-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tại huyện Đan Phượng – Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người muốn cải tạo được thế giới cần phải có sự hiểu biết về nó. Muốn có tri thức, con người phải tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong việc nâng cao chất lượng học tập, hiệu quả nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tại huyện Đan Phượng – Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người muốn cải tạo được thế giới cần phải có sự hiểu biết về nó. Muốn có tri thức, con người phải tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong việc nâng cao chất lượng học tập, hiệu quả nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG -----🙦🕮🙤----- BÁO CÁO
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: BÁO CÁO THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Họ và tên sinh viên: Giang Thị Thu Hiền Mã sinh viên: 2356060017
Lớp hành chính: Quay phim truyền hình K43
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 n MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người muốn cải tạo được
thế giới cần phải có sự hiểu biết về nó. Muốn có tri thức, con người phải tác
động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Vận dụng quan
điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong
việc nâng cao chất lượng học tập, hiệu quả nghiên cứu. Theo đó, việc kết hợp và
vận dụng song song giữa hai yếu tố lý luận và thực tiễn là điều cần thiết và được chú trọng.
Với tính chất đặc thù của báo chí, truyền thông là gắn với môi trường cụ
thể; người làm báo, truyền thông khi sáng tạo tác phẩm báo chí truyền thông cần
dựa trên các cơ sở thực tiễn, phương diện trên mọi mặt của đời sống xã hội như:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ...
Trải nghiệm đợt thực tế chính trị - xã hội lần này là cơ hội để sinh viên có
thể tiếp cận, lắng nghe, trao đổi kiến thức đến từ Ban Tuyên giáo, Sở thông tin
truyền thông hoặc Sở văn hóa - truyền thông - du lịch, cơ quan báo chí, cơ quan
truyền thông địa phương thông qua các buổi học. Từ đó có thể thu về những
kiến thức thực tế, có giá trị về tình tình chính trị - xã hội tại địa phương và nâng
cao các kỹ năng thực hành báo chí - truyền thông.
Vì vậy, viện Báo chí - Truyền thông đã sắp xếp giảng dạy và cho sinh
viên lớp Quayphim truyền hình K43 chúng em đi hoạt động thực tế chính trị tại
địa phương. Từ hoạt động này, bản thân sinh viên sẽ có cái nhìn toàn diện,
khách quan và có thể tự tổng hợp, hoàn thiện, bổ sung kỹ năng làm báo chí, truyền thông của mình. NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: TỔNG QUAN HỌC PHẦN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI I. Mục đích
Căn cứ vào khung chương trình đào tạo của ngành Báo chí (chuyên ngành
Quay phim truyền hình), Viện Báo chí - Truyền thông lập kế hoạch thực tế chính
trị - xã hội cho sinh viên với mục đích giúp sinh viên nghiên cứu và nắm bắt được
thực tiễn đời sống xã hội của địa phương trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng, ...; giúp sinh viên hiểu về tổ chức bộ máy hành chính của địa phương.
Từ đó, bổ sung kinh nghiệm thực tế minh chứng cho những kiến thức đã
được học để sinh viên vận dụng vào nghề nghiệp báo chí hiệu quả. Sinh viên sẽ thu
thập dữ liệu - thông tin xung quanh các nội dung báo cáo, tìm hiểu thực tiễn, thu
thập tư liệu để viết tin, bài, ... II. Kế hoạch
Vào lúc 7h (26/11/2024), di chuyển từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền tới
địa điểm thực tế huyện Đan Phượng – Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao
huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội để nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo về chương
trình, kế hoạch công tác và kế hoạch phát triển kinh tế năm 2025, tham quan cơ sở
vật chất của cơ quan và chụp lưu niệm.
Lúc 9h30, tới thắp hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và thăm
Nhà truyền thống huyện Đan Phượng.
Vào 11h cùng ngày, di chuyển tới Đền Văn Hiến (Nơi thờ Thái úy Tô Hiến
Thành) để thắp hương, nghe về lịch sử nơi này.
Tới 14h30, tới thắp hương tại Đền Và và thăm làng cổ Đường Lâm tại địa
bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, TP. HÀ NỘI I. Giới thiệu chung 1. Huyện Đan Phượng
Đan Phượng là một huyên ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội. Huyện được
đặt từ thời Trần, thuộc xứ Đoài, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên là Đan
Sơn thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu.Sau nhiều sự thay đổi, huyện Đan
Phượng thuộc thành phố Hà Nội theo Nghị quyết 15-NQ/QH ngày 29 tháng 5 năm 2008.
Đan Phượng (丹鳳) theo nghĩa gốc Hán có nghĩa là chim phượng . đỏ Đan
Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục
đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây, cách trung tâm thành phố
khoảng 20km. Phía đông giáp huyện Đông Anh (với ranh giới là sông Hồng) và
quận Bắc Từ Liêm. Phía nam giáp huyện Hoài Đức. Phía tây giáp huyện Phúc Thọ
với ranh giới là sông Đáy. Phía bắc giáp huyện Mê Linh với ranh giới là sông
Hồng. Huyện Đan Phượng có Quốc lộ 32 chạy qua khoảng 4 Km, nếu đi từ phía
Hà Nội lên Sơn Tây đến Km 16+500 là ngã Tư Trôi (thuộc huyện Hoài Đức) rẽ
phải khoảng 300m là đến huyện Đan Phượng theo tỉnh lộ 422. So với các quận,
huyện của thủ đô Hà Nội, Đan Phượng có ít đơn vị hành chính và diện tích tự
nhiên thuộc loại nhỏ, nhưng xét về mảng văn hóa giáo dục lại rất phong phú. Tất
cả các trường Tiểu học trong huyện đã đạt chuẩn Quốc gia, có những xã đông dân
cư khoảng 19.000 người như ở Tân Hội, 25.000 người như ở Tân Lập, hơn 10.000
người như ở thị trấn Phùng, Hồng Hà, Phương Đình,...)
Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua.
Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện
tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình từ 6-8m.
Huyện Đan Phượng có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị
trấn Phùng (huyện lỵ) và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên
Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ
An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu. Huyện là cái nôi
của các loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có Hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, Vật
truyền thống ở xã Hồng Hà, Thổi cơm thi truyền thống Đồng Vân, hát Chèo tàu ở
hội Gối (Tân Hội), hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ, hội thả diều ở Bá
Giang, bơi trải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở Trung Hà…
Bà chúa ca trù đất Thượng Mỗ
Huyện có 15 tiến sĩ có tên trong văn bia tại Văn miếu Quốc tử giám và nhiều
danh nhân tiêu biểu như: Thi Sách chồng bà Trưng Trắc; Quốc sư Thông Biện (?-
1131) hiệu Trí Không, đời thứ 8 dòng thiền Vô Ngôn Thông; Tô Hiến Thành đại
thần hai triều vua Lý, được phong Vương dù không phải tôn thất; Văn Dĩ Thành
thủ lĩnh khởi nghĩa chống quân Minh, xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục; Nguyễn
Danh Dự danh thần triều Lê Trung Hưng; Quang Dũng nổi tiếng với tác phẩm
"Tây Tiến", người làng Phượng Trì (nay thuộc thị trấn Phùng); Đỗ Bá Tỵ, Đại
tướng QĐNDVN, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam; Nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền; …
Tượng danh nhân Tô Hiến Thành được đặt giữa khuôn viên Đền Văn Hiến
Là một huyện gần trung tâm Hà Nội dân cư đông đúc rất thuận lợi cho việc
tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp cũng như hình thành các làng nghề, nhóm
nghề như mộc nội thất, chế biến thực phẩm, tiêu thụ nông sản, trồng hoa... Khu
vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều làng nghề. Các làng nghề truyền
thống thường tập trung ở các tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Hà Tây cũ, Thái
Bình. Còn các làng nghề và làng có nghề lại thường tập trung ở Hà Nội, Hà Tây
cũ, bắc Hưng Yên, nam Vĩnh Phúc, Nam Định. Nghề phụ thường thì tập trung ở
khu vực ven đô thị lớn, nơi mật độ dân cư cao hay các đầu mối giao thông thuận
lợi. Đan Phượng là huyện nhỏ nhưng hội tụ đầy đủ các yếu tố trên nên cũng có khá
nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề và nghề phụ.
Làng nghề gỗ Liên Hà, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng
2. Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng
Trong buổi làm việc với trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện
Đan Phượng, đoàn sinh viên và giảng viên lớp Quay phim truyền hình K43 đã
được lắng nghe chia sẻ thông tin về quá trình hình thành, phát triển, thành tích và
hướng phát triển cũng như chức năng, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, … của cơ quan.
Hình ảnh tập thể lớp Quay phim truyền hình K43 chụp ảnh giao lưu với Ban lãnh đạo
Trung tâm VHTT-TT huyện Đan Phượng
Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng (gọi tắt là
Trung tâm) được hợp nhất từ ba cơ quan: Trung tâm thể thao huyện Đan Phượng,
nhà Văn hóa huyện Đan Phượng, đài Truyền thanh huyện Đan Phượng. Trung tâm
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện; chịu sự quản lý trực tiếp và
toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin - Truyền
thông, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và đồng thời chịu sự hướng dẫn kiểm tra
về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện có chức năng, nhiệm vụ
thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội theo
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước tại địa phương.
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Văn hóa và
Truyền thanh cơ sở. Tổ chức, cung ứng dịch vụ công; đáp ứng nhu cầu hoạt động
giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo Văn hóa và giải trí lành mạnh của nhân dân trên địa
bàn huyện; đáp ứng nhu cầu hoạt động Văn hoá, Văn nghệ, Thể dục, Thể thao, Du
lịch; nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ
văn hoá của nhân dân và thực hiện các chức năng khác do UBND huyện giao. a. Yêu cầu:
Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú, đổi mới tạo không khí vui tươi lành mạnh trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ
lớn của thủ đô, đất nước.
Triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao phải đảm bảo có chất
lượng, hiệu quả, gắn với tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch của huyện về
xây dựng và phát triển văn hóa đã đề ra và được tiến hành đồng bộ với thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đẩy mạnh phong trào văn hoá, thể thao quần chúng, bảo vệ và phát triển
văn hoá, thể thao ở cơ sở, tìm kiếm các hạt nhân trong việc xây dựng phong trào
hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở. b. Mục đích:
Tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước trong đời sống, tác động mạnh mẽ, rộng rãi đến với mọi người, xứng đáng là
công cụ sắc bén trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị của Đảng và chính
quyền các cấp, ở địa phương và cơ sở.
Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, thể
thao, đưa sự nghiệp văn hóa có bước phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc
góp phần thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/HU ngày 15/7/2022 của Huyện ủy Đan
Phượng , kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 15/12/2022 của UBND huyện về phát
triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện Đan phượng giai đoạn 2022 – 2025,
định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. c. Nội dung kế hoạch
Tổ thông tin tuyên truyền, phối hợp cùng tổ Văn hóa- văn nghệ và tổ Thể
thao thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường sự kết nối cộng đồng, nâng cao
nhận thức, phát triển toàn diện con người và thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Sử
dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật và thể thao để truyền tải thông tin một cách
sinh động, dễ hiểu, giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đề xã hội và thay đổi
hành vi theo hướng tích cực. Thông qua các hoạt động đa dạng, giúp mọi người rèn
luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu, nâng cao đời sống tinh thần. Ủng hộ các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng cách tổ chức các hoạt động văn
hóa, xã hội có ý nghĩa.
Ngoài những hoạt động chính trên Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể
thao huyện còn thực hiện những nhiệm vụ đột xuất, phát sinh của Huyện ủy -
UBND huyện và các chương trình do Sở Văn hóa - Thể thao tổ chức. Hàng tháng,
hàng quý còn phối hợp với các Phòng, Ban ngành, đoàn thể trong huyện thực hiện các nhiệ vụ khác.
II. Báo cáo kết quả thu được
1. Tổ thông tin tuyên truyền
Các hoạt động tuyên truyền được đưa ra sẽ kèm theo yêu cầu về nội dung và
hình thức tuyên truyền một cách rõ ràng để trung tâm có thể theo dõi một cách sát
sao và thực hiện hiệu quả, chính xác.
Trong dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 –
10/10/2024) đưa ra nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền nêu bật truyền thống cách
mạng của quân và dân Thủ đô đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, chiến
đấu và giành thắng lợi, góp phần giải phóng Thủ đô; tuyên truyền về lịch sử và quá
trình phát triển của Thành phố; những thành tựu về kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc
phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh trong công cuộc đổi mới và
xây dựng phát triển, cổ vũ các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng
xây dựng Thủ đô Hà Nội ổn định về chính trị, giữ vững an ninh- quốc phòng, phát
triển mạnh về kinh tế. Hình thức của tuyên truyền là tuyên truyền trên đài truyền
thanh, trang thông tin điện tử của huyện; Tuyên truyền cổ động trực quan trên các
cụm pa nô, trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, băng rôn tại trục đường chính,
khu vực trung tâm huyện. Treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, cờ phướn và câu khẩu hiệu
tại các trụ sở làm việc; treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở thờ tự, hộ gia đình.
2. Tổ Văn hóa – văn nghệ
Các hoạt động được chia ra, gồm: các hoạt động trong dịp Tết, các hoạt động
Văn hóa – văn nghệ trong năm, hoạt động trong câu lạc bộ, thư viện và hoạt động
trong khuôn viên Nhà truyền thống và Đài tưởng niệm.
Hoạt động quanh các dịp lễ, Tết: Trước Tết (Tổ chức các hoạt động đón Tết
truyền thống như triển lãm ảnh, trưng bày báo xuân, các chương trình văn nghệ
chào xuân.); trong Tết (Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như đêm
diễn nghệ thuật chào mừng năm mới, bắn pháo hoa, triển lãm ảnh.); sau Tết (Tổ
chức các hoạt động văn nghệ phục vụ các sự kiện như Tết trồng cây, lễ giao nhận quân.)
Hoạt động thường niên: Tổ chức các cuộc thi ảnh, thuyết minh, đồng ca,
múa hát,... nhằm phát hiện và bồi dưỡng tài năng, tạo sân chơi cho người dân. Tổ
chức các triển lãm sách, ảnh, hiện vật để giới thiệu về lịch sử, văn hóa của huyện.
Tổ chức các liên hoan nghệ thuật quần chúng để chào mừng các ngày lễ lớn của
đất nước. Phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thành phố tổ chức chiếu phim phục vụ
các cơ quan, đơn vị, trường học. Duy trì và mở rộng các câu lạc bộ văn hóa, nghệ
thuật như khiêu vũ, múa, chèo, ca trù,...
Hoạt động tại Nhà truyền thống và Đài tưởng niệm: Mở cửa đón các đoàn
đến dâng hương, thăm quan, tiếp nhận và trưng bày các hiện vật liên quan đến lịch
sử của huyện, tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn liên quan đến lịch sử địa phương.
Mục tiêu chung của kế hoạch là: Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của huyện Đan Phượng; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người
dân; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng, tuyên truyền, giáo dục về
lịch sử, văn hóa của quê hương. Các hoạt động được triển khai một cách đa dạng
và phù hợp với từng thời điểm trong năm, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân. 3. Tổ Thể thao
Phối hợp với các xã Hồng Hà, Thọ An, Thượng Mỗ tổ chức giải Vật dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024. Phối
hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội khỏe Phù Đổng Huyện Đan Phượng lần thứ XIV năm học 2023 – 2024. Thời gian từ tháng
12/2023 đến tháng 4/2024. Tổ chức giải Cờ tướng năm 2024. Thời gian dự kiến vào tháng 02/2024. Triển khai Kế hoạch ngày chạy Olympic vì
sức khỏe toàn dân. Tổ chức Ngày Thể thao Việt Nam 27/3. Thời gian dự kiến vào tháng 3/2024. Tổ chức Giải bóng chuyền hơi, tổ chức Giải
cầu lông, phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức Hội thao CNVC -LĐ năm 2024. Thời gian dự kiến vào tháng 4/2024. Tổ chức Giải
Tennis, Bóng bàn, triển khai Giải chạy phổ thông và tổ chức thi chung kết giải việt dã huyện hưởng ứng giải chạy Báo Hà Nội mới. Thời gian
dự kiến vào tháng 8/2024. Tổ chức Khai mạc Giải Bóng đá Đan Phượng cúp lần thứ XIII năm 2024. Thời gian dự kiến vào tháng 9/2024 đến
trung tuần tháng 12/2024. Phối hợp với Hội nông dân, Hội thao Người cao tuổi huyên tổ chức Hội thao Nông dân, hội thao Người cao tuổi năm
2024. Thời gian dự kiến vào tháng 9/2024. Tổ chức Bóng bàn huyện Đan Phượng năm 2024. Thời gian dự kiến vào tháng 12/2024.
Tham gia và các giải thể thao của Thành phố Hà Nội như: Hội khỏe phụ nữ Thủ đô, giải cầu lông gia đình Thành phố, các giải thể
thao thanh thiếu niên Thành phố, Giải bơi người cao tuổi, giải chạy báo Hà Nội mới, Hội thao nông dân, Hội khỏe Cựu chiến binh Thành phố,
giải cầu lông lãnh đạo.
Tham mưu lắp đặt dụng cụ TDTT giai đoạn 4 tại các xã, thị trấn. Phối hợp kiểm tra các trường hoc, đề nghị công nhận tiên tiến về
TDTT cấp thành phố. Tham gia lớp tập huấn hướng dẫn viên người cao tuổi Thành phố. Tham gia lớp hướng dẫn viên Bơi - cứu đuối Thành
phố. Tổ chức tập huấn công tác cứu đuối nước năm 2024. Tổ chức các lớp hoạt động hè 2024 (Bóng đá, Cầu lông, Võ...). Phối hợp tổ chức lớp
phổ cập Bơi cho trẻ em hè 2024. Kiểm tra, đề nghị công nhận tiên tiến về TDTT cấp thành phố khôi cơ quan, xã, thị trấn.
4. Các mặt công tác nổi bật:
Ngày 23/6/2022, UBND huyện Đan Phượng đã tổ chức Hội nghị tổng kết
công tác đăng cai tổ chức thi đấu môn Jujitsu Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần
thứ 31 và Chương trình Tuần văn hóa “Ngày hội tháng 5” năm 2022.
Ban lãnh đạo đang phát biểu trong chuyến thực tế
Sau thời gian tu sửa và nâng cấp, Nhà thi đấu huyện Đan Phượng đã cơ bản
hoàn thành xong các điều kiện về cơ sở vật chất, phục vụ đăng cai tổ chức môn
Jujitsu tại SEA Games 31. Cụ thể, Nhà thi đấu huyện Đan Phượng được tiến hành
cải tạo, sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị với diện dích 3.000m2 gồm: Sàn thi đấu
1.000m2; hai khán đài A, B có sức chứa 900 khán giả; đủ hệ thống chiếu sáng,
điều hòa nhiệt độ, công trình vệ sinh trong và ngoài nhà thi đấu.
Môn Jujitsu Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games 31 được tổ chức
tại Nhà thi đấu đa năng huyện Đan Phượng trong hai ngày 14 và 15/5/2022. Tại
đây, 34 vận động viên của 7 quốc gia trong khu vực đã tham gia tranh tài ở 6 nội
dung biểu diễn và đối kháng, gồm 3 hạng cân Nam và 3 hạng cân Nữ.
Sau hai ngày thi đấu đầy quyết tâm, đoàn vận động viên Việt Nam xuất sắc
giành 02 HCV, 01 HCB và 02 HCĐ, đứng thứ 2 toàn đoàn sau đoàn Philippines
với 02 HCV, 02 HCB và 02 HCĐ. Đoàn Thái Lan đứng thứ 3 với 01 HCV, 01 HCB và 01 HCĐ.
Khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, phục vụ SEA Games 31.
Với thành tích đạt được, môn Jujitsu SEA Games 31 tổ chức tại Đan Phượng
đã thành công rực rỡ, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng người dân và
bạn bè quốc tế. Thành công của SEA Games 31 thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đan Phượng nói chung và Ban Tổ chức
đăng cai SEA Games huyện Đan Phượng nói riêng.
Lần đầu tiên đăng cai tổ chức một môn thi đấu trong khuôn khổ SEA
Games, huyện Đan Phượng đã có sự chuẩn bị chu đáo, tích cực cho sự kiện trọng
đại này. Trước và trong SEA Games, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra
sôi nổi trên địa bàn huyện nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, chào
mừng ngày hội thể thao lớn nhất khu vực.
PHẦN 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
Đại diện lớp Quay phim K43 chụp ảnh cùng ban lãnh đạo
Trung tâm VHTT-TT Đan Phượng
Tập thể lớp sang tham quan khu sinh hoạt CLB
Tới thắp hương tại Đài tượng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Đan Phượng
Lắng nghe về lịch sử các anh hùng
Chụp ảnh lưu niệm tại Nhà truyền thống
Tham quan Nhà truyền thống, nghe về lịch sử huyện Đan Phượng
Lớp QPTH K43 chụp hình lưu niệm tại Đền Văn Hiến
Thưởng thức món cháo se Hạ Mỗ KẾT LUẬN
Chương trình Thực tế Chính trị - Xã hội lần này đã đem đến cho em cũng
như các bạn sinh viên lớp Mạng điện tử CLC K42, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích từ thực tế. Từ đó, em sẽ đã có thêm
hiểu biết về phường Xuân Tảo trong lĩnh vực chính trị - kinh tế và xã hội và Báo
Sức khỏe và Đời sống về tình hình thực tế, thông tin hoạt động báo chí. Đây sẽ là
trải nghiệm đáng nhớ đáng quý đối với chúng em trong quãng thời gian học đại
học. Chúng em có thể cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu thực tế ở địa phương, khu
vực gắn liền với nghề nghiệp sau này; giúp sinh viên học hỏi, trao đổi nhầm trau
dồi, nâng cao kiến thức trên giảng đường và khắc phục những khó khăn vướng
mắc trong nghề nghiệp, yêu cầu mà chuyên môn đặt ra. Để thực hiện thành công
bài báo cáo một cách hoàn thiện, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân đã vận dụng
những kiến thức đã học,tìm tòi cũng như thu thập thông tin, số liệu, nắm bắt được
tình hình về công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại từ chuyến đi vừa qua và đặc
biệt em nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng ý nghĩa từ thầy cô và các bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Đinh Mạnh Cường - cố vấn học
tập lớp Quay phim truyền hình K43 vì đã hướng dẫn tận tình, chỉ báo cho chúng
em trong suốt quãng thời gian diễn ra chuyến đi, cũng như dành ra thời gian để đưa
chúng em đi đến địa phương, cơ quan thực tế mới giúp chúng em hoàn thành tốt
bài báo cáo này. Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh
đạo Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng, thành phố Hà
Nội vì đã dành thời gian để tiếp đón chúng em; tạo nên sân chơi, địa điểm để
chúng em có cơ hội đến thăm quan tình hình của địa phương.
Chúng em mong rằng những chuyến tham quan thực tế này sẽ luôn được
thực hiện và ngày càng mở rộng để chúng em có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm
hơn với thực tế xã hội. Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân
còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các giảng
viên để bài Báo cáo Chính trị xã hội của em được hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn!