-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội khu du lịch sinh thái đầm Vân Long và đền thờ Vua Đinh, Vua Lê | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thực tế chính trị - xã hội là một môn học trong chương trình giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là một hoạt động có tính thực tiễn cao, nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về thực trạng tình hình văn hóa, chính trị, xã hội của một địa phương cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội khu du lịch sinh thái đầm Vân Long và đền thờ Vua Đinh, Vua Lê | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thực tế chính trị - xã hội là một môn học trong chương trình giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là một hoạt động có tính thực tiễn cao, nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về thực trạng tình hình văn hóa, chính trị, xã hội của một địa phương cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ----------
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
MÔN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Hồng Hoa ThS. Trần Thị Mai Dung
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Khánh Huyền Mã số sinh viên : 2058010026 Lớp, Khóa : Biên tập xuất bản K40 Hà Nội, 12/2022
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ----------
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
MÔN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Hồng Hoa ThS. Trần Thị Mai Dung
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Khánh Huyền
Mã số sinh viên : 2058010026 Lớp, Khóa : Biên tập xuất bản K40 Hà Nội, 12/2022 LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế chính trị - xã hội là một môn học trong chương trình giảng dạy
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là một hoạt động có tính thực tiễn
cao, nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về thực trạng tình hình văn hóa, chính trị, xã
hội của một địa phương cụ thể. Từ đó, sinh viên rút ra được cái nhìn tổng quan
nhất và áp dụng những kiến thức thu được vào quá trình học tập và trau dồi kĩ
năng chuyên môn nghề nghiệp.
Hiểu được sự cần thiết đó, Khoa Xuất Bản - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã tổ chức chuyến đi thực tế - chính trị dài 2 ngày 1 đêm tới Ninh Bình -
một địa điểm có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và gắn liền với nhiều sự
kiện lịch sử. Chuyến đi có sự tham gia đầy đủ của các bạn sinh viên K40 thuộc
hai lớp Biên tập xuất bản và Xuất bản điện tử. Dưới sự dẫn dắt của Ths. Trần
Thị Mai Dung và TS. Trần Thị Hồng Hoa, chúng em đã có cơ hội tham quan
tìm hiểu khu du lịch sinh thái đầm Vân Long và đền thờ Vua Đinh, Vua Lê.
Thông qua chuyến đi, chúng em đã thu được rất nhiều kiến thức lý thú và
bổ ích, hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và xã hội của mảnh đất Ninh Bình. NỘI DUNG
PHẦN 1: THÔNG TIN THU THẬP SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu Đầm Vân Long
1.1. Vị trí địa lý
Đầm Vân Long thuộc địa phận xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình, Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, mất 2 tiếng đồng hồ để di chuyển.
1.2. Lịch sử hình thành
Đầm Vân Long không phải đầm tự nhiên mà được hình thành từ việc đắp
tuyến đê dài hơn 30km phía tả ngạn sông Đáy nhằm ngăn lụt lội. Từ đó biến
Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng mênh mông, có những đảo đá, hang động tuyệt đẹp.
1.3. Đặc điểm tự nhiên và văn hóa
Với diện tích 2.643ha, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long là
một trong những khu rừng ngập nước lớn nhất đồng Bắc bộ, là nơi cư trú của
hàng nghìn động, thực vật, thuỷ sinh lưu trú, sinh trưởng bên vách núi, trên bờ hoặc dưới nước.
Hình 1. Đầm Vân Long
Theo khảo sát, hiện Vân Long có tới 457 loại thực vật bậc cao, trong số
này đã có 8 loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như lát hoa, tuế lá rộng, sắng,
bách bộ, cốt toái bồi, mã tiền hoa tán.
Trong số 39 loài động vật ở Vân Long, có nhiều loài quý hiếm như voọc
quần đùi trắng, gấu ngựa, sơn dương, cu ly lớn, cầy vằn, báo gấm, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai.
Riêng bò sát có tới 9 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như trăn đất,
kỳ đà hoa, rắn hổ chúa, tắc kè, rắn ráo trâu, rắn hổ mang, rắn cạp nong. Đặc
biệt, ở đây vẫn còn loài cà cuống - một loài côn trùng quý hiếm gần như đã
tuyệt chủng ở Việt Nam. Bởi vậy, Vân Long thu hút khách du lịch không chỉ
đến tham quan mà còn để nghiên cứu.
Ngoài ra, nằm kề khu bảo tồn Vân Long còn có khu dịch vụ du lịch Vân
Long được kết hợp hài hoà giữa các kiểu kiến trúc phương Tây hiện đại với kiểu
kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc của cố đô Huế tạo nên một quần thể kiến trúc ấn tượng.
Đây là nơi dừng chân nghỉ ngơi, giải trí lý tưởng đối với du khách yêu
thích thiên nhiên kỳ thú hoang sơ của khu bảo tồn ngập nước Vân Long.
Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, năm 2007, đã có hơn
45.000 khách du lịch đến tham quan tại Vân Long, trong đó khách quốc tế
khoảng 40.000 người. Quý I/2008, Vân Long đã thu hút khoảng 10.000 du khách quốc tế.
Nhờ phát triển du lịch, bộ mặt vùng thôn ở đây đã có nhiều thay đổi;
đường giao thông, trường học, các làng nghề được nâng cấp và mở rộng, nhiều
khách sạn, khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng.
Đầm Vân Long hiện được giới du lịch miền Bắc đánh giá là một tuyến
điểm du lịch sinh thái đặc sắc hấp dẫn du khách đến từ Pháp, Hàn Quốc, Nhật
Bản và được tỉnh Ninh Bình chọn là một khu du lịch lớn trong quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch đến năm 2010 của địa phương.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Đền vua Đinh - vua Lê 2.1. Đền vua Đinh
2.1.1. Vị trí địa lý đền vua Đinh
Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích.
2.1.2. Lịch sử hình thành
Tương truyền lại, vua cùng với con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại
vào năm 979, theo nghi lễ triều đình đã tấn phong thuỵ hiệu, mỹ tự, lập đền thờ
cúng ngay tại quê nhà. Do Đó, đền đã được khởi lập từ xa xưa. Hiện nay, phần
còn lại của đền mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Trên đất quê hương ông hiện nay vẫn còn rất nhiều truyền thuyết, địa
danh liên quan tới thời ấu thơ của của Đinh Tiên Hoàng cũng như Nguyễn Bặc,
Đinh Điền, những vị danh tướng cùng quê Đại Hữu với vua Đinh Tiên Hoàng.
2.1.3. Đặc điểm kiến trúc
Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, quay về hướng Đông.
Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có
lăng mộ vua Đinh. Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục
thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình
xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong.
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn quan là ba gian lợp ngói, Trên vòm
cửa cong có hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che tám mái.
Mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua
Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang
trí của Nghi môn nội giống như Nghi môn ngoại.
Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa
Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có
một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con
nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Hình 2. Đền vua Đinh
Đền vua Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong
nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian thế kỷ 17; là công trình nghệ thuật đặc sắc
với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ
Đại Việt quốc, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
2.2. Đền vua Lê Đại Hành
2.2.1. Vị trí địa lý
Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, thuộc
quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét.
2.2.2. Đặc điểm kiến trúc
Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, nhưng có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh.
Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) 3 gian là đường chính đạo lát gạch. Bên
trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào
đền. Bên phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" với gốc cây
duối tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái là hòn non bộ có dáng "voi
quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".
Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, hai bên có hai vườn hoa, tiếp đó là
hai dãy Nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên
trái là hòn non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá. 2.3. Văn hóa
Lệ hội đền vua Đinh là một trong những lễ hội đặc sắc, có giá trị văn hóa
tâm linh sâu sắc. Cứ đến ngày 8 tháng 3 Âm Lịch hằng năm, khách tứ phương
lại đổ về để viếng đền. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8-10 tháng 3.
Lễ hội Đền vua Đinh, Đền vua Lê (Lễ hội Trường Yên) được tổ chức
hằng năm tại Cố đô Hoa Lư (thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình), nơi tọa lạc của hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại
Hành, cùng các nhân vật lịch sử có liên quan đến hai triều đại Đinh - Tiền Lê.
Tương truyền, sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long,
nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ trên nền móng cũ của cung điện để
tưởng nhớ công đức của hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội
Trường Yên được cộng đồng dân cư nơi đây tổ chức cũng nhằm mục đích ghi
nhận những công lao to lớn của vua Đinh, vua Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của lễ hội, Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Đền vua Đinh, Đền vua
Lê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.
PHẦN 2: CẢM NHẬN VỀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM ĐÃ ĐẾN
1. Hình thức và nội dung trải nghiệm
Sáng ngày 25/11/2022, hai lớp Biên tập xuất bản K40 và Xuất bản điện tử
K40 thuộc Khoa Xuất Bản, Học đã có chuyến đi thực tế chính trị - xã hội tại
Ninh Bình. Chuyến xe khởi hành lúc 7h30 phút sáng, sau gần 3 tiếng di
chuyển, chúng em đã có mặt tại địa điểm thực tế.
Hình 4. Sinh viên Khoa xuất bản K40
Điểm đến đầu tiên của chuyến đi thực tế là Đầm Vân Long, khu bảo tồn
thiên nhiên đồ sộ của Ninh Bình. Nơi đây được mệnh danh là vịnh Hạ Long
trên cạn bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Ngay khi còn ngồi trên
xe, em đã bị choáng ngợp bởi những ngọn núi nối tiếp nhau san sát, xen kẽ là
những hồ nước trong vắt nhìn thấy tận đáy. Điểm xuyết cho cảnh sắc tuyệt
mỹ đó là những bông hoa súng hồng tươi đang nở rộ như một lời chào đón.
Thời tiết mát mẻ, quang đãng sau cơn mưa đầu mùa càng khiến cho khung
cảnh thiên nhiên thêm lay động lòng người. Hòa lẫn với không khí, em cảm
nhận được hương đất, hương bùn, hương sắc lộng lẫy của hoa cỏ. Tất cả mọi
thứ như hòa quyện vào nhau kích thích trí tò mò, khám phá và cảm giác háo hức của chúng em.
Bước xuống xe ngắm nhìn đầm Vân Long mênh mông hùng vĩ, trước mắt
em mở ra một không gian vô tận với núi non, sông nước. Những chiếc thuyền
nhẹ nhàng trôi lững lờ, uyển chuyển trên dòng nước trong xanh. Những ngọn
núi lấp ló sau tầng sương mù. Đâu đó, những cánh cò trắng bất chợt bay qua.
Cùng với người bạn của mình, em bắt đầu khám phá đầm Vân Long trên
một con thuyền nhỏ. Con thuyền trôi nhẹ nhàng theo dòng nước trong vắt, len
qua những khóm rêu, những ngọn núi. Xuôi theo sự điều khiển nhịp nhàng
của bác lái, con thuyền dần đi sâu vào khu vực đầm. Càng đi vào sâu hơn,
cảnh quan của đầm Vân Long càng hiện lên ấn tượng.
Đến với đầm Vân Long, em được tham quan những hang động nổi tiếng
và tận mắt chứng nhìn thấy những loài động vật quý hiếm. Bác lái thuyền
thân thiện, nhiệt tình giới thiệu về các ngọn núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi
Hòm Sách, núi Đá bàn, núi Nghiên,...Không chỉ vậy, bác còn tận tình giải
thích quá trình hình thành nên những hang động đá vôi thiên nhiên. Khi đi
ngang qua núi Mèo Cào, bác lái thuyền chỉ cho chúng em một chú voọc
mông trắng đang ngồi trên cây. Đây là một trong những loài động vật quý
hiếm mà đầm Vân Long đang bảo tổn.
Hình 5,6. Ngồi thuyền khám phá đầm Vân Long
Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ giữa
mênh mông sông nước, thời gian như
trôi chậm lại, lững lờ theo dòng chảy
của những gợn sóng. Phóng tầm mắt
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước,
hít một hơi thật sâu bầu không khí
trong lành, mọi mệt mỏi và căng
thẳng trước đó của em đều tan biến.
Dường như đứng trước thiên nhiên,
tâm trạng và tinh thần của ai cũng đều trở nên thư thái, sảng khoái và vui vẻ hơn.
Sau khi trải nghiệm quang cảnh hùng vĩ của đầm Vân Long, chúng em
tiếp tục chuyến xe tới địa điểm ăn trưa. Tại đây, chúng em được thưởng thức
những món ăn đặc sản của Ninh Bình như dê núi, cơm cháy. Quả thực, hương
vị đặc trưng của các món ăn nơi đây không thể lẫn với nơi nào khác. Thịt dê
thơm, béo cuốn cùng các loại rau, củ tươi xanh tạo nên một hương vị thật khó
quên. Cơm cháy Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng vì độ giòn cùng sốt ăn kèm
được nấu đặc biệt đưa miệng. Quả thật, chỉ có khi đến Ninh Bình, trực tiếp
thưởng thức những món đặc sản nơi đây thì mới có thể hiểu rõ tại sao chúng
tại nổi tiếng đến vậy.
Sau khi nghỉ ngơi tại khách sạn, buổi chiều, chúng em tiếp tục chuyến đi
thực tế tại địa điểm là cố đô Hoa Lư. Thời tiết bắt đầu đổ mưa, sương mù bao
phủ Tràng An và cố đô khiến chuyến đi càng thêm kỳ thú. Từ xa, cố đô Hoa
Lư đã hiện lên với đầy vẻ cổ kính và trang nghiêm.
Anh hướng dẫn viên du lịch đã tận tình dẫn dắt và thuyết minh chi tiết về
cuộc đời và những sự kiện quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ
quốc của hai vị vua là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Chúng em được
tham quan và tìm hiểu những địa điểm và hiện vật gắn liền với các dấu mốc lịch sử.
Chúng em được tìm hiểu quá trình lên ngôi của vua Đinh, những cống
hiến, đóng góp của ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu
chuyện về cuộc đời ông đã thể hiện tài năng và tấm lòng vì dân vì nước của
một người con đất Việt. Em cảm thấy thật ngưỡng mộ, tự hào và biết ơn con
người kiệt suất như ông.
Điểm đến tiếp theo của chuyến tham quan là đền vua Lê. Chúng em chìm
đắm trong không gian xưa cũ với những hiện vật mang đậm dấu ấn lịch sử.
Bằng giọng thuyết minh lôi cuốn, anh hướng dẫn viên đã kể cho chúng em
nghe những câu chuyện li kỳ xoay quanh cuộc đời của vua Lê Đại Hành. Qua
những câu chuyện và hiện vật lịch sử, em càng hiểu rõ hơn về văn hóa và xã
hội thời xưa. Truyền thống văn hóa của nước ta đã được gây dựng và giữ gìn
qua nhiều thế hệ. Và chúng em chính là thế hệ tiếp theo tiếp nối những thành quả đó.
Hình 7,8. Tham quan đền vua Đinh, vua Lê
Kết thúc buổi tham quan khi người đã thấm mệt, chúng em trở lại khách
sạn nghỉ ngơi và chuẩn bị các chương trình tiếp theo diễn ra vào buổi tối.
Chúng em được dùng bữa tại một nhà dân dã nhưng cũng hết sức tiện nghi.
Tại đây, chúng em tiếp tục được thưởng thức những món ăn ngon miệng
mang đậm dấu ấn của Ninh Bình: canh xương dê hầm, cháo thịt dê,...Nhà
hàng có sân khấu khá rộng đã tạo điều kiện để hai lớp có thể tổ chức chương trình giao lưu.
Với sự dẫn dắt của các MC tài năng đến từ hai lớp, cuộc thi Miss Xuba
2022 đã lần đầu tiên được tổ chức. Cuộc thi nhận được sự ủng hộ và cổ vũ
nhiệt tình của các khán giả là các bạn sinh viên hai lớp và cả những người
dân địa phương, thực khách khác có mặt trong nhà hàng. Các thí sinh đã thể
hiện được tài năng thông qua các vòng thi hô tên, ứng xử hết sức dí dỏm và
vui nhộn. Bằng sự công tâm, khách quan, hai giám khảo khó tính đã chọn ra
được chủ nhân của chiếc vương miện hoa hậu. Hình 9. Cuộc thi Miss Xuba
2. Hoạt động ấn tượng
Chuyến thực tế chính trị - xã hội tại Ninh Bình với nhiều hoạt động tham
quan bổ ích, lý thú đã để lại trong em những dấu ấn khó quên. Tuy nhiên,
hoạt động mà em ấn tượng nhất trong suốt chuyến đi đó là chương trình giao
lưu giữa hai lớp Biên tập xuất bản K40 và Xuất bản điện tử K40.
Mặc dù chúng em đã có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động chung
với nhau, tuy nhiên cá nhân em - một thành viên của lớp Biên tập xuất bản
K40 chưa có nhiều dịp tiếp xúc, nói chuyện và trao đổi với toàn thể các bạn
lớp Xuất bản điện tử. Đây chính là cơ hội hiếm có để không chỉ em mà toàn
thể các bạn sinh viên hai lớp có thời gian nhiều hơn để trò chuyện và kết thân với nhau.
Với em, những bạn cùng tham gia chuyến đi thực tế - chính trị không chỉ
là những người bạn thân trong cuộc sống mà còn có thể là những đồng
nghiệp của nhau trong tương lai. Chúng em đều mang trong mình niềm đam
mê và tình yêu với xuất bản. Vì vậy, khi tiếp xúc với các bạn cùng trong
khoa, em đã có nhiều hơn những trao đổi với các bạn về định hướng nghề
nghiệp, học hỏi các bạn các kinh nghiệm, kỹ năng liên quan tới xuất bản điện tử.
Một trong số những điều tuyệt vời và quý giá nhất em nhận được sau
chuyến đi là những mối quan hệ mới. Em có thêm những người bạn cùng
chung đam mê, sở thích; có thêm những kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi.
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MÔN HỌC 1. Ưu điểm
Chuyến đi thực tế chính trị - xã hội tại Ninh Bình đã mang lại cho em
nhiều trải nghiệm và kiến thức hữu ích. Em hiểu hơn về lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Em cũng hiểu rõ hơn tình hình thực tế chính trị - xã
hội tại Ninh Bình. Chắc chắn rằng, những kiến thức này sẽ giúp em rất nhiều
trong công tác làm biên tập.
Ngoài ra, em đã nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm thông qua các
hoạt động trải nghiệm cùng những người bạn của mình. Chúng em có thời
gian sinh hoạt cùng nhau và hiểu nhau hơn. Điều này là rất cần thiết để chúng
em có thể phối hợp với nhau trong học tập và cả công việc sau này.
2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những trải nghiệm ấn tượng, em nhận thấy chuyến đi thực tế
chính trị - xã hội tại Ninh Bình vừa qua còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, số lượng địa điểm tham quan du lịch còn hạn chế. Vì thời gian
kinh phí có giới hạn nên chuyến đi lần này, em chưa được tham quan hết các địa
điểm nổi tiếng của Ninh Bình. Ngoài ra, điều kiện thời tiết không tốt cũng đã
khiến cho quá trình tham quan tìm hiểu không được trọn vẹn
Thứ hai, trong số các địa điểm tham quan, chưa có địa điểm nào thể hiện
được thực trạng công tác biên tập, xuất bản tại địa phương.
Thứ ba, trong một vài điểm đến, anh hướng dẫn viên du lịch chưa có sự
thuyết minh kịp thời để em hiểu rõ về những hiện vật trưng bày cũng như đặc
điểm văn hóa, xã hội của địa điểm đó. 3. Đề xuất
Để môn học thực tế chính trị - xã hội ngày càng đạt hiệu quả cao, em đưa
ra một số đề xuất như sau với môn học:
Đầu tiên, trong những chuyến đi sau này, em mong những địa điểm tham
quan sẽ được tăng lên để em có thể có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình chính
trị xã hội tại địa phương đồng thời có nhiều cơ hội tiếp xúc với người dân bản địa.
Tiếp đến, trong lịch trình tham quan nên bổ sung thêm điểm đến là các
nhà xuất bản, nhà sách tại địa phương hoặc các cơ quan quản lý xuất bản. Như
vậy, hiệu quả của môn học sẽ được tăng cao hơn.
Cuối cùng, em mong muốn sẽ có thời gian để các giảng viên hướng dẫn
cùng sinh viên trao đổi với nhau nhiều hơn về môn học. Điều này sẽ giúp cho
em có cách tiếp cận môn học hiệu quả hơn. KẾT LUẬN
Sau chuyến đi thực tế chính trị 2 ngày một đêm tại Ninh Bình, em đã có
cơ hội khám phá nhiều địa danh nổi tiếng và thưởng thức những đặc sản độc
đáo tại nơi đây. Chuyến đi đã cho em nhiều kiến thức bổ ích và kỷ niệm khó
quên. Chắc chắn rằng, đây sẽ là một trong những dấu ấn nổi bật nhất trong
quãng đời sinh viên của em.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Trần Thị Mai Dung và TS.
Trần Thị Hồng Hoa đã đồng hành cũng chúng em trong chuyến đi. Em cũng xin
bày tỏ sự biết ơn với Ban giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói
chung và thầy/cô Khoa Xuất bản nói riêng đã tạo điều kiện cho chúng em được
tham gia chuyến đi bổ ích khám phá những kiến thức mới về lịch sử, chính trị, văn hóa – xã hội!