-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Vụn Art | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bác Hồ đã từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho thế hệ trẻ chúng ta, một bộ phận đang không ngừng lớn mạnh, nắm giữ vận mệnh dân tộc. Ở mỗi cấp học, chúng ta đều được tiếp cận tri thức bằng nhiều hình thức khác nhau, bước ra xã hội, tiếp xúc với một môi trường mới, những tri thức quý giá chính nằm ở những trải nghiệm xung quanh ta, ngay trong những chuyến đi thực tế tại địa phương, ngoài cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 81 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Vụn Art | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bác Hồ đã từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho thế hệ trẻ chúng ta, một bộ phận đang không ngừng lớn mạnh, nắm giữ vận mệnh dân tộc. Ở mỗi cấp học, chúng ta đều được tiếp cận tri thức bằng nhiều hình thức khác nhau, bước ra xã hội, tiếp xúc với một môi trường mới, những tri thức quý giá chính nằm ở những trải nghiệm xung quanh ta, ngay trong những chuyến đi thực tế tại địa phương, ngoài cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 81 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO BÁO CÁO
MÔN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Họ và tên: Trần Thị Trang Mã sinh viên: 2351100049 Lớp hành chính: Quảng Cáo K43
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đỗ Thị Hải Đăng Hà Nội, tháng 12 năm 2024 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HOẠT ĐỘNG QUAN
HỆ CÔNG CHÚNG – QUẢNG CÁO.............................................................................2
1. Tổng quan về Thành phố Hà Nội......................................................................2
2. Quan hệ công chúng – Quảng Cáo tại Hà Nội..................................................3
2.1. Tổng quan về lĩnh vực Quan hệ công chúng – Quảng Cáo.......................3
2.2. Tổng quan đào tạo chuyên ngành Quan hệ công chúng – Quảng cáo......4
2.3 Quan hệ công chúng – Quảng cáo trong thời đại công nghệ số.................4
PHẦN II: LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI....................................................................6
PHẦN III: BÁO CÁO VỀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI BẢO TÀNG MỸ
THUẬT VIỆT NAM........................................................................................................7
1. Tổng quan về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.....................................................7
2. Nội dung chia sẻ..................................................................................................9
PHẦN IV: BÁO CÁO VỀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI VỤN ART..............12
1. Tổng quan về Vụn Art......................................................................................12
2. Nội dung chia sẻ................................................................................................14
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................................................17
KẾT LUẬN..............................................................................................................18 LỜI MỞ ĐẦU
Bác Hồ đã từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Câu nói này đã trở thành kim chỉ
nam cho thế hệ trẻ chúng ta, một bộ phận đang không ngừng lớn mạnh, nắm giữ vận
mệnh dân tộc. Ở mỗi cấp học, chúng ta đều được tiếp cận tri thức bằng nhiều hình thức
khác nhau, bước ra xã hội, tiếp xúc với một môi trường mới, những tri thức quý giá chính
nằm ở những trải nghiệm xung quanh ta, ngay trong những chuyến đi thực tế tại địa
phương, ngoài cộng đồng. Nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, đồng thời là cơ hội
để kiểm tra lý thuyết, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quan hệ công chúng và
Quảng Cáo, phát triển các kỹ năng, nghiệp vụ về Báo chí – Truyền thông cũng như Quan
hệ công chúng và quảng cáo, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí
và Tuyên truyền đã tổ chức chuyến đi thực tế chính trị - xã hội cho các bạn sinh viên 2
lớp Quan hệ công chúng và lớp Quảng Cáo vào ngày 27/11/2024. Được sự đồng ý của
Ban giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, địa điểm được gửi gắm cho các bạn
sinh viên học tập là ngay tại Thủ đô Hà Nội với 2 điểm đến là: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Vụn Art.
Với sự tham gia của Cô Trưởng khoa Nguyễn Thị Minh Hiền, Thầy Phó Trưởng khoa
Vũ Tuấn Hà, cố vấn học tập 2 lớp Quan hệ công chúng và Quảng Cáo cùng các thầy cô
phụ trách trong khoa. Chuyến đi tuy chỉ diễn ra trong 1 ngày nhưng chúng em đã được
tham quan, giao lưu, trải nghiệm, học hỏi những kiến thức quý giá.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Quan hệ công
chúng và Quảng cáo đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập từ những chuyến thực
tế như vậy. Sau khi kết thúc buổi thực tế, em cũng như nhiều bạn sinh viên khác đều có
những cảm xúc và bài học riêng. Những trải nghiệm, học hỏi của em được tóm tắt trong
“Bài báo cáo thực tế chính trị - xã hội” dưới đây. Bài báo cáo của em chắc còn nhiều
thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em có thêm nhiều điểm
nhìn mới về chuyên ngành học của mình. Em xin chân thành cảm ơn! 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HOẠT
ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – QUẢNG CÁO.
1. Tổng quan về Thành phố Hà Nội
Hà nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt nam, là trung tâm đầu
não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật và là một trong những trung tâm lớn về
giao dịch kinh tế và quốc tế của nước ta. Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của đồng bằng sông
Hồng, phía Bắc giáp các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Đông giáp các tỉnh: Bắc
Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ và phía Nam
giáp các tỉnh: Hà Nam, Hòa Bình.
Lịch sử Hà Nội gắn liền với những thăng trầm của dân tộc ta, nơi đây từng là kinh đô
của các triêu đại phong kiến như thời Lý – Trần – Lê – Mạc – Nguyễn,… với kinh thành
Thăng Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục của toàn miền Bắc. Sau chiến dịch
Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Việt Nam được công nhận chủ
quyền lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Ngày 10-10-1954, Thủ
đô Hà Nội được giải phóng khỏi ách của thực dân Pháp, trải qua 70 năm, Hà Nội ngày
càng lớn mạnh và phát triển. Ngày 25/04/1976, Quốc hội khóa VI đã tuyên bố Hà Nội trở
thành Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đặc trưng là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên khi đến với Hà Nội, du khác sẽ
được thưởng thức trọn vẹn những hương vị Hà thành trong 4 mùa. Mỗi mùa đều có
những đặc trưng riêng, mang lại những ấn tượng, cảm nhận khác nhau về cuộc sống, lịch
sử, khung cảnh và con người nơi đây.
Hiện nay, Hà Nội vẫn giữ vai trò là “trung tâm huyết mạch” của nước ta với tốc độ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thứ 2 cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Một mảnh
đất thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mọi lĩnh vực ngành nghê
đều hội tụ và rất phát triển ở đây, trong đó không thể không nhắc đến lĩnh vực Quan hệ 2
công chúng – Quảng cáo – ngành nghề đang trên đà phát triển và bước vào kỷ nguyên lớn mạnh.
2. Quan hệ công chúng – Quảng Cáo tại Hà Nội
2.1. Tổng quan về lĩnh vực Quan hệ công chúng – Quảng Cáo.
Trong nền kinh tế mở cửa và cạnh tranh như hiện nay, nhu cầu khẳng định vị trí,
quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng khiến cho
các công việc gắn với Quảng cáo, Quan hệ công chúng được đẩy mạnh tối đa. Đây được
xem là mảnh đất “màu mỡ” dành cho các bạn có đam mê sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt
và không ngại thử thách cày xới và phát triển trong tương lai.
Đây là hai lĩnh vực quan trọng trong ngành truyền thôngg và marketing, đóng vai trò
then chốt trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, thúc đẩy sự tương tác giưuã doanh
nghiệp và công chúng. Quan hệ công chúng tập trung vào xây dựng và duy trì mối quan
hệ tích cực với các nhóm công chúng thông qua các hoạt động như tổ chưc sự kiện,
truyền thông báo chí, quản lý khủng hoảng và sử dụng mạng xã hội. Mục tiêu chính của
quan hệ công chúng là nâng cao danh tiếng, tăng cường uy tín và lòng tin từ khách hàng,
đối tác cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Trong khi đó quảng cáo lại là phương thức truyền thông trả phí nhằm giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp đến công chúng một cách nhanh chóng và có kiểm soát.
Quảng cáo sử dụng nhiều kênh đa dạng như truyền hình, báo chí, mạng xã hội và không
thể không kể đến quảng cáo ngoài trời để tiếp cận tới các đối tượng mục tiêu, tạo sự chú
ý tức thì và thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng.
Nói cách khác, Quảng cáo chính là sự hiện diện của sản phẩm, giúp doanh nghiệp
quảng bá sản phẩm, tạo ra xu hướng in sâu và tâm trí khách hàng. Còn Quan hệ công
chúng là xây dựng – bảo vệ hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Quảng cáo chú trọng
việc tự giới thiệu về bản thân còn Quan hệ công chúng lại quan tâm việc người khác nói
gì về mình. Cả hai lĩnh vực đều có tính chất bổ trợ lẫn nhau, góp phần xây dựng và hoàn
thiện các chiến lược truyền thông toàn diện và hiệu quả cho doanh nghiệp. 3
2.2. Tổng quan đào tạo chuyên ngành Quan hệ công chúng – Quảng cáo
Hiện nay trên cả nước có hơn 20 cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành Báo chí –
Truyền thông nói chung và Quan hệ công chúng nói riêng. Quan hệ công chúng và Quảng
cáo là một trong những chuyên ngành mới, sự tiếp cận của công chúng chưa thực sự
nhiều nhưng đây là một ngành tiềm năng và đang trong quá trình tiến tới kỷ nguyên của
sự lớn mạnh. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) là nơi đào tạo ngành báo chí
đầu tiên tại Việt Nam và có tuổi đời lâu nhất với sự thành lập của khoa Quan hệ công
chúng và Quảng cáo vào năm 2006. Đây là sự khởi đầu cho ngành Quan hệ cônng chúng
– Quảng cáo có hình hài và phát triển như ngày hôm nay.
Ngoài ra còn có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đào tạo 2 chuyên
ngành này như Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà
Nội), Đại học Kinh tế Quốc dân,…
Việc theo học và đào tạo về chuyên ngành Quan hệ công chúng – Quảng cáo ngày
càng trở nên phổ biến trong xã hội, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số, với hiệu lan
truyền, hứa hẹn trong tương lại, lĩnh vực này sẽ mang một diện mạo mới với các bạn trẻ tiềm năng.
2.3 Quan hệ công chúng – Quảng cáo trong thời đại công nghệ số
Công nghệ số chính là bối cảnh sinh hoạt của toàn thế giới hiện tại. Đây là thời kỳ
công nghệ, kỹ thuật cao bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, kích thích, thúc đẩy các ngành
nghề truyền thông phát triển. Chuyển đổi số về tổng thể là quá trình thay đổi toàn diện
của cả cộng đồng về cách sống, làm việc, phương thức sản xuất trên môi trường số với
các công nghệ số. Không chỉ các mô hình kinh doanh, lĩnh vực kinh tế thay đổi mà Báo
chí – Truyền thông cũng đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại chuyển đổi số.
Áp dụng công nghệ số vào Báo chí – Truyền thông trước hết là việc sử dụng các công
cụ, giải pháp công nghệ số để đổi mới mô hình, cách thức tác nghiệp, sản xuất và phân
phối nội dung theo hướng tối ưu hóa mô hình tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ số 4
để làm mới quy trình truyền thống trong sáng tạo và dựa trên việc kế thừa những cái tích
cực của lối đi truyền thống.
Chính vì tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số vào học tập, nghiên cứu,
trong chuyến đi thực tế chính trị - xã hội vừa qua, lãnh đạo Viện Báo chí đã sắp xếp đưa
tập thể lớp Truyền thông đại chúng K42A2 đến tham quan và chia sẻ tại 2 công ty truyền
thông lớn tại Hà Nội: Công ty Cổ phần Truyền thông Nam Minh và Công ty Cổ phần
HTM Việt Nam – 2 công ty đang làm rất tốt việc ứng dụng công nghệ số vào Truyền thông 5
PHẦN II: LỊCH TRÌNH CHUYẾN ĐI
Lịch trình hoạt động của chuyến đi: - Thời gian: 27/11/2024
- Phương tiện di chuyển: Sinh viên di chuyển theo xe đã liên hệ đặt chỗ. - Địa điểm:
+ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: 66 Phố Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
+ Vụn Art: 16 Phố Lụa, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
- Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Minh Hiền (Trưởng khoa QHCC&QC), Thầy Vũ
Tuấn Hà (Phó trưởng khoa), Cô Đỗ Thị Hải Đăng (Cố vấn học tập lớp Quảng Cáo K43),
Cô Vũ Hạnh Ngân (Cố vấn học tập lớp Quan hệ công chúng K43), Cô Mai Thị Lan
Phương, Cô Đoàn Thị Quỳnh Nga. - Lịch trình thực tế: Ngày Giờ Địa điểm Hoạt động 27/11/2024 (Sáng) 8h30 – 11h00 Bảo tàng Mỹ Thuật Tham quan, trải Việt Nam nghiệm, nghe giới thiệu về Bảo tàng và chia sẻ của cán bộ Phòng Truyền thông và Đối ngoại. 27/11/2024 (Chiều) 14h00 – 16h00 Vụn Art Nghe chia sẻ của founder Vụn Art, tham gia workshop làm tranh, tham quan xưởng sản 6 xuất của Vụn Art.
PHẦN III: BÁO CÁO VỀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI BẢO
TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM.
1. Tổng quan về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
- Tên đầy đủ: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
- Địa chỉ: 66 Đường Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. - Website: https://vnfam.vn/ - Email: btmtvn@vnfavn.vn
- Fanpage: Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam (Vietnam Fine Arts Museum) 7
Bảo tàng Mỹ thuật thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam và giữ vị trí quan
trọng trong việc lưu giữ, phát huy kho tàng di sản, văn hóa nghệ thuật nước nhà. Được
thành lập vào ngày 24/6/1966, bảo tàng thực hiện sứ mệnh nghiên cứu, sưu tầm, phục
chế, trưng bày, giáo dục, truyền thông các tài liệu, hiện vật, tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu.
Thời Pháp thuộc, Bảo tàng được xây dựng làm nơi lưu trú cho các con gái quan chức
Pháp tại Đông Dương khi học tại Hà Nội. Năm 1962, Nhà nước Việt Nam giao cho Bộ
Văn hóa cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương Tây được bổ sun những
chi tiết trang trí kiến trúc của đình làng Việt Nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác
phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức mở
cửa đón du khách tham quan bảo tàng.
Bảo tàng Mỹ thuật Mỹ thuật Việt Nam hiện giữ trên 18.000 hiện vật trong nước tiêu
biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử cho đến nay bao gồm: Mỹ thuật thời kỳ
đồ đá, Mỹ thuật thời kỳ đồ sắt, Mỹ thuật thời Lý – Trần, Mỹ thuật thời kỳ Lê Sơ – Mạc –
Lê Trung Hưng, Mỹ thuật thời Tây Sơn – thời Nguyễn; Mỹ thuật đương đại (tranh tượng 8
thế kỷ 20) bao gồm: Trang tượng sáng tác trước Cách mạng (1925-1945), Tranh tượng
sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Tranh sơn mài và điêu
khắc hiện đại, Tranh lụa và điêu khắc hiện đại, Tranh giấy và điêu khắc hiện đại; Mỹ
thuật ứng dụng; Mỹ thuật dân gian và Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX.
Một số họa sĩ nổi tiếng, có tên tuổi của Việt Nam có các tác phẩm trưng bày ở đây
như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lương Xuân Nhị,… Với chức
năng nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Sưu tầm kiểm
kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật về lịch sử mỹ thuật của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật
thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao
tặng hoặc gửi giữ, Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ngày càng
phát triển và được nhiều người biết đến. Bảo tàng mong muốn tất cả cộng đồng người
Việt và du khách nước ngoài khi đến Việt Nam không chỉ được thưởng thức những tác
phẩm nghệ thuật mà còn cảm nhận được những nét văn hóa đậm đà bản sắc của người
Việt, lan tỏa những nét đẹp ấy trong tiềm thức của mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng. 2. Nội dung chia sẻ
Tập thể lớp đã có 1 buổi tham quan trực tiếp tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và được
nghe các hướng dẫn viên giới thiệu, thuyết minh về các hiện vật, bảo vật quốc gia được trưng bày tại bảo tàng
Trong chuyến đi thực tế lần này, chúng em lần đầu tiên được xem video thuyết minh
về quá trình tạo ra những bức tranh sơn mài tinh xảo, thấm đẫm hồn Việt của các nghệ nhân.
Đặc biệt, lớp cũng đã được nghe chia sẻ từ chị Hà Thị Lan Anh, viên chức thực hiện
công tác Truyền thông tại phòng Truyền thông và Đối ngoại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: 9
- Về công tác tổ chức các hoạt động truyền thông của Bảo tàng: Chị Lan Anh chia
sẻ “Tuy không rầm rộ như Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và các địa điểm tham
quan về lịch sử, văn hóa của dân tộc nhưng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang từng bước
chuyển mình để đọng lại trong lòng mỗi du khách đến tham quan tại Bảo tàng một nét
đẹp riêng biệt nhất”.
- Phòng Truyền thông và Đối ngoại của Bảo tàng vừa mới được thành lập cách đây
3 năm với số lượng nhân sự còn hạn chế. Đặc thù về lĩnh vực truyền thông của bảo tàng
cũng có phần ư những cá nhân đam mê nghệ thuật và biết thưởng thức cái đẹp. Chính vì
thế mà có lẽ nhiều người còn chưa biết đến sự hiện diện của bảo tàng. Phòng Truyền
thông của bảo tàng nói riêng và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói chung mong muốn đoàn
sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ
giúp đỡ hoạt động truyền thông của bảo tàng ngày một lớn mạnh và nhận được nhiều sự
quan tâm của công chúng hơn với vai trò là những người học truyền thông và tương lai sẽ
trở thành những đồng nghiệp với nhau tropng lĩnh vực truyền thông. 10
Các bạn sinh viên nghe thuyết minh về các hiện vật tại bảo tàng (Ảnh: Diệu Linh)
- Bảo tàng cũng mở rộng nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên có niềm đam mê với
nghê thuật nước nhà, tình yêu cháy bỏng với các hoạt động truyền thông của bảo tàng.
Một số hình ảnh của tập thể lớp tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam:
Tại buổi tham quan, chị Lan Anh cũng chia sẻ, trong quá trình làm truyền thông cho
bảo tàng, các anh chị cũng gặp không ít khó khăn khi chưa tiếp cận tới các đối tượng mà
mình mong muốn hướng tới, chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo 11
công chúng. Chị cũng đã trả lời những câu hỏi của các bạn sinh viên mong muốn được
giải đáp và tìm hiểu sâu hơn về bảo tàng.
PHẦN IV: BÁO CÁO VỀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI VỤN ART
1. Tổng quan về Vụn Art - Tên đầy đủ: Vụn Art
- Địa chỉ: 16 Phố Lụa, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. - Ngày thành lập: 2017
- Lĩnh vực hoạt động: Vụn Art là mô hình kinh tế tập thể tạo tác động về lĩnh vực tranh
ghép vải, được thành lập bởi anh Lê Việt Cường, một người khuyết tật vận động. Vụn art
ra đời với mong muốn giữ gìn và giới thiệu văn hóa truyền thống, tạo việc làm cho người
khuyết tật và tận dụng nguyên liệu thừa trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường
Vụn Art mong muốn trở thành một trong những mô hình kinh tế tập thể có thương
hiệu ở Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa sáng tạo gắn liền với tạo
việc làm cho người khuyết tật và thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về khả năng lao
động, sáng tạo của người khuyết tật.
Bằng cách tái sử dụng vải vụn đặc biệt là lụa Vạn Phúc, cùng với bàn tay khéo léo và
sự cần cù của những người khuyết tật, Vụn Art đã tạo nên những sản phẩm độc đáo, đầy
màu sắc và mang đậm tính nghệ thuật, từ đó giới thiệu với công chúng những giá trị của
văn hóa dân gian Việt Nam và thế giới.
- Logo chính thức của Vụn Art: 12
Một số sản phẩm của Vụn Art:
Tranh chuồn chuồn và sen ghép lụa (Ảnh: Internet) 13
Túi Tote ghép lụa Chùa Cầu – Hội An (ảnh: Internet)
Bộ KIT ghép tranh gánh lúa (ảnh: Internet) 2. Nội dung chia sẻ
Tập thể lớp đã có 1 buổi tham quan trực tiếp tại Vụn Art và được nghe chia sẻ từ anh
Lê Viết Cường – người sáng lập Vụn Art.
Anh Cường chia sẻ: Ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào đời, anh đã gặp
không ít khó khăn khi bản thân kém may mắn hơn những người khác với đôi chân tập
tễnh. Anh từng làm nhiều ngành nghề, nhiều công việc nhưng cuộc sống vất vả và khó
khăn khiến anh không khỏi trăn trở và suy nghĩ. Anh Cường bắt đầu từ câu chuyện chia
sẻ hành trình cuộc sống đến việc thành lập Vụn Art.
Căn bệnh bại liệt năm 1 tuổi đã khiến anh trở thành một người khuyết tật. Anh học
ngành toán tin, nhưng không tìm được việc làm, may có giáo sư Nguyễn Tài Thu nhận
làm giúp việc, anh đã làm việc tại viện Châm cứu của giáo sư Thu trong 14 năm, giúp
thầy soạn bài phát biểu, chấm đề tài nghiên cứu sinh, xếp lịch cho bệnh nhân… 14
Nhưng sau này khi thầy Thu nghỉ hưu, anh lại được giới thiệu sang một công ty nhà
nước làm, làm được 7 tháng thì anh nghỉ, xin vào làm một công ty tư nhân về phân phối
thuốc và khẩu trang. Hành trình của anh bắt đầu từ đó, và có tên Vụn Art ra đời.
Anh đã đi khắp phố phường của quận Hà Đông để tìm người khuyết tật, vận động họ
tham gia lớp học. Anh chia sẻ, có những người học là biết nhưng có những người 5 năm
chưa cắt được một hình tròn, khó khăn là thế nhưng anh chưa bao giừo từ bỏ tâm huyết của mình.
Cái tên Vụn Art ra đời có lẽ là cái tên đẹp nhưng đậm đà sự khác biệt, bởi theo anh
Cường “Một miếng vải vụn bỏ đi nếu biết sử dụng nó sẽ tạo nên tác phẩm nghệ thuật.
Một người khuyết tật cũng vậy, nếu đặt họ đúng chỗ sẽ tạo nên giá trị cho cuộc sống này.”
Anh Cường chia sẻ tại buổi trải nghiệm (Ảnh: Diệu Linh)
Tại buổi tham quan Vụn Art, các bạn sinh viên cũng được nghe anh Cường chia sẻ về
quá trình làm truyền thông của Vụn. Cách Vụn hợp tác với các cá nhân, tổ chức, bên liên 15
quan để hình ảnh Vụn trở thành biểu tượng cho truyền thông tử tế và đích đến cuối cùng
của những người làm truyền thông là mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Sinh viên đặt câu hỏi trong buổi trải nghiệm (Ảnh: Diệu Linh)
Tại buổi trải nghiệm, các bạn sinh viên cũng đã được tham gia workshop “Ghép tranh
từ vải vụn” dưới sự hướng dẫn của những người khuyết tật. 16
PHẦN IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau hành trình thực tế chính trị - xã hội gói gọn bằng 1 ngày tham quan và trải
nghiệm với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Vụn Art, bản thân em rút ra được nhiều bài
học kinh nghiệm trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực làm truyền thông và hoạt
động Quan hệ công chúng – Quảng Cáo.
Thứ nhất: Khi xã hội bước vào thời kỳ chuyển đổi số, những người trẻ chúng ta dễ
dàng tiếp cận và có xu hướng chạy theo những xu hướng mới, những hoạt động truyền
thông diễn ra nhanh và kết thúc cũng nhanh. Thế nhưng, giá trị bền vững của các hoạt
động truyền thông nói chung và hoạt động Quan hệ công chúng – Quảng cáo nói riêng
không chỉ dừng lại ở đó mà còn là ở chiều sâu những gì mình đem lại cho công chúng.
Thứ hai: Những giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước, địa phương nơi mình sinh sống
có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy làm nghề của chúng ta. Vì vậy, mỗi cá nhân cần trau dồi
cho mình tình yêu về những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc để dòng máu chảy trong
mỗi tâm hồn Việt và những gì chúng ta lan tỏa tới cho cộng đồng là hình ảnh đẹp về đất
nước, con người Việt Nam.
Thứ 3: Truyền thông tử tế sẽ là câu trả lời cho một hành trình làm nghề hiệu quả. Sự
nỗ lực không ngừng nghỉ ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều đáng trân trọng. Dù bạn là
ai, bạn sống trong hoàn cảnh nào, chỉ cần có mục tiêu và sự cố gắng, hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn. 17 KẾT LUẬN
Môn thực tế chính trị - xã hội là một cơ hội quý báu cho cá nhân em và tập thể lớp
Quảng Cáo K43 được tìm hiểu về môi trường, con người, lịch sử, văn hóa tại Hà Nội, để
có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm trong lĩnh vực mình đang theo học.
Trong 2 ngày thực tế, em đã học hỏi được nhiểu điều bổ ích, thú vị trong hoạt động
thực tế tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Vụn Art. Vô cùng cảm kích trược sự tiếp đón
nồng nhiệt cùng những chia sẻ chân thành, đầy ý nghĩ từ chị Lan Anh và anh Cường đã
cung cấp những thông tin chất lượng, cần thiết, phục vụ cho quá trình học tập và định
hướng ngành nghề sau này. Đồng thời nhìn rõ được sự phát triển của công nghệ số và
biết tận dụng cơ hội đó để thúc đẩy bản thân phát triển kịp so với thời đại.
Cuối cùng, môn học hoạt động thực tế này là vô cùng cần thiết để sinh viên chúng em
có thể trực tiếp quan sát, tìm hiểu hoạt động thực tế tại các cơ sở làm việc, phục vụ trực
tiếp cho chuyên ngành sinh viên theo học. Từ đó, bản thân sinh viên sẽ có cái nhìn chân
thực nhất và có thể tưc đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng của mình. 18