-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tại báo Kinh tế và Đô thị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nằm trong chương trình học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có đưa vào môn học Thực tế chính trị - xã hội cho sinh viên chúng em. Với mục tiêu giúp sinh viên nghiên cứu, tìm tòi, nắm bắt thực tiễn đời sống chính trị - xã hội của địa phương trên các lĩnh vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 81 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tại báo Kinh tế và Đô thị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nằm trong chương trình học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có đưa vào môn học Thực tế chính trị - xã hội cho sinh viên chúng em. Với mục tiêu giúp sinh viên nghiên cứu, tìm tòi, nắm bắt thực tiễn đời sống chính trị - xã hội của địa phương trên các lĩnh vực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 81 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN
MÔN HỌC: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Họ và tên : Vũ Thị Anh Thư
Mã sinh viên : 2356020048 Lớp : Báo In K43
Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Nhã Hà Nội - 2024 Mục lục LỜI CẢM ƠN
Nằm trong chương trình học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có đưa
vào môn học Thực tế chính trị - xã hội cho sinh viên chúng em. Với mục tiêu
giúp sinh viên nghiên cứu, tìm tòi, nắm bắt thực tiễn đời sống chính trị - xã hội
của địa phương trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, an
ninh, quốc phòng,…. Bên cạnh đó tìm hiểu thực tế các hoạt động chính trị, quản
lý thông tin để giúp đỡ sinh viên trong hoạt động nghiệp vụ báo chí- truyền
thông đạt được một cách hiệu quả và bước đầu thực hiện các phương pháp thu
thâp, xử lý thông tin trong hoạt động chính trị. Lớp Báo In K43 chúng em đã có
cơ hội được đi trải nghiệm thực tế tại Báo Kinh tế & Đô thị và mảnh đất Mê
Linh, Hà Nội vào ngày 27/11 và 29/11. Thông qua chuyến đi thực tế này, sinh
viên chúng em đã tích luỹ được cho riêng mình những kiến thức thực tế bổ ích
và có được cơ hội quý giá để khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn tại cơ sở địa phương này.
Và em muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô đã tận tình
tham gia hướng dẫn chuyến đi thực tế này. Thầy, cô đồng hành cùng lớp Báo in
trong chuyến đi là TS Lê Thị Nhã- GV Viện Báo chí Truyền thông, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, TS Lương Thị Phương Diệp- GV Viện Báo chí
Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Nguyễn Thị Huyền - GV
Viện Báo chí Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cảm ơn các
thầy, cô và Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cho sinh viên có
cơ hội được gặp gỡ, trao đổi, học hỏi với các cơ quan báo chí- truyền thông và
ban lãnh đạo huyện uỷ Mê Linh. Một lần nữa em xin cảm ơn Học viện Báo chí
và Tuyên truyền vì trải nghiệm quý giá này. NỘI DUNG
PHẦN 1 : THỰC TẾ TẠI BÁO KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ A. GIỚI THIỆU
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
Ngày 1-1-1999, Báo Kinh tế & Đô thị, cơ quan của UBND thành phố Hà Nội
phát hành số báo đầu tiên. Từ buổi ban đầu chỉ có 1 tờ báo in, rồi 2 ấn phẩm báo
in và báo điện tử, đến nay Kinh tế & Đô thị đã trở thành cơ quan báo chí đa phương tiê n
n với hệ sinh thái đa dạng các ấn phẩm như: Báo in; ấn phẩm in Pháp
luật và Xã hội; Kinh tế & Đô thị điện tử; chuyên trang điện tử Hanoitimes -
Kênh thông tin đối ngoại chủ lực của thành phố Hà Nội; chuyên trang Tiêu
dùng; chuyên trang An toàn giao thông Hà Nội; chuyên trang điện tử Pháp luật
và Xã hội, chuyên trang Thị trường tài chính, chuyên trang Diễn đàn đô thị…
Hiện nay Báo Kinh tế & Đô thị có 9 ấn phẩm bao gồm 2 ấn phẩm báo in và 7 ấn
phẩm báo điện tử chưa kể các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facbook,
Zalo,... Những ngày đầu thành lập, từ chỗ chỉ có 31 nhân sự, đến nay đội ngũ
người lao động của Báo sau sát nhập có hơn 180 cán bộ phóng viên và gồm 5
văn phòng đại diện. Về hoạt động của báo, bao gồm nhiều chuyên trang và mỗi
chuyên trang có một tôn chỉ hoạt động của riêng mình và nghiêm chỉnh thực
hiện theo đúng tôn chỉ, về nội dung hoạt động chính của báo là hai nội dung lớn
liên quan đến các vấn đề kinh tế và đô thị
Một dấu mốc quan trọng là ngày 16-8-2023, UBND thành phố Hà Nội đã phê
duyệt Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, số lượng người làm
việc của Báo Kinh tế & Đô thị, giai đoạn 2023-2025. Trên cơ sở đó, Ban Biên
tập đã thành lập thêm hai đơn vị mới là Ban Thông tin đối ngoại và Phòng Công
nghệ thông tin - chuyển đổi số.
Trong những năm qua, với chức năng là cơ quan ngôn luận của chính quyền TP
Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã thực sự gắn với cơ sở, trở thành diễn đàn của
Nhân dân, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Báo đã đưa tiếng
nói của Nhân dân đến với chính quyền địa phương, góp phần thực hiện dân chủ
hóa đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận trong xã hội và niềm tin của Nhân dân
Thủ đô trong thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Có thể khẳng định, trong thời gian
qua, với trách nhiệm của mình, Báo Kinh tế & Đô thị đã có những cách làm
riêng để sáng tạo các tác phẩm báo chí có chất lượng cao, góp phần đưa Nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền từ TP đến cơ
sở với người dân. Đặc biệt là những vấn đề gắn bó mật thiết với đời sống dân
sinh để những chính sách được thực thi tốt hơn trong đời sống thực tiễn cơ sở.
Hiện nay, với cơ cấu, bộ máy 12 phòng, ban, Báo Kinh tế & Đô thị đã bắt kịp
xu thế chung của dòng chảy thông tin đa dạng và phong phú, định hình những
phương thức quản trị mới khi áp dụng công nghệ hiện đại vào điều hành, hoạt
động quản lý, tác nghiệp, xuất bản các ấn phẩm phù hợp với sự phát triển của
công nghệ và xu hướng hội tụ, đa nền tảng.
Sáng 17/10/2024, Báo Kinh tế & Đô thị chính thức ra mắt tòa soạn hội tụ và hệ
sinh thái số. Đây không chỉ là một bước đột phá về mặt công nghệ, mà còn
nhằm nâng cao chất lượng nội dung, qua đó mang lại sự trải nghiệm tốt hơn cho
độc giả. Tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số báo Kinh tế & Đô thị không chỉ đơn
thuần là sự kết hợp nhiều kênh xuất bản và phân phối thông tin, mà là một hệ
sinh thái thông minh và linh hoạt, giúp báo Kinh tế & Đô thị đạt được hiệu quả
cao nhất về kinh tế báo chí trong thời đại công nghệ số. Ứng dụng AI, báo chí
dữ liệu và các công cụ quản lý hiện đại vừa giúp tối ưu hóa quy trình làm việc,
vừa giúp tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng và phong phú của độc giả.
Và thật đáng tự hào trong suốt gần 26 năm hoạt động, Báo Kinh tế & Đô thị đã
gặt hái được một số thành tựu đáng nhớ có thể kể đến như, hệ sinh thái của báo
với lượng bạn đọc khoảng 15 triệu lượt đọc trên 1 tháng với sự nỗ lực quyết
tâm đã nâng thứ hạng của Kinh tế & Đô thị lên vị trí 35 tờ báo điê n n tử có lượng người truy câ n p nhiều nhất tại Viê n
t Nam, ngoài ra Báo còn vinh dự đón nhận
Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng,.... Trải qua gần
26 năm xây dựng và trưởng thành, và 10 năm chuyên trang Hanoitimes được
Thành phố Hà Nội chọn là Kênh thông tin đối ngoại chủ lực của Thành phố, với
sự đoàn kết và quyết tâm không ngừng đổi mới, Báo Kinh tế & Đô thị đã phát
triển ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, khẳng định vị thế là một trong những
cơ quan báo chí chủ lực của Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BÁO KT& ĐT
Trước hết về nguyên tắc hoạt động của Báo KT & ĐT. Báo Kinh tế & Đô thị
làm việc theo cơ chế Thủ trưởng là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá
nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình
quản lý. Ban Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị làm việc theo chế độ kết hợp trách
nhiệm của tập thể với việc đề cao trách nhiệm cá nhân của Tổng Biên tập, Phó
Tổng Biên tập, lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng, ban chuyên môn. Mọi hoạt
động của Ban Biên tập phải tuân thủ các quy định của Đảng và pháp luật, chịu
sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và UBND thành phố Hà
Nội, bảo đảm tập trung dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của từng cá nhân.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy Báo Kinh tế & Đô thị gồm có Ban Biên tập và 12
phòng, ban chuyên môn ( đơn vị trực thuộc ). Ban Biên tập gồm Tổng Biên tập
và không quá 3 Phó Tổng Biên tập.
Hiện nay đồng chí Nguyễn Thành Lợi, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập báo Kinh
tế & Đô thị, và đồng chí Nguyễn Anh Đức đang giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập
Báo Kinh tế & Đô thị. Ông Nguyễn Anh Đức đảm nhiệm giúp Tổng Biên tập
Báo Kinh tế & Đô thị điều hành, chỉ đạo các phòng Ban chuyên môn, lĩnh vực:
Ban Báo Điện tử, Ban Thông tin Đối ngoại, Ban các văn phòng Đại diện và
Phóng viên Thường trú, chuyên trang Tiêu dùng, chuyên trang hanoitimes,... và
tham mưu cho Tổng Biên tập các vấn đề quan trọng khác của Báo.
Đối với phòng, ban chuyên môn ( đơn vị trực thuộc ) gồm: 1. Văn phòng 2. Ban Báo điện tử 3. Ban Tòa soạn
4. Ban Thời sự- Chính trị 5. Ban Kinh tế 6. Ban Đô thị
7. Ban Văn hóa và đời sống
8. Ban Pháp luật và xã hội
9. Ban Thông tin Đối ngoại
10. Ban các Văn phòng đại diện và Phóng viên thường trú 11. Trung tâm Truyền thông
12. Phòng Công nghệ Thông tin- Chuyển đổi số
Về trách nhiệm của Tổng Biên tập: TBT phải chịu trách nhiệm toàn diện mọi
hoạt động của cơ quan theo Hiến pháp, pháp luật và các Quy định của cơ quan
chủ quản, lãnh đạo công tác của Ban Biên tập, các thành viên Ban Biên tập, các
Trưởng, Phó phòng, ban chuyên môn trực thuộc. Tổng Biên tập là chủ tài
khoản, người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng số
tiền trên tài khoản của Báo.
Về trách nhiệm của cấp trưởng các phòng, ban chuyên môn: Cấp trưởng các
phòng, ban chuyên môn chịu trách nhiệm trước Ban Biên tập, Tổng Biên tập,
Phó Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của phòng, ban chuyên môn mình được giao và những công việc
được phân cấp, ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách
nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí gây thiệt hại trong phòng,
ban chuyên môn mình quản lý.
3. QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT BÁO KINH TẾ & ĐÔ THỊ
Báo Kinh tế và Đô thị là một tờ báo chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, phát
triển đô thị và các vấn đề xã hội liên quan. Quy trình tổ chức sản xuất của tờ báo
được thực hiện một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp
thông tin chính xác, kịp thời và hữu ích cho độc giả.
Sáng 17/10, Báo Kinh tế & Đô thị chính thức ra mắt tòa soạn hội tụ và hệ sinh
thái số. Đây không chỉ là bước đột phá về mặt công nghệ, mà còn đánh dấu sự
đổi mới mang tính chiến lược trong việc nâng cao chất lượng nội dung, sự trải
nghiệm của độc giả và tăng nguồn thu cho báo.
Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô
thị, tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số Báo Kinh tế & Đô thị không chỉ đơn thuần
là sự kết hợp nhiều kênh xuất bản và phân phối thông tin, mà là một hệ sinh thái
thông minh và linh hoạt, giúp báo đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế báo chí
trong thời đại công nghệ số.
Về bản chất, một nền tảng tòa soạn hội tụ sẽ là nơi “hội tụ” tất cả các công cụ,
các nền tảng, dữ liệu, quy trình nghiệp vụ, quản lý tổ chức của một cơ quan báo
chí. Từ đó, tối ưu hóa quy trình sản xuất nội dung, nâng cao hiệu quả hoạt động
tổ chức, tiết kiệm tối đa chi phí, nhân lực, có thể khái quát trên 4 phương diện
chính: Về quản lý nội dung (CMS); Về quy trình nghiệp vụ; Tích hợp trí tuệ
nhân tạo; Tích hợp dàn trang báo in chuyên nghiệp.
Tòa soạn hội tụ Báo Kinh tế & Đô thị sẽ xuất bản được đa nền tảng tích hợp các
loại hình báo chí như: Báo in, báo điện tử và chuyên trang điện tử có nhiều tính
năng công nghệ nổi bật để tối ưu hóa quy trình làm việc; cho phép phóng viên
và biên tập viên quản lý, chỉnh sửa, xuất bản nội dung trên cả báo in và báo điện
tử, chuyên trang điện tử, hệ sinh thái số (YouTube, Facebook, Twitter, Zalo…).
Ngoài ra, tòa soạn có thể tăng cường tương tác, nhận phản hồi trực tiếp từ bạn
đọc, qua đó liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng nội dung, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của công chúng báo chí.
Ứng dụng AI, báo chí dữ liệu và các công cụ quản lý hiện đại không chỉ giúp tối
ưu hóa quy trình làm việc mà còn giúp tạo ra những sản phẩm báo chí chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của độc giả. Hệ
thống tòa soạn hội tụ gồm nhiều tính năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Gợi ý
chủ đề viết bài bằng AI theo tôn chỉ mục đích của Báo Kinh tế & Đô thị; Trợ lý
ảo AI giúp phóng viên, biên tập viên tìm hiểu thông tin nhanh chóng; Tạo hình
ảnh minh họa bằng AI; Tóm tắt bài viết chuyển sang tin phát thanh bằng AI;
Phân tích xu hướng bạn đọc quan tâm trên báo chí và mạng xã hội bằng AI; Từ
khóa bằng AI; Tìm kiếm nhanh thông minh bằng AI.
Theo đó, mô hình tòa soạn hội tụ sẽ giúp cho báo tối ưu hóa quy trình sản xuất,
biên tập, và phân phối nội dung để phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin
của công chúng trong thời đại số, khai thác tối đa các nguồn lực hiện có, từ đó
tạo ra những sản phẩm báo chí đa phương tiện chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của bạn đọc trong kỷ nguyên số.
B. GẶP GỠ VÀ TRAO ĐỔI
Ngày 27/11/2024 sinh viên lớp Báo in K43 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi với ban lãnh đạo Báo Kinh tế & Đô thị. Đây
thực sự là cơ hội quý báu để sinh viên trải nghiệm, tích lũy những kiến thức
thực tế, hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn nữa về công việc của một nhà báo, biên tập viên, phóng viên,...
Trong buổi làm việc, sinh viên lớp Báo in được lắng nghe những thông tin khái
quát về tình hình hoạt động và hướng phát triển trong thời gian tới của Báo
Kinh tế & Đô thị. Lắng nghe quá trình hình thành phát triển, đôi nét về những
thành tựu của Báo, bản thân em thấy Báo KT & ĐT đã và đang làm rất tốt, rất
xuất sắc nhiệm vụ của mình- cơ quan ngôn luận của UBND Thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, chúng em có cơ hội được trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo, ban
chuyên môn Báo Kinh tế & Đô thị. Sinh viên có cơ hội được giải đáp những
thắc mắc liên quan đến toà soạn, được đối thoại trực tiếp. Thông qua buổi nói
chuyện em đã có được cái nhìn sâu sắc, bao quát nhất về toà soạn, ấn tượng nhất
là nội dung liên quan đến Toà soạn hội tụ được ra mắt vào ngày 17/10/2024. Sự
ra đời của Toà soạn hội tụ chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự nỗ lực không
ngừng nghỉ của Báo Kinh tế & Đô thị trong việc thích nghi với thời đại công nghệ.
Ngoài ra, toà soạn cũng tạo cơ hội cho tập thể lớp Báo in được đi trải nghiệm,
tham quan văn phòng làm việc của các phòng ban chuyên môn, tại đây chúng
em không chỉ được lắng nghe những kinh nghiệm làm nghề, quy trình sản xuất
các tác phẩm báo chí mà còn hiểu hơn về những khó khăn trong quá trình hoạt
động của các phòng ban chuyên môn. Và đặc biệt, chúng em được gặp gỡ, nói
chuyện cùng các anh chị trong toà soạn, nhờ có những lời chia sẻ của anh chị
niềm đam mê với nghề làm báo của những bạn trẻ như chúng em khát khao, sục sôi hơn rất nhiều.
PHẦN 2 : THỰC TẾ TẠI MÊ LINH
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÊ LINH
Lịch sử hình thành huyện Mê Linh trải qua nhiều giai đoạn phát triển và biến
đổi, để lại những dấu ấn lịch sử đáng quý trong lòng người dân. Trong quá khứ
xa xưa, Mê Linh tự hào là kinh đô của nước Lĩnh Nam, đồng hành cùng Hai Bà
Trưng phất cờ khởi nghĩa. Chính vì vậy, Mê Linh tượng trưng cho sự kiên
cường và độc lập của dân tộc.
Mê Linh cũng là một trong những nơi có vị thế địa lý quan trọng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế và văn hóa. Trước khi trở thành một phần
của Thủ đô Hà Nội, Mê Linh từng là một huyện nhỏ nơi cửa ngõ Thủ đô thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc. Cho đến năm 2008, Mê Linh mới chính thức được sát nhập vào
Hà Nội, mở ra một trang mới phát triển mạnh mẽ và kết nối tốt hơn tới các địa điểm lân cận.
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà
Nội 30km, Địa giới hành chính của huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phía Nam giáp huyện Đan Phương, thành phố Hà Nội.
+ Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Huyện Mê Linh có diện tích tự nhiên hơn 14.000 ha, dân số trên 26 vạn người;
18 xã, thị trấn, 99 thôn, tổ dân phố. Mê Linh có vị trí địa lý thuận lợi, gần sân
bay quốc tế Nội Bài, thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng.
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Thủy văn : Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú
(với tổng diện tích trên 200ha), có tác động lớn về mặt thủy lợi, tạo điều kiện
quan trọng cho giao lưu phát triển kinh tế của địa phương. Trong đó, lớn nhất là
sông Hồng - tuyến đường thủy nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19km, lưu lượng nước bình quân
đạt 3.860m3/s. Sông Cà Lồ là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sông Thái Bình,
chảy qua phía Bắc và Đông Bắc huyện Mê Linh, có chiều dài 8,6km; lòng sông
rộng trung bình 50-60cm, lưu lượng nước trung bình đạt 30m3/s, nhưng đóng vai
trò quan trọng trong việc tiêu úng mùa mưa.
- Khí hậu : Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn
mùa trong năm; phân biệt rõ 2 mùa: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, đặc
điểm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình đạt 27-290C. Mùa lạnh từ tháng 12 đến
tháng 3, đặc điểm mưa ít, nhiệt độ trung bình đạt 16-170C. Về cơ bản, khí hậu
của huyện Mê Linh tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, do hàng năm thường xuất hiện mưa bão tập trung làm rửa trôi đất
canh tác vùng phía Bắc, gây ngập úng cục bộ vùng phía Nam làm ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp
1.3 LỊCH SỬ- VĂN HÓA
Vùng đất đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ này vốn là nơi giao lưu kinh tế và văn
hóa của các vùng như: miền núi, trung du và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa
với các tỉnh lân cận nhất là với kinh đô Thăng Long, nên đã hội tụ ở đây một
nền văn hóa phong phú, đa dạng góp phần không nhỏ vào sự hình thành phát
triển của nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Trong đó, các di tích lịch sử - văn hóa
như một minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo tinh tế của người
Việt, đồng thời còn đánh dấu sự ra đời và phát triển của văn minh cộng đồng, làng xã Việt Nam.
Từ lâu trong tâm thức của người dân Mê Linh, các di tích lịch sử - văn hóa
chính là một phần linh hồn, một nét văn hóa đặc sắc của quê hương. Do vậy, nơi
đây đã lưu giữ được 161 di tích lịch sử văn hóa, có 78 di tích đã được xếp hạng,
trong đó 01 di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, 25 di tích cấp Quốc gia
và 51 di tích cấp tỉnh, thành phố. Nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Đền Hai
Bà Trưng, Đồi 79 Mùa xuân.
Huyện Mê Linh nằm trên vùng đất cổ, một vùng “địa linh- nhân kiệt”, quê
hương của Hai Bà Trưng - nơi mở đầu phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do
cho dân tộc. Bởi vậy, trên địa bàn huyện đã để lại những giá trị vật chất, tinh
thần to lớn. Qua bao thời gian, nhiều di sản văn hóa đã vĩnh hằng trong tiềm
thức của nhiều người và hiển hiện trước thiên nhiên đầy thử thách. 1.4 KINH TẾ
Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn, dân số hơn 24 vạn người, diện tích hơn
14.000ha. Ngay sau khi “về” với Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
huyện Mê Linh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố, sự
hỗ trợ có hiệu quả của các quận. Nhờ đó, đã tạo ra động lực để huyện Mê Linh
phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong
16 năm qua là kinh tế của huyện Mê Linh phát triển đồng bộ cả về quy mô và
chất lượng, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát
triển mạnh. Đến nay, toàn huyện đã có hơn 1.800 doanh nghiệp, 81 hợp tác xã,
hơn 10 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh cá thể hoạt động hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp của huyện Mê Linh cũng là điểm sáng của thành phố Hà
Nội. Sau 16 năm, huyện Mê Linh đã hình thành được các vùng sản xuất chuyên
canh tập trung quy mô lớn: Vùng chuyên canh rau hơn 1.000ha, vùng trồng hoa
1.400ha, vùng chăn nuôi tập trung quy mô hơn 200ha; đáp ứng được 20-25%
lượng tiêu thụ của người dân Thủ đô. Về nông nghiệp, huyện phát triển theo
hướng hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn, vệ
sinh thực phẩm gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hiện đại
hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh
chuyển đổi mô hình trồng trọt từ vô cơ sang hữu cơ, mở rộng các mô hình chăn
nuôi theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh môi trường…
2. DI TÍCH LỊCH SỬ HAI BÀ TRƯNG VÀ LÀNG HOA HẠ LÔI A. GIỚI THIỆU
1. DI TÍCH LỊCH SỬ HAI BÀ TRƯNG
Đền Hai Bà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội điểm đến hấp dẫn du lịch văn hoá tâm linh đối với du khách thập phương.
Đôi nét về lịch sử của Đền Hai Bà Trưng – di tích quốc gia đặc biệt.
Đền thờ hai vị Anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - đã cùng các
tướng lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán
giành lại nền độc lập dân tộc. Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi,
xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh
nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện).
Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, Hai Bà Trưng là hai chị em
sinh đôi, Bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Từ nhỏ, Hai Bà
được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn,
có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường. Năm mười chín tuổi, bà
Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên
(vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ.
Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các
tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi. Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê
Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu
lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa
giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.
Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều
hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác
chuông, nhà tả - hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân
phụ - thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân
mẫu ông Thi Sách và Ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng,
đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của
đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi,
thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương.
Đặc sắc lễ hội tưởng nhớ Hai Bà Trưng
Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương,
những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các
trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hằng năm, từ ngày 4
đến ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mùng 6,
tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này
dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của
các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ 5 năm một lần,
nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.
Sáng mùng 4 tháng Giêng âm lịch, sau khi làm lễ “Tế trình”, đoàn rước hai cỗ
kiệu của Hai Bà Trưng đi từ Đền về Đình làng (đình Hạ Lôi). Sau đó ở làng Hạ
Lôi sẽ tổ chức lễ tế ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng là Đô,
Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng. Nét độc
đáo nhất trong lễ rước kiệu Hai Bà ở Hạ Lôi chính là nghi thức giao kiệu: Khi
bắt đầu lễ rước kiệu, kiệu Trưng Trắc sẽ đi trước đến đường kéo quân để về
đình làng thì sẽ né sang một bên để kiệu Trưng Nhị đi trước. Đến cổng đình sẽ
đảo lại để kiệu chị đi trước, kiệu em đi sau. Hai bên sẽ có người dân chào đón
hai Nữ Vương tượng trưng vua từ kinh đô Mê Linh về thăm làng.
Cuộc tế lễ trang trọng diễn ra tại đình làng Hạ Lôi vào sáng ngày mùng 6 tháng
Giêng. Vào ngày chính hội, dân làng đưa tiễn Hai Bà về kinh đô lên đền. Thứ tự
rước kiệu sẽ ngược lại so ngày rước hai bà về đình làng. Sau đó, từ mùng 7 đến
mùng 10 tháng Giêng là lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầu phúc, yến hạ - khao quân,
tạ lễ. Không chỉ nhân dân Mê Linh mà còn rất nhiều khách thập phương về dự
lễ hội và hái lộc cầu may. Các trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, đấu vật
hay cờ tướng cũng được tổ chức náo nhiệt trong tiếng trống rộn rã.
Ý nghĩa lịch sử văn hoá
Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh được tổ chức thường niên nhằm giáo dục
cũng như khuyến khích truyền thống yêu nước, nhằm góp phần nâng cao tinh
thần và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng đồng
thời góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh truyền thống, một nét đẹp văn
hóa của vùng đất Mê Linh đến với các tầng lớp nhân dân, đưa ra tầm quan
trọng, giá trị lịch sử của di tích Quốc gia - Đền Hai Bà Trưng. Đưa nơi này trở
thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài
nước. Lễ hội mang một màu sắc vô cùng đặc biệt trong lòng người dân huyện
Mê Linh, cũng như Hà Nội và các tỉnh thành lân cận và được lưu truyền nối tiếp
từ đời này sang đời khác. 2. LÀNG HOA HẠ LÔI
Làng Hoa Hạ Lôi thuộc xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội, cách trung tâm
thủ đô khoảng 30 km về phía Tây Bắc. Đây là một ngôi làng có lịch sử lâu đời,
nổi tiếng với nghề trồng hoa, đặc biệt là hoa ly, hoa hồng, hoa cúc và nhiều loại hoa khác.
Nghề trồng hoa bén duyên với người dân ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê
Linh ở đây đã hơn 20 năm. Đất Mê Linh thích hợp nhất để trồng các giống hoa
hồng. Vào những đêm sương giá, làng hoa Mê Linh ẩn hiện lung linh dưới ánh
sáng của hàng trăm ngọn đèn được thắp chạy khắp các cánh đồng hoa.
Ban đầu người dân trồng tự phát, sau đó thấy cây hoa có thể đem lại lợi ích kinh
tế, họ dần dần mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng diện tích.