Báo cáo thực tế chính trị - xã hội | Học viện báo chí và Tuyên truyền

Trĩu nặng gánh “lộc rừng” nơi sơn cước. Có một “chúa kềnh” giữa lòng bản Mông. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch: Người mang duyên nợ với hát Xoan. Thanh niên làm  giàu từ mô hình nuôi con “ăn đêm, ngủ ngày”. Người “giữ hồn” trống đất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
57 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Báo cáo thực tế chính trị - xã hội | Học viện báo chí và Tuyên truyền

Trĩu nặng gánh “lộc rừng” nơi sơn cước. Có một “chúa kềnh” giữa lòng bản Mông. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch: Người mang duyên nợ với hát Xoan. Thanh niên làm  giàu từ mô hình nuôi con “ăn đêm, ngủ ngày”. Người “giữ hồn” trống đất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................2
I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI ÁO......2
1.1. LỊCH SỬ......................................................................................................3
1.2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ...............................................................................4
1.3. CƠ QUAN QUỐC TẾ:.................................................................................5
1.4. ĐỊA LÝ DÂN CƯ.........................................................................................6
1.5. XẾP HẠNG QUỐC TẾ................................................................................7
1.6. VĂN HÓA....................................................................................................8
1.7. BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA ÁO............... ............ ...........9
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ SẢN PHẨM THU HOẠCH SAU THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ.........................................................................................................18
2.1. Bài học kinh nghiệm...................................................................................18
2.2. SẢN PHẨM THU HOẠCH.......................................................................... 20
2.2.1. CÁC TÁC PHẨM TÁC NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG......... ................20
2.2.1.1. Trĩu nặng gánh “lộc rừng” nơi sơn cước..................... ............ .........20
2.2.1.2. Có một “chúa kềnh” giữa lòng bản Mông.........................................26
2.2.1.3. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch: Người mang duyên nợ với hát Xoan. 30
2.2.1.4. Thanh niên làm giàu từ mô hình nuôi con “ăn đêm, ngủ ngày”.......33
2.2.1.5. Người “giữ hồn” trống đất................................................................37
2.2.2. CÁC TÁC PHẨM KHÁC.......................................................................42
2.2.2.1. Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến: Người định vị giá trị Việt tại Áo.. . .42
2.2.2.2. Phía sau những chợ mua bán chó cảnh tự phát ở Hà Nội.................49
LỜI MỞ ĐẦU
Nằm trong chương trình giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát
thanh – Truyền hình, bộ môn Thực tế chính trị - xã hội cho sinh viên. Với mục đích
giúp sinh viên thâm nhập, nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội của địa
phương trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đồng
thời giúp sinh viên hiểu về hoạt động báo chí và quản lý báo chí tại địa phương. Đây
cũng là một cơ hội tốt bổ sung kinh nghiệm thực tế minh chứng cho những kiến thức
đã được học, từ đó sinh viên vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp báo chí hiệu quả.
Bước đầu thực hành các phương pháp thu thập, xử lý thông tin cho hoạt động nghiệp
vụ báo chí.
Dựa trên điều kiện thực hiện trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Khoa Phát thanh –
truyền hình đã lập kế hoạch Thực tế chính trị - xã hội theo hình thức online. Với
những chia sẻ về “Mô hình tòa soạn báo điện tử” của nhà báo Vũ Kiều Minh – Tổng
TKTS báo dân Việt; “Hoạt động sản xuất thông tin của Đài truyền hình” của nhà báo
Phạm Quang Trực – Giám đốc Info TV; “Hệ thống chính trị, báo tỉnh Phú Thọ” của
nhà báo Dư Hồng Quảng; “Hoạt động của đài phát thanh” của nhà báo Đồng Mạnh
Hùng – Trưởng ban TKBT, Đài tiếng nói Việt Nam; đặc biệt buổi chia sẻ về “Hệ
thống chính trị và báo chí truyền thông của Áo” của nhà báo Bích Yến đang công tác
tại Áo đã giúp em có những kiến thức bổ ích, từ đó tăng cường sự hiểu biết, hoàn
thiện những thiếu sót của bản thân và trân quý nghề nghiệp của mình hơn.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới tới Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát
thanh và Truyền hình nói chung và sự đồng hành của các giảng viên Đinh Thị Thu
Hằng, Đinh Xuân Hòa, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thu… đã giúp chúng em có
một trải nghiệm bổ ích và lý thú. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
nhà báo đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin bổ ích về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… của địa phương và quốc tế.
Báo cáo là tổng hợp những kiến thức rút ra được sau 5 buổi giao lưu nói chung và
buổi chia sẻ về Báo chí – truyền thông tại Áo nói riêng. Mặt khác, do các buổi học
Thực tế chính trị được triển khai dưới hình thức online, vì vậy không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô.
Trân trọng!
NỘI DUNG
Báo cáo gồm 2 nội dung chính là Tổng quan hoạt động thực tế chính trị - xã hội tại
Áo; Bài học kinh nghiệm và các sản phẩm sau thực tế chính trị - xã hội. Sau phần I
trình bày những nét khái quát nhất về báo chí truyền thông tại Áo, sinh viên sẽ đúc
kết những kinh nghiệm về lý thuyết và thực hành sau buổi chia sẻ, giao lưu. Đồng
thời giới thiệu những sản phẩm mà bản thân đã trực tiếp tạo nên.
I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI ÁO
Quốc kỳ của Áo
Áo, tên chính thức Cộng hòa Áo một quốc gia không giáp biển nằm tại Trung
Âu. Quốc gia này tiếp giáp với Cộng hòa Séc Đức về phía bắc, Hungary
Slovakia về phía đông, Slovenia Ý về phía nam, Thụy Liechtenstein về
phía tây
5
1.1. LỊCH SỬ
+ Trước Công nguyên đến năm 1918: người La đến chiếm các vùng phía Nam
Sông Danube, khai phá và tập hợp thêm một số vùng mới tạo thành nước Áo. Thời
kỳ này, kinh tế, văn hóa phát triển nhanh, đường được xây dựng, một số nghề
thủ công được phổ biến rộng rãi, các luật lệ ra đời, các khu đô thị dần dần được
hình thành. Sau đó người Đức di sang vùng này, trở thành một cộng đồng lớn
mạnh. Các dòng họ Đức thay nhau cai trị Áo; Dòng họ Babenberger cai trị 270
năm, Dòng họ Habsburger cai trị 600 năm (cho đến năm 1916). Sau thất bại trong
Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Áo gặp nhiều khó khăn về kinh tế (sản
xuất công nghiệp đình trệ, thất nghiệp cao, lạm phát ở mức kỷ lục). Tháng 11/1918
Nước Cộng hòa Áo chính thức được thành lập.
+ Giai đoạn 1918 - 1945: Chính trị nội bộ Áo gặp khủng hoảng do mâu thuẫn gay
gắt giữa hai đảng cầm quyền (Đảng Dân chủ Đảng Thiên chúa giáo). Tháng
3/1934, Đảng Quốc dân tuyên bố đòi sáp nhập Áo vào Đức. Tháng 3/1938, Phát xít
Đức tấn công Áo. Từ đó đến hết Chiến tranh Thế giới thứ II, Áo bị Phát xít Đức
chiếm đóng hoàn toàn.
+ Giai đoạn 1945 đến nay: Tháng 04/1945, Áo được giải phóng khỏi Phát xít Đức
bị chia thành 4 vùng do Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp cai quản. Ngày 15/5/1955, bốn
nước đồng minh Hoà ước với Áo, còn gọi là Hiệp ước quốc gia (Staatsvertrag)
và rút khỏi Áo. Ngày 26/10/1955, Áo ban hành đạo luật quy định về nền trung lập
vĩnh viễn của Cộng hoà Áongày này trở thành ngày Quốc khánh của Cộng hoà
Áo.
6
Cung điện Hofburg (Ảnh: Internet)
1.2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
+ Cộng hòa liên bang.Chính thể:
+ Các khu vực hành chính: 9 bang: Burgenland, Kaernten,
Niederoesterreich, Oberoesterreich, Salzburg, Steiermark, Tirol, Vorarlberg, Wien.
+ Hiến pháp: Thông qua năm 1920; sửa đổi năm 1929 và 1945.
+ Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.
7
Chân dung Tổng thống (bên trái) và Thủ tướng (bên phải) nước Áo
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm; Thủ
tướng được Tổng thống chọn từ đảng đa số trong Hội đồng dân tộc.
+ quan lập pháp: Quốc hội liên bang hai viện gồm Hội đồng liên bang (64
thành viên, nhiệm kỳ 4 hoặc 6 năm; các thành viên đại diện cho các bang trên
sở số dân, nhung mỗi bang có ít nhất 3 đại diện) và Hội đồng dân tộc (183 ghế, các
thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).
+ Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao; Tòa án hành chính; Tòa án hiến pháp.
+ Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc đối với bầu
cử Tổng thống.
Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ xã hội Áo (SPO), Đảng Nhân dân Áo (OVP),
Đảng Tự do Áo (FPO), …
1.3. CƠ QUAN QUỐC TẾ:
+ Áo là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan tổ chức quốc tế.
+ Áo là thành viên của Liên hợp quốc (1995)
+ Thành viên Liên minh châu Âu (1995)
8
+ Là nước chủ nhà OSCE, OPEC
+ Thành viên sáng lập OECD và Interpol.
+ Ký Hiệp định Schengen (1995)
+ Thông qua đồng tiền chung EU (1999)
Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Vinna trong Trung tâm Quốc tế Vienna, Áo (Ảnh:
Internet)
1.4. ĐỊA LÝ DÂN CƯ
+ Diện tích: 83.870 km2; nằm ở Trung Âu, giáp Séc, Xlô-va-ki-a, Hung-ga-ri, Xlô-
ve-ni-a, I-ta-li-a, Thụy Sĩ, Lich-ten-xtên và Đức.
+ Dân số: khoảng 8,3 triệu (tăng trưởng dân số 0,856%)
9
Thủ đô Viena (Ảnh: Internet)
+ Áo tiểu 9 bang (3 nhóm tiểu bang), mỗi tiểu bang chia thành nhiều tỉnh. Tiểu
bang đồng thời một đơn vị vùng cấp hai của EU. Nhóm tiểu bang vùng cấp
một của EU (không phải một cấp hành chính).
+ Khu vực đô thị lớn của Áo: Viena, Graz, LinZ, Salzburg, Innsbruck
+ Khí hậu: Ôn đới; lục địa, nhiều mây; mùa đông lạnh, mùa mát, mưa rào.
Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -1 đến -4 C, tháng 7: 15 đến 18 C. Lượng mưa
0 0 0
trung bình: từ 500 - 900 mm, ở vùng núi là 2.000 mm.
+ Địa hình: Ở phía tây và phía nam phần lớn là núi (Anpơ); dọc theo biên giới phía
đông và phía bắc chủ yếu là đất phẳng hoặc dốc thấp.
1.5. XẾP HẠNG QUỐC TẾ
+ Áo liên tục được xếp hạng top 20 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình
quân đầu người. được xếp hạng đạt mức sống cao, năm 2018 được xếp hạng
thứ 20 trên thế giới về Chỉ số phát triển con người.
+ Thủ đô Vienna liên tục đứng trong top thành phố quốc tế về các chỉ số chất
lượng cuộc sống: Luôn ở top đầu danh sách được các tổ chức quốc tế bình chọn
thành phố đáng sống nhất thế giới.
10
1.6. VĂN HÓA
Văn hóa: Mỗi thời kỳ đều hình thành những công trình xây dựng quan trọng, trong
số đó nhiều công trình thuộc về di sản thế giới của UNESCO. Trong thế kỷ 18
thế kỷ 19, Viên trung tâm hàng đầu của cuộc sống âm nhạc, với rất nhiều tên
tuổi các nhạc nhà soạn nhạc nổi tiếng như: Wolfgang Amadeus Mozart,
Joseph Haydn, Franz Schubert, Anton Bruckner…
Wolfgang Amadeus Mozart là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong
lịch sử âm nhạc. (Ảnh: Internet)
Những người yêu âm nhạc của thế kỷ 20 cũng biết đến Gustav Mahler, Arnold
Schönberg, Alban Berg Anton von Webern. Tiếp nối truyền thống này từ âm
nhạc cổ điển là các nhạc trưởng dàn nhạc nổi tiếng như Erich Kleiber, Herbert von
Karajan, Karl Böhm, Nikolaus Harnoncourt hay Franz Welser-Möst.
Áo còn quốc gia duy nhất trên thế giới việc uống phê được UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đối với người dân ở Áo nói chung và thủ
đô Vienna nói riêng, phê một phần trong sinh hoạt của họ; đối với người
dân Áo, quánphê chính ngồi nhà thứ hai nơi họ thể giao lưu, gặp gỡ
trò chuyện. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều quán phê ở Vienna đã trở
11
thành nơi lui tới của giới văn nghệ khoa học gia. Nhiều nhà văn đã sáng tác
ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học cà phê.
Văn hóa uống cà phê được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể.
(Ảnh: Internet)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức; ngoài ra còn có các cộng đồng nói tiếng Thổ (2,3%),
tiếng Croatia (2,2%);
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (78%), Đạo Tin lành (5%), Đạo Hồi tôn giáo khác
(17%).
1.7. BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA ÁO
1.7.1.Tổng quan
+ GDP: 437 tỷ USD/năm (chiếm 0.70 phần trăm nền kinh tế thế giới)
+ GDP bình quân đầu người 34.455 euro/năm
+ cấu ngành nghề: 4,8% (nông nghiệp), 25,8% (công nghiệp), 69,4% (dịch vụ,
du lịch, các ngành nghề khác) (chiếm 10% GDP).
+ Tỷ lệ biết chữ 91%
12
+ Tỷ lệ sử dụng Internet: gần 90%
thể thấy, vấn đề thu nhập, trình độ dân trí, mức sống… của người dân
Áo, đặc biệt thể hiện “Sức mua báo” của công chúng Áo cao gấp 20 lần so
với Việt Nam.
1.7.2. Tình hình Báo chí – truyền thông
1.7.2.1. Hình thức đào tạo Báo chí - truyền thông
+ Đại học, sau Đại học (từ 4 năm trở lên)
+ Đào tạo nghề, chuyên ngành (chuyên biệt theo thực tế) (1-2 năm)
+ Đào tạo nâng cao nghiệp vụ (ngắn hạn) như nền tảng Digital, Big Data, truyền
thông đa phương tiện… tùy theo nhu cầu của từng gia đình phát triển của nền báo
chí – truyền thông Áo, EU.
1.7.2.2. Luật và hoạt động Báo chí - truyền thông
+ Theo luật truyền thông Áo, EU, Hiến pháp, pháp luật
+ Các đơn vị báo chí truyền thông thường xuyên nhận được sự phối hợp, hỗ trợ từ
các quan Chính phủ, các tổ chức nghề nghiệp, Trường, Viện đào tạo, các công
ty… Cục dịch vụ báo chí Liên bang, Hiệp hội Báo chí Áo, Viện nghiên cứu xã hội
học thực nghiệm Áo (IFES), Viện nghiên cứu GFK, Tổ chức phân tích phương tiện
truyền thông (Verein ARGE Media Analysen)…cung cấp tin tức, vấn chính
sách, đào tạo, nghiên cứu công chúng, chiến lược.
1.7.2.3. Thị trường báo chí – truyền thông
- Đặc trưng: Các tờ báo lâu đời (từ 70-100 năm) (WZ-1703 nằm trong Top này);
các tờ báo đã tồn tại hơn 50 năm (từ năm 1945) (nhưng đến nay chỉ còn một vài
tờ); các tờ báo mới ra đời rất thành công như Der Standard (1988). The
Economic Journal (1995), Austria (2006).
13
Số lượng các tờ báo, Tạp chí, Đài PT, TH Áo (Ảnh chụp màn hình)
- Số lượng nhà báo, tờ báo, tạp chí, đài phát thành, truyền hình, điện tử: Theo số
liệu thống “Indexverlag” 12.563 nhà báo, biên tập viên; 2761 báo in báo
điện tử (2016); 18 tờ nhật báo (2015 so với năm 1900 48 tờ nhật báo). Các
quan báo chí truyền thông đều có báo điện tử, web.
14
Hình ảnh tờ báo in đầu tiên của Wiener Zeitung (1703) – một trong những tờ báo
Hoàng gia lâu đời nhất thế giới, hiện đã trở thành tập đoàn (Ảnh: Internet)
15
- Hỗ trợ kinh phí: Chính phủ Áo hỗ trợ kinh phí cho một số quan báo chí
truyền thông, đặc biệt từ 18 tờ nhật báo, khoảng 9 triệu Euro/2016. (WZ không
nhận được khoản hỗ trợ này, vì báo đã độc quyền chuyên mục Amtsblatt)
- Số lượng công chúng đọc báo ở Áo: chiếm 69,8% (5.025.000 người/năm)
Số lượng công chúng một số tờ Nhật báo, Tuần báo Áo (Ảnh chụp màn hình)
1.7.2.4. Một số sự kiện Truyền thông chính trị của Nguyên thủ
Truyền thông chính trị (hay TTĐC) tác động vào hội bằng thông tin qua
chế: Chủ thể - Thông điệp – Ý thức xã hội – Hành vi xã hội – Hiệu quả xã hội.
16
Quan điểm của EU về tình hình biển đông
17
Phân tích cuộc khủng hoảng truyền thông của Nguyên Thủ tướng Áo Sebastian
Kurz
Nghiên cứu xu hướng tác động của truyền thông chính trị trong thời kỳ toàn cầu
hóa việc nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thông chính trị với 3 chủ thể
chính: nguồn tin, phương tiện truyền thông người nhận. Trên thế giới, việc
nghiên cứu truyền thông chính trị không còn vấn đề mới mẻ, nhiều công
trình, bài nghiên cứu về chủ đề này.
+ Tác giả Brian McNair, trong cuốn “An introduction to political communication”
cho rằng “Truyền thông được coi như một chủ thể quyền lực chính trị. Tác giả đã
giới thiệu về vấn đề chính trị trong kỷ nguyên truyền thông, đó là mối quan hệ giữa
chính trị - nền dân chủ và truyền thông”.
+ Công trình Comparing Media Systems – Three Models of Media and Politics, tác
giả Danial C.Hallin Paolo Mancini, đề cập đến mối quan hệ truyền thông
chính trị, và đưa ra 3 mô hình truyền thông:
Mô hình Bắc Mỹ hay mô hình tự do (Liberal Model)
hình Bắc Trung Âu hay hình nghiệp đoàn dân chủ (Democratic
Corporatist Model)
hình vùng Địa Trung Hải hay hình phân cực đa nguyên (Polarized
Pluralist Model)
1.7.2.5. Một số sự kiện Truyền thông chính trị của Nguyên thủ do nhà báo Bích
Yến tác nghiệp
- Cuộc hội đàm lịch sử giữa hai nguyên thủ Áo – Serbia:
+ Ngày 27/3/2014, Tổng thống Áo Heinz Fischer Tổng thống Serbia Tomislav
Nikolic đã cuộc hội đàm lịch sử cùng nhìn về quá khứ của cuộc chiến tranh thế
giới thứ I.
+ Trong lịch sử, hai nước này đã khởi động chiến Cuộc Thế chiến thứ I (1914
1918), với sự kiện: “Hoàng thái tử Áo – Hung tuyên chuyến với Serbia”.
+ Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic với “vẻ mặt buồn” suốt cuộc hội đàm cấp
cao với người đồng nhiệm Tổng thống Áo tại Cung điện Hofburg (Foto).
- Quan điểm của EU về tình hình biển Đông:
+ Quan điểm của EU: “khuyến khích Việt NamTrung Quốc tham gia đối ngoại
để giải quyết vấn đề này…Bất kỳ một sự việc nào xảy ra cũng thể ảnh hưởng
18
đến tự do hàng hải và hàng không, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến thương
mại xuyên Á và cả nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả châu Âu…
+ Tháng 5/2014 tại Hội nghị Iran Talks 6 cường quốc, nhà báo Bích Yến tác
nghiệp với ông Michael Mann, phát ngôn của Cao ủy liên minh châu Âu, trong lúc
căng thẳng ngoài Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam các nước ASEAN
đã sin được lời phát ngôn quan trọng này.
- Cộng hòa Áo – Việt Nam:
+ Tổng thống Fischer (2004 2016) đã không ngừng thúc đẩy các mối quan hệ
hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, y tế, kinh tế -
thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, môi trường… tăng cường hợp tác giữa
hai nước trong quan hệ song phương và đa phương trên trường quốc tế.
Quan hệ Việt – Áo
+ Nhà báo Bích Yến tác nghiệp với Tổng thống Áo Heinz Fischer – người đã tham
gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam vào tháng 5/1972. Đây
các cuộc biểu tình quan trọng, cùng với báo chí Áo đã hối thúc Chính phủ Áo đặt
bút công nhận Nhà nước Việt Nam vào năm 1972, trước khi Việt Nam hoàn
toàn độc lập.
19
- Phân tích cuộc khủng hoảng truyền thông của nguyên Thủ tưởng Áo Sebastian
Kurz
+ Từ góc độ thực tiễn: Ngày 9/10/2021 Thủ tướng Sebastian Kurz lần thứ 2 từ
chức, nói chính xác là chuyển sang vị trí tương đương – đứng đầu Đảng Nhân Dân
(OVP) trong Quốc hội. (Lùi sang một bên để giữ ổn định chính trị trong lúc Ekip
của ông bị nghi ngờ sử dụng ngân sách của Bộ Tài chính để chi trả cho cuộc thăm
dò dư luận xã hội có lợi cho hình ảnh của ông)
+ Từ góc độ của Báo chí truyền thông: Lịch sử nghiên cứu truyền thông, truyền
thông đại chúng cho thấy, cuộc điều tra công chúng định lượng đầu tiên trên thế
giới, do 4 ông tổ của ngành nghiên cứu lịch sử truyền thông, truyền thông đại
chúng thực hiện, trong đó, nhà hội học Paul Lazarsfed người Mỹ gốc Áo
(Do Thái). Người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu hội Ứng dụng của Đại học
Columbia, USA. Cuộc điều tra công chúng/thăm luận hội này nhằm vận
động tranh cử cho Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt.
Công trình này cũng đã sử dụng ngân sách. đặt nền móng cho việc điều tra
công chúng/thăm luận hội định lượng đầu tiên trên thế giới phục vụ cho
chính trị (trừ công trình của Paul Lazarsfeld được thực hiện đầu tiên tại Vienna)…
20
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ SẢN PHẨM THU HOẠCH SAU THỰC
TẾ CHÍNH TRỊ
2.1. Bài học kinh nghiệm
Thực tế chính trị - hội một môn học đặc biệt giúp sinh viên nhiều hội
tiếp xúc với thực tế từ đó xây dựng nền tảng tri thức và trải nghiệm để phục vụ cho
nghề nghiệp. Sau môn học này, đặc biệt qua buổi chia sẻ với nhà báo Nguyễn Thị
Bích Yến - sứ giả truyền thông Áo - Việt, bản thân em rút ra được nhiều bài học về
công việc và thực tiễn.
thể thấy, môi trường báo chí luôn đòi hỏi phóng viên, nhà báo phải nỗ lực
cạnh tranh. Đặc biệt, đối với các phóng viên thường trú ở nước ngoài, việc tác
nghiệp của họ còn khó khăn hơn nhiều. Có thể kể ra đây một số vấn đề như: Phải
tìm cách học hỏi, thích nghi, hòa nhập với phong tục tập quán, môi trường khí hậu,
văn hóa, chính trị... nước sở tại; Phải học cách giữ vững thái độ khách quan,
trung lập, chuyên nghiệp nhất kể cả khi bị đặt vào thế so sánh giữa lợi ích quốc gia,
dân tộc mình với các nước khác; Tác nghiệp trong sự cạnh tranh với các đồng
nghiệp mà đất nước của họ đang có mâu thuẫn với đất nước mình, cũng là một vấn
đề đáng lưu ý…
Chính vậy, việc hết sức bình tĩnh khéo léo một điều cần thiết mỗi nhà
báo, phóng viên. dụ, nếu một nhóm công chúng, chính trị gia, nguyên thủ hay
đồng nghiệp quốc tế mà ấn tượng xấu với một nhà báo của quốc gia nào đó thì
chưa hẳn họ còn giữ được ấn tượng tốt đẹp về đất nước của nhà báo đó.lẽ đó,
mỗi nhà báo, phóng viên phải luôn suy nghĩ hành động sao cho giữ nh
"phương diện quốc gia".
Tiếp đến, mỗi phóng viên thường trú tại nước ngoài cần phải nhanh nhạy cập nhật,
nắm bắt kịp thời tình hình, xu hướng chính trị, xã hội hay lĩnh vực cụ thểmình
quan tâm. Ngoài ra, phải dũng cảm trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn
đề "nóng" của quốc tế, hay vấn đề liên quan trực tiếp đến đất nước của mình
(như vấn đề Biển Đông, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, Xây dựng nhà máy điện hạt
nhân, Chiến tranh...); trực tiếp phản biện, chất vấn các lãnh đạo, chính khách,
nguyên thủ trên thế giới về những vấn đề quan trọng…
Ngoài ra, trên thực tế hoạt động học tập, kinh nghiệm khi đi thực tế sẽ khuấy động
những câu hỏi trong đầu sinh viên và dẫn đến học tập tích cực. Tâm chung của
sinh viên là ngại hỏi, sợ hỏi khi tiếp xúc với những người có địa vị, có kinh nghiệm
lâu nămlo rằng những câu hỏi của mình không xứng tầm với vốn kiến thức của
họ. Vậy nên, khi đi thực tế hãy chuẩn bị câu hỏi chu đáo, cẩn thận, có sự tìm hiểu
| 1/57

Preview text:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................2
I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI ÁO......2

1.1. LỊCH SỬ......................................................................................................3
1.2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ...............................................................................4

1.3. CƠ QUAN QUỐC TẾ:.................................................................................5
1.4. ĐỊA LÝ DÂN CƯ.........................................................................................6

1.5. XẾP HẠNG QUỐC TẾ................................................................................7
1.6. VĂN HÓA....................................................................................................8

1.7. BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA ÁO......................................9
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ SẢN PHẨM THU HOẠCH SAU THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ.........................................................................................................18

2.1. Bài học kinh nghiệm...................................................................................18
2.2. SẢN PHẨM THU HOẠCH..........................................................................20
2.2.1. CÁC TÁC PHẨM TÁC NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG.........................20
2.2.1.1. Trĩu nặng gánh “lộc rừng” nơi sơn cước..........................................20
2.2.1.2. Có một “chúa kềnh” giữa lòng bản Mông.........................................26
2.2.1.3. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch: Người mang duyên nợ với hát Xoan. 30

2.2.1.4. Thanh niên làm giàu từ mô hình nuôi con “ăn đêm, ngủ ngày”.......33
2.2.1.5. Người “giữ hồn” trống đất................................................................37

2.2.2. CÁC TÁC PHẨM KHÁC.......................................................................42
2.2.2.1. Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến: Người định vị giá trị Việt tại Áo....42
2.2.2.2. Phía sau những chợ mua bán chó cảnh tự phát ở Hà Nội.................49
LỜI MỞ ĐẦU
Nằm trong chương trình giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát
thanh – Truyền hình, bộ môn Thực tế chính trị - xã hội cho sinh viên. Với mục đích
giúp sinh viên thâm nhập, nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội của địa
phương trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đồng
thời giúp sinh viên hiểu về hoạt động báo chí và quản lý báo chí tại địa phương. Đây
cũng là một cơ hội tốt bổ sung kinh nghiệm thực tế minh chứng cho những kiến thức
đã được học, từ đó sinh viên vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp báo chí hiệu quả.
Bước đầu thực hành các phương pháp thu thập, xử lý thông tin cho hoạt động nghiệp vụ báo chí.
Dựa trên điều kiện thực hiện trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Khoa Phát thanh –
truyền hình đã lập kế hoạch Thực tế chính trị - xã hội theo hình thức online. Với
những chia sẻ về “Mô hình tòa soạn báo điện tử” của nhà báo Vũ Kiều Minh – Tổng
TKTS báo dân Việt; “Hoạt động sản xuất thông tin của Đài truyền hình” của nhà báo
Phạm Quang Trực – Giám đốc Info TV; “Hệ thống chính trị, báo tỉnh Phú Thọ” của
nhà báo Dư Hồng Quảng; “Hoạt động của đài phát thanh” của nhà báo Đồng Mạnh
Hùng – Trưởng ban TKBT, Đài tiếng nói Việt Nam; đặc biệt buổi chia sẻ về “Hệ
thống chính trị và báo chí truyền thông của Áo” của nhà báo Bích Yến đang công tác
tại Áo đã giúp em có những kiến thức bổ ích, từ đó tăng cường sự hiểu biết, hoàn
thiện những thiếu sót của bản thân và trân quý nghề nghiệp của mình hơn.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới tới Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát
thanh và Truyền hình nói chung và sự đồng hành của các giảng viên Đinh Thị Thu
Hằng, Đinh Xuân Hòa, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thu… đã giúp chúng em có
một trải nghiệm bổ ích và lý thú. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
nhà báo đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin bổ ích về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… của địa phương và quốc tế.
Báo cáo là tổng hợp những kiến thức rút ra được sau 5 buổi giao lưu nói chung và
buổi chia sẻ về Báo chí – truyền thông tại Áo nói riêng. Mặt khác, do các buổi học
Thực tế chính trị được triển khai dưới hình thức online, vì vậy không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô. Trân trọng! NỘI DUNG
Báo cáo gồm 2 nội dung chính là Tổng quan hoạt động thực tế chính trị - xã hội tại
Áo; Bài học kinh nghiệm và các sản phẩm sau thực tế chính trị - xã hội. Sau phần I
trình bày những nét khái quát nhất về báo chí truyền thông tại Áo, sinh viên sẽ đúc
kết những kinh nghiệm về lý thuyết và thực hành sau buổi chia sẻ, giao lưu. Đồng
thời giới thiệu những sản phẩm mà bản thân đã trực tiếp tạo nên.
I. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI ÁO Quốc kỳ của Áo
Áo, tên chính thức là Cộng hòa Áo là một quốc gia không giáp biển nằm tại Trung
Âu. Quốc gia này tiếp giáp với Cộng hòa Séc và Đức về phía bắc, Hungary và
Slovakia về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, và Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây 5 1.1. LỊCH SỬ
+ Trước Công nguyên đến năm 1918: người La Mã đến chiếm các vùng phía Nam
Sông Danube, khai phá và tập hợp thêm một số vùng mới tạo thành nước Áo. Thời
kỳ này, kinh tế, văn hóa phát triển nhanh, đường xá được xây dựng, một số nghề
thủ công được phổ biến rộng rãi, các luật lệ ra đời, các khu đô thị dần dần được
hình thành. Sau đó người Đức di cư sang vùng này, trở thành một cộng đồng lớn
mạnh. Các dòng họ Đức thay nhau cai trị Áo; Dòng họ Babenberger cai trị 270
năm, Dòng họ Habsburger cai trị 600 năm (cho đến năm 1916). Sau thất bại trong
Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Áo gặp nhiều khó khăn về kinh tế (sản
xuất công nghiệp đình trệ, thất nghiệp cao, lạm phát ở mức kỷ lục). Tháng 11/1918
Nước Cộng hòa Áo chính thức được thành lập.
+ Giai đoạn 1918 - 1945: Chính trị nội bộ Áo gặp khủng hoảng do mâu thuẫn gay
gắt giữa hai đảng cầm quyền (Đảng Dân chủ và Đảng Thiên chúa giáo). Tháng
3/1934, Đảng Quốc dân tuyên bố đòi sáp nhập Áo vào Đức. Tháng 3/1938, Phát xít
Đức tấn công Áo. Từ đó đến hết Chiến tranh Thế giới thứ II, Áo bị Phát xít Đức chiếm đóng hoàn toàn.
+ Giai đoạn 1945 đến nay: Tháng 04/1945, Áo được giải phóng khỏi Phát xít Đức
bị chia thành 4 vùng do Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp cai quản. Ngày 15/5/1955, bốn
nước đồng minh ký Hoà ước với Áo, còn gọi là Hiệp ước quốc gia (Staatsvertrag)
và rút khỏi Áo. Ngày 26/10/1955, Áo ban hành đạo luật quy định về nền trung lập
vĩnh viễn của Cộng hoà Áo và ngày này trở thành ngày Quốc khánh của Cộng hoà Áo. 6
Cung điện Hofburg (Ảnh: Internet)
1.2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
+ Chính thể: Cộng hòa liên bang.
+ Các khu vực hành chính: 9 bang: Burgenland, Kaernten,
Niederoesterreich, Oberoesterreich, Salzburg, Steiermark, Tirol, Vorarlberg, Wien.
+ Hiến pháp: Thông qua năm 1920; sửa đổi năm 1929 và 1945. + Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng. 7
Chân dung Tổng thống (bên trái) và Thủ tướng (bên phải) nước Áo
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm; Thủ
tướng được Tổng thống chọn từ đảng đa số trong Hội đồng dân tộc.
+ Cơ quan lập pháp: Quốc hội liên bang hai viện gồm Hội đồng liên bang (64
thành viên, nhiệm kỳ 4 hoặc 6 năm; các thành viên đại diện cho các bang trên cơ
sở số dân, nhung mỗi bang có ít nhất 3 đại diện) và Hội đồng dân tộc (183 ghế, các
thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).
+ Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao; Tòa án hành chính; Tòa án hiến pháp.
+ Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc đối với bầu cử Tổng thống.
Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ xã hội Áo (SPO), Đảng Nhân dân Áo (OVP), Đảng Tự do Áo (FPO), … 1.3. CƠ QUAN QUỐC TẾ:
+ Áo là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan tổ chức quốc tế.
+ Áo là thành viên của Liên hợp quốc (1995)
+ Thành viên Liên minh châu Âu (1995) 8
+ Là nước chủ nhà OSCE, OPEC
+ Thành viên sáng lập OECD và Interpol.
+ Ký Hiệp định Schengen (1995)
+ Thông qua đồng tiền chung EU (1999)
Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Vinna trong Trung tâm Quốc tế Vienna, Áo (Ảnh: Internet) 1.4. ĐỊA LÝ DÂN CƯ
+ Diện tích: 83.870 km2; nằm ở Trung Âu, giáp Séc, Xlô-va-ki-a, Hung-ga-ri, Xlô-
ve-ni-a, I-ta-li-a, Thụy Sĩ, Lich-ten-xtên và Đức.
+ Dân số: khoảng 8,3 triệu (tăng trưởng dân số 0,856%) 9
Thủ đô Viena (Ảnh: Internet)
+ Áo có tiểu 9 bang (3 nhóm tiểu bang), mỗi tiểu bang chia thành nhiều tỉnh. Tiểu
bang đồng thời là một đơn vị vùng cấp hai của EU. Nhóm tiểu bang là vùng cấp
một của EU (không phải một cấp hành chính).
+ Khu vực đô thị lớn của Áo: Viena, Graz, LinZ, Salzburg, Innsbruck
+ Khí hậu: Ôn đới; lục địa, nhiều mây; mùa đông lạnh, mùa hè mát, có mưa rào.
Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -1 đến -40C, tháng 7: 150 đến 180C. Lượng mưa
trung bình: từ 500 - 900 mm, ở vùng núi là 2.000 mm.
+ Địa hình: Ở phía tây và phía nam phần lớn là núi (Anpơ); dọc theo biên giới phía
đông và phía bắc chủ yếu là đất phẳng hoặc dốc thấp.
1.5. XẾP HẠNG QUỐC TẾ
+ Áo liên tục được xếp hạng top 20 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình
quân đầu người. Và được xếp hạng đạt mức sống cao, năm 2018 được xếp hạng
thứ 20 trên thế giới về Chỉ số phát triển con người.
+ Thủ đô Vienna liên tục đứng trong top thành phố quốc tế về các chỉ số chất
lượng cuộc sống: Luôn ở top đầu danh sách được các tổ chức quốc tế bình chọn là
thành phố đáng sống nhất thế giới. 10 1.6. VĂN HÓA
Văn hóa: Mỗi thời kỳ đều hình thành những công trình xây dựng quan trọng, trong
số đó nhiều công trình thuộc về di sản thế giới của UNESCO. Trong thế kỷ 18 và
thế kỷ 19, Viên là trung tâm hàng đầu của cuộc sống âm nhạc, với rất nhiều tên
tuổi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc nổi tiếng như: Wolfgang Amadeus Mozart,
Joseph Haydn, Franz Schubert, Anton Bruckner…
Wolfgang Amadeus Mozart là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong
lịch sử âm nhạc. (Ảnh: Internet)
Những người yêu âm nhạc của thế kỷ 20 cũng biết đến Gustav Mahler, Arnold
Schönberg, Alban Berg và Anton von Webern. Tiếp nối truyền thống này từ âm
nhạc cổ điển là các nhạc trưởng dàn nhạc nổi tiếng như Erich Kleiber, Herbert von
Karajan, Karl Böhm, Nikolaus Harnoncourt hay Franz Welser-Möst.
Áo còn là quốc gia duy nhất trên thế giới mà việc uống cà phê được UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể. Đối với người dân ở Áo nói chung và thủ
đô Vienna nói riêng, cà phê là một phần trong sinh hoạt của họ; và đối với người
dân Áo, quán cà phê chính là ngồi nhà thứ hai – nơi họ có thể giao lưu, gặp gỡ và
trò chuyện. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều quán cà phê ở Vienna đã trở 11
thành nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ và khoa học gia. Nhiều nhà văn đã sáng tác
ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học cà phê.
Văn hóa uống cà phê được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể. (Ảnh: Internet)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức; ngoài ra còn có các cộng đồng nói tiếng Thổ (2,3%), tiếng Croatia (2,2%);
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (78%), Đạo Tin lành (5%), Đạo Hồi và tôn giáo khác (17%).
1.7. BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA ÁO 1.7.1.Tổng quan
+ GDP: 437 tỷ USD/năm (chiếm 0.70 phần trăm nền kinh tế thế giới)
+ GDP bình quân đầu người 34.455 euro/năm
+ Cơ cấu ngành nghề: 4,8% (nông nghiệp), 25,8% (công nghiệp), 69,4% (dịch vụ,
du lịch, các ngành nghề khác) (chiếm 10% GDP). + Tỷ lệ biết chữ 91% 12
+ Tỷ lệ sử dụng Internet: gần 90%
 Có thể thấy, vấn đề thu nhập, trình độ dân trí, mức sống… của người dân
Áo, đặc biệt thể hiện “Sức mua báo” của công chúng Áo cao gấp 20 lần so với Việt Nam.
1.7.2. Tình hình Báo chí – truyền thông
1.7.2.1. Hình thức đào tạo Báo chí - truyền thông
+ Đại học, sau Đại học (từ 4 năm trở lên)
+ Đào tạo nghề, chuyên ngành (chuyên biệt theo thực tế) (1-2 năm)
+ Đào tạo nâng cao nghiệp vụ (ngắn hạn) như nền tảng Digital, Big Data, truyền
thông đa phương tiện… tùy theo nhu cầu của từng gia đình phát triển của nền báo
chí – truyền thông Áo, EU.
1.7.2.2. Luật và hoạt động Báo chí - truyền thông
+ Theo luật truyền thông Áo, EU, Hiến pháp, pháp luật
+ Các đơn vị báo chí truyền thông thường xuyên nhận được sự phối hợp, hỗ trợ từ
các cơ quan Chính phủ, các tổ chức nghề nghiệp, Trường, Viện đào tạo, các công
ty… Cục dịch vụ báo chí Liên bang, Hiệp hội Báo chí Áo, Viện nghiên cứu xã hội
học thực nghiệm Áo (IFES), Viện nghiên cứu GFK, Tổ chức phân tích phương tiện
truyền thông (Verein ARGE Media – Analysen)…cung cấp tin tức, tư vấn chính
sách, đào tạo, nghiên cứu công chúng, chiến lược.
1.7.2.3. Thị trường báo chí – truyền thông
- Đặc trưng: Các tờ báo lâu đời (từ 70-100 năm) (WZ-1703 nằm trong Top này);
các tờ báo đã tồn tại hơn 50 năm (từ năm 1945) (nhưng đến nay chỉ còn một vài
tờ); các tờ báo mới ra đời và rất thành công như Der Standard (1988). The
Economic Journal (1995), Austria (2006). 13
Số lượng các tờ báo, Tạp chí, Đài PT, TH Áo (Ảnh chụp màn hình)
- Số lượng nhà báo, tờ báo, tạp chí, đài phát thành, truyền hình, điện tử: Theo số
liệu thống kê “Indexverlag” có 12.563 nhà báo, biên tập viên; 2761 báo in và báo
điện tử (2016); 18 tờ nhật báo (2015 so với năm 1900 là 48 tờ nhật báo). Các cơ
quan báo chí truyền thông đều có báo điện tử, web. 14
Hình ảnh tờ báo in đầu tiên của Wiener Zeitung (1703) – một trong những tờ báo
Hoàng gia lâu đời nhất thế giới, hiện đã trở thành tập đoàn (Ảnh: Internet) 15
- Hỗ trợ kinh phí: Chính phủ Áo hỗ trợ kinh phí cho một số cơ quan báo chí –
truyền thông, đặc biệt từ 18 tờ nhật báo, khoảng 9 triệu Euro/2016. (WZ không
nhận được khoản hỗ trợ này, vì báo đã độc quyền chuyên mục Amtsblatt)
- Số lượng công chúng đọc báo ở Áo: chiếm 69,8% (5.025.000 người/năm)
Số lượng công chúng một số tờ Nhật báo, Tuần báo Áo (Ảnh chụp màn hình)
1.7.2.4. Một số sự kiện Truyền thông chính trị của Nguyên thủ
Truyền thông chính trị (hay TTĐC) là tác động vào xã hội bằng thông tin qua cơ
chế: Chủ thể - Thông điệp – Ý thức xã hội – Hành vi xã hội – Hiệu quả xã hội. 16
Quan điểm của EU về tình hình biển đông 17
Phân tích cuộc khủng hoảng truyền thông của Nguyên Thủ tướng Áo Sebastian Kurz
Nghiên cứu xu hướng tác động của truyền thông chính trị trong thời kỳ toàn cầu
hóa là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị với 3 chủ thể
chính: nguồn tin, phương tiện truyền thông và người nhận. Trên thế giới, việc
nghiên cứu truyền thông chính trị không còn là vấn đề mới mẻ, có nhiều công
trình, bài nghiên cứu về chủ đề này.
+ Tác giả Brian McNair, trong cuốn “An introduction to political communication”
cho rằng “Truyền thông được coi như một chủ thể quyền lực chính trị. Tác giả đã
giới thiệu về vấn đề chính trị trong kỷ nguyên truyền thông, đó là mối quan hệ giữa
chính trị - nền dân chủ và truyền thông”.
+ Công trình Comparing Media Systems – Three Models of Media and Politics, tác
giả Danial C.Hallin và Paolo Mancini, đề cập đến mối quan hệ truyền thông và
chính trị, và đưa ra 3 mô hình truyền thông:
 Mô hình Bắc Mỹ hay mô hình tự do (Liberal Model)
 Mô hình Bắc và Trung Âu hay mô hình nghiệp đoàn dân chủ (Democratic Corporatist Model)
 Mô hình vùng Địa Trung Hải hay mô hình phân cực đa nguyên (Polarized Pluralist Model)
1.7.2.5. Một số sự kiện Truyền thông chính trị của Nguyên thủ do nhà báo Bích Yến tác nghiệp
- Cuộc hội đàm lịch sử giữa hai nguyên thủ Áo – Serbia:
+ Ngày 27/3/2014, Tổng thống Áo Heinz Fischer và Tổng thống Serbia Tomislav
Nikolic đã có cuộc hội đàm lịch sử cùng nhìn về quá khứ của cuộc chiến tranh thế giới thứ I.
+ Trong lịch sử, hai nước này đã khởi động chiến Cuộc Thế chiến thứ I (1914 –
1918), với sự kiện: “Hoàng thái tử Áo – Hung tuyên chuyến với Serbia”.
+ Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic với “vẻ mặt buồn” suốt cuộc hội đàm cấp
cao với người đồng nhiệm Tổng thống Áo tại Cung điện Hofburg (Foto).
- Quan điểm của EU về tình hình biển Đông:
+ Quan điểm của EU: “khuyến khích Việt Nam và Trung Quốc tham gia đối ngoại
để giải quyết vấn đề này…Bất kỳ một sự việc nào xảy ra cũng có thể ảnh hưởng 18
đến tự do hàng hải và hàng không, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến thương
mại xuyên Á và cả nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả châu Âu…
+ Tháng 5/2014 tại Hội nghị Iran Talks và 6 cường quốc, nhà báo Bích Yến tác
nghiệp với ông Michael Mann, phát ngôn của Cao ủy liên minh châu Âu, trong lúc
căng thẳng ngoài Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN và
đã sin được lời phát ngôn quan trọng này.
- Cộng hòa Áo – Việt Nam:
+ Tổng thống Fischer (2004 – 2016) đã không ngừng thúc đẩy các mối quan hệ
hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong lĩnh vực: Giáo dục – đào tạo, y tế, kinh tế -
thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, môi trường… tăng cường hợp tác giữa
hai nước trong quan hệ song phương và đa phương trên trường quốc tế.
Quan hệ Việt – Áo
+ Nhà báo Bích Yến tác nghiệp với Tổng thống Áo Heinz Fischer – người đã tham
gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam vào tháng 5/1972. Đây là
các cuộc biểu tình quan trọng, cùng với báo chí Áo đã hối thúc Chính phủ Áo đặt
bút kí công nhận Nhà nước Việt Nam vào năm 1972, trước khi Việt Nam hoàn toàn độc lập. 19
- Phân tích cuộc khủng hoảng truyền thông của nguyên Thủ tưởng Áo Sebastian Kurz
+ Từ góc độ thực tiễn: Ngày 9/10/2021 Thủ tướng Sebastian Kurz lần thứ 2 từ
chức, nói chính xác là chuyển sang vị trí tương đương – đứng đầu Đảng Nhân Dân
(OVP) trong Quốc hội. (Lùi sang một bên để giữ ổn định chính trị trong lúc Ekip
của ông bị nghi ngờ sử dụng ngân sách của Bộ Tài chính để chi trả cho cuộc thăm
dò dư luận xã hội có lợi cho hình ảnh của ông)
+ Từ góc độ của Báo chí – truyền thông: Lịch sử nghiên cứu truyền thông, truyền
thông đại chúng cho thấy, cuộc điều tra công chúng định lượng đầu tiên trên thế
giới, do 4 ông tổ của ngành nghiên cứu lịch sử truyền thông, truyền thông đại
chúng thực hiện, trong đó, có nhà xã hội học Paul Lazarsfed – người Mỹ gốc Áo
(Do Thái). Người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Ứng dụng của Đại học
Columbia, USA. Cuộc điều tra công chúng/thăm dò dư luận xã hội này nhằm vận
động tranh cử cho Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt.
Công trình này cũng đã sử dụng ngân sách. Nó đặt nền móng cho việc điều tra
công chúng/thăm dò dư luận xã hội định lượng đầu tiên trên thế giới phục vụ cho
chính trị (trừ công trình của Paul Lazarsfeld được thực hiện đầu tiên tại Vienna)… 20
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ SẢN PHẨM THU HOẠCH SAU THỰC TẾ CHÍNH TRỊ 2.1. Bài học kinh nghiệm
Thực tế chính trị - xã hội là một môn học đặc biệt giúp sinh viên có nhiều cơ hội
tiếp xúc với thực tế từ đó xây dựng nền tảng tri thức và trải nghiệm để phục vụ cho
nghề nghiệp. Sau môn học này, đặc biệt qua buổi chia sẻ với nhà báo Nguyễn Thị
Bích Yến - sứ giả truyền thông Áo - Việt, bản thân em rút ra được nhiều bài học về
công việc và thực tiễn.
Có thể thấy, môi trường báo chí luôn đòi hỏi phóng viên, nhà báo phải nỗ lực và
cạnh tranh. Đặc biệt, đối với các phóng viên thường trú ở nước ngoài, việc tác
nghiệp của họ còn khó khăn hơn nhiều. Có thể kể ra đây một số vấn đề như: Phải
tìm cách học hỏi, thích nghi, hòa nhập với phong tục tập quán, môi trường khí hậu,
văn hóa, chính trị... ở nước sở tại; Phải học cách giữ vững thái độ khách quan,
trung lập, chuyên nghiệp nhất kể cả khi bị đặt vào thế so sánh giữa lợi ích quốc gia,
dân tộc mình với các nước khác; Tác nghiệp trong sự cạnh tranh với các đồng
nghiệp mà đất nước của họ đang có mâu thuẫn với đất nước mình, cũng là một vấn đề đáng lưu ý…
Chính vì vậy, việc hết sức bình tĩnh và khéo léo là một điều cần thiết ở mỗi nhà
báo, phóng viên. Ví dụ, nếu một nhóm công chúng, chính trị gia, nguyên thủ hay
đồng nghiệp quốc tế mà có ấn tượng xấu với một nhà báo của quốc gia nào đó thì
chưa hẳn họ còn giữ được ấn tượng tốt đẹp về đất nước của nhà báo đó. Vì lẽ đó,
mỗi nhà báo, phóng viên phải luôn suy nghĩ và hành động sao cho giữ mình "phương diện quốc gia".
Tiếp đến, mỗi phóng viên thường trú tại nước ngoài cần phải nhanh nhạy cập nhật,
nắm bắt kịp thời tình hình, xu hướng chính trị, xã hội hay lĩnh vực cụ thể mà mình
quan tâm. Ngoài ra, phải dũng cảm trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn
đề "nóng" của quốc tế, hay vấn đề có liên quan trực tiếp đến đất nước của mình
(như vấn đề Biển Đông, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, Xây dựng nhà máy điện hạt
nhân, Chiến tranh...); trực tiếp phản biện, chất vấn các lãnh đạo, chính khách,
nguyên thủ trên thế giới về những vấn đề quan trọng…
Ngoài ra, trên thực tế hoạt động học tập, kinh nghiệm khi đi thực tế sẽ khuấy động
những câu hỏi trong đầu sinh viên và dẫn đến học tập tích cực. Tâm lý chung của
sinh viên là ngại hỏi, sợ hỏi khi tiếp xúc với những người có địa vị, có kinh nghiệm
lâu năm vì lo rằng những câu hỏi của mình không xứng tầm với vốn kiến thức của
họ. Vậy nên, khi đi thực tế hãy chuẩn bị câu hỏi chu đáo, cẩn thận, có sự tìm hiểu