Báo cáo Thực tế Chính trị Xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vị trí địa lý. Lịch sử hình thành. Hải Phòng – Thành phố lớn thứ 3 của cả nước. Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ. Hải Phòng – Thành phố cảng biển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
------------------------- BÁO CÁO
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Sinh viên: ĐẶNG LÊ HUYỀN ANH
Mã số sinh viên: 2156050004
Lớp tín chỉ: BC03840_K41.24
Lớp hành chính: TRUYỀN HÌNH K41
Hà nội, tháng 1 năm 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.........................................5
1. Vị trí địa lý..................................................................................................5
2. Lịch sử hình thành.....................................................................................6
3. Hải Phòng – Thành phố lớn thứ 3 của cả nước.......................................6
4. Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ..................................................7
5. Hải Phòng – Thành phố cảng biển...........................................................8
6. Hải Phòng – Thành phố của những cây cầu............................................9
7. Hải Phòng – Thành phố của những công trình.....................................11
8. Hải Phòng – Thành phố danh thắng và du lịch....................................13
9. Hải Phòng – Thành phố của những dự án lớn......................................15
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..........17
1. Điểm nhấn các chỉ số...............................................................................17
2. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể........................................................18
3. Thu hút vốn đầu tư..................................................................................22
4. Khó khăn, thách thức; Mục tiêu, chỉ tiêu; Giải pháp...........................26
III. BÀI HỌC SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..........................................................................27
KẾT LUẬN.........................................................................................................29 MỞ ĐẦU
Dưới sự đồng ý của ban lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Khoa Phát thanh – Truyền hình của trường đã tổ chức
thành công chuyến đi thực tế chính trị – xã hội cho sinh viên của
khoa, nhằm phục vụ môn học Thực tế Chính trị – Xã hội. Chuyến
đi diễn ra vào ngày 6/1/2023 tại Thành phố Hải Phòng. Dưới sự
hướng dẫn của 4 thầy cô dẫn đoàn: cô Trần Thị Vân Anh (1977),
cô Trần Thị Vân Anh (1979), thầy Lê Ngọc Tùng và thầy Lương
Đông Sơn, tập thể sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình đã có
buổi làm việc tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng. Tại đây,
trong sự đón tiếp nhiệt tình của cán bộ địa phương, đoàn đã
được nghe thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng của địa phương, những thành tựu nổi
bật, mô hình tiên tiến, những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển
kinh tế xã hội địa phương hiện nay,... từ báo cáo viên Nguyễn
Văn Hiểu – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng. Buổi
gặp gỡ với những thông tin này đã mang lại nhiều kiến thức và
kinh nghiệm cho sinh viên của khoa.
Đây là hoạt động vô cùng bổ ích và mang ý nghĩa thực tiễn cao,
bởi để đào tạo ra một cử nhân giỏi và xuất sắc thì không chỉ cần
kiến thức trên sách vở mà còn phải dựa trên những trải nghiệm,
quan sát từ thực tế. Đặc biệt là với sinh viên Báo chí thì trải
nghiệm thực tế lại càng quan trọng và thiết thực. Từ hoạt động
này, bản thân em đã có cho mình cái nhìn thực tế và cận cảnh
hơn về tình hình chính trị – xã hội của Hải Phòng – một trong
những trung tâm đô thị lớn nhất Việt Nam. Cũng qua đó em có
thể tự đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng của mình với tư
cách là một sinh viên Báo chí.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của khoa Phát thanh –
Truyền hình, các thầy cô hướng dẫn đã tạo điều kiện cho bọn em
có cơ hội được tham quan, trải nghiệm thành phố Hải Phòng và
có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo của thành phố. Những
thông tin, kiến thức, bài học, kinh nghiệm mà em tích lũy được
thông qua chuyến đi sẽ được thể hiện hết thông qua bài báo cáo
này. Em mong nhận được sự đánh giá của thầy cô để em có
những thành quả tốt hơn trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
có buổi gặp gỡ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng
bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 20030’39” – 21001’15” vĩ
độ Bắc và 106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông. Về ranh
giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp
tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Hải Phòng hội tụ đủ loại hình giao thông: đường biển, đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và có vị trí
giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua
hệ thống giao thông quan trọng như quốc lộ 5, quốc lộ 10, cao
tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, cảng
hàng không quốc tế Cát Bi, cảng Hải Phòng…, là đầu mối quan
trọng, cửa chính ra biển của các địa phương miền Bắc, kết nối
các tuyến giao thông hàng hải quốc tế.
Bản đồ hành chính thành phố hải Phòng 2. Lịch sử hình thành
Năm 1887, Tổng thống Pháp kí xác lệnh thành lập tỉnh Hải
Phòng trên cơ sở tách một phần phía Đông của tỉnh Hải Dương
và một phần của tỉnh Quảng Yên ngày trước để thành lập một
đơn vị hành chính cấp tỉnh tại địa bàn. 1 năm sau, tức năm
1888, Tổng thống Pháp tiếp tục kí quyết định thành lập thành
phố Hải Phòng. Kể từ đó, tên gọi thành phố Hải Phòng chính thức được ra đời.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của tên gọi
“Hải Phòng”. Trong đó có hai luồng ý kiến đông đảo:
- Hải Phòng đã tọa tại cửa biển của đất nước Việt Nam từ thời cổ
đại và được gọi với cái tên là “Hải Tần Phòng Thủ” (do nữ tướng
Lê Chân đặt tên). Nhiều người cho rằng phải chăng cái tên từ
thời xa xưa này là căn nguyên cho tên gọi “Hải Phòng” ngày nay.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, có một vị quan đã được Nhà
Nguyễn điều ra địa bàn này để tìm cách lập một cơ quan thu
thuế nước ngoài trên khu vực giáp Biển Đông của phía Bắc nước
ta. Vị quan đó là Bùi Viện. Đó là lí do vì sao tại Hải Phòng có con
đường mang tên Bùi Viện rất lớn. Khi đến đây, Bùi Viện đã lập ra
một cơ quan thu thuế và đặt tên là Hải Phòng Xứ. Rất có thể tên
gọi Hải Phòng xuất phát từ đồn thu thuế này.
3. Hải Phòng – Thành phố lớn thứ 3 của cả nước
Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương và được xếp vào
đô thị loại 1. Đồng thời, đây cũng là trung tâm kinh tế – văn
hóa, giáo dục, y tế, thương mại và công nghệ của khu vực
duyên hải Bắc Bộ. Là thành phố lớn thứ 3 của cả nước, đứng thứ
2 miền Bắc sau thành phố Hà Nội và là một trong 5 thành phố
trực thuộc trung ương, trung tâm cấp vùng cùng với thành phố
Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ. Hải Phòng giữ vị trí quan trọng,
tiền trạm của miền Bắc. Đây là trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu
3, Bộ Tư lệnh Quân Chủng Hải quân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân.
Đô thị trung tâm Hải Phòng
4. Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ
Từ lâu, hoa phượng đỏ đã trở thành biểu tượng của thành phố
Hải Phòng. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar. Người Pháp
đã đưa về trồng tại Hải Phòng từ cuối thế kỷ thứ 19. Phượng đỏ
được trồng rất nhiều nơi tại Hải Phòng, vì vậy mà từ những năm
60 Hải Phòng đã được mệnh danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”.
Từ năm 2013, Hải Phòng thường niên tổ chức Lễ hội Hoa phượng
đỏ vào ngày giải phóng Hải Phóng (ngày 13/5), đó cũng là thời
điểm mà sắc hoa phượng đỏ rực rỡ nhất. Tại Hải Phòng còn có
một con đường được gọi là con đường hoa phượng đỏ dài nhất
đất nước, đó là đường Phạm Văn Đồng với chiều dài gần 20km.
Hoa phượng nở đỏ rực đường phố Hải Phòng (Ảnh: VnExpress)
5. Hải Phòng – Thành phố cảng biển
Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn nhất tại khu vực phía Bắc
Việt Nam. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng
chiếm 25% sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển của cả
nước, đứng vị trí thứ 2. Đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh với
50%, tức chiếm một nửa số sản lượng hàng hóa thông qua cảng
biển toàn quốc. Tuy nhiên, không ai gọi thành phố Hồ Chí Minh
là “Thành phố cảng biển” mà danh xưng này được đặt riêng cho
Hải Phòng. Bởi toàn bộ hệ thống cảng đón tàu biển của thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay tất cả đều nằm trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
Ngoài hệ thống cảng biển, Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng
khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng
(xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ.
Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
6. Hải Phòng – Thành phố của những cây cầu
Trong những năm đầu của thời kì đổi mới, thành phố Hải Phòng
xây dựng được cầu Rào, cầu Niệm và cầu An Dương - ba công
trình cầu được xem là vĩ đại và lớn lao tại thời điểm đó. Nhưng
giờ đây, hàng chục cây cầu lớn nhỏ với đủ kiểu dáng thiết kế,
nhiều cây cầu rộng, dài và hiện đại gấp nhiều lần 3 cây cầu kể
trên đã đua nhau mọc lên trên thành phố Cảng với tốc độ nhanh
ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Cầu Tam Bạc Cầu Hoàng Văn Thụ Cầu Rào
7. Hải Phòng – Thành phố của những công trình
Nhà hát thành phố, niềm tự hào của phố cảng. Quy hoạch xây
dựng nhiều đô thị ở Việt Nam, song người Pháp chỉ để lại 3 nhà
hát ở các thành phố: Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng. Đây là công
trình trung tâm, là điểm nhấn đô thị. Cho đến giờ Nhà hát và
quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng vẫn giữ được
nguyên vẹn chức năng, ý nghĩa đó.
Bảo tàng Hải Phòng được xây dựng năm 1919, diện tích rộng và
thoáng mát. Nơi đây được nhận xét là một trong những công
trình mang phong cách kiến trúc Gothic nổi tiếng bậc nhất của
Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc.
Tòa nhà Bưu điện Hải Phòng được người Pháp xây dựng từ năm
1905. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp
với nét trang trí châu Á. Không chỉ mang nét đẹp văn hóa kiến
trúc đặc sắc, bưu điện Hải phòng còn mang giá trị lịch sử quý
báu. Năm 1876, người Pháp mở Bưu cục Hải Phòng và Qui Nhơn,
sau khi các cơ sở tương tự đã được mở tại Sài Gòn, Hà Nội.
8. Hải Phòng – Thành phố danh thắng và du lịch
Núi Voi là một địa điểm du lịch Hải Phòng nổi tiếng với quần thể
núi đá, núi đất xen kẽ nhau, nối liền 3 xã: Trường Thành, An Tiến
và An Thắng của huyện An Lão, gây ấn tượng nhờ có nhiều hang
động đẹp như hang Chiêm, hang Họng Voi, hang Bể, hang Cá
Chép,… trong hang có nhiều măng đá, nhũ đá muôn hình vạn
trạng. Không chỉ thu hút với vẻ đẹp kỳ thú của cảnh sắc thiên
nhiên, Núi Voi còn là nơi dành cho ai muốn khám cái nôi của
người tiền sử, sơ sử.
Rừng quốc gia Cát Bà cũng là địa điểm du lịch Hải Phòng nổi
tiếng mà những ai yêu thích sự đa dạng của thiên nhiên không thể bỏ qua.
Biển Đồ Sơn là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất của khu vực miền Bắc.
Được nhiều người ví như “đảo ngọc thiên đường” nơi trần gian
hay “vịnh Hạ Long thu nhỏ”, vịnh Lan Hạ có tới 400 hòn đảo lớn
nhỏ, hơn 139 bãi biển được phân bố dày đặc tạo nên địa điểm
du lịch Hải Phòng vô cùng độc đáo hiếm nơi nào có được.
9. Hải Phòng – Thành phố của những dự án lớn
Dự án cảng quốc tế Hải Phòng
Dự án Trung tâm chính trị - hành chính mới của TP Hải Phòng với
tổng đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng vừa được chính thức khởi công chiều 7/1/2023.
Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn)
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Điểm nhấn các chỉ số
a. Chỉ số CCHC: Đánh giá hoạt động cải cách hàng chính
- Từ 2013 đến 2016: Xếp 2/63 - Năm 2017, 2018: Xếp 5/63
- Năm 2019: Xếp 4/63 (84,35 điểm)
- Năm 2020: Xếp 2/63 (90,51 điểm)
- Năm 2021: Xếp số 1 cả nước (91,80 điểm)
b. Chỉ số SIPAS: Đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ
chức với bộ máy hành chính - Năm 2018: 9/63 - Năm 2019: 2/63 - Năm 2020: 2/63
- Năm 2021: 2/63 (93,38 điểm)
(Quảng Ninh số 1/63 ; 94,07 điểm)
c. Chỉ số PCI: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Năm 2015: 45/63 - Năm 2016: 21/63 - Năm 2017: 9/63 - Năm 2018: 16/63
- Năm 2019: 10/63 (68,73 điểm)
- Năm 2020: 7/63 (69,27 điểm)
- Năm 2022: 2/63 (70,61 điểm)
(Quảng Ninh số 1/63 với 73,02 điểm)
d. Chỉ số PAPI: Hiệu quả quản trị hành chính cấp tỉnh - Năm 2015: 49/63 - Năm 2016: 37/63 - Năm 2017: 21/63 - Năm 2018: 48/63 - Năm 2019: 45/63 - Năm 2020: 39/63 - Năm 2021: 10/63
2. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể
a. Tăng trưởng GRDP: là tổng sản phẩm tính trên phạm vi một
vùng, một tỉnh hay một thành phố nào đó - 2016: 13,47% - 2017: 14,01% - 2018: 16,27%