn vào năm 967. Đến năm 968, Đinh
Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Tiên Hoàng
đế, đóng đô tại Kinh đô Hoa Lư. Đến năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt hiệu
nước là Thái Bình.
Sau khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay thế chỉ huy sứ quân, cho rời bỏ vùng Bố
Hải Khẩu để về vùng Hoa Lư – quê hương ông, có núi non trùng điệp, sông núi khúc
khuất, có địa thế thuận lợi hơn.
Đây cũng là nơi rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, cơ động được về quân sự. Hoa Lư
còn là vùng đất màu mỡ, quân sĩ có thể vừa chiến đấu vừa sản xuất để tạo nguồn
lương thực tự túc.
Tập thể lớp Xuất bản điện tử K43 đang chăm chú nghe thuyết minh
Năm 979, người con trai cả của đức vua Đinh Tiên Hoàng là Đinh Liễn, cho người ra
tay sát hại em trai của mình là Đinh Hạng Lang nhằm mục đích cướp ngôi. Tháng
8/979, vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đã bị Đỗ Thích là một viên quan của triều
đình ra tay sát hại. Dẫn đến việc năm 979, nhà Đinh hoàn toàn đại tang. Sau khi vua
Đinh Tiên Hoàng băng hà, người con thứ ba là Đinh Toàn lên ngôi thay vua cha trị vì
đất nước. Đinh Toàn lúc này mới có 6 tuổi. Phía Bắc quân Tống phía Nam quân
12
Chiêm Thành lăm le xâm lược nước ta. Trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc đó, Thái
hậu Dương Vân Nga đã quyết định, suy tôn Lê Hoàn, một vị tướng tài của nhà Đinh,
cánh tay phải đắc lực của vua Đinh trong tất cả các trận chiến lên ngôi thay nhà Đinh
trị vì đất nước. Sau khi Lê Hoàn lên ngôi, kết thúc 12 năm trị vì của nhà Đinh, mở ra
một thời kỳ mới của đất nước, thời kỳ Tiền Lê.
2.3.2, Đền thờ vua Lê Đại Hành
a, Về kiến trúc
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích quốc gia đặc
biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền bài trí tượng thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu
Dương Vân Nga, vua Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất
Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét,
thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên,
Ninh Bình.
Đền vua Lê Đại Hành( Nguồn: crystalbay.com)
Đền thờ vua Lê Đại Hành nhìn chung có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh Tiên
Hoàng tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn, đền cũng được xây dựng theo lối kiến trúc “Nội
công, ngoại quốc”. Đền thờ vua Lê Đại Hành cũng có ba tòa: Bái đường, Thiêu hương
và Chính cung. Tất cả các xà, cột cũng được sơn son thếp vàng.
Tượng thờ của vua Lê Đại Hành được đặt trong tư thế thiết triều, đầu đội mũ Bình
Thiên, khoác áo long bào và được đặt ở trên ngai vàng. Phía bên tay trái của vua là
13
tượng của Thái hậu Dương Vân Nga. Bên tay phải là tượng người con trai thứ 5 – vua
Lê Long Đĩnh.
Tượng vua Lê Đại Hành uy nghi
Đền thờ vua Lê thấp hơn rất nhiều so với đền thờ vua Đinh và sập long sàng cũng
không được chạm khắc như đền thờ vua Đinh. Vì theo quan điểm hoàng Đinh thượng
miếu, hoàng Lê hạ từ, vua Đinh là người lập nước dựng đô còn vua Lê chỉ là một vị
tướng được suy tôn để kế tục sự nghiệp. Chính vì vậy nên đền thấp hơn rất nhiều so
với đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Sập long sàng bên đền thờ vua Lê không được
chạm khắc hình rồng như đền thờ vua Đinh, bởi vì Lê là tướng của nhà Đinh, được
suy tôn lên để kế tục sự nghiệp. Chính vì vậy để thể hiện sự khiêm nhường của bề tôi
14
đối với bậc tiên đế, sập long sàng bên đền thờ vua Lê không được chạm khắc hình
thiên tử. Sập long sàng được đặt ngang đường dân sinh. Năm 2007, trong quá trình thi
công và san lấp sân hội đã có ý định di dời long sàng ra một vị trí khác để đảm bảo
đường dân sinh rộng rãi hơn. Nhưng hai lần nhấc sập long sàng lên đều có rắn trắng ở
bên dưới, vì vậy nên long sàng được đặt nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay.
b, Về vua Lê Đại Hành
Lê Đại Hành người Ái Châu, sinh ngày rằm tháng bảy năm Tân Sửu 941,quê tại huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị. Mồ côi mẹ từ nhỏ, lớn
lên theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, nhờ có tài thao lược nên được trông coi 2000 binh sĩ,
sau được thăng lên Thập đạo tướng quân.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, triều đình đưa Vệ Vương Đinh Tuệ lên ngôi vua, Lê
Hoàn được cử làm Nhiếp chính. Ông rất khôn khéo trong việc điều hành nước, giữ
vững triều chính.Quân Tống lăm le thôn tính Đại Cồ Việt, được Thái hậu Dương Vân
Nga trao ngôi báu, lấy áo Long Cổn khoác lên mình, Lê Hoàn lên ngôi năm 980, khi
40 tuổi.
Vua Lê Đại Hành là người đầu tiên mở mang bờ cõi nước ta về phía nam, từ Hà Tĩnh
đến Quảng Bình ngày hôm nay. Để ca ngợi công lao to lớn của vua Lê Đại Hành, sử
thần có viết: “Vua đánh đâu được đấy, đánh tan quân Chiêm Thành để rửa nỗi nhục...
bắt sứ thần, dẹp tan quân Tống để bẻ tan âm mưu quyết thắng của vua tôi bọn họ. Có
thể gọi đây là bậc anh hùng nhất đời vậy.”
Vua Lê Đại Hành băng hà vào năm 1005, và sau khi đức vua băng hà, người con trai
thứ 3 là Lê Long Việt thay vua cha trị vì đất nước. Nhưng Lê Long Việt chỉ ở ngôi
được đúng 3 ngày thì bị người em trai của mình là Lê Long Đĩnh sát hại để cướp ngôi.
Sau khi Lê Long Đĩnh lên ngôi, ngài ở ngôi 4 năm, ưởng thọ 24 tuổi. Sau khi Lê Long
Đĩnh băng hà, triều thần nhà Lê đã không suy tôn bất kỳ ai trong dòng tộc họ Lê lên
ngôi nữa mà đã suy tôn một người ngoài dòng tộc là Lý Công Uẩn – một vị tướng tài
của nhà Lê.
c, Tượng thờ Thái hậu Dương Vân Nga
Sau khi đức vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi thay
vua cha trị vì đất nước. Vì biết rằng con trai mình còn quá nhỏ tuổi không thể đủ sức
lãnh đạo giang sơn đất nước nên Thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định buông rèm
nhiếp chính thay con. Nhưng biết mình cũng là phận nữ nhi yếu đuối, không đủ sức
lãnh đạo giang sơn đất nước, Thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định hy sinh quyền
15
lợi của gia đình, của dòng tộc, hay là quyền lợi của chính con trai mình, phế con trai
mình và cho Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh trị vì đất nước. Sau khi vua Lê Đại Hành
đánh thắng quân Chiêm Thành trở về kinh đô Hoa Lư thì Thái hậu Dương Vân Nga
cũng đã kết thúc 3 năm mãn tang thờ chồng. Bà có quyết định tái giá với đức vua Lê
Đại Hành.
Trước kia, tượng thờ của Thái hậu Dương Vân Nga được đặt bên đền thờ vua Đinh
Tiên Hoàng nhưng sau này theo quan niệm xuất giá tòng phu cho nên đã rước tượng
Thái hậu Dương Vân Nga từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng sang đền thờ vua Lê Đại
Hành. Trong quá trình di chuyển tượng, người ngồi trên yên ngựa buộc một dải lụa
trắng vào tay Thái hậu và lê xuống dưới đất từ chính cung từ đền thờ vua Đinh ra tới
sân rồng đền thờ vua Đinh thì tượng đổ mồ hôi rất nhiều. Và khi di chuyển sang đền
thờ vua Lê thì người rước tượng ra tới sân rồng đền thờ vua Lê tự đứt ruột mà chết.
Đáng ra tượng của Thái hậu Dương Vân Nga phải được đặt bên tay của vua Lê Đại
Hành, còn tượng của vua Lê Long Đĩnh được đặt bên tay trái của vua Lê Đại Hành.
16
Nhưng nếu đặt tượng Thái hậu bên phải tượng vua Lê thì nghiễm nhiên Thái hậu
Dương Vân Nga sẽ quay lưng với bên đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, quay lưng lại
với triều nhà Đinh. Chính vì vậy nhân dân đã cho đặt tượng Thái hậu Dương Vân Nga
bên tay trái tượng vua Lê Đại Hành, mặt đang hướng sang bên đền thờ vua Đinh Tiên
Hoàng. Để thể hiện rằng tuy đã lập gia thất thứ hai nhưng Thái hậu Dương Vân Nga
luôn luôn nhớ về vua Đinh, luôn luôn sống trọn tình trọn nghĩa với 2 triều đại.
Tượng Thái hậu Dương Vân Nga là một trong những bức tượng người phụ nữ Việt
Nam đẹp nhất hiện nay. Với 3 góc nhìn khác nhau, nếu nhìn trực diện từ phía bên vua
Lê Long Đĩnh nhìn sang thì thấy nét mặt của Thái hậu Dương Vân Nga hết sức
nghiêm nghị. Trong bối cảnh lịch sử lúc này, Thái hậu Dương Vân Nga đang buông
rèm nhiếp chính thay con nên đang nghiêm nghị về phía nhân dân để lãnh đạo giang
sơn. Nhìn từ hướng bên ngoài nhìn vào thì khuôn mặt của Thái hậu Dương Vân Nga
như đang nhoẻn miệng cười bởi vì lúc này đất nước ta đã được thái bình. Còn nhìn từ
phía bên trong nhìn ra thì khuôn mặt của Thái hậu Dương Vân Nga như mang nét
đượm buồn vì lúc này bà đang tái giá với đức vua Lê Đại Hành, bị triều thần và nhân
dân phê phán mạnh mẽ.
2.4, Động An Tiêm - Tuyệt Tịnh Cốc
Động Am Tiên là một danh lam thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa
Lư, tại vùng đất xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Động nằm
cách cửa Đông - đền Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 400m theo hướng đi Tràng An. Vị
trí của động Am Tiên khi xưa tiếp giáp với thành Đông của kinh đô Hoa Lư.
Phần lớn khu vực động Am Tiên là một thung lũng ngập nước được bao bọc bởi
những vách núi đá. Để vào được động, sau khi qua cổng lại đi xuống một lối đi bên
phía tay trái, cạnh hồ nước trong veo với rong, hoa sen
, hoa súng, cá rô Tổng Trường mà người dân tưởng niệm nơi đây từng là ao nuôi cá
sấu thời xưa để xử người có tội. Trước đây, động Am Tiên ở lưng chừng núi, phải leo
qua 205 bậc đá qua vách núi nhưng hiện nay đã có đường hầm xuyên núi vào động.
Động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá
có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước.
Động Am Tiên được mệnh danh là "Tuyệt Tịnh cốc" và là một điểm du lịch thuộc
quần thể di sản thế giới Tràng An.
17
Đường hầm xuyên qua núi vào động Am Tiên
Động có một cái tên khác là hang Rồng, vì khi nhìn động từ phía xa nó có hình dáng
tựa như miệng con Rồng. Đây là nơi sau khi lên ngôi vua Đinh Tiên Hoàng giao cho
võ sư Trương Ma Ni và con trai vị quan này là phò mã Trương Ma Sơn phụ trách khu
vực thung lũng lền kề thành Hoa Lư.
Cha con vị quan tăng lục họ Trương đã cải tạo nơi hiểm trở này thành một pháp
trường xử án để giúp vua trị nước. Trước khi pháp trường ở Động Am Tiên được xây
dựng xong, Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy
chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào
trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”.
Phần lớn khu vực trong động Am Tiên là thung lũng ngập nước, được bao bọc xung
quanh bởi vách núi đá. Sau khi thông qua đường hầm được xây kiên cố, một ao nước
lớn xanh vắt thấy tận đáy sẽ hiện ra trước mắt du khách. Bên trong ao nước rộng hàng
chục mẫu này có nuôi một đàn cá vàng long lanh. Đặc biệt người dân còn được trang
bị những chiếc thuyền nhỏ, thuận tiện cho chuyến du ngoạn trên mặt hồ, ngắm nhìn
quang cảnh hùng vĩ của núi rừng bao quanh. Cảnh đẹp đến thế nhưng thực ra trước
đây nó là ao nuôi Giải, nơi vua Đinh ném những kẻ có tội xuống ao cho giải (loài rùa
mai mềm khổng lồ) ăn thịt và từ đó tên của nó cũng trở thành ao Giải.
18
Quang cảnh Tuyệt Tịnh Cốc từ trên cao nhìn xuống( Nguồn: vyctravel.com)
Từ một vùng đất hoang sơ, đầy thú dữ, từ một hang động với hàng vạn oan hồn tử tội,
lạnh lẽo ngàn năm, khu di tích Chùa – Động Am Tiên đã từng bước được hóa đạo trở
thành chốn thần tiên, đậm chất cổ trang, khiến không ít du khách phải mê đắm trước
vẻ đẹp hữu tình.
2.5, Phố cổ Hoa Lư
Phố cổ Hoa Lư được xây dựng ngay tại khuôn viên hồ Kỳ Lân, cửa ngõ của thành phố
Ninh Bình, bên cạnh chùa Bạc. Nơi đây được phân làm 2 khu vực: Khu vực trưng bày,
giới thiệu, bày bán các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương như thêu ren
Ninh Hải, tranh lá Bồ Đề, đá mỹ nghệ Ninh Vân, gốm Bồ Bát,… và một số sản phẩm
làng nghề truyền thống của các tỉnh khác như đúc đồng Ý Yên, tò he Hà Dương,
Nghĩa Hưng, Nam Định, kẹo vừng Nam Định, bánh chả Hà Nội,…hay các gian hàng
ẩm thực như bún chả, bún thang,…và gian hàng thông tin giới thiệu quảng bá xúc tiến
du lịch Ninh Bình
| 1/29

Preview text:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -------- -------- ������
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH BÌNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thùy Dương
TS. Phạm Thị Thùy Linh
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh MSV: 2358020004
Lớp: Xuất bản điện tử K43 Hà Nội, năm 2024
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -------- -------- ������
BÁO CÁO THỰC TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH BÌNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thùy Dương
TS. Phạm Thị Thùy Linh
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh MSV: 2358020004
Lớp: Xuất bản điện tử K43 Hà Nội, năm 2024 Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................2
NỘI DUNG BÁO CÁO.......................................................................................3
I, TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH BÌNH........3

1. Đặc điểm tự nhiên tại tỉnh Ninh Bình.............................................................3
a,Vị trí địa lí..................................................................................................3
b, Điều kiện tự nhiên......................................................................................3

2. Tình hình thực tế tại tỉnh Ninh Bình...............................................................3
a, Về chính trị................................................................................................3
b, Về kinh tế...................................................................................................4
c, Về văn hóa-xã hội.......................................................................................4

II, BÁO CÁO VỀ BUỔI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NINH BÌNH
...........................................................................................................................5

2.1, Buổi trao đổi tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình........5
2.1.1, Công tác báo chí, xuất bản và định hướng phát triển di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới tại quần thể danh thắng Tràng An..........5
2.1.2, Quản lý xuất bản, in và phát hành.........................................6

2.2, Cố đô Hoa Lư..............................................................................6
2.3, Đền Vua Đinh, vua Lê..................................................................8
2.3.1, Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng.............................................8
2.3.2, Đền thờ vua Lê Đại Hành..................................................12

2.4, Động An Tiêm - Tuyệt Tịnh Cốc.................................................16
2.5, Phố cổ Hoa Lư...........................................................................18
2.6, Quần thể danh thắng Tràng An....................................................21
III, BÀI HỌC RÚT RA SAU KHI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ TẠI TỈNH NINH
BÌNH................................................................................................................24
KẾT LUẬN......................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................27
1 LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế chính trị xã hội là một môn học nằm trong chương trình giảng dạy của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây được coi là một nội dung quan trọng giúp sinh
viên được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn, tham quan tận mắt qua các công
trình, địa danh văn hoá, lịch sử,tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã
hội và những đặc điểm nổi bật tại địa phương. Thông qua đó, ý thức nghề nghiệp,
cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của sinh viên được nâng cao.
Trong hai ngày 26/11 và ngày 27/11/2024, với sự hướng dẫn của hai giảng viên: TS.
Vũ Thuỳ Dương - Trưởng khoa Xuất bản và TS. Phạm Thị Thuỳ Linh - cố vấn học
tập lớp XBĐT K43 đã tổ chức và hoàn thành kế hoạch thực tế chính trị - xã hội tại
tỉnh Ninh Bình. Dưới sự dẫn dắt của hai cô, lớp đã có buổi trao đổi, trò chuyện cùng
cô Trần Hồng Thảo - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cán bộ
khác đang công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình về Chủ đề “Công
tác quản lý Báo chí, Xuất bản và Định hướng phát triển di sản văn hoá và thiên nhiên
thế giới quần thể danh thắng Tràng An”. Cùng với đó, chúng em cũng đã có khoảng
thời gian tìm hiểu về lịch sử, địa lý, chính trị, văn hoá tại vùng đất cố đô Ninh Bình tuyệt đẹp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện, Khoa Xuất bản và đặc biệt là hai
cô Vũ Thùy Dương và Phạm Thị Thùy Linh đã hỗ trợ, đồng hành cùng lớp Xuất bản
điện tử K43 trong chuyến đi thực tế lần này. Sau đây là bài báo cáo của em trong
chuyến trải nghiệm thực tế chính trị - xã hội tại một số địa danh của tỉnh Ninh Bình. 2 NỘI DUNG BÁO CÁO
I, TÌNH HÌNH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI TỈNH NINH BÌNH
1. Đặc điểm tự nhiên tại tỉnh Ninh Bình
a,Vị trí địa lí
Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ, bắt đầu từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc;
105o32 đến 106o20 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam
Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía
Tây giáp Hòa Bình. Diện tích đất tự nhiên gần 1.400 km2, dân số trên 984 nghìn
người . Địa hình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và
Tây Bắc, vùng đồng bằng ở phía Đông và vùng ven biển ở phía Nam. Sự đa dạng về
địa hình, kết hợp hài hòa giữa rừng núi với sông hồ, đất ngập nước, đồng bằng và
duyên hải đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng du lịch lớn với cảnh quan thiên nhiên,
hệ sinh thái độc đáo, phong phú, đa dạng. b, Điều kiện tự nhiên
Địa hình có 3 vùng rõ rệt là đồng bằng, vùng ven biển,vùng đồi núi và bán sơn địa, tài nguyên đa dạng.
Vùng đồng bằng độ cao khoảng 0,9 - 1,2m, chiếm 101.000 ha tương đương khoảng
71,1% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc. Đất đai chủ
yếu là đất phù sa nên rất phát triển nông nghiệp trồng lúa và hoa màu. Vùng ven biển
kéo dài trên 15 km bờ biển. Có 4 xã ven biển thuộc huyện Kim Sơn: xã Kim Trung,
Kim Hải, Kim Đông và Kim Tân. Đất đai nhiễm mặn do bị bồi tụ nên đang trong quá
trình cải tạo, phù hợp với việc trồng các loài cây như sú, vẹt để phòng hộ. Ngoài ra, có
thể trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thủy hải sản. Vùng đồi núi và bán sơn
địa nằm ở phía Tây và Tây Nam của Ninh Bình, độ cao t 90 - 120m riêng khu vực núi
đá có độ cao trên 200m. Diện tích khoảng 35.000ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Do địa hình nhiều đồi núi nên vùng này tập trung 90% diện tích trồng rừng
của toàn tỉnh, rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
2. Tình hình thực tế tại tỉnh Ninh Bình 3
Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa
vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với
bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử,
văn hóa đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ
sở dịch vụ du lịch đang được đầu tư khá đồng bộ là những nền tảng cơ bản để thu hút
khách du lịch tới Ninh Bình. a, Về chính trị
Có thể nói từ đầu năm 2022, tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản ổn
định, các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương giữ
vững an ninh trật tự. Năm năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh đã
nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành
tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính
quyền các cấp được nâng lên, hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân được củng cố vững mạnh. b, Về kinh tế
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông
Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc.
Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Ninh Bình là địa phương có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như: Công ty Cổ phần Ô
tô Hyundai Thành Công, Tập đoàn The Vissai, Công ty Cổ phần Xi măng Hướng
Dương, DN TNXD Xuân Trường, Công ty TNHH ĐTXD và PT Xuân Thành, Công
ty Cổ phần Xăng dầu-Dầu khí Ninh Bình, DNTN Nam Phương, Công ty TNHH
Hoàng Hà, Tập đoàn ThaiGroup, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, Tập đoàn Cường Thịnh Thi.
Cơ cấu kinh tế năm 2023 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, cụ thể:
công nghiệp – xây dựng đạt 42,7%; dịch vụ đạt 47,1%; nông, lâm, thủy sản đạt 10,2%.
Kinh tế Ninh Bình tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, GRDP đạt 53.389,76 tỷ đồng, tăng 7,27%. c, Về văn hóa-xã hội
Quyết định số 218/QĐ-TTg, ngày 4-3-2024, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê
duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” xác
định mục tiêu đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao
về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Quyết định mở ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đòi hỏi tỉnh Ninh 4
Bình cần nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra, mà trước tiên là thúc đẩy
ngành du lịch văn hóa phát triển, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân vùng di sản.
Ninh Bình ngày càng trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, nằm trong
nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước; được
nhiều chuyên trang du lịch có uy tín trong nước và quốc tế, như tripadvisor, telegraph, business insider…
Sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của tỉnh Ninh Bình có
đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ; đồng thời thúc đẩy
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển. Du lịch văn hóa cũng góp phần tăng việc làm,
nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh cho người dân ở các vùng có tài nguyên văn hóa;
đồng thời góp phần quảng bá các giá trị văn hóa của đất và người Ninh Bình đến với
du khách trong và ngoài nước.
II, BÁO CÁO VỀ BUỔI ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NINH BÌNH
2.1, Buổi trao đổi tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình
2.1.1, Công tác báo chí, xuất bản và định hướng phát triển di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới tại quần thể danh thắng Tràng An
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 3 cơ quan báo chí: Báo Ninh Bình, đài phát
thanh truyền hình tỉnh Ninh Bình, tạp chí văn nghệ Ninh Bình; có hai văn phòng đại
diện: Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân; 16 cơ quan báo chí Trung ương cử
phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh, số lượng người làm báo hiện nay trên địa bàn
tỉnh là 169 người, trong đó có 89 người được cấp thẻ nhà báo.
Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Ninh Bình đã triển khai có hiệu
quả công tác quản lí nhà nước đối với các cơ quan báo chí đảm bảo đúng mục đích,
tôn chỉ và quy định của pháp luật.
Ban hành Quyết định số 75/QĐ-STTTT ngày 16/01/2024 về quy trình, các bước xử lý
thông tin phản ánh trên báo chí của Sở Thông tin và Truyền thông.Trong năm 2024,Sở
đã ban hành 43 văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị xác minh thông tin phản ánh trên
báo chi.Trong đó, có 23 cơ quan, đơn vị có văn bản phản hồi làm rõ những phản ánh
của báo chí hoặc tiếp thu, xử lý giải quyết.
Trong 10 năm qua, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng bá di sản
trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, với nội dung phong
phú, đậm bản sắc, khẳng định Quần thể danh thắng Tràng An là điểm đến ấn tượng của du lịch thế giới. 5
Thường xuyên nâng cấp giao diện website, cập nhật các tin, bài, hình ảnh giới thiệu
các giá trị của Di sản và các hoạt động quản lý, bảo tồn gắn với khai thác và phát huy
giá trị Di sản trên các trang thông tin điện tử: trangandanhthang.vn,
tranganlandscape.vn, sodulich.ninhbinh.gov.vn, dulichninhbinh.com.vn...
Đón tiếp, hướng dẫn chu đáo các đoàn khách trong nước và quốc tế, các công ty, các
phóng viên, đoàn làm phim… Hãng phim Legendary Pictures (Mỹ) đã chọn Quần thể
danh thắng Tràng An sản xuất bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island”, tạo hiệu ứng
lớn để thu hút du khách về với Ninh Bình.
Hằng ngày, thực hiện tổng hợp thông tin nổi bật trong nước, quốc tế; thông tin trên
báo chí Ninh Bình và thông tin viết về Ninh Bình trên báo chí Trung ương phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.Trong năm có hơn 6000 tin, bài của các
cơ quan báo chí trung ương viết về Ninh Bình. Trong đó trên 3.000 tin bài của các cơ
quan báo chí có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động của phóng viên báo chí trong nước,
quốc tế đang tác nghiệp tại các sự kiện của tỉnh đảm bảo an toàn và đúng quy định về
báo chí và thông tin đối ngoại
2.1.2, Quản lý xuất bản, in và phát hành
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 10 cơ sở được cấp giấy đăng ký hoạt động in
xuất bản phẩm; 17 cơ sở được xác nhận đăng kí hoạt động cơ sở in; 2 doanh nghiệp
phát hành xuất bản phẩm; 2 nhà sách là chi nhánh của các công ty có trụ sở trên địa
bàn tỉnh; 90 cửa hàng sách, đại lý kinh doanh văn hóa phẩm, nhà sách tư nhân.
Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình luôn làm tốt công tác quản lý nhà nước về xuất
bản, in và phát hành:Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quảng cáo trên xuất
bản phẩm; hướng dẫn nộp hồ sơ đối với thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, in
và phát hành trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.
Tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình tại Trường tiểu học Khánh Hòa, huyện Yên Khánh từ ngày 16-18/4/2024.
Trên địa bàn tỉnh được cấp 160 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; 4 giấy
phép nhập khẩu xuất bản không kinh doanh; 4 văn bản đồng ý tổ chức họp báo; 1 văn
bản gia hạn giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; 1 văn bản đồng ý thay
đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản
Ngoài ra, tỉnh còn cho ra mắt sách điện tử, các xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo thuận
lợi và tăng độ tiếp cận của các bạn đọc và theo kịp xu hướng đọc sách hiện nay, đồng 6
thời giúp quảng bá hình ảnh, nét đẹp của các danh lam thắng cảnh và cuộc sống yên
bình của người dân nơi đây. Tỉnh đã thành công trong việc sản xuất sách điện tử, báo
điện tử nhưng bên cạnh đó còn gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu để tạo ra một
sản phẩm được đăng tải và tiếp cận được các bạn đọc. 2.2, Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của dân tộc, nền phong
kiến tập quyền ở nước ta. Cách Hà Nội khoảng 90km, một diện tích trải rộng khoảng
300 ha bao trùm lên xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trung tâm cố đô
là khu vực hai đền: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Đền thờ vua Lê Đại Hành.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là
Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư là vùng núi non kỳ thú nhưng hiểm trở để làm thủ đô –
“Kinh đô đá”. Đại Việt sử lược có ghi “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968)
đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, Vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung
điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế”.
Kinh đô Hoa Lư nằm gọn trong địa phận xã Trường Yên ngày nay, được bao quanh
bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi
được xây dựng kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp khá cao từ 8 đến 10
mét – có đoạn phía trong xây gạch, phía ngoài đắp đất, có đoạn đắp đá lẫn đất và có
đoạn đắp toàn bằng đất. Đó là những đoạn tường thành nhân tạo. 7
Tập thể lớp Xuất bản điện tử K43 chụp ảnh kỷ niệm tại Cố đô Hoa Lư
Ngoài hai khu thành đó, còn có thành Nam (thành ở phía Nam từ hang Luồn trở vào
trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). Xung quanh có núi cao bao
bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau – từ đây, bằng đường thuỷ có thể
nhanh chóng rút ra ngoài. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên
Thượng và thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Đây là cung điện chính, mà khu vực đền
Đinh, đền Lê là trung điểm, là nơi Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước.
Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi làm án.
Ở thôn Yên Thành, có nhiều chùa và đền, hiện nay vẫn còn, là một phần kiến trúc
trong khu cung điện chính. Đó là chùa Nhất Trụ, được xây dựng từ đời vua Lê Đại
Hành. Trước cửa chùa có cột kinh bằng đá hình tám cạnh, khắc bài Kinh Lăng
Nghiêm. Cách chùa Nhất Trụ một đoạn là đền Phất Kim (thờ công chúa Phất Kim –
con gái của vua Đinh Tiên Hoàng). Phía Tây Bắc có chùa Đìa, nằm trong một động
nhỏ ở lưng chừng núi Đìa. Người xưa lấy động làm chùa, trong động bày nhiều tượng
Phật trên các bệ xây. Phía Bắc kinh đô Hoa Lư, gần sông Hoàng Long (ở vị trí gần
cống đê Trường Yên – cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 2km) là chùa Tháp
(hiện không còn), có tháp Báo Thiên.
Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc xung quanh, mang nặg tính chất quân
sự. Đây là một vị trí kín đáo thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, mặt khác lại xa
biên thuỳ ải Bắc – giặc phương Bắc khó khăn trong việc tìm hiểu để mở những đợt tấn công chớp nhoáng.
Bên cạnh núi Dũng Đương là núi Nương Sơn và Tượng Sơn, nằm gần hai bên đường
vào kinh đô, tạo thành một cổng thành thiên nhiên kì vĩ án ngữ. Từ kinh đô, có con
đường Thượng Đạo về phía Tây có thể đi vào Thanh Hoá và ngược lên phía Bắc dễ
dàng. Đường thuỷ có sông Hoàng Long ở phía Bắc chảy ra sông Đáy để từ đó nhập
vào hệ thống Nhị Hà, có thể ngược lên miền núi và xuôi ra biển. chính từ đường này,
từ Trung Quốc vào sông Bạch Đằng, qua sông Luộc, sông Đào ở Phủ Lý, theo sông
Đáy các sứ giả nhà Tống đã đến kinh đô yết kiến vua Lê Hoàn năm 990.
Cách núi Dũng Đương không xa có thôn La Mai xưa là nơi vua Đinh để kho mắm,
muối. Để bảo vệ kinh thành, vua Đinh còn cho xây đồn luỹ trên núi Non Nước, coi
như tiền đồn kiểm soát con đường bộ từ Tam Điệp, con đường biển theo cửa Đại Ác đi ra.
Sau này khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, đem theo một số tên để đặt cho các
khu vực ở Hà Nội như Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, chùa Một Cột, … 8
2.3, Đền Vua Đinh, vua Lê
2.3.1, Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
a, Về kiến trúc
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của
quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền toạ lạc ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình, Việt Nam. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên
Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh.
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được tọa lạc trên vị trí đắc địa. Đền được xây dựng mô
phỏng theo lối cung điện, kết cấu kiểu “Nội công, ngoại quốc”. Vào cổng cuốn phía
Bắc gọi là Ngọ Môn Quan (cổng ngoài), có 4 chữ Hán là “Bắc Môn Tỏa Thược” (Cửa
Bắc khoá chặt). Mặt sau ghi “Tiền triều phượng các” (Cửa phượng triều trước).
Về kiến trúc nội tự của đền thờ, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng gồm có 3 tòa. Tòa thứ
nhất là tòa Bái đường. Tòa thứ hai là tòa Thiêu hương, nơi đặt ban thờ của các quan
văn, quan võ dưới triều nhà Đinh. Tòa thứ 3 là Chính cung - nơi thâm nghiêm nhất
trong đền, nơi bài trí thờ tự vua Đinh Tiên Hoàng và 3 vị Hoàng tử.
Đi thẳng vào chính giữa có sập đá hai bên có hai con nghê đá chầu được chạm khắc
rất đẹp bằng đá xanh nguyên khối. tiếp đó là Nghi Môn ngoại (cửa ngoài), ba gian,
dựng bằng gỗ lim, lợp ngói. Du khách đi theo đường Chính đạo lát gạch đến Nghi
Môn nội (cửa trong) cũng là ba gian, xây dựng bằng gỗ lim, lợp ngói. Điều độc đáo là
Nghi Môn nội kiến trúc theo ba hàng chân cột – dạng kiến trúc sớm nhất ở nước ta.
Bốn góc của của Nghi Môn nội còn xây bốn cột trụ cao. 9
Đền vua Đinh Tiên Hoàng(Nguồn Mia.vn)
Theo đường Chính đạo, bên tay phải là năm gian nhà Vọng – nơi các cụ bàn việc tế lễ.
ở giữa có vườn hoa có hòn non bộ “Hình nhân bái tượng” (Con người ngưỡng vọng).
Bên tay trái là năm gian nhà Khải Thánh – nơi xưa kia thờ cha mẹ của Đinh Tiên
Hoàng. Ở giữa vườn hoa là hòn non bộ “Cửu Long tranh châu”
ở giữa sân rồng, có Long Sàng bằng đá xanh nguyên khối độc đáo. Đây là Long Sàng
đá đẹp nhất, có giá trị nhất ở nước ta. Long Sàng có hình hộp chữ nhật, dài 1.8m, rộng
1.4m, cao 0.95m. chọn được những tảng đá xanh nguyên khối nặng khoảng 20 tấn đưa
về đây là một kỳ công.
Rồng là con vật cao quý nên được tạc ở mặt Long Sàng. Còn diềm Long Sàng lại
được chạm khắc các con vật khác rất bình thường của quê hương như: tôm, cua, cá,
chuột. điều đáng bàn là tất cả các con vật ấy đều sống hòa quyện, cùng nhau bơi lội,
nô giỡn vui vẻ và thoả mãn.
Long Sàng, rồng đá, nghê đá này đều được làm ở thế kỉ XVII cùng thời kì Lễ Quận
công Bùi Thời Trung và nhân dân xã Trường Yên xây dựng lại hai ngôi đền Đinh, Lê.
Các họa tiết được khắc chìm nổi linh hợp với các mô típ như lưỡng long chầu nguyệt,
lưỡng long chầu lá đề, lân chầu lá đề, tứ linh, tứ quý, … Mặt nguyệt còn có chữ Vạn
của nhà Phật hoặc chữ Ngọc. Các cột gỗ lim với đường kính 0,5m được đặt trên
những tảng đá cô bồng lớn, mười hai cột gỗ lim tròn của hai hàng cột sừng sững đứng trên đá rất vững chãi.
b, Về vua Đinh Tiên Hoàng
Vua Đinh Tiên Hoàng tên húy là Đinh Bộ Lĩnh , Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công
Trứ, sinh ngày rằm tháng hai năm 924, quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại
Hoàng nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đinh
Công Trứ là tướng của Dương Đình Nghệ, làm chức Thứ sử Hoan Châu. Sau khi Đinh
Công Trứ mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ là Đàm Thị về động Hoa Lư, nương thân với chú ruột là Đinh Dự.
Tại đây, Đinh Bộ Lĩnh cũng như bao trẻ nhỏ khác trong làng quê, đi kiếm củi và chăn
trâu. Ngày ấy, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm người đứng đầu và cùng lũ trẻ lấy bông lau
làm cờ tập trận. Lớn lên, ông tỏ rõ là người mưu lược cao, có chí lớn nên đã xây dựng
một lực lượng vũ trang mạnh, được nhân dân trong vùng theo phục rất đông. Ông đã
đánh chiếm các vùng xung quanh, uy thế ngày càng lớn. 10
Nhưng muốn có một lực lượng lớn mạnh, biết Trần Lãm (là 1 trong 12 sứ quân) ở Bố
Hải Khẩu (Vũ Tiền, Thái Bình) có tài thao lược, dũng cảm, đức độ nên Đinh Bộ Lĩnh
đã đến liên kết và được nhận làm con nuôi.
Ông đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn vào năm 967. Đến năm 968, Đinh
Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Tiên Hoàng
đế, đóng đô tại Kinh đô Hoa Lư. Đến năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt hiệu nước là Thái Bình.
Sau khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay thế chỉ huy sứ quân, cho rời bỏ vùng Bố
Hải Khẩu để về vùng Hoa Lư – quê hương ông, có núi non trùng điệp, sông núi khúc
khuất, có địa thế thuận lợi hơn.
Đây cũng là nơi rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, cơ động được về quân sự. Hoa Lư
còn là vùng đất màu mỡ, quân sĩ có thể vừa chiến đấu vừa sản xuất để tạo nguồn lương thực tự túc.
Tập thể lớp Xuất bản điện tử K43 đang chăm chú nghe thuyết minh
Năm 979, người con trai cả của đức vua Đinh Tiên Hoàng là Đinh Liễn, cho người ra
tay sát hại em trai của mình là Đinh Hạng Lang nhằm mục đích cướp ngôi. Tháng
8/979, vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đã bị Đỗ Thích là một viên quan của triều
đình ra tay sát hại. Dẫn đến việc năm 979, nhà Đinh hoàn toàn đại tang. Sau khi vua
Đinh Tiên Hoàng băng hà, người con thứ ba là Đinh Toàn lên ngôi thay vua cha trị vì
đất nước. Đinh Toàn lúc này mới có 6 tuổi. Phía Bắc quân Tống phía Nam quân 11
Chiêm Thành lăm le xâm lược nước ta. Trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc đó, Thái
hậu Dương Vân Nga đã quyết định, suy tôn Lê Hoàn, một vị tướng tài của nhà Đinh,
cánh tay phải đắc lực của vua Đinh trong tất cả các trận chiến lên ngôi thay nhà Đinh
trị vì đất nước. Sau khi Lê Hoàn lên ngôi, kết thúc 12 năm trị vì của nhà Đinh, mở ra
một thời kỳ mới của đất nước, thời kỳ Tiền Lê.
2.3.2, Đền thờ vua Lê Đại Hành a, Về kiến trúc
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích quốc gia đặc
biệt cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền bài trí tượng thờ Vua Lê Đại Hành, thái hậu
Dương Vân Nga, vua Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê Thị Phất
Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét,
thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình.
Đền vua Lê Đại Hành( Nguồn: crystalbay.com)
Đền thờ vua Lê Đại Hành nhìn chung có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh Tiên
Hoàng tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn, đền cũng được xây dựng theo lối kiến trúc “Nội
công, ngoại quốc”. Đền thờ vua Lê Đại Hành cũng có ba tòa: Bái đường, Thiêu hương
và Chính cung. Tất cả các xà, cột cũng được sơn son thếp vàng.
Tượng thờ của vua Lê Đại Hành được đặt trong tư thế thiết triều, đầu đội mũ Bình
Thiên, khoác áo long bào và được đặt ở trên ngai vàng. Phía bên tay trái của vua là 12
tượng của Thái hậu Dương Vân Nga. Bên tay phải là tượng người con trai thứ 5 – vua Lê Long Đĩnh.
Tượng vua Lê Đại Hành uy nghi
Đền thờ vua Lê thấp hơn rất nhiều so với đền thờ vua Đinh và sập long sàng cũng
không được chạm khắc như đền thờ vua Đinh. Vì theo quan điểm hoàng Đinh thượng
miếu, hoàng Lê hạ từ, vua Đinh là người lập nước dựng đô còn vua Lê chỉ là một vị
tướng được suy tôn để kế tục sự nghiệp. Chính vì vậy nên đền thấp hơn rất nhiều so
với đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Sập long sàng bên đền thờ vua Lê không được
chạm khắc hình rồng như đền thờ vua Đinh, bởi vì Lê là tướng của nhà Đinh, được
suy tôn lên để kế tục sự nghiệp. Chính vì vậy để thể hiện sự khiêm nhường của bề tôi 13
đối với bậc tiên đế, sập long sàng bên đền thờ vua Lê không được chạm khắc hình
thiên tử. Sập long sàng được đặt ngang đường dân sinh. Năm 2007, trong quá trình thi
công và san lấp sân hội đã có ý định di dời long sàng ra một vị trí khác để đảm bảo
đường dân sinh rộng rãi hơn. Nhưng hai lần nhấc sập long sàng lên đều có rắn trắng ở
bên dưới, vì vậy nên long sàng được đặt nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay. b, Về vua Lê Đại Hành
Lê Đại Hành người Ái Châu, sinh ngày rằm tháng bảy năm Tân Sửu 941,quê tại huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị. Mồ côi mẹ từ nhỏ, lớn
lên theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, nhờ có tài thao lược nên được trông coi 2000 binh sĩ,
sau được thăng lên Thập đạo tướng quân.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, triều đình đưa Vệ Vương Đinh Tuệ lên ngôi vua, Lê
Hoàn được cử làm Nhiếp chính. Ông rất khôn khéo trong việc điều hành nước, giữ
vững triều chính.Quân Tống lăm le thôn tính Đại Cồ Việt, được Thái hậu Dương Vân
Nga trao ngôi báu, lấy áo Long Cổn khoác lên mình, Lê Hoàn lên ngôi năm 980, khi 40 tuổi.
Vua Lê Đại Hành là người đầu tiên mở mang bờ cõi nước ta về phía nam, từ Hà Tĩnh
đến Quảng Bình ngày hôm nay. Để ca ngợi công lao to lớn của vua Lê Đại Hành, sử
thần có viết: “Vua đánh đâu được đấy, đánh tan quân Chiêm Thành để rửa nỗi nhục...
bắt sứ thần, dẹp tan quân Tống để bẻ tan âm mưu quyết thắng của vua tôi bọn họ. Có
thể gọi đây là bậc anh hùng nhất đời vậy.”
Vua Lê Đại Hành băng hà vào năm 1005, và sau khi đức vua băng hà, người con trai
thứ 3 là Lê Long Việt thay vua cha trị vì đất nước. Nhưng Lê Long Việt chỉ ở ngôi
được đúng 3 ngày thì bị người em trai của mình là Lê Long Đĩnh sát hại để cướp ngôi.
Sau khi Lê Long Đĩnh lên ngôi, ngài ở ngôi 4 năm, ưởng thọ 24 tuổi. Sau khi Lê Long
Đĩnh băng hà, triều thần nhà Lê đã không suy tôn bất kỳ ai trong dòng tộc họ Lê lên
ngôi nữa mà đã suy tôn một người ngoài dòng tộc là Lý Công Uẩn – một vị tướng tài của nhà Lê.
c, Tượng thờ Thái hậu Dương Vân Nga
Sau khi đức vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên ngôi thay
vua cha trị vì đất nước. Vì biết rằng con trai mình còn quá nhỏ tuổi không thể đủ sức
lãnh đạo giang sơn đất nước nên Thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định buông rèm
nhiếp chính thay con. Nhưng biết mình cũng là phận nữ nhi yếu đuối, không đủ sức
lãnh đạo giang sơn đất nước, Thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định hy sinh quyền 14
lợi của gia đình, của dòng tộc, hay là quyền lợi của chính con trai mình, phế con trai
mình và cho Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh trị vì đất nước. Sau khi vua Lê Đại Hành
đánh thắng quân Chiêm Thành trở về kinh đô Hoa Lư thì Thái hậu Dương Vân Nga
cũng đã kết thúc 3 năm mãn tang thờ chồng. Bà có quyết định tái giá với đức vua Lê Đại Hành.
Trước kia, tượng thờ của Thái hậu Dương Vân Nga được đặt bên đền thờ vua Đinh
Tiên Hoàng nhưng sau này theo quan niệm xuất giá tòng phu cho nên đã rước tượng
Thái hậu Dương Vân Nga từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng sang đền thờ vua Lê Đại
Hành. Trong quá trình di chuyển tượng, người ngồi trên yên ngựa buộc một dải lụa
trắng vào tay Thái hậu và lê xuống dưới đất từ chính cung từ đền thờ vua Đinh ra tới
sân rồng đền thờ vua Đinh thì tượng đổ mồ hôi rất nhiều. Và khi di chuyển sang đền
thờ vua Lê thì người rước tượng ra tới sân rồng đền thờ vua Lê tự đứt ruột mà chết.
Đáng ra tượng của Thái hậu Dương Vân Nga phải được đặt bên tay của vua Lê Đại
Hành, còn tượng của vua Lê Long Đĩnh được đặt bên tay trái của vua Lê Đại Hành. 15
Nhưng nếu đặt tượng Thái hậu bên phải tượng vua Lê thì nghiễm nhiên Thái hậu
Dương Vân Nga sẽ quay lưng với bên đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, quay lưng lại
với triều nhà Đinh. Chính vì vậy nhân dân đã cho đặt tượng Thái hậu Dương Vân Nga
bên tay trái tượng vua Lê Đại Hành, mặt đang hướng sang bên đền thờ vua Đinh Tiên
Hoàng. Để thể hiện rằng tuy đã lập gia thất thứ hai nhưng Thái hậu Dương Vân Nga
luôn luôn nhớ về vua Đinh, luôn luôn sống trọn tình trọn nghĩa với 2 triều đại.
Tượng Thái hậu Dương Vân Nga là một trong những bức tượng người phụ nữ Việt
Nam đẹp nhất hiện nay. Với 3 góc nhìn khác nhau, nếu nhìn trực diện từ phía bên vua
Lê Long Đĩnh nhìn sang thì thấy nét mặt của Thái hậu Dương Vân Nga hết sức
nghiêm nghị. Trong bối cảnh lịch sử lúc này, Thái hậu Dương Vân Nga đang buông
rèm nhiếp chính thay con nên đang nghiêm nghị về phía nhân dân để lãnh đạo giang
sơn. Nhìn từ hướng bên ngoài nhìn vào thì khuôn mặt của Thái hậu Dương Vân Nga
như đang nhoẻn miệng cười bởi vì lúc này đất nước ta đã được thái bình. Còn nhìn từ
phía bên trong nhìn ra thì khuôn mặt của Thái hậu Dương Vân Nga như mang nét
đượm buồn vì lúc này bà đang tái giá với đức vua Lê Đại Hành, bị triều thần và nhân dân phê phán mạnh mẽ.
2.4, Động An Tiêm - Tuyệt Tịnh Cốc
Động Am Tiên là một danh lam thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa
Lư, tại vùng đất xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Động nằm
cách cửa Đông - đền Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 400m theo hướng đi Tràng An. Vị
trí của động Am Tiên khi xưa tiếp giáp với thành Đông của kinh đô Hoa Lư.
Phần lớn khu vực động Am Tiên là một thung lũng ngập nước được bao bọc bởi
những vách núi đá. Để vào được động, sau khi qua cổng lại đi xuống một lối đi bên
phía tay trái, cạnh hồ nước trong veo với rong, hoa sen
, hoa súng, cá rô Tổng Trường mà người dân tưởng niệm nơi đây từng là ao nuôi cá
sấu thời xưa để xử người có tội. Trước đây, động Am Tiên ở lưng chừng núi, phải leo
qua 205 bậc đá qua vách núi nhưng hiện nay đã có đường hầm xuyên núi vào động.
Động có hình giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá
có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước.
Động Am Tiên được mệnh danh là "Tuyệt Tịnh cốc" và là một điểm du lịch thuộc
quần thể di sản thế giới Tràng An. 16
Đường hầm xuyên qua núi vào động Am Tiên
Động có một cái tên khác là hang Rồng, vì khi nhìn động từ phía xa nó có hình dáng
tựa như miệng con Rồng. Đây là nơi sau khi lên ngôi vua Đinh Tiên Hoàng giao cho
võ sư Trương Ma Ni và con trai vị quan này là phò mã Trương Ma Sơn phụ trách khu
vực thung lũng lền kề thành Hoa Lư.
Cha con vị quan tăng lục họ Trương đã cải tạo nơi hiểm trở này thành một pháp
trường xử án để giúp vua trị nước. Trước khi pháp trường ở Động Am Tiên được xây
dựng xong, Đại Việt sử ký toàn thư có chép: “Vua (Đinh Tiên Hoàng) muốn dùng uy
chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào
trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”.
Phần lớn khu vực trong động Am Tiên là thung lũng ngập nước, được bao bọc xung
quanh bởi vách núi đá. Sau khi thông qua đường hầm được xây kiên cố, một ao nước
lớn xanh vắt thấy tận đáy sẽ hiện ra trước mắt du khách. Bên trong ao nước rộng hàng
chục mẫu này có nuôi một đàn cá vàng long lanh. Đặc biệt người dân còn được trang
bị những chiếc thuyền nhỏ, thuận tiện cho chuyến du ngoạn trên mặt hồ, ngắm nhìn
quang cảnh hùng vĩ của núi rừng bao quanh. Cảnh đẹp đến thế nhưng thực ra trước
đây nó là ao nuôi Giải, nơi vua Đinh ném những kẻ có tội xuống ao cho giải (loài rùa
mai mềm khổng lồ) ăn thịt và từ đó tên của nó cũng trở thành ao Giải. 17
Quang cảnh Tuyệt Tịnh Cốc từ trên cao nhìn xuống( Nguồn: vyctravel.com)
Từ một vùng đất hoang sơ, đầy thú dữ, từ một hang động với hàng vạn oan hồn tử tội,
lạnh lẽo ngàn năm, khu di tích Chùa – Động Am Tiên đã từng bước được hóa đạo trở
thành chốn thần tiên, đậm chất cổ trang, khiến không ít du khách phải mê đắm trước vẻ đẹp hữu tình. 2.5, Phố cổ Hoa Lư
Phố cổ Hoa Lư được xây dựng ngay tại khuôn viên hồ Kỳ Lân, cửa ngõ của thành phố
Ninh Bình, bên cạnh chùa Bạc. Nơi đây được phân làm 2 khu vực: Khu vực trưng bày,
giới thiệu, bày bán các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương như thêu ren
Ninh Hải, tranh lá Bồ Đề, đá mỹ nghệ Ninh Vân, gốm Bồ Bát,… và một số sản phẩm
làng nghề truyền thống của các tỉnh khác như đúc đồng Ý Yên, tò he Hà Dương,
Nghĩa Hưng, Nam Định, kẹo vừng Nam Định, bánh chả Hà Nội,…hay các gian hàng
ẩm thực như bún chả, bún thang,…và gian hàng thông tin giới thiệu quảng bá xúc tiến du lịch Ninh Bình 18